Thị trường chứng khoán ngày càng phát triển, số lượng doanh nghiệp niêm
yết ngày càng nhiều và cấu trúc sở hữu của các doanh nghiệp niêm yết ngày càng đa
dạng. Bên cạnh các hình thức sở hữu Nhà nước, sở hữu tư nhân, nền kinh tế mở cửa
còn ghi nhận vai trò quan trọng của hình thức sở hữu tổ chức, sở hữu nước ngoài.
Mỗi thành phần sở hữu theo đuổi những mục tiêu lợi ích khác nhau và có những
mối quan hệ khác nhau với chính phủ, ngân hàng và các đối tác chiến lược. Do đó
mà mỗi thành phần sở hữu có ảnh hưởng khác nhau đến những quyết định của
doanh nghiệp và qua đó tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cũng
khác nhau.
Nhiều nghiên cứu đã tìm thấy tác động tích cực của sở hữu tổ chức đến hiệu
quả hoạt động của doanh nghiệp thông qua cơ chế giám sát chặt chẽ. Bởi vì các cổ
đông tổ chức có kinh nghiệm trong thị trường tài chính và quản trị doanh nghiệp
nên việc sở hữu bởi các tổ chức sẽ làm doanh nghiệp được giám sát tốt hơn, làm
giảm chi phí đại diện và tăng hiệu quả hoạt động (Cornett et al., 2007; Chen et al.,
2008; Elyasiani & Jia, 2010, Lin & Fu, 2017; Zhong et al., 2017). Tuy nhiên, một
số nghiên cứu chỉ tìm thấy mối quan hệ tác động cùng chiều trong ngắn hạn
(Wahal, 1996) hoặc ngược chiều (Pound, 1988; Hand, 1990), một số nghiên cứu
khác thì lại không tìm thấy mối quan hệ giữa sở hữu tổ chức và hiệu quả hoạt động
doanh nghiệp (Karpoff, Malatesta & Walkling, 1996; Duggal & Millar, 1999;
Edwards & Nibler, 2000).
128 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 465 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tác động của cấu trúc sở hữu, quản trị doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành công nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - TIN HỌC TP. HỒ CHÍ MINH
ĐẶNG QUỐC TUẤN
TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC SỞ HỮU, QUẢN TRỊ
DOANH NGHIỆP TỚI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHIỆP NIÊM YẾT
TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
N QUẢN TRỊ KINH DOANH
số 60340102
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGƢỜI HƢỚNG D N HO HỌC TS. NGUYỄN NGỌC HUY
TP. HỒ CHÍ MINH - THÁNG 07, NĂ 2018
i
LỜI C ĐO N
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự
hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Ngọc Huy. Các nội dung nghiên cứu, kết quả
trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây.
Những số liệu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính học viên
thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ nguồn trong tài liệu. Ngoài ra, trong luận
văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ
quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về
nội dung luận văn của mình.
