Văn bản sách giáo khoa phổ thông từ xƣa đến nay đã đóng vai trò hết sức quan trọng
trong quá trình học tập của học sinh cũng nhƣ trong quá trình nghiên cứu, giảng dạy của thầy.
Vì đó là những văn bản có tính pháp qui, chi phối nội dung bài dạy của thầy và bài học của
trò. Gần hai mƣơi năm qua, việc thay sách cấp I, chỉnh lý sách cấp II và thí điểm sách phân
ban ở cấp III đã có nhiều đóng góp để hoàn thiện sách giáo khoa ở các cấp. Qua thực tiễn,
những ƣu điểm của sách giáo khoa đã đƣợc khẳng định, đồng thời theo đó các nhƣợc điểm
của văn bản giáo khoa cũng đƣợc bộc lộ. Chắc chắn, những nhƣợc điểm của sách giáo khoa
đã ảnh hƣởng đến chất lƣợng giảng dạy, học tập của giáo dục phổ thông. Vì vậy, để phấn đấu
hoàn chirnh các văn bản sách giáo khoa tối ƣu, nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng giảng
dạy, học tập ở phổ thông, chúng ta cần thiết phải xem xét, đánh giá thực trạng các văn bản
sách giáo khoa hiện hành.
Tuy vậy, việc đánh giá, nhận xét sách giáo khoa rất phức tạp. Nó bao gồm nhiều
phƣơng diện. Ở luận văn này, chúng tôi chỉ xin đi vào phƣơng diện ngữ pháp văn bản.
Phƣơng diện này đã có những cơ sở khoa học, làm căn cứ cho việc khảo sát sự phân đoạn văn
bản các loại
119 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1227 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Sự phân đoạn văn bản trong sách giáo khoa phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
BÙI THỊ NGỌC DUNG
SỰ PHÂN ĐOẠN VĂN BẢN
TRONG SÁCH GIÁO KHOA PHỔ THÔNG
LUẬN ÁN THẠC SĨ KHOA HỌC
CHUYÊN NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC
MÃ SỐ : 504 - 08
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. TRẦN NGỌC THÊM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1997
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
BÙI THỊ NGỌC DUNG
SỰ PHÂN ĐOẠN VĂN BẢN
TRONG SÁCH GIÁO KHOA PHỔ THÔNG
LUẬN ÁN THẠC SĨ KHOA HỌC
CHUYÊN NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC
MÃ SỐ : 504 - 08
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. TRẦN NGỌC THÊM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1997
LỜI CẢM ƠN
Chúng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với PGS.TS. Trần Ngọc Thêm-
người thầy đã giành nhiều thời gian và công sức, trục tiếp Hướng dẫn chúng tôi hoàn thành
đề tài.
Chúng tôi cũng xin được cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của PGS. Cao Xuân Hạo,
cùng quý thầy cô khoa Ngữ văn, phòng nghiên cứu khoa học Trường Đại học Sư phạm Thành
phố Hồ Chí Minh và các bạn đồng nghiệp đã giúp chúng tôi hoàn luận án này.
