1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là nguồn tài sản lớn của quốc gia và mọi gia đình, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là điều kiện tối thiểu đảm bảo cho quá trình tái sản xuất giúp xã hội tồn tại và phát triển. Chính sách đất đai từ năm 1988 đến nay đã sửa đổi, bổ sung, hướng tới đầy đủ các mặt kinh tế, chính trị xã hội; khai thác, sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả, phát huy tối đa tiềm năng, nguồn lực về đất đai; đầu tư mở rộng diện tích, nâng cao chất lượng và bảo vệ đất canh tác nông nghiệp, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và môi trường sinh thái.
Những đổi mới trong chính sách, pháp luật đất đai hơn 15 năm qua đã đưa đến những kết quả tích cực, thúc đẩy kinh tế phát triển, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội. Người sử dụng đất gắn bó nhiều hơn với đất đai. Đất đai trong nông nghiệp được sử dụng có hiệu quả hơn, nền nông nghiệp nước ta về cơ bản đã chuyển sang sản xuất hàng hoá, phát triển tương đối toàn diện, tăng trưởng khá, đời sống nhân dân ở hầu hết các vùng đều được cải thiện rõ rệt.
Đối với đất nông nghiệp, Luật Đất đai cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; Khuyến khích các thành phần kinh tế khai hoang, phục hoá, mở rộng diện tích đất nông nghiệp trên nguyên tắc tuân theo quy hoạch và bảo đảm an toàn lương thực, nhưng Nhà nước cũng đề ra các chính sách kiểm soát việc tích tụ ruộng đất canh tác để vừa khuyến khích sản xuất hàng hoá vừa ngăn chặn tình trạng người làm nông nghiệp không có đất sản xuất. Tuy nhiên, cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn trên địa bàn chuyển dịch chậm, chưa theo sát thị trường. Sản xuất nông nghiệp ở nhiều nơi ruộng đất còn phân tán, manh mún, mang yếu tố tự phát; ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất còn chậm.
Hệ thống chính sách và hệ thống quản lý đất đai ở Việt Nam tuy đã được hình thành nhưng vẫn phải liên tục điều chỉnh, còn nhiều chính sách chưa phù hợp với thực tiễn.
Vì vậy, việc nghiên cứu ảnh hưởng của chính sách đất đai đến việc sử dụng đất nông nghiệp phục vụ yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nam Định là rất cần thiết, nhằm chuyển dịch cơ cấu đất đai, kinh tế ở nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, bảo vệ môi trường sinh thái; đảm bảo an ninh lương thực, phát triển sản xuất và chế biến nông sản hàng hoá xuất khẩu. Chú trọng làm tốt quy hoạch những vùng sản xuất hàng hoá tập trung gắn với tiềm năng thế mạnh của từng vùng trong Tỉnh.
Xuất phát từ những ý nghĩa đó, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài :
"Ttác động của chính sách đất đai đến việc sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất phương án sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2015 tại tỉnh Nam Định"
1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Đánh giá ảnh hưởng của chính sách đất đai (thời kỳ 1995 đến nay) đến việc sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn của Tỉnh nhằm đề xuất việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn Tỉnh theo hướng nâng cao hiệu quả kinh tế và tiến tới xây dựng nền nông nghiệp bền vững.
1.2.2. Yêu cầu
- Nghiên cứu các yếu tố về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp và biến động đất nông nghiệp
- Phân tích tóm tắt các chính sách đất đai trong thời gian vừa qua.
- Nghiên cứu tác động của chính sách đất đai đến việc sử dụng đất nông nghiệp.
- Đề xuất phương án sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn Tỉnh theo hướng nâng cao hiệu quả kinh tế.
124 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3736 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tác động của chính sách đất đai đến việc sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất phương án sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2015 tại tỉnh Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
LÂM MINH CỬ
TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH ĐẤT ĐAI ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2015 TẠI TỈNH NAM ĐỊNH
Chuyên ngành: Trồng trọt
Mã số: 606201
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. PHẠM TIẾN DŨNG
HÀ NỘI - 2008
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong bản luận văn này trung thực và chưa hề sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tác giả
Lâm Minh Cử
LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc tôi xin chân thành cám ơn tới thầy PGS.TS. Phạm Tiến Dũng đã trực tiếp hướng dẫn chỉ bảo tận tình giúp tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Lãnh đạo khoa Sau Đại học, Khoa Nông học, các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các huyện của tỉnh Nam Định đã tạo điệu kiện để tôi hoàn thành tốt luận văn.
Tôi bày tỏ lời cảm ơn tới Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và môi trường; Lãnh đạo, anh chị em đồng nghiệp Vụ Đăng ký và Thống kê đất đai - Bộ Tài nguyên và Môi trường; gia đình, bạn bè đã động viên tạo điều kiện tốt nhất để tôi có được thành quả ngày hôm nay.