Tp. HCM, tháng 07 năm 2018
Học viên thực hiện đề tài
ĐẶNG QUỐC TUẤN
ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Diễn giải
BCTC Báo cáo tài chính
BCTN Báo cáo thường niên
BGĐ Ban giám đốc
CEO Tổng giám đốc điều hành (Chief Executive Officer)
CTSH Cấu trúc sở hữu
ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông
HĐQT Hội đồng quản trị
HSX Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
HQHĐ Hiệu quả hoạt động
QTDN Quản trị doanh nghiệp
ROA Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (Return on Assets)
ROE Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (Return on Equity)
iii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3-1: Định nghĩa các biến ............................................................................. 41
Bảng 3-2: Các biến độc lập .................................................................................. 42
Bảng 3-3: Các biến phụ thuộc .............................................................................. 43
Bảng 3-4: ác biến kiểm soát ................................................................................. 44
Bảng 3-5: Nguồn dữ liệu cho các biến ................................................................. 46
Bảng 4-1: Kết quả thống kê mô tả các biến trong mẫu nghiên cứu ..................... 71
Bảng 4-2: Hệ số tương quan giữa các biến .......................................................... 75
Bảng 4-3: Kết quả hồi quy của hai mô hình ROA và ROE ................................. 78
Bảng 4-4: Kết quả phân tích tương quan so với kỳ vọng dấu .............................. 80
Bảng 4-5: Kết quả kiểm định hệ số VIF .............................................................. 84
Bảng 4-6: Kết quả kiểm định Hausman ............................................................... 85
Bảng 4-7: Kết quả kiểm định Wald ...................................................................... 85
Bảng 4-8: Kết quả kiểm định Woolridge ............................................................. 85
iv
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1-1: Chỉ số sản xuất công nghiệp Việt Nam ............................................... 4
Hình 2-1: Tóm tắt lý thuyết người đại diện ....................................................... 16
Hình 3-1: Quy trình nghiên cứu ........................................................................ 32
Hình 3-2: Mô hình nghiên cứu .......................................................................... 40
Hình 3-3: Các giả thuyết nghiên cứu ................................................................. 40
Hình 4-1: Chỉ số sản xuất công nghiệp ............................................................. 48
Hình 4-2: Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ........................ 50
Hình 4-3: Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến ..................................... 51
Hình 4-4: Số lượng doanh nghiệp tại các mức sở hữu nước ngoài ................... 55
Hình 4-5: Hiệu quả hoạt động (ROA) trung bình tại các mức sở hữu nước ngoài ...... 56
Hình 4-6: Hiệu quả hoạt động (ROE) trung bình tại các mức sở hữu nước ngoài ....... 57
Hình 4-7: Số lượng doanh nghiệp tại các mức sở hữu tổ chức ......................... 58
Hình 4-8: Hiệu quả hoạt động (ROA) trung bình tại các mức sở hữu tổ chức . 59
Hình 4-9: Hiệu quả hoạt động (ROE) trung bình tại các mức sở hữu tổ chức .. 61
Hình 4-10: Quy mô hội đồng quản trị của các doanh nghiệp .............................. 62
Hình 4-11: CEO kiêm nhiệm chủ tịch hội đồng quản trị tại các doanh nghiệp .. 64
Hình 4-12: Số lượng doanh nghiệp tại các mức tỷ lệ thành viên độc lập ........... 66
Hình 4-13: Tỷ lệ doanh nghiệp tại các mức tỷ lệ thành viên độc lập .................. 67
Hình 4-14: Tần suất họp của hội đồng quản trị ................................................... 68
Hình 4-15: Tăng trưởng ROA của ngành công nghiệp ....................................... 70
Hình 4-16: Tăng trưởng ROE của ngành công nghiệp ........................................ 70
v
MỤC LỤC
Lời cam đoan ........................................................................................................... i
Danh mục từ viết tắt ................................................................................................... ii
Danh mục các bảng biểu ........................................................................................... iii
Danh mục các hình vẽ, đồ thị .................................................................................... iv
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................... 1
1.1. Vấn đề nghiên cứu ................................................................................................ 1
1.2. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 6
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 6
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 6
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 7
1.5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 7
1.6. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................................. 7
1.7. Kết cấu đề tài nghiên cứu ..................................................................................... 8
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CẤU TRÚC SỞ HỮU, QUẢN TRỊ
DOANH NGHIỆP VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH
NGHIỆP ............................................................................................. 10
2.1. Các khái niệm ..................................................................................................... 10
2.1.1. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ...................................................... 10
2.1.2. Quản trị doanh nghiệp .............................................................................. 12