Thành phố Hồ Chí Minh
02/12/1997
Sự phân đoạn văn bản trong sách giáo khoa phổ thông
Trang 3
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 4
I. Lý do chọn đề tài: ............................................................................................................... 5
II. Mục tiêu nghiên cứu: ......................................................................................................... 6
III. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: ........................................................................................ 7
IV. Phƣơng pháp nghiên cứu: ................................................................................................ 7
V. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: ......................................................................... 7
VI. Cấu trúc luận văn: ............................................................................................................ 8
CHƢƠNG MỘT: NGỮ PHÁP VĂN BẢN VÀ SỰ PHÂN ĐOẠN VĂN BẢN ...................... 9
I. Lịch sử vấn đề: ................................................................................................................. 10
II. Cơ sở lý luận ................................................................................................................... 15
CHƢƠNG HAI: PHÂN ĐOẠN VĂN BẢN Ở CẤP ĐỘ LỚN ............................................... 21
I. Văn bản có sự tƣơng ứng giữa tiêu đề bộ phận và tiêu đề chung: .................................... 22
II. Các tiêu đề bộ phận không tƣơng ứng với tiêu đề văn bản: ............................................ 24
III. Giữa các tiêu đề bộ phận không tƣơng ứng nhau: ......................................................... 29
IV. Tiểu kết: ......................................................................................................................... 34
CHƢƠNG BA: PHÂN ĐOẠN VĂN BẢN Ở CẤP ĐỘ NHỎ ................................................ 36
I. Những văn bản phân đoạn hợp lý: .................................................................................... 37
II. Loại lỗi 1 – Nhập đoạn tùy tiện: ...................................................................................... 39
III. Loại lỗi 2 – tách đoạn tùy tiện: ...................................................................................... 53
IV. Loại lỗi 3 – thứ tự các đoạn lộn xộn: ............................................................................. 60
V. Phần hỗ trợ của các văn bản giáo khoa: .......................................................................... 67
CHƢƠNG BỐN: TỔNG QUAN VÀ ĐÁNH GIÁ.................................................................. 78
I. Tổng quan: ........................................................................................................................ 79
II. Đánh giá .......................................................................................................................... 82
KẾT LUẬN ............................................................................................................................ 114
Sự phân đoạn văn bản trong sách giáo khoa phổ thông
Trang 4
MỞ ĐẦU
Sự phân đoạn văn bản trong sách giáo khoa phổ thông
Trang 5
I. Lý do chọn đề tài:
Văn bản sách giáo khoa phổ thông từ xƣa đến nay đã đóng vai trò hết sức quan trọng
trong quá trình học tập của học sinh cũng nhƣ trong quá trình nghiên cứu, giảng dạy của thầy.
Vì đó là những văn bản có tính pháp qui, chi phối nội dung bài dạy của thầy và bài học của
trò. Gần hai mƣơi năm qua, việc thay sách cấp I, chỉnh lý sách cấp II và thí điểm sách phân
ban ở cấp III đã có nhiều đóng góp để hoàn thiện sách giáo khoa ở các cấp. Qua thực tiễn,
những ƣu điểm của sách giáo khoa đã đƣợc khẳng định, đồng thời theo đó các nhƣợc điểm
của văn bản giáo khoa cũng đƣợc bộc lộ. Chắc chắn, những nhƣợc điểm của sách giáo khoa
đã ảnh hƣởng đến chất lƣợng giảng dạy, học tập của giáo dục phổ thông. Vì vậy, để phấn đấu
hoàn chirnh các văn bản sách giáo khoa tối ƣu, nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng giảng
dạy, học tập ở phổ thông, chúng ta cần thiết phải xem xét, đánh giá thực trạng các văn bản
sách giáo khoa hiện hành.
Tuy vậy, việc đánh giá, nhận xét sách giáo khoa rất phức tạp. Nó bao gồm nhiều
phƣơng diện. Ở luận văn này, chúng tôi chỉ xin đi vào phƣơng diện ngữ pháp văn bản.
Phƣơng diện này đã có những cơ sở khoa học, làm căn cứ cho việc khảo sát sự phân đoạn văn
bản các loại.
Khi xem xét sự phân đoạn văn bản của một cuốn sách giáo khoa, cần chỉ ra ngƣời
biên soạn đã dựa trên những nguyên tắc phân đoạn nào. Những nguyên tắc ấy đã phù hợp với
loại văn bản đó chƣa, đã góp phần tích cực đem lại tính hiệu quả cho văn bản hay chƣa ?
Đối lập với những văn bản phân đoạn hợp lý sẽ là những văn bản phân đoạn chƣa hợp
lý. Có thể coi đó là những văn bản mắc lỗi. Tức là so với cái chuẩn, văn bản đó chƣa đạt.