Tác giả
Lâm Minh Cử
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các bảng vi
Danh mục các hình viii
1. MỞ ĐẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục đích và yêu cầu 2
1.2.1. Mục đích 2
1.2.2. Yêu cầu 2
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. Cở sở lý luận của đề tài 3
2.1.1. Chính sách đất đai ở một số nước 3
2.1.2 Chính sách pháp luật đất đai của Việt Nam 7
3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
3.1 Đối tượng nghiên cứu 25
3.2 Phạm vi nghiên cứu đề tài 25
3.3 Nội dung nghiên cứu 25
3.3.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định 25
3.3.2 Hiện trạng tình hình quản lý và sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Nam Định 25
3.3.3 Phân tích, đánh giá tác động của chính sách đất đai đến việc quản lý sử dụng đất nông nghiệp ở địa bàn tỉnh Nam Định 26
3.3.4 Đề xuất phương án sử dụng đất nông nghiệp của Tỉnh trong thời gian tới 26
3.4 Phương pháp nghiên cứu 26
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 28
4.1. Điều kiện tự nhiên 28
4.11. Vị trí địa lý 28
4.1.2 Đặc điểm địa hình, địa mạo 28
4.1.3 Đặc điểm khí hậu, thời tiết 29
4.1.4. Đặc điểm thuỷ văn 30
4.1.5. Tài nguyên đất 31
4.1.6. Tài nguyên nước 31
4.1.7. Tài nguyên rừng 31
4.1.8. Tài nguyên biển 32
4.1.9 Tài nguyên nhân văn 32
4.1.10. Cảnh quan, môi trường 33
4.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 34
4.2.1. Khái quát về thực trạng phát triển kinh tế 34
4.2.2. Thực trạng phát triển hệ thống đô thị, khu dân cư nông thôn 41
4.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật 42
4.2.4. Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội tác động đến việc sử dụng đất 43
4.3. Hiện trạng quản lý và sử dụng đất nông nghiệp 45
4.31. Hiện trạng sử dụng đất đai 45
4.3.2. Ảnh hưởng của chính sách đất đai đến sử dụng đất nông nghiệp 48
4.3.3. Đánh giá chung tác động của chính sách đất đai 69
4.4 Đề xuất phương án sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2015 69
4.4.1 Các căn cứ để xây dựng đề xuất 69
4.4.2 Phương án sử dụng đất nông nghiệp tới năm 2015 69
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 69
5.1. Kết luận 69
5.2 Kiến nghị 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
DANH MỤC BẢNG
STT
Tên bảng
Trang
4.1. Cơ cấu kinh tế của tỉnh Nam Định giai đoạn 1995 - 2005 35
4.2. Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá hiện hành phân theo ngành kinh tế 36
4.3. Diện tích các loại đất tỉnh Nam Định năm 2005 45
4.4. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh Nam Định năm 2005 46
4.5 Ảnh hưởng của chính sách đất nông nghiệp đến hình thức sử dụng đất nông nghiệp (Khu vực thị trấn) 48
4.6. Ảnh hưởng của chính sách đất nông nghiệp đến hình thức sử dụng đất nông nghiệp (Khu vực nông thôn) 49
4.7. Diện tích lúa đông xuân biến động qua các năm 51
4.8. Diện tích lúa mùa thay đổi qua các năm 52
4.9. Diện tích ngô thay đổi qua các năm 53
4.10. Diện tích rau, đậu biến động qua các năm 54
4.11 Diện tích đay, cói thay đổi qua các năm 56
4.12. Diện tích trồng mía thay đổi qua các năm 57
4.13. Diện tích trồng lạc thay đổi qua các năm 58
4.14. Diện tích trồng đậu tương thay đổi qua các năm 59
4.15. Diện tích trồng dâu tằm thay đổi qua các năm 60
4.16. Diện tích trồng cây ăn quả qua các năm 61
4.17. Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản thay đổi qua các năm 63
4.18. Thay đổi một số chỉ tiêu kinh tế xã hội và sản xuất nổi bật qua biến động của sử dụng đất 66
4.19. Hiện trạng sử dụng đất và cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Nam Định năm 2006 69
4.20. Kết quả xây dựng bản đồ đất đai tỉnh Nam Định 69
4.21. Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất đai tỉnh Nam Định (theo giá hiện hành năm 2005) 69
4.22. Kết quả phân hạng thích nghi các loại hình hiện tại- tỉnh Nam Định 69
4.23. Tổng hợp phương án sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Nam Định đến năm 2015 69
DANH MỤC CÁC HÌNH
STT
Tên hình
Trang
4.1. Cơ cấu kinh tế của tỉnh Nam Định giai đoạn 1995 - 2005 35
4.2. Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá hiện hành phân theo ngành kinh tế 36
4.3. Cơ cấu các loại đất 45
