Luận văn Sự thâm nhập của tiếng anh vào tiếng việt trên một số phương tiện truyền thông đại chúng ở Việt Nam

Ngôn ngữ luôn gắn bó với xã hội loài người. Với tư cách là công cụ giao tiếp, mỗi ngôn ngữ có quan hệ trực tiếp với cái xã hội mà trong đó nó được xem là công cụ giao tiếp của xã hội đó. Vì thế, những biến động của xã hội luôn có tác động đến ngôn ngữ. Ở xã hội Việt Nam, giai đoạn đổi mới với những chương trình hiện đại hóa, công nghiệp hóa được đánh dấu bởi những biến đổi diễn ra trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Những biến đổi đó đã tác động trực tiếp đến tiếng Việt và được thể hiện khá rõ trong ngôn ngữ này. Một trong những biến đổi đáng kể của tiếng Việt là sự gia tăng rất nhanh những từ ngữ vay mượn tiếng Anh. Cũng giống như hàng loạt từ Hán Việt du nhập vào tiếng Việt trong thời kỳ độc lập tự chủ, xây dựng đất nước trước đây, trong thời kỳ hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước hiện nay, phạm vi vay mượn các từ ngữ tiếng Anh rất rộng, bao gồm những từ ngữ dùng trong sinh hoạt hàng ngày cho đến các lĩnh vực giải trí, khoa học kỹ thuật và kinh tế Những từ ngữ này lại được biểu đạt trên những phương tiện truyền thông đại chúng như báo in, phát thanh, truyền hình, Internet .

pdf169 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 2819 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Sự thâm nhập của tiếng anh vào tiếng việt trên một số phương tiện truyền thông đại chúng ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Tôn Nữ Nguyệt An SỰ THÂM NHẬP CỦA TIẾNG ANH VÀO TIẾNG VIỆT TRÊN MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2007 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Tôn Nữ Nguyệt An SỰ THÂM NHẬP CỦA TIẾNG ANH VÀO TIẾNG VIỆT TRÊN MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60 22 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN HOÀNG Thành phố Hồ Chí Minh – 2007 LỜI CẢM ƠN W›X Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Trần Hoàng vì những gì tôi đã được kế thừa và vì thầy đã dành nhiều thời gian và công sức dìu dắt tôi từ những ngày đầu khó khăn cũng như đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn Thạc sĩ. Tôi xin cảm ơn toàn thể các thầy cô Bộ môn Ngôn ngữ Trường Đại học Sư phạm Tp.HCM và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh, những người thầy đã tận tình truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu để tôi có thể thực hiện luận văn này. Tôi cũng xin được cảm ơn Phòng Khoa học Công nghệ – Sau đại học Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh vì đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và hoàn thành luận văn. Cuối cùng, tôi xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả người thân trong gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi về nhiều mặt trong suốt thời gian qua. Xin trân trọng cảm ơn! QUY ƯỚC TRÌNH BÀY Y›Z Chúng tôi trình bày luận văn theo những quy ước sau: - Phần chính của luận văn trình bày thành các chương, các mục lớn của các chương được trình bày theo thứ tự các số Ả-Rập (1, 2, 3) - Các ví dụ được trình bày bằng loại chữ in nghiêng, in đậm. Ví dụ: “Không phải chỉ vài năm gần đây thì đồ handmade mới hút hồn giới trẻ” - Các lời trích dẫn từ tài liệu tham khảo và các ví dụ từ các phương tiện truyền thông đại chúng được quy ước như sau: ƒ Trong dấu ngoặc vuông [ ] đặt sau các trích dẫn gồm các chi tiết: số thứ tự trong danh mục tài liệu tham khảo, số trang trích dẫn. Ví dụ: [30, tr.88]. ƒ Trong dấu ngoặc vuông [ ] đặt sau các ví dụ gồm những chi tiết : tên phương tiện truyền thông đại chúng, số thứ tự trong nguồn ngữ liệu. Ví dụ: [Báo Hoa Học Trò, NNL 17]. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngôn ngữ luôn gắn bó với xã hội loài người. Với tư cách là công cụ giao tiếp, mỗi ngôn ngữ có quan hệ trực tiếp với cái xã hội mà trong đó nó được xem là công cụ giao tiếp của xã hội đó. Vì thế, những biến động của xã hội luôn có tác động đến ngôn ngữ. Ở xã hội Việt Nam, giai đoạn đổi mới với những chương trình hiện đại hóa, công nghiệp hóa được đánh dấu bởi những biến đổi diễn ra trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Những biến đổi đó đã tác động trực tiếp đến tiếng Việt và được thể hiện khá rõ trong ngôn ngữ này. Một trong những biến đổi đáng kể của tiếng Việt là sự gia tăng rất nhanh những từ ngữ vay mượn tiếng Anh. Cũng giống như hàng loạt từ Hán Việt du nhập vào tiếng Việt trong thời kỳ độc lập tự chủ, xây dựng đất nước trước đây, trong thời kỳ hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước hiện nay, phạm vi vay mượn các từ ngữ tiếng Anh rất rộng, bao gồm những từ ngữ dùng trong sinh hoạt hàng ngày cho đến các lĩnh vực giải trí, khoa học kỹ thuật và kinh tế Những từ ngữ này lại được biểu đạt trên những phương tiện truyền thông đại chúng như báo in, phát thanh, truyền hình, Internet. Vì thế vai trò quan trọng của chúng ngày càng được nhấn mạnh, trở thành đề tài trung tâm của nhiều công trình nghiên cứu trong giới Việt ngữ học trong những năm gần đây. Tuy nhiên, tồn tại một thực tế là, nhiều công trình nghiên cứu có liên quan đến từ vay mượn tiếng Anh, đã đứng trên quan điểm và phương pháp của ngôn ngữ học so sánh, xem việc so sánh, đối chiếu tiếng Anh với tiếng Việt theo những tiêu chí nào đó là nhiệm vụ trung tâm cần phải giải quyết, mà quên rằng vấn đề từ ngữ vay mượn tiếng Anh trong tiếng Việt là vấn đề của ngôn ngữ học xã hội, so sánh, đối chiếu nếu có, cũng chỉ là một trong số những phương pháp góp phần làm sáng tỏ những đặc điểm của từng loại ngôn ngữ trong quá trình tiếp xúc với nhau mà thôi, còn nhiệm vụ chính cần phải giải quyết vẫn là nghiên cứu đặc điểm về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp cũng như khả năng hành chức của từ ngữ vay mượn tiếng Anh trong hệ thống ngôn ngữ tiếng Việt. Bởi lẽ, một khi đã thâm nhập vào tiếng Việt, những từ ngữ này đã có những biến đổi nhất định cho phù hợp với quy luật của tiếng Việt, chứ không giống như những từ ngữ tiếng Anh bản địa mà các nhà ngôn ngữ học so sánh thường lấy làm đối tượng để đối chiếu với tiếng Việt. Có thể nói rằng, việc nghiên cứu về các từ ngữ vay mượn tiếng Anh trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội nói chung, trên các phương tiện truyền thông đại chúng nói riêng là một vấn đề thuộc lĩnh vực ngôn ngữ học xã hội, và do đó, vẫn còn khá là mới mẻ đối với giới Việt ngữ học trong những năm gần đây. Trước đây, cũng đã có bài viết đề cập đến vấn đề này. Tuy 2 nhiên, những vấn đề của ngôn ngữ học xã hội là những vấn đề động, luôn luôn biến đổi theo sự tác động của xã hội. Những công trình nghiên cứu về nó cũng phải có sự bổ sung, phát triển không ngừng để đáp ứng yêu cầu của thời đại. Đây là lí do thôi thúc chúng tôi thực hiện đề tài này trên cơ sở kế thừa thành tựu của những công trình đi trước. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề, mục đích nghiên cứu Tiếng Anh đang ngày càng trở nên thông dụng trên toàn thế giới và số người nói tiếng Anh với tư cách không phải tiếng mẹ đẻ cũng đang gia tăng rất nhanh nhất là trong thời đại hội nhập quốc tế và bùng nổ của Internet ngày nay. Tiếng Anh cũng được coi là thứ ngôn ngữ chung của nhiều lĩnh vực, từ chính trị, khoa học kỹ thuật đến văn hóa, nghệ thuật và kinh doanh. Ở bình diện ngôn ngữ học, tiếng Anh cũng đã và đang là mối quan tâm hàng đầu của các nhà ngôn ngữ học xã hội khi nghiên cứu