Chẳng hạn, tiêu đề của các mục, tiểu mục không tƣơng ứng với tiêu đề văn bản, sự phân đoạn
trong từng mục, tiểu mục không theo nguyên tắc nào...
Ngữ pháp văn bản đang trong quá trình phát hiện và miêu tả, cho nên các loại lỗi văn
bản ít hiển nhiên hơn. Để thấy đƣợc chúng, cần phải phân tích và biện luận. Trong khi đó,
ngữ pháp từ, câu đã đƣợc miêu tả kỹ càng, cho nên lỗi dùng từ, lỗi đặt câu khá hiển nhiên.
Song hậu quả của các loại lỗi trên xem ra lại rất khác nhau. Vì tác hại của lỗi tỉ lệ
Sự phân đoạn văn bản trong sách giáo khoa phổ thông
Trang 6
thuận với kích thƣớc của nó. Các lỗi dùng từ đặt câu chỉ gây tác hại trong nội bộ câu, còn lỗi
văn bản sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến việc tiếp thu toàn văn bản. Vì vậy, trong việc nghiên cứu
ngôn ngữ sách giáo khoa, cần hết sức chú trọng các loại lỗi ở cấp độ văn bản.
Trên thực tế, các văn bản sách giáo khoa nói chung đều có thể có những văn bản đƣợc
phân đoạn hợp lý và những văn bản mắc lỗi phân đoạn. Chúng tôi chọn các văn bản khoa học
sách giáo khoa phổ thông để nghiên cứu. Bởi lẽ các văn bản ấy cũng nằm trong sự đánh giá
nói chung ở trên, riêng những văn bản mắc lỗi phân đoạn, có thể ảnh hƣởng của chúng đối
với việc tiếp thu còn rõ rệt hơn nhiều so với các văn bản văn học.
Thực hiện đề tài này, chúng tôi muốn góp một ý kiến nhỏ để nhìn nhận thực trạng các
văn bản khoa học sách giáo khoa hiện hành về phƣơng diện ngữ pháp văn bản, chỉ ra những
nguyên tắc phân đoạn chủ yếu của các văn bản. Trên cơ sở đó đề xuất cách chữa ở mức độ
đơn giản đối với các văn bản mắc lỗi. Ở chừng mực nhất định, chúng tôi xin đƣợc biên soạn
lại một số văn bản theo hƣớng khắc phục các loại lỗi văn bản và đảm bảo tính chính xác,
khoa học của một văn bản khoa học. Tất cả đều nhằm đem lại hiệu quả tiếp thu cho văn bản
khoa học sách giáo khoa phổ thông.
II. Mục tiêu nghiên cứu:
Chất lƣợng giáo dục ở bậc học phổ thông đang đƣợc nhiều ngành, nhiều cấp và nhiều
ngƣời quan tâm. Nhiều nhà giáo dục đã đƣa ra các nguyên nhân làm cho chất lƣợng giảng
dạy, giáo dục giảm sút. Thực hiện đề tài này, chúng tôi muốn tìm hiểu một nguyên nhân
chính - sách giáo khoa. Nếu sách giáo khoa chƣa khoa học, chặt chẽ thì chƣa thể dạy tốt và
học tốt đƣợc.
Từ những kết quả nghiên cứu của đề tài, chúng tôi mạnh dạn đề xuất hƣớng đi : phải
kiểm tra lại, biên soạn lại sách giáo khoa theo hƣớng chú trọng đến vai trò của ngữ pháp văn
bản.
Sự phân đoạn văn bản trong sách giáo khoa phổ thông
Trang 7
III. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Chúng tôi nghiên cứu toàn bộ các văn bản trong sách giáo khoa Kỹ thuật 7 trồng trọt
lâm nghiệp của các tác giả Trần Quí Hiểu, Đỗ Nguyên Ban (Nxb. Giáo dục, 1993).
Các văn bản giáo khoa này đƣợc nghiên cứu ở cả hai cấp độ : Sự phân đoạn văn bản
thành các mục, tiểu mục và phân đoạn mục, tiểu mục thành các đoạn.