4.4. Thay đổi diện tích trồng cây lương thực, thực phẩm qua các năm 55
4.5. Diện tích trồng lúa xen lẫn diện tích trồng ngô 55
4.6. Sự thay đổi diện tích cây công nghiệp qua các năm 57
4.7. Thay đổi diện tích cây họ đậu qua các năm 59
4.8. Cây dâu trên đất bãi ven sông- huyện Hải Hậu 60
4.9. Sự thay đổi diện tích cây lâu năm qủa các năm 61
4.10. Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản qua các năm 63
4.11. Nuôi tôm ở ngoài đê - huyện Giao Thuỷ 64
4.12. Vùng nuôi tôm tại thị trấn Quất Lâm - huyện Giao Thuỷ 65
4.13. Ao nuôi cá được thành trên những vùng đất trũng - thị trấn Thịnh Long- huyện Hải Hậu 65
4.14. Phần trăm lao động trong nông nghiệp qua các năm 66
4.15. Sản lượng cây ăn quả và thuỷ sản qua các năm 67
4.16. Sản lượng cây lương thực có hạt 67
4.17. Giá trị sản xuất nông nghiệp qua các năm 68
1. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là nguồn tài sản lớn của quốc gia và mọi gia đình, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là điều kiện tối thiểu đảm bảo cho quá trình tái sản xuất giúp xã hội tồn tại và phát triển. Chính sách đất đai từ năm 1988 đến nay đã sửa đổi, bổ sung, hướng tới đầy đủ các mặt kinh tế, chính trị xã hội; khai thác, sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả, phát huy tối đa tiềm năng, nguồn lực về đất đai; đầu tư mở rộng diện tích, nâng cao chất lượng và bảo vệ đất canh tác nông nghiệp, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và môi trường sinh thái.
Những đổi mới trong chính sách, pháp luật đất đai hơn 15 năm qua đã đưa đến những kết quả tích cực, thúc đẩy kinh tế phát triển, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội. Người sử dụng đất gắn bó nhiều hơn với đất đai. Đất đai trong nông nghiệp được sử dụng có hiệu quả hơn, nền nông nghiệp nước ta về cơ bản đã chuyển sang sản xuất hàng hoá, phát triển tương đối toàn diện, tăng trưởng khá, đời sống nhân dân ở hầu hết các vùng đều được cải thiện rõ rệt.
Đối với đất nông nghiệp, Luật Đất đai cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; Khuyến khích các thành phần kinh tế khai hoang, phục hoá, mở rộng diện tích đất nông nghiệp trên nguyên tắc tuân theo quy hoạch và bảo đảm an toàn lương thực, nhưng Nhà nước cũng đề ra các chính sách kiểm soát việc tích tụ ruộng đất canh tác để vừa khuyến khích sản xuất hàng hoá vừa ngăn chặn tình trạng người làm nông nghiệp không có đất sản xuất. Tuy nhiên, cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn trên địa bàn chuyển dịch chậm, chưa theo sát thị trường. Sản xuất nông nghiệp ở nhiều nơi ruộng đất còn phân tán, manh mún, mang yếu tố tự phát; ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất còn chậm.
Hệ thống chính sách và hệ thống quản lý đất đai ở Việt Nam tuy đã được hình thành nhưng vẫn phải liên tục điều chỉnh, còn nhiều chính sách chưa phù hợp với thực tiễn.
Vì vậy, việc nghiên cứu ảnh hưởng của chính sách đất đai đến việc sử dụng đất nông nghiệp phục vụ yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nam Định là rất cần thiết, nhằm chuyển dịch cơ cấu đất đai, kinh tế ở nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, bảo vệ môi trường sinh thái; đảm bảo an ninh lương thực, phát triển sản xuất và chế biến nông sản hàng hoá xuất khẩu. Chú trọng làm tốt quy hoạch những vùng sản xuất hàng hoá tập trung gắn với tiềm năng thế mạnh của từng vùng trong Tỉnh.
Xuất phát từ những ý nghĩa đó, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài :
"Ttác động của chính sách đất đai đến việc sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất phương án sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2015 tại tỉnh Nam Định"
1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Đánh giá ảnh hưởng của chính sách đất đai (thời kỳ 1995 đến nay) đến việc sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn của Tỉnh nhằm đề xuất việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn Tỉnh theo hướng nâng cao hiệu quả kinh tế và tiến tới xây dựng nền nông nghiệp bền vững.
1.2.2. Yêu cầu
- Nghiên cứu các yếu tố về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp và biến động đất nông nghiệp
- Phân tích tóm tắt các chính sách đất đai trong thời gian vừa qua.