về những ảnh hưởng của nó đối với các ngôn ngữ khác trên phạm vi toàn cầu. Trên thế giới, trước tiên phải kể đến hai công trình tiêu biểu của tác giả David Crystal là “Cambridge Encyclopedia of the English language”(Bách khoa toàn thư Cambridge của tiếng Anh, 1995) và “English as a global language” (Tiếng Anh với tư cách là ngôn ngữ toàn cầu, 1997). Trong hai công trình này, tác giả David Crystal đã lần đầu tiên đưa ra những số liệu thống kê đáng tin cậy về số người trên thế giới sử dụng tiếng Anh với tư cách là một ngoại ngữ hay ngôn ngữ thứ hai. Ngoài ra, còn có một số tác giả khác, trong các nghiên cứu của mình về tiếng Anh, cũng tỏ ra rất quan tâm đến vai trò của ngôn ngữ này trong tương lai, chẳng hạn như Graddo D. với “The future of English"?” (1997), Soukhanov. A với “The King’s English Its Ain’t” (2003). Ở Việt Nam, những tác động trực tiếp của tiến trình đổi mới, mở cửa, hội nhập và giao lưu quốc tế cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin đã tạo điều kiện để tiếng Anh thâm nhập vào tiếng Việt mạnh mẽ, hình thành nên một lớp từ ngữ vay mượn có phạm vi sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Việt Nam. Bàn về tiếng Anh, ở Việt Nam trong những năm gần đây đã xuất hiện một số bài viết và công trình tiêu biểu như : 1. [17, tr. 72-74]; 2. [19, tr.42-43]; 3. [21, tr. 37-39]; 4. [28]; 5. [54]. Trong các tác phẩm này, các tác giả đã quan tâm đến thực trạng giao thoa, vay mượn và lai tạp giữa tiếng Anh và tiếng Việt trên cơ sở lý thuyết tiếp 3 xúc ngôn ngữ Anh – Việt, từ đó đưa ra dự báo cho những thực trạng này. Nhưng, đây mới chỉ là một số nghiên cứu ban đầu chứ chưa có tính hệ thống, và quan trọng là chưa có một giải pháp thỏa đáng để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trước sự thâm nhập ngày càng mạnh mẽ của tiếng Anh. Gần đây, đáng kể nhất là có tác phẩm “Từ ngoại lai trong tiếng Việt” của tác giả Nguyễn Văn Khang (2007). Với những kết quả ghi nhận được từ quá trình điều tra việc sử dụng từ ngữ tiếng Anh trong mọi lĩnh vực đời sống hàng ngày của người Việt, tác giả này đã giúp cho chúng ta có những phát hiện mới mẻ về sự tồn tại của lớp từ vay mượn tiếng Anh trong tiếng Việt. Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu khá rộng (nghiên cứu cả từ mượn Hán và từ mượn Pháp) nên thực trạng thâm nhập của tiếng Anh vào tiếng Việt, tiêu biểu là trên các phương tiện truyền thông đại chúng, vẫn chưa được khảo sát một cách toàn diện và triệt để. Kế thừa những kết quả của các công trình đi trước, chúng tôi thực hiện luận văn này với mong muốn: - Cung cấp những cứ liệu đáng tin cậy cho việc đề ra những chính sách ngôn ngữ phù hợp, giải quyết thỏa đáng thực trạng thâm nhập của tiếng Anh vào tiếng Việt trên một số phương tiện truyền thông đại chúng nói riêng, trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội ở Việt Nam nói chung; - Góp phần thiết thực vào việc giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt. 3. Ý nghĩa của đề tài a. Về phương diện lý luận Nghiên cứu về sự thâm nhập của tiếng Anh vào tiếng Việt trên một số phương tiện truyền thông đại chúng ở Việt Nam là nghiên cứu về một vấn đề cụ thể, còn khá mới mẻ trong lý thuyết tiếp xúc ngôn ngữ nói riêng, trong lĩnh vực ngôn ngữ học xã hội nói chung. Trên cơ sở ngữ liệu sưu tầm được, bằng việc phối hợp những phương pháp nghiên cứu khác nhau, luận văn góp phần hoàn chỉnh và bổ sung những lý thuyết có liên quan đến ngôn ngữ học xã hội. b. Về phương diện thực tiễn Với những kết quả đạt được từ quá trình nghiên cứu, luận văn mong muốn đóng góp một tiếng nói thiết thực vào việc cảnh báo về tình trạng “ô nhiễm” của tiếng Anh đối với tiếng Việt từ đó giúp cho người Việt, nhất là