IV. Phƣơng pháp nghiên cứu:
- Phương pháp phân tích : Mỗi văn bản đều đƣợc phân tích ở hai cấp độ :
Cấp độ lớn : tƣơng quan giữa tiêu đề của mục. tiểu mục với nội dung văn bản.
Cấp độ nhỏ : Cách phân đoạn trong từng mục, tiểu mục.
Trong quá trình phân tích xác định các nguyên tắc phân đoạn văn bản, chúng tôi sẽ
nêu ra những trƣờng hợp phân đoạn hợp lý. Trƣờng hợp không hợp lý tức là có lỗi, sẽ đƣợc
nêu cách sửa chữa khắc phục.
- Phương pháp phân loại : Phân loại các văn bản theo các nguyên tắc phân đoạn,
phân loại lỗi phân đoạn ở từng cấp độ. Cấp độ nào có thể chia nhỏ thì chia tiếp để các loại lỗi
cụ thể và dễ chữa hơn.
- Phương pháp kiểm tra đối chứng : Những văn bản mắc lỗi tiêu biểu đƣợc biên soạn
lại. Cả hai văn bản đó đều đƣợc cho dạy thử ở hai lớp cùng cấp, cùng trình độ. Sau đó, đối
chiếu kết quả kiểm tra của hai lớp để khẳng định hƣớng biên soạn văn bản.
V. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
Ngữ pháp văn bản đã và đang đƣợc đƣa vào giảng dạy ở các cấp học. Một khi học
sinh đã có những hiểu biết nhất định về bộ môn khoa học này thì việc biên soạn các văn bản
sách giáo khoa không thể nằm ngoài quỹ đạo của ngữ pháp văn bản. Hơn nữa, chính những
cơ sở lý luận của ngữ pháp văn bản sẽ giúp các nhà biên soạn phƣơng pháp xây dựng văn
bản, tóm tắt văn bản, chính lý, hiệu đính...
Sự phân đoạn văn bản trong sách giáo khoa phổ thông
Trang 8
Với đề tài này, ngữ pháp văn bản sẽ mỏ rộng phạm vi nghiên cứu của mình tới các
văn bản khoa học sách giáo khoa phổ thông. Thực tế nghiên cứu ấy sẽ góp phần khẳng định
sự cần thiết của ngữ pháp văn bản đối với việc biên soạn văn bản giáo khoa (những văn bản
khoa học). Đó là một lĩnh vực ít ngƣời quan tâm.
VI. Cấu trúc luận văn:
Ở luận văn này ngoài mở đầu và kết luận có 4 chƣơng :
Chương I bàn về lịch sử vấn đề ngữ pháp văn bản và nêu các cơ sở lý luận của đề tài.
Chương II trình bày sự phân đoạn văn bản ở cấp độ lớn, gồm các tiểu mục :
1. Sự phân đoạn văn bản của các văn bản khoa học giáo khoa (những văn bản
không mắc lỗi).
2. Các loại lỗi phân đoạn.
Chương III trình bày sự phân đoạn văn bản ở cấp độ nhỏ gồm các tiểu mục :
1. Sự phân đoạn văn bản của các văn bản không mắc lỗi.
2. Các loại lỗi phân đoạn.
Chưương IV trình bày kết quả kiểm tra đối chứng.
Sự phân đoạn văn bản trong sách giáo khoa phổ thông
Trang 9
CHƢƠNG MỘT: NGỮ PHÁP VĂN BẢN VÀ SỰ PHÂN ĐOẠN VĂN BẢN
Sự phân đoạn văn bản trong sách giáo khoa phổ thông
Trang 10
I. Lịch sử vấn đề:
Việc nghiên cứu ngôn ngữ sách giáo khoa bao giờ cũng phải nhằm vào mục đích cuối
cùng là hoàn chỉnh các văn bản ấy. Song do những hoàn cảnh ngẫu nhiên có tính chất lịch sử,
trong suốt một thời gian dài, ngành ngôn ngữ học chỉ đặt ra cho mình nhiệm vụ nghiên cứu
các đơn vị từ câu trở xuống. Với phạm vi nghiên cứu nhƣ thế, ngôn ngữ học ngày càng bộc lộ
những hạn chế và bất lực của mình trƣớc những nhu cầu của lý luận và thực tiễn :
"Không đủ khả năng giải thích nhiều hiện tƣợng biểu hiện trong phạm vi câu nhƣng
lại liên quan tới những cơ chế ngoài câu nhƣ : hiện tƣợng điệp, đối...