2.1.3. Cấu trúc sở hữu ......................................................................................... 14
2.2. Lý thuyết tổng quan ............................................................................................ 14
2.2.1. Lý thuyết người đại diện (Agency theory) ............................................... 14
2.2.2. Lý thuyết người quản lý (Stewardship theory) ......................................... 16
2.3. Tổng quan các nghiên cứu liên quan .................................................................. 17
2.3.1. Cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp .............................. 17
2.3.2. Cấu trúc và hoạt động của hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp ..................................................................................... 21
vi
2.3.3. Các nghiên cứu tại Việt Nam ................................................................... 27
CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................... 32
3.1. Quy trình nghiên cứu .......................................................................................... 32
3.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 32
3.2.1. Thống kê mô tả ........................................................................................ 32
3.2.2. Phân tích tương quan ............................................................................... 33
3.2.3. Lựa chọn phương pháp xử lý dữ liệu ....................................................... 33
3.3. Mô hình nghiên cứu ............................................................................................ 35
3.3.1. Xây dựng mô hình nghiên cứu ................................................................ 35
3.3.2. Định nghĩa các biến trong mô hình ......................................................... 41
3.3.3. Đo lường các biến độc lập ....................................................................... 42
3.3.4. Đo lường biến phụ thuộc ......................................................................... 43
3.4. Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................................. 45
3.4.1. Xác định mẫu nghiên cứu ........................................................................ 45
3.4.2. Nguồn dữ liệu nghiên cứu ....................................................................... 45
CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................... 48
4.1. Tổng quan ngành công nghiệp Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu ............... 48
4.1.1. Sở hữu nước ngoài của các doanh nghiệp ngành công nghiệp ................ 54
4.1.2. Sở hữu tổ chức của các doanh nghiệp ngành công nghiệp ...................... 58
4.1.3. Cấu trúc và hoạt động của hội đồng quản trị tại các doanh nghiệp
ngành công nghiệp ................................................................................... 62
4.1.4. Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành công nghiệp ............... 68
4.2. Kiểm định thực chứng tác động của cấu trúc sở hữu, quản trị doanh nghiệp
tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp ........................... 71
4.2.1. Thống kê mô tả ........................................................................................ 71
4.2.2. Phân tích tương quan giữa các biến ......................................................... 75
4.2.3. Lựa chọn phương pháp ước lượng ........................................................... 75
4.2.4. Kết quả ước lượng mô hình ..................................................................... 78
4.2.5. Phân tích kết quả nghiên cứu ................................................................... 79
vii
4.2.6. Các kết quả kiểm định độ tin cậy của mô hình nghiên cứu ..................... 84
CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................... 87
5.1. Kết luận ............................................................................................................... 87
5.1.1. Kết quả đạt được về nghiên cứu lý thuyết ............................................... 87
5.1.2. Kết quả đạt được về mặt ý nghĩa thực tiễn .............................................. 87
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................ 88
5.2.1. Chính sách nới room cho nhà đầu tư nước ngoài .................................... 88
5.2.2. Thu hút sự tham gia của các nhà đầu tư tổ chức ..................................... 89
5.2.3. Vai trò giám sát của hội đồng quản trị ..................................................... 89
5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................. 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 92
Phụ lục A: Kết quả hồi quy theo mô hình ROA ........................................................ 99
Phụ lục B: Kết quả hồi quy theo mô hình ROE ...................................................... 105
Phụ lục C: Dữ liệu hồi quy trong mô hình .............................................................. 111
Phụ lục D: Các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu .............................................. 119
1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Vấn đề nghiên cứu
Thị trường chứng khoán ngày càng phát triển, số lượng doanh nghiệp niêm
yết ngày càng nhiều và cấu trúc sở hữu của các doanh nghiệp niêm yết ngày càng đa
dạng. Bên cạnh các hình thức sở hữu Nhà nước, sở hữu tư nhân, nền kinh tế mở cửa
còn ghi nhận vai trò quan trọng của hình thức sở hữu tổ chức, sở hữu nước ngoài.
Mỗi thành phần sở hữu theo đuổi những mục tiêu lợi ích khác nhau và có những
mối quan hệ khác nhau với chính phủ, ngân hàng và các đối tác chiến lược. Do đó
mà mỗi thành phần sở hữu có ảnh hưởng khác nhau đến những quyết định của
doanh nghiệp và qua đó tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cũng
khác nhau.
