Luận văn Sự thích ứng với hoạt động học tập đào tạo theo tín chỉ của sinh viên trường đại học Hà Hoa Tiên

Giáo dục đào tạo theo tín chỉ đã được áp dụng vào việc đào tạo ở bậc đại học từ lâu trên thế giới, ở các đại học danh tiếng của các nước phương Tây. Năm 2007 ở Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành “Quy chế Đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ”, và năm 2011 là hạn cuối cùng để các trường trên cả nước phải chuyển đổi sang hệ thống đào tạo mới này, cho đến nay hầu như các trường đại học và cao đẳng đã áp dụng đào tạo theo hệ thống tín chỉ trong quy mô đào tạo hệ chính quy của mỗi trường và Đại học Hà Hoa Tiên đã áp dụng đào tạo tín chỉ cho sinh viên của mình. Đào tạo theo học chế tín chỉ là mô hình đào tạo mới đối với giáo dục đại học Việt Nam, đòi hỏi cả người dạy và người học, đặc biệt là sinh viên phải nâng cao tính tích cực, có thái độ ý thức trách nhiệm của bản thân, chủ động, sáng tạo nắm lấy những phương pháp, kỹ năng, công cụ cần thiết để tự chiếm lĩnh tri thức dưới sự tổ chức, định hướng của người thầy. Điều này khác xa so với cách học theo ở trường phổ thông hay theo chương trình đào tạo niên chế. Song, trong quá trình thực hiện, nhiều sinh viên gặp không ít khó khăn trong việc tìm ra cách thức phù hợp để đáp ứng với yêu cầu học tập cao của chương trình đào tạo theo mô hình tín chỉ với nhiều đổi mới trong phương pháp giảng dạy và học tập. Đây cũng là một trong những lý do khiến kết quả học tập của nhiều sinh viên còn thấp.

pdf12 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 669 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Sự thích ứng với hoạt động học tập đào tạo theo tín chỉ của sinh viên trường đại học Hà Hoa Tiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------- NGUYỄN VĂN TRÌNH SỰ THÍCH ỨNG VỚI HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP ĐÀO TẠO THEO TÍN CHỈ CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÀ HOA TIÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH TÂM LÝ HỌC NĂM 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN _____________ ______________ NGUYỄN VĂN TRÌNH SỰ THÍCH ỨNG VỚI HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP ĐÀO TẠO THEO TÍN CHỈ CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÀ HOA TIÊN CHUYÊN NGÀNH: TÂM LÝ HỌC Mã số: 60 31 04 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH TÂM LÝ HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Phạm Mạnh Hà HÀ NỘI – 2015 1 MỤC LỤC Lời cam đoan Lời cảm ơn Danh mục chữ viết tắt Danh mục biểu đồ Danh mục bảng MỞ ĐẦU Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu về thích ứng 1.1.1. Một số nghiên cứu về thích ứng ở nước ngoài 1.1.2. Một số nghiên cứu về thích ứng ở trong nước 1.2. Một số khái niệm cơ bản 1.2.1. Khái niệm thích ứng 1.2.2. Khái niệm hoạt động học tập 1.2.3. Khái niệm đào tạo 1.2.4. Khái niệm sinh viên 1.2.5. Khái niệm sự thích ứng với hoạt động học tập đào tạo theo tín chỉ của sinh viên 1.3. Biểu hiện sự thích ứng tâm lý trong hoạt động học tập đào tạo theo tín của của sinh viên Đại học Hà Hoa Tiên 1.3.1. Đặc điểm tâm sinh lý sinh viên trường Đại học Hà Hoa Tiên 1.3.2. Thích ứng về mặt nhận thức 1.3.3. Thích ứng về mặt thái độ 1.3.4. Thích ứng về mặt hành vi 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thích ứng với hoạt động học tập đào tạo theo tín chỉ của sinh viên Đại học Hà Hoa Tiên 1.4.1. Yếu tố chủ quan 1.4.2. Yếu tố khách quan Chƣơng 2: TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3 4 5 6 7 8 12 12 12 15 19 19 23 25 35 36 39 39 45 48 49 50 50 52 56 2 2.1. Đôi nét về khách thể nghiên cứu 2.1.1. Đôi nét về trường Đại học Hà Hoa Tiên 2.1.2. Khách thể nghiên cứu 2.2. Tổ chức nghiên cứu 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu 2.3.