Không đủ đáp ứng những nhu cầu thực tiễn của việc xây dựng văn bản, trong đó có
môn làm văn trong nhà trƣờng. Không đủ giúp cho học sinh viết đƣợc những bài văn mạch
lạc, đúng và hay... liên quan đến vấn đề này là những nhu cầu của công tác biên tập, xuất
bản...
Không đủ đáp ứng nhu cầu thực tiễn của việc phân tích tác phẩm văn học. Cái quan
trọng đối với một tác phẩm văn học là câu trúc văn bản hoàn chỉnh của nó thì lại là cái "ngoài
rìa" đối với ngôn ngữ học.
Không đủ đáp ứng những nhu cầu cấp bách của việc tự động hóa các qui trình xử lý
thông tin ngôn ngữ"1
Để khắc phục những nhƣợc điểm đó, ngôn ngữ học đã phải vƣợt qua giới hạn câu. Kết
quả là đã hình thành một bộ môn mới nghiên cứu các đơn vị trên câu gọi là ngữ pháp văn
bản.
Tuy ngữ pháp văn bản đã hình thành nhƣng trong những năm 50 và 60 còn ít ngƣời
biết và để ý đến sự tồn tại của ngành này. Có thể coi đó là giai đoạn hình thành và tự khẳng
định của ngữ pháp văn bản.
Bƣớc sang những năm 70, ngữ pháp văn bản đã nhanh chóng đạt tới thời kỳ phát triển
rầm rộ. Lĩnh vực này ngày càng thu hút sự chú ý của các nhà ngôn ngữ học làm việc ở những
bộ phận khác nhau (ngữ pháp, ngữ nghĩa, phong cách học, ngữ âm học) thuộc những xu
hƣớng hết
1
Trần Ngọc Thêm - Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt - Nxb KHXH H, 1985 Trang 11, 12.
Sự phân đoạn văn bản trong sách giáo khoa phổ thông
Trang 11
sức khác nhau (từ các nhà ngôn ngữ học truyền thống cho tới các nhà ngôn ngữ học cấu trúc,
ngôn ngữ tạo sinh...) Quan tâm đến ngôn ngữ học văn bản còn có cả các nhà nghiên cứu
thuộc các ngành khoa học khác, trƣớc hết là văn học. Các lĩnh vực khác nhau và các xu
hƣớng khác nhau đều tìm thấy ở đây một miếng đất mới để áp dụng những phƣơng pháp của
mình, đồng thời cũng hy vọng tìm thấy ở đây những phƣơng pháp, những cách nhìn mới để
giải quyết những bế tắc của mình.
Ngôn ngữ học văn bản là tên gọi chung của ba bộ phận chủ yếu cấu thành ra nó, đó là
: lý thuyết văn bản đại cƣơng, phong cách học văn bản và ngữ pháp văn bản. Tuy là ba bộ
phận khác nhau, song chúng đều có chung một đối tƣợng nghiên cứu là các văn bản hoàn
chỉnh.
Đối tƣợng chủ yếu nhất của ngữ pháp văn bản là văn bản, dƣới văn bản là đoạn văn,
và dƣới đoạn văn là phát ngôn. Cũng có những tác giả cho rằng đối tƣợng của ngữ pháp văn
bản còn là chỉnh thể cú pháp trên câu (CTC) - một đơn vị cú pháp ở cấp độ lớn hơn câu.