Nhiều nghiên cứu đã tìm thấy tác động tích cực của sở hữu tổ chức đến hiệu
quả hoạt động của doanh nghiệp thông qua cơ chế giám sát chặt chẽ. Bởi vì các cổ
đông tổ chức có kinh nghiệm trong thị trường tài chính và quản trị doanh nghiệp
nên việc sở hữu bởi các tổ chức sẽ làm doanh nghiệp được giám sát tốt hơn, làm
giảm chi phí đại diện và tăng hiệu quả hoạt động (Cornett et al., 2007; Chen et al.,
2008; Elyasiani & Jia, 2010, Lin & Fu, 2017; Zhong et al., 2017). Tuy nhiên, một
số nghiên cứu chỉ tìm thấy mối quan hệ tác động cùng chiều trong ngắn hạn
(Wahal, 1996) hoặc ngược chiều (Pound, 1988; Hand, 1990), một số nghiên cứu
khác thì lại không tìm thấy mối quan hệ giữa sở hữu tổ chức và hiệu quả hoạt động
doanh nghiệp (Karpoff, Malatesta & Walkling, 1996; Duggal & Millar, 1999;
Edwards & Nibler, 2000).
Cũng giống như sở hữu tổ chức, sở hữu nước ngoài thu hút nhiều sự chú ý
cùng với tầm quan trọng ngày càng gia tăng trong thị trường chứng khoán tại các
quốc gia mới nổi và đang phát triển. Nhiều nghiên cứu tập trung kiểm tra việc sở
hữu bởi các nhà đầu tư nước ngoài ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả hoạt động.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, các nhà đầu tư nước ngoài tham gia trực tiếp vào việc
quản trị công ty không những giúp công ty tăng vốn mà còn giúp cải thiện năng lực
quản trị và cạnh tranh (Chhibber et al., 1999; Douma et al., 2006; Aydin et al.,
2
2007; Li et al., 2011; Ghahroudi, 2011; Wang & Wang, 2015). Tuy nhiên, một số
nghiên cứu thực nghiệm cũng cho thấy không phải nhà đầu tư nước ngoài nào cũng
đem lại những ảnh hưởng tích cực cho doanh nghiệp mà họ đầu tư, bởi vì lí do thâu
tóm (Afang et al., 2016) hoặc theo đuổi mục tiêu riêng (Phung & Mishra, 2016).
Ngoài ra, trong tổng thể cơ chế quản trị doanh nghiệp, các yếu tố thuộc cấu
trúc và hoạt động của hội đồng quản trị cũng được nhiều nhà nghiên cứu kinh tế
quan tâm. Các nghiên cứu gần đây về vấn đề cơ chế quản trị xem xét ảnh hưởng của
hội đồng quản trị đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh
nghiệp niêm yết do quy định về công bố thông tin và minh bạch trên thị trường
chứng khoán.
Tóm lại, vấn đề nghiên cứu về cấu trúc sở hữu, quản trị doanh nghiệp và
hiệu quả hoạt động nhận được nhiều sự quan tâm, đặc biệt là tại các quốc gia mới
nổi và đang phát triển. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu thực nghiệm vẫn rất khác
nhau. Luận văn này nghiên cứu về mối quan hệ giữa các yếu tố thuộc về cấu trúc sở
hữu, quản trị doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động trên thị trường chứng khoán Việt
Nam với mẫu đại diện là các doanh nghiệp ngành công nghiệp niêm yết trên Sở
giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSX) trong giai đoạn từ năm
2012 đến năm 2016. Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu tìm hiểu mối quan
hệ nêu trên trong ngành công nghiệp tại Việt Nam, là ngành sản xuất có vai trò chủ
đạo trong nền kinh tế quốc dân. Các nghiên cứu về chủ đề này ở Việt Nam đã được
nhiều tác giả thực hiện trong những năm gần đây, nhưng nghiên cứu cho một ngành
cụ thể vẫn chưa nhiều. Do vậy, đóng góp của nghiên cứu làm phong phú thêm kho
tàng học thuật về chủ đề này tại Việt Nam.
1.2. Lý do chọ đề tài
Như đã trình bày trên đây, vấn đề nghiên cứu đã được thực hiện nhiều, đặc
biệt là tại các quốc gia mới nổi và đang phát triển, Việt Nam cũng không ngoại lệ.