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 2.3.3. Phương pháp quan sát 2.3.4. Phương pháp phỏng vấn 2.3.5. Phương pháp xử lý kết quả bằng thống kê toán học Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thích ứng của sinh viên Đại học Hà Hoa Tiên với hoạt động học tập đào tạo theo tín chỉ. 3.1.1. Thích ứng biểu hiện ở mặt nhận thức của sinh viên trường Đại học Hà Hoa Tiên với hoạt động học tập đào tạo theo tín chỉ 3.1.2. Thích ứng biểu hiện về mặt thái độ của sinh viên trường Đại học Hà Hoa Tiên với hoạt động học tập đào tạo theo tín chỉ 3.1.3. Thích ứng biểu hiện về mặt hành vi của sinh viên trường Đại học Hà Hoa Tiên với hoạt động học tập đào tạo theo tín chỉ 3.1.4. Tổng hợp mức độ thích ứng trong hoạt động học tập đào tạo theo tín chỉ của sinh viên trường Đại học Hà Hoa Tiên. 3.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự thích ứng với hoạt động học tập đào tạo theo tín chỉ của sinh viên trƣờng Đại học Hà Hoa Tiên 3.2.1. Các yếu tố chủ quan 3.2.2. Các yếu tố khách quan KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 56 56 56 57 57 57 58 63 63 64 66 66 66 78 85 101 106 106 110 117 121 123 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục đào tạo theo tín chỉ đã được áp dụng vào việc đào tạo ở bậc đại học từ lâu trên thế giới, ở các đại học danh tiếng của các nước phương Tây. Năm 2007 ở Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành “Quy chế Đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ”, và năm 2011 là hạn cuối cùng để các trường trên cả nước phải chuyển đổi sang hệ thống đào tạo mới này, cho đến nay hầu như các trường đại học và cao đẳng đã áp dụng đào tạo theo hệ thống tín chỉ trong quy mô đào tạo hệ chính quy của mỗi trường và Đại học Hà Hoa Tiên đã áp dụng đào tạo tín chỉ cho sinh viên của mình. Đào tạo theo học chế tín chỉ là mô hình đào tạo mới đối với giáo dục đại học Việt Nam, đòi hỏi cả người dạy và người học, đặc biệt là sinh viên phải nâng cao tính tích cực, có thái độ ý thức trách nhiệm của bản thân, chủ động, sáng tạo nắm lấy những phương pháp, kỹ năng, công cụ cần thiết để tự chiếm lĩnh tri thức dưới sự tổ chức, định hướng của người thầy. Điều này khác xa so với cách học theo ở trường phổ thông hay theo chương trình đào tạo niên chế. Song, trong quá trình thực hiện, nhiều sinh viên gặp không ít khó khăn trong việc tìm ra cách thức phù hợp để đáp ứng với yêu cầu học tập cao của chương trình đào tạo theo mô hình tín chỉ với nhiều đổi mới trong phương pháp giảng dạy và học tập. Đây cũng là một trong những lý do khiến kết quả học tập của nhiều sinh viên còn thấp. Trường Đại học Hà Hoa Tiên áp dụng thực hiện chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ từ năm 2011 cho đến nay. Bên cạnh nhiều mặt tích cực do chương trình đào tạo mang lại, thì cũng đã nảy sinh một số bất cập. Kết quả học tập của sinh viên chưa cao so với các khóa học theo chương trình đào tạo niên chế trước đây. Sinh viên còn chưa chủ động trong việc học tập đặc biệt là việc xây dựng kế hoạch học tập cho từng môn học, cho từng học kỳ và cho cả khóa học, hay là việc lên kế hoạch chủ động tự học, tự nghiên cứu ngoài giờ lên lớp. Vì vậy, việc nghiên cứu sự thích ứng với hoạt động học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên trường Đại học 4 Hà Hoa Tiên lại thiết thực cho việc nâng cao kết quả học tập, vừa mang lại ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn cho sinh viên trường Đại học Hà Hoa Tiên hiện nay. Kết quả nghiên cứu sẽ chỉ ra mức độ thích ứng với hoạt động học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên Trường Đại học Hà Hoa Tiên nói riêng và việc áp dụng đào tạo tín chỉ trên cả nước nói chung. Với những lý do trên chúng tôi đã chọn vấn đề: “Sự thích ứng với hoạt động học tập đào tạo theo tín chỉ của sinh viên trường Đại học Hà Hoa Tiên” làm đề tài cho luận văn thạc sỹ của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ các biểu hiện trong hoạt động học tập đào tạo theo tín chỉ của sinh viên Đại học Hà Hoa Tiên qua đó chỉ ra được mức độ thích ứng của sinh viên khi áp dụng đào tạo theo tín chỉ. Từ đó, đề xuất một số biện pháp, kiến nghị nhằm nâng cao khả năng thích ứng với hoạt động đào tạo theo tín chỉ đối với sinh viên nhà trường. 3. Đối tƣợng nghiên cứu Mức độ thích ứng với hoạt động đào tạo theo tín chỉ của sinh viên Trường Đại học Hà Hoa Tiên. 4. Giả thuyết nghiên cứu Mức độ thích ứng với hoạt động đào tạo theo tín của sinh viên trường Đại học Hà Hoa Tiên ở mức trung bình và có mức độ thích ứng khác nhau giữa các năm học. Sinh viên năm thứ nhất thích ứng chậm hơn so với sinh viên năm thứ hai và các năm về sau. Có cả yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến vấn đề thích ứng với hoạt động học tập học tập đào tạo theo tín chỉ của sinh viên, tuy nhiên yếu tố chủ quan là yếu tố tác động mạnh mẽ hơn. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Làm rõ cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu. Cụ thể xây dựng các khái niệm công cụ của đề tài: Thích ứng, hoạt động học tập, sinh viên, quy chế đào tạo theo tín chỉ, niên chế, sự thích ứng với hoạt động học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên. 5 Nghiên cứu chỉ ra thực trạng mức độ sự thích ứng với hoạt động học tập đào tạo theo tín chỉ của sinh viên trường Đại học Hà Hoa Tiên. Phân tích một số tác động chủ yếu và những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự thích ứng với hoạt động học tập khi đào tạo theo tín chỉ. Đề xuất một số những kiến nghị, đưa ra một số giải pháp nhằm giúp sinh viên Đại học Hà Hoa Tiên nhanh chóng thích ứng với hoạt động học tập khi đào tạo theo tín chỉ. 6. Khách thể và giới hạn phạm vi nghiên cứu - Đề tài lựa chọn 180 sinh viên năm 1,2,3,4, của Đại học Hà Hoa Tiên để tiến hành nghiên cứu. - Giới hạn nghiên cứu tập trung vào tìm hiểu sự thích ứng của sinh viên trong hoạt động học tập khi áp dụng đào tạo theo hệ thống tín chỉ. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thu tập, phân tích và tổng hợp các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài nghiên cứu. Trên cơ sở đó xác định rõ nội dung của các khái niệm cơ bản, xây dựng cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu. 7.2. Phương pháp quan sát Dự giờ tại một số lớp được nghiên cứu để quan sát việc học tập của sinh viên ở trên lớp có hòa nhập với cách giảng dạy mới hay không. Quan sát một số hoạt động học tập ngoài giờ của sinh viên (tại thư viện khoa, thư viện trường), và kế hoạch học tập cho từng môn học, từng học kỳ và cho cả khóa học. 7.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Đề tài sử dụng một bảng hỏi dành cho sinh viên từ năm thứ nhất cho đến năm thứ tư. Trong bảng hỏi sử dụng các câu hỏi đóng để sinh viên lựa chọn các ý kiến phù hợp với mình, câu hỏi mở để thu thập những đánh giá, góp ý và đề xuất của sinh viên. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng câu hỏi kết hợp (đóng và mở) để thu 6 thập những thông tin phong phú thêm nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu. Chúng tôi mô tả cụ thể trong chương 2. 7.4. Phương pháp phỏng vấn Phỏng vấn khoảng 10 sinh viên học tập tại các lớp mà đề tài nghiên cứu để thu thập những thông tin cần thiết nhằm làm rõ hơn các nội dung nghiên cứu trong đề tài. 7.5. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng kết quả học tập của sinh viên từng lớp như là sản phẩm của hoạt động học tập và so sánh kết quả này với mức độ thích ứng trong hoạt động học tập theo mô hình đào tạo tín chỉ của sinh viên. 7.6. Phương pháp thống kê toán học: Xử lý các kết quả nghiên cứu bằng phần mềm SPSS 7 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Sơ lƣợc lịch sử nghiên cứu về thích ứng 1.1.1. Một số nghiên cứu về thích ứng ở nước ngoài Các tác giả nước ngoài có rất nhiều nghiên cứu về thích ứng cụ thể như sau: Năm 1925, Harvey Carr cho rằng học tập là một công cụ quan trọng được con người sử dụng để thích nghi với môi trường. Ông đã tập trung nghiên cứu hành vi thích nghi. Theo ông, hành vi thích nghi gồm 3 thành phần: 1/Một động lực dùng như một kích thích cho hành vi (ví dụ: đói, khát); 2/Một khung cảnh môi trường hay hoàn cảnh mà sinh vật ở trong đó; 3/Một phản ứng thoả mãn động lực kia (ví dụ: ăn, uống) Một số tác giả Liên xô (cũ) như N.D. Carsev, L.N.Khadecva, K.D.Pavlov năm 1968 đã nêu ra các tiêu chuẩn sinh lý của sự thích ứng nghề nghiệp trong đó họ đã nghiên cứu khá sâu sắc cơ sở sinh lý của sự thích ứng ở học sinh với chế độ học tập và rèn luyện trong nhà trường. Những phản ứng sinh lý, những biến đổi của các hệ số tương quan đặc biệt là hệ tuần hoàn và hệ thần kinh. L. X. Vưgôtxki đã chỉ ra sự khác biệt giữa sự thích ứng tâm lý - xã hội ở người và sự thích nghi sinh học ở động vật. Bằng cơ chế lĩnh hội nền văn hoá, xã hội, con người một mặt hình thành các dạng thức cấp cao của hành vi, mặt khác, hình thành các chức năng tâm lý cấp cao để trở thành chủ thể của các hành vi đó. Năm 1969, E.A.Ermolaeva đã nghiên cứu vấn đề “Đặc điểm thích ứng xã hội và nghề nghiệp ở sinh viên đã tốt nghiệp trường sư phạm”. Tác giả đã đưa ra khái niệm “thích ứng là quá trình thích nghi của người lao động với những đặc điểm và điều kiện lao động trong tập thể nhất định” và đã đưa ra chỉ số cho sự thích ứng nghề nghiệp của sinh viên đã tốt nghiệp trường sư phạm. Năm 1971, X.A.Kughen và O.N. Nhicandov, đã nghiên cứu sự thích ứng với hoạt động lao động của các kỹ sư trẻ. Các tác giả này đã đưa ra nhiều mức độ thích ứng khác nhau. 8 V.I.Alaudie và A.L.Meseracov, trên cơ sở nghiên cứu quá trình hình thành hoạt động học tập của các sinh viên thuộc Khoa Tâm lý học - Đại học tổng hợp Maxcơva đã đi đến kết luận: Việc thích ứng của sinh viên đại học với hoạt động học tập thực chất là khả năng tổ chức quá trình phát triển của người học, tiếp cận được với hệ thống tri thức và kinh nghiệm lịch sử xã hội. Như vậy, thích ứng ở đây được hiểu là khả năng tự tổ chức học tập của người học. Năm 1972, D.A.Andreeva đã phân tích khá sâu sắc khái niệm thích ứng. Tác giả đã nêu lên sự khác nhau cơ bản giữa thích ứng và thích nghi sinh học, đặc biệt bà đã sử dụng nguyên tắc hoạt động theo quan điểm tâm lý học hiện đại để nghiên cứu vấn đề thích ứng. Theo bà, thích ứng là sự thích nghi đặc biệt của cá nhân với điều kiện, hoàn cảnh mới, là sự