Văn bản tồn tại ở những dạng nào ? Theo Trần Ngọc Thêm, văn bản có thể tồn tại ở cả
dạng viết và dạng nói. Quan niệm này khái quát đƣợc tất cả các loại cấu trúc ngôn từ con
ngƣời dùng để thông tin (một thông tin hoàn chỉnh, trọn vẹn). Cũng có ý kiến chỉ thừa nhận
sản phẩm ngôn ngữ hoàn chỉnh ở dạng viết mới là văn bản.
Khái niệm văn bản là cơ sở giúp các nhà ngôn ngữ học văn bản phân tích, đánh giá
các văn bản theo đúng nghĩa của nó.
Có thể thấy mấy chục năm gần đây, ngôn ngữ học văn bản đã có những ứng dụng
thiết thực và hữu hiệu trong nhà trƣờng (làm văn và giảng văn), trong việc đề ra các phƣơng
pháp xây dựng văn bản, phân tích văn bản, tóm tắt văn bản, giúp công tác biên tập - xuất bản,
chỉnh lý, hiệu đính... Cho nên bộ môn khoa học này đã đƣợc phát triển hết sức nhanh chóng.
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu ngôn ngữ học văn bản đến nay đã đƣợc gần 20 năm.
Ngôn ngữ học văn bản đã đƣợc đƣa vào nghiên cứu và giảng dạy ở Trƣờng Đại học Tổng
hợp Hà Nội (nay thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội) từ năm 1978. Thời gian này và những năm
tiếp theo các cơ sở liên quan tới giáo dục phổ thông có nhu cầu ứng dụng cao nhƣ Đại học Sƣ
phạm Hà Nội, Viện Khoa học Giáo dục, Đại học Sƣ phạm Quy
Sự phân đoạn văn bản trong sách giáo khoa phổ thông
Trang 12
Nhơn, Đại học Sƣ phạm Vinh, Đại học Sƣ phạm Thành phố Hồ Chí Minh... cũng rất chú ý
đến lĩnh vực này.
Trong nhà trƣờng, ở môn làm văn, học sinh chỉ mới đạt đƣợc kết quả đáng kể trong
việc sử dụng từ, tạo câu, còn khi viết bài văn hoàn chỉnh, phần đông các em còn non yếu. Bởi
vì đoạn văn, bài văn không thể là sản phẩm của việc lắp ghép chắp nối các câu một cách tùy
tiện, không thể chỉ là sự tập hợp giản đơn của những câu đúng ngữ pháp. Muốn viết đúng một
đoạn văn, một bài văn cần phải tuân theo những qui tắc tổ chức chặt chẽ gọi là qui tắc cấu tạo
văn bản. Từ năm 1989, một số tri thức ngữ pháp văn bản đã đƣợc ứng dụng vào việc luyện
viết đoạn văn, bài văn (môn làm văn) trong nhà trƣờng, chủ yếu là ở những vấn đề sau :
"Qui tắc liên kết các câu, sử dụng; các phƣơng tiện hình thức để xác lập các đơn vị
lớn hơn câu là đoạn văn, bài văn.
- Vai trò và chức năng của đoạn văn trong văn bản, cấu trúc và các kiểu dạng đoạn
văn. Cách tách đoạn và liên kết đoạn.
- Vai trò của từ và câu trong văn bản...
- Kết hợp với lý thuyết hoạt động lời nói, tìm hiểu qui trình và các thao tác sản sinh
văn bản"1
Nhờ có ngữ pháp văn bản, học sinh mới có thể biết triển khai ý một cách mạch lạc,
lập dàn ý, kết cấu hợp lý cho một bài viết, phân đoạn văn bản một cách khoa học, viết văn có
mạch đoạn rõ ràng, khúc triết, tạo ra một chuỗi câu liên tiếp.
Dần dần, ngữ pháp văn bản không còn là môn học xa lạ đối với học sinh, sinh viên.