Tuy nhiên, đặt trong bối cảnh hiện tại, học viên thực hiện đề tài nghiên cứu với mẫu
đại diện là các doanh nghiệp ngành công nghiệp niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam vì các lý do sau đây:
3
Thứ nhất, Việt Nam đang nỗ lực trong việc nâng cấp xếp hạng từ thị trường
cận biên lên thị trường mới nổi. Ngày 21/6/2017 vừa qua, tổ chức MSCI1 công bố
kết quả thị trường Việt Nam vẫn thuộc nhóm cận biên nhưng có nhiều tiềm năng để
được nâng hạng lên thị trường mới nổi. Đáng lưu ý, MSCI cho rằng Việt Nam cần
cải thiện vấn đề giới hạn sở hữu nước ngoài. Khi cải thiện vấn đề này, thị trường
Việt Nam sẽ có lượng vốn lớn từ đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài. Theo một
số nghiên cứu trước đây trên thế giới, lợi ích từ các nhà đầu tư nước ngoài không
chỉ là nguồn vốn mà họ còn mang theo kỹ năng, kinh nghiệm về quản trị, kỹ thuật
tiên tiến, chuyển giao tri thức và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực từ đó sẽ nâng
cao hiệu quả của doanh nghiệp. Việt Nam đang trong giai đoạn mở cửa hội nhập
kinh tế quốc tế sâu rộng, sự đóng góp của các nhà đầu tư nước ngoài, các tổ chức
đầu tư đặc biệt quan trọng. Liệu rằng sự tham gia mạnh mẽ của nhà đầu tư nước
ngoài, các nhà đầu tư tổ chức có góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp niêm yết tại Việt Nam hay không?
Thứ hai, theo báo cáo thẻ điểm quản trị doanh nghiệp các nước thành viên
hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) dựa trên đánh giá từ năm 2012 –
2013, Việt Nam xếp cuối bảng trong 6 nước thành viên ASEAN tham gia nghiên
cứu theo thang điểm về nguyên tắc quản trị doanh nghiệp (theo bộ nguyên tắc quản
trị doanh nghiệp do Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế - OECD công bố). Báo cáo
này cũng nhận định rằng các công ty Việt Nam chưa xây dựng cơ chế quản trị
doanh nghiệp hiệu quả và tình trạng này có thể do khái niệm quản trị doanh nghiệp
còn khá mới mẻ và chưa được quan tâm nhiều đối với các công ty ở Việt Nam. Vấn
đề quản trị doanh nghiệp cũng đã được một số nhà nghiên cứu trong nước thực hiện
nhưng vẫn còn ít. Vì thế vấn đề quản trị doanh nghiệp tại Việt Nam cần được quan
tâm nghiên cứu để có thể giúp cho các doanh nghiệp tổ chức cơ chế quản trị doanh
nghiệp bao gồm các bên liên quan nhằm mục đích kiểm soát, vận hành, định hướng
1
Morgan Stanley Capital International, một tổ chức chuyên xây dựng các bộ chỉ số thị trường uy tín trên
phạm vi toàn cầu.
4
để đạt được hiệu quả hoạt động cao nhất.
Thứ ba, công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước là mục tiêu quan trọng và
là nhiệm vụ hàng đầu của Nhà nước trong giai đoạn hiện nay. Với lợi thế là nước có
nguồn lao động trẻ và dồi dào nhưng sự phát triển ngành công nghiệp của chúng ta
cũng cho thấy nhiều hạn chế và bất cập. Ngành công nghiệp hiện nay vẫn còn ở
trình độ thấp, phát triển theo chiều rộng, tăng trưởng chưa cao, năng suất còn thấp,
còn dựa vào gia công là chính.
Hình 1-1: Chỉ số sản xuất công nghiệp Việt Nam
Nguồn: Tổng cục thống kê
Tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp trong những năm gần đây đang
có xu hướng tăng chậm lại, tại mức trung bình 14,3%/năm trong các năm 2006 -
2010 giảm xuống mức 10%/năm trong giai đoạn 2011 – 2015 (Hình 1-1