giới trẻ, có định hướng đúng đắn đối với việc sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp hàng ngày. Đồng thời, về một khía cạnh nào đó, luận văn cũng có những đóng góp tích cực cho công tác giảng dạy tiếng nước ngoài, tiêu biểu là dạy tiếng Anh ở Việt Nam. 4 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn bàn về sự thâm nhập của tiếng Anh vào tiếng Việt trên một số phương tiện truyền thông đại chúng ở Việt Nam. Đây là một vấn đề thuộc lĩnh vực ngôn ngữ học xã hội vì thế phương pháp chủ yếu mà chúng tôi sử dụng là phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ học xã hội, trong đó tất cả những vấn đề có liên quan đến tiếng Việt và tiếng Anh đều được chúng tôi tiếp cận và xử lí không chỉ từ lăng kính của ngôn ngữ mà cả của xã hội, tiêu biểu là xã hội Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã phối hợp sử dụng các phương pháp khác như điền dã, thống kê và phân loại ngữ liệu, so sánh, đối chiếu. Những phương pháp này cho phép chúng tôi có thể khảo sát một cách cụ thể đối với từng loại ngữ liệu sưu tầm được từ các phương tiện truyền thông đại chúng như báo in, truyền hình và Internet, trên cơ sở đối chiếu chúng với thực tế sử dụng ngoại ngữ trong đời sống hàng ngày hiện nay. Cuối cùng, để có thể rút ra được những nhận xét có tính nhất quán và toàn diện về thực trạng thâm nhập của tiếng Anh vào tiếng Việt trong các lĩnh vực của đời sống xã hội nói chung, trên các phương tiện truyền thông đại chúng nói riêng, chúng tôi đã vận dụng phương pháp nghiên cứu phân tích ngữ nghĩa – ngữ dụng. 5. Bố cục của luận văn Ngoài Mục lục (2 trang), Quy ước trình bày (1 trang), Tài liệu tham khảo (6 trang), Nguồn ngữ liệu (4 trang), Phụ lục (28 trang), phần chính văn của luận văn gồm các bộ phận sau: - Dẫn nhập: Trình bày lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu, lịch sử nghiên cứu vấn đề, ý nghĩa nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu. - Nội dung chính: Được trình bày tuần tự theo hướng từ rộng đến hẹp, đi từ lý thuyết đến thực tế (dùng ngữ liệu sưu tầm được từ các phương tiện truyền thông đại chúng có đối chiếu với thực tế giao tiếp hàng ngày để tìm hiểu thực trạng thâm nhập của tiếng Anh vào tiếng Việt ở Việt Nam hiện nay). Phần này được chia thành hai chương: ƒ Chương 1: Trình bày những vấn đề cơ bản mang tính lý thuyết của ngôn ngữ học xã hội như lý thuyết tiếp xúc ngôn ngữ với các hệ quả là hiện tượng giao thoa, vay mượn và lai tạp ngôn ngữ; lý thuyết về truyền thông với những khái niệm cơ bản về truyền thông, truyền thông đại chúng và các phương tiện truyền thông đại chúng; vai trò của tiếng Anh đối với thế giới, khu vực Đông Nam Á và Việt Nam; những nguyên nhân dẫn đến sự thâm nhập của tiếng Anh vào tiếng Việt cũng như những bình diện thâm nhập. 5 ƒ Chương 2: Đi vào khảo sát thực trạng thâm nhập của tiếng Anh vào tiếng Việt trên 3 phương tiện truyền thông đại chúng tiêu biểu là báo in, truyền hình và Internet. Đồng thời đưa ra những nhận xét, đánh giá và đề xuất những giải pháp có thể có trước thực trạng này. - Kết luận: Nêu một cách tóm tắt những kết quả bước đầu ghi nhận được thực trạng thâm nhập của tiếng Anh trên các phương tiện truyền thông đại chúng tiêu biểu của Việt Nam. 6 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Lý thuyết tiếp xúc ngôn ngữ 1.1.1. Khái niệm tiếp xúc ngôn ngữ Người làm cho từ tiếp xúc (contact) trở thành thuật ngữ áp dụng rộng rãi, gây tác dụng kích thích một khuynh hướng ngày càng có ý nghĩa quan trọng cùa ngôn ngữ học hiện đại, là André Martinet. Trong bài “Sự lan truyền ngôn ngữ và ngôn ngữ học cấu trúc” (Diffusion of Language and Structural Linguistics) được trình bày như một tham luận tại cuộc họp