Đối với giáo viên ngữ văn cấp II, III, hàng năm đều đƣợc bồi dƣỡng, nâng cao về những tri
thức cơ bản của ngữ pháp văn bản.
Từ những yêu cầu đặt ra cho con ngƣời trong đời sống xã hội nhƣ : cần hiểu sâu văn
bản (đọc hiểu và nghe hiểu) không phải là sự tiếp nhận thụ động mà phải đạt tới trình độ tự
giác, chủ động, sáng tạo; đồng thời cần phải xây dựng sản sinh văn bản (viết và nói) cũng ở
trình độ tự giác
1
Đình Cao - Lê A - Làm văn - Nxb Giáo dục, 1989 - Trang 20.
Sự phân đoạn văn bản trong sách giáo khoa phổ thông
Trang 13
chủ động sáng tạo, chúng ta có thể khẳng định rằng : "Ở trƣờng học phổ thông cơ sở và phổ
thông trung học cần coi trọng sự giảng dạy văn bản. Đào tạo cho học sinh năng lực phân tích
tiếp nhận, thẩm định văn bản và năng lực xây dựng, sản sinh văn bản là một mục tiêu chính
của các môn học tiếng Việt, văn học và làm văn"1
Cùng với việc đƣa ngữ pháp văn bản vào nhà trƣờng, nhiều công trình nghiên cứu về
ngữ pháp văn bản ra đời, nhằm góp phần hoàn thiện lý thuyết ngữ pháp văn bản. Ở Việt Nam,
phải kể đến các công trình nghiên cứu của Trần Ngọc Thêm, tác giả đã làm sáng tỏ nhiều vấn
đề đang còn mới mẻ thuộc lĩnh vực ngữ pháp văn bản. Việc chỉ ra hệ thống liên kết trong văn
bản tiếng Việt là cơ sở lý luận quan trọng để đánh giá tính mạch lạc hoàn chỉnh của các loại
văn bản (Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt - Nxb KHXH Hà Nội, 1985). Tác giả cũng đã
đƣa ra những cơ sở ban đầu cho việc xác lập qui trình xây dựng văn bản (Tiến tới xây dựng lý
thuyết làm văn - NCGD - 1984 - 12). Nhiều bài báo của tác giả từ 1980 đến 1990 đã cho thấy
vai trò quan trọng của ngữ pháp văn bản, tính ứng dụng thiết thực của nổ trên nhiều lĩnh vực.
1983, trong bài "Đoạn văn trong các văn bản sách giáo khoa phổ thông " (văn bản văn
học), tác giả đã chỉ rõ phải nghiên cứu văn bản giáo khoa ở cấp độ đoạn văn văn bản. Vì nếu
đoạn văn và văn bản mắc lỗi thì đó là lỗi ở cấp độ lớn nhất, ảnh hƣởng trực tiếp đến việc tiếp
thu toàn văn bản. Tác giả cũng đã nêu ra các nguyên tắc phân đoạn đoạn văn, các loại lỗi
phân đoạn thƣờng gặp trong các vãn bản sách giáo khoa văn học.
Cùng với sự phân đoạn, khái niệm đoạn văn cũng đƣợc tác giả nêu ra một cách hoàn
chỉnh, rõ ràng, trong bài "bàn về đoạn văn nhƣ một đơn vị ngôn ngữ" - Ngôn ngữ số 3 - 1984
: "Đoạn văn là một bộ phận của văn bản, gồm một chuỗi phát ngôn đƣợc xây dựng theo một
cấu trúc và mang một nội dung nhất định (đầy đủ hoặc không đầy đủ), đƣợc tách ra một cách
hoàn chỉnh về hình thức : ở dạng nói, nó có những kiểu ngữ điệu nhất định và kết thúc bằng
quãng ngắt hơi dài. Ở dạng viết nó bắt đầu bằng dấu mở đoạn (gồm thụt đầu dòng + viết hoa)
và kết thúc bằng
1
Hoàng Tuệ - về vấn đề văn bản và giảng d