thâm nhập vào những điều kiện mới một cách không gượng ép. Từ đó tác giả đưa ra định nghĩa về thích ứng: “là một quá trình tạo ra một chế độ hoạt động tối ưu có mục đích của nhân cách, tức là con người vừa thích nghi với điều kiện mới, vừa phải chủ động thâm nhập vào những điều kiện đó để xây dựng một chế độ hoạt động mới, phù hợp và đáp ứng những yêu cầu của điều kiện mới”. Ngoài ra, trong cuốn “Con người và xã hội”, Andreeva đã so sánh khái niệm “thích ứng và xã hội hóa”. Bà cho rằng, hai khái niệm này có sự khác biệt nhau về nội dung: thích ứng phản ánh quá trình thích nghi đặc biệt của con người. Thích ứng nhấn mạnh vai trò tích cực của chủ thể với môi trường mới. Còn “xã hội hóa”, về cơ bản phản ánh sự tác động của xã hội tới cá nhân. Từ đây, vấn đề thích ứng luôn được gắn liền với hoạt động có đối tượng cụ thể. Hai quá trình này diễn ra đồng thời trong đó thích ứng là tiền đề để cho hoạt động có hiệu quả của nhân cách với vai trò xã hội này hay khác. A.I.Serbacov và A.B.Mudric đã nghiên cứu “sự thích ứng nghề nghiệp của người thầy giáo” và đã nêu lên quan niệm chung về sự thích ứng của người thầy giáo. Những yếu tố chủ quan và khách quan có ảnh hưởng đến hiệu quả của sự thích ứng đ 9 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2006), Quy chế 25, Ban hành kèm theo Quyết định số 25 /2006/QĐ-BGDĐT, ngày 26 tháng 6 năm 2006. 2. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2007), Quy chế 43, Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007. 3. Vũ Dũng (chủ biên) (2008), Từ điển Tâm lý học; Viện khoa học xã hội việt Nam - Viện Tâm lý học, Nhà xuất bản từ điển Bách Khoa. 4. Vũ Dũng (chủ biên) (2012), Thích ứng xã hội của các nhóm xã hội yếu thế ở nước ta hiện nay, Nhà xuất bản từ điển Bách Khoa. 5. Trần Thị Minh Đức (2004), “Nghiên cứu sự thích ứng của sinh viên năm thứ nhất – Đại học Quốc gia Hà Nội với môi trường đại học”, Đề tài nghiên cứu khoa học đặc biệt cấp Đại học Quốc Gia Hà Nội. 6. Trương Thị Khánh Hà chủ biên (2013), Giáo trình tâm lý học phát triển, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội. 7. Phạm Minh Hạc (2002), Tuyển tập Tâm lý học, Nhà xuất bản Giáo Dục. 8. Phan Quốc Lâm (2000), “Sự thích ứng với hoạt động học tập của học sinh lớp 1”, Luận án tiến sỹ, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội. 9. Leonchiev. A. N, (1989), Hoạt động – Ý thức – Nhân cách, Nhà xuất bản Giáo Dục 10. Vũ Thị Nho (2003), Tâm Lý học Phát triển, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội. 11. Hoàng Phê (chủ biên) (2007), Từ điển tiếng việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng. 12. Nguyễn Thạc – Phạm Thành Nghị (1992), Tâm lý học sư phạm đại học, Nhà xuất bản Giáo Dục. 13. Thái Duy Thiên (2001), Giáo dục học hiện đại, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội. 10 14. Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên) Trần Hữu Luyến – Trần Quốc Thành (2008), Tâm lý học đại cương, nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Hội, in lần thứ XIII. 15. Nguyễn Khắc Viện (chủ biên) (1995), Từ điển tâm lí học, Nhà xuất bản Thế Giới. 16. Trần Thị Minh Đức (2012), “Cố vấn học tập trong các trường đại học”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc Gia Hà Nội, Khoa học Xã hội và Nhân văn, (số 28), trang 23 – 32. 17. phap%20giang%20day/khac%20biet%20giua%20dt%20theo%20tc%20va% 20nc.pdf 18. 19. lich-su-ban-chat-va-nhung-ham-y-cho-phuong-phap-day-hoc-o-bac-dai-hoc Tiếng Anh 20. A. Maslow, (1963), Motivation and adjustment, USA.