của Hội nghị Hiệp hội Ngôn ngữ học (1950) mà sau này được công bố trong Romance Philosophy (1952), ông đề cập đến tình huống “có liên quan đến một ngôn ngữ lan truyền cũng như các ngôn ngữ tiếp xúc với no ù”. Sau này, thuật ngữ tiếp xúc ngôn ngữ được phổ biến rộng rãi nhờ sự ra đời của tác phẩm “Languages in Contact – Findings and Problems” của U. Weinrich (1953) trong đó Martinet là người viết Lời giới thiệu với lời nhấn mạnh: “We shall now have to stress the fact that a linguistic community is never homogenous and harly ever self- contained” (Một cộng đồng ngôn ngữ không hề có tính đồng chất và vị tất có một thời kỳ nào đó nó đã từng là một cộng đồng khép kín). Khi định nghĩa về tiếp xúc ngôn ngữ, O.S. Akhmanova cho rằng đó là “sự tiếp hợp nhau giữa các ngôn ngữ do những điều kiện cận kề nhau về mặt địa lý, sự tương cận về mặt lịch sử, xã hội dẫn đến nhu cầu của các cộng đồng người vốn có những thứ tiếng khác nhau phải giao tiếp với nhau” (1966). Còn theo “Từ điển bách khoa về ngôn ngữ học” (V.N.Jarceva chủ biên, 1990) thì tiếp xúc ngôn ngữ là “sự tác động giữa hai hoặc nhiều ngôn ngữ, tạo nên ảnh hưởng đối với cấu trúc và vốn từ của một hay nhiều ngôn ngữ. Những điều kiện xã hội của sự tiếp xúc ngôn ngữ được quy định bởi yêu cầu cần thiết phải giao tiếp lẫn nhau giữa những thành viên thuộc các nhóm dân tộc và ngôn ngữ do những nhu cầu về kinh tế, chính trị, văn hóa.v.v. thúc đẩy”. Sự tiếp xúc ngôn ngữ này có thể là trực tiếp, tức do tình hình cộng cư của những tập thể người nói các thứ tiếng khác nhau trên cùng khu vực địa lý (như các vùng nhiều dân tộc ở nước ta), cũng có thể là gián tiếp, tức thông qua con đường văn tự; nó có thể diễn ra giữa các ngôn ngữ có quan hệ dòng họ, cũng như giữa các ngôn ngữ khác dòng họ. Ví dụ: Nhìn vào tiếng Việt có thể thấy có ba đợt tiếp xúc lớn giữa tiếng Việt với các ngôn ngữ khác đưa đến sự xuất hiện của các đơn vị từ vựng ngoại lai trong tiếng Việt: 7 (1) Qua hàng nghìn năm Bắc thuộc, với sự tiếp xúc giữa hai nền văn hóa Hán và Việt, văn hóa Trung Hoa (trong đó có ngôn ngữ) đã du nhập vào Việt Nam, từ đó làm xuất hiện ồ ạt các từ mượn Hán mang dấu ấn của văn hóa văn minh Trung Hoa. Chữ Hán xuất hiện được dùng như một văn tự đã đưa tiếng Việt trở thành ngôn ngữ thành văn và có ảnh hưởng toàn diện đối với tiếng Việt ngữ âm, ngữ pháp đến từ vựng. Đặc biệt, với cách đọc Hán Việt, các từ mượn Hán đã có vai trò quan trọng đối với sự tạo lập các từ mới. (2) Đợt tiếp xúc ngôn ngữ thứ hai là sự tiếp xúc giữa tiếng Pháp và tiếng Việt trong bối cảnh chính trị 80 năm đô hộ của thực dân Pháp. Đợt tiếp xúc này để lại trong tiếng Việt một số lượng lớn các từ ngữ vay mượn Pháp mang tải những khái niệm mới về khoa học – kĩ thuật và văn hóa văn minh phương Tây. (3) Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa, đợt tiếp xúc ngôn ngữ quan trọng tiếp theo chính là sự tiếp xúc giữa tiếng Việt và tiếng Anh. Cuộc tiếp xúc này không chỉ để lại trong tiếng Việt rất nhiều thuật ngữ khoa học bằng tiếng Anh mang tính quốc tế mà còn đang làm lung lay khái niệm gọi là “đồng hóa” mang tính truyền thống khi nghiên cứu về từ ngữ vay mượn. Như vậy, tiếp xúc ngôn ngữ là hiện tượng ngôn ngữ phổ biến trong đời sống xã hội giao tiếp của con người và do đó nó là hiện tượng phổ biến đối với mọi ngôn ngữ trên thế giới. Nó xuất hiện khi con người (bao gồm cả cá nhân hay cộng đồng) sử dụng hai hay nhiều ngôn ngữ. Hay nói cách khác, ở đâu có sự hiện diện của hiện tượng song ngữ hoặc đa ngữ dưới tác động của các nhân tố xã hội thì ở đó tiếp xúc ngôn ngữ xảy ra, giống như lời nhận xét của Einar Haughen trong tác phẩm “Cái mới trong ngôn ngữ học” (1973): “ Mỗi một nhà n
Luận văn liên quan