- Nghiên cứu tác động của chính sách đất đai đến việc sử dụng đất nông nghiệp.
- Đề xuất phương án sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn Tỉnh theo hướng nâng cao hiệu quả kinh tế.
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cở sở lý luận của đề tài
2.1.1. Chính sách đất đai ở một số nước
2.1.1.1. Trung Quốc
Hệ thống sở hữu đất ở Trung Quốc kết hợp giữa quyền sử dụng cá nhân với sở hữu công cộng nhằm mục đích ưu đãi khuyến khích phát triển kinh tế cho các hộ nông dân. Trong khi đó, Chính phủ Trung Quốc chưa cho phép trao toàn quyền sở hữu và chuyển nhượng đất cho nông dân. Thông thường, đất nông nghiệp thuộc sở hữu chung của một nhóm từ 30-40 hộ gia đình, gọi là xiaozu trong một số trường hợp, một làng là chủ sở hữu (có khoảng 10 nhóm trong mỗi làng).
Theo cách sở hữu chung, nông dân Trung Quốc không có quyền sở hữu đối với đất đai và đương nhiên càng không có quyền mua bán. Thay vào đó, các quan chức địa phương tiến hành phân bổ quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình hoặc quyền canh tác trên những mảnh đất chuyên canh.
Sở hữu đất đai là vấn đề lớn của Trung Quốc vì bản thân nông dân không có quyền sở hữu đất và không được tiến hành mua bán nên không nhận được lợi ích gì khi giá trị đất đai tăng lên do nền kinh tế tăng trưởng. Thực tế, do quyền sở hữu không rõ ràng, thật khó có thể biết chính xác ai là người sẽ nhận được lợi ích từ sự tăng giá vô hình của đất đai. Trong khi kinh tế nông thôn đang phải đối phó với những thay đổi lớn về kinh tế và toàn cầu hoá, hệ thống sở hữu đất có thể đang là một rào cản hạn chế việc điều chỉnh kinh tế nông thôn Trung Quốc. Sự thiếu vắng thị trường đất đai và những mâu thuẫn vốn có bên trong hệ thống sở hữu đất đang làm chậm lại quá trình chuyển đổi đất có giá trị sử dụng thấp sang đất có giá trị sử dụng cao và cản trở những điều chỉnh cần thiết trong ngành nông nghiệp Trung Quốc. Việc không cho phép thuê đất phổ biến có thể ngăn không cho các hộ gia đình mở rộng trồng các cây hoa màu có lợi và đa dạng hoá cây trồng, nhất là ở những làng xã các nhà lãnh đạo địa phương khuyến khích việc sản xuất các loại lương thực thiết yếu. Những làng xã có các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả đang cần đất để mở rộng hoạt động sang lĩnh vực phi nông nghiệp sẽ đề đạt nguyện vọng lên lãnh đạo địa phương bởi không chắc là các hộ gia đình có quyền lợi bị ảnh hưởng sẽ sẵn sàng từ bỏ quyền lợi. Những khoản tiền trả cho các hộ gia đình để họ từ bỏ quyền sử dụng đất có thể hoặc không được coi là khoản đền bù cho những thiệt hại mà các hộ gia đình này phải gánh chịu.
Quyền sử dụng đất gắn chặt với việc cư trú và phân bổ hạn ngạch ngũ cốc làm cho lao động ở các địa phương không được khuyến khích đổ về các thành phố, thị trấn tìm việc làm nếu không họ sẽ bị tước mất quyền sử dụng đất. Những quy định này cùng với cơ chế đăng ký hộ khẩu tại các khu vực thành thị đã giải thích tại sao ở Trung Quốc hầu hết dòng dân di cư chỉ diễn ra tạm thời và trên quy mô cá nhân hơn là gia đình.
Nông dân không có quyền sở hữu đất đai nên ít chú ý đầu tư để cải thiện đất và có rất ít tài sản để cầm cố cho các khoản vay, nên luôn rơi vào tình trạng thiếu vốn. Rủi ro về khả năng phân bổ lại quyền sử dụng đất đã hạn chế các khoản đầu tư lớn vào các vườn cây, các khu đất trồng rừng hoặc các dự án dài hạn. Sở hữu đất bị giới hạn cũng không khuyến khích nông dân bảo tồn đất, ngược lại nông dân có xu hướng trồng và sử dụng các biện pháp có hiệu quả nhanh để thời gian thu hồi vốn ngắn, chẳng hạn như sử dụng chất hoá học nồng độ cao. Ngoài ra, giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng không rõ ràng còn khiến nông dân canh tác theo hướng không có lợi cho đất, dẫn tới tình trạng xói mòn nhanh chóng.
Theo Luật đất đai mới nhất ban hành năm 1999, hầu hết các quy định đều cho rằng các hộ nông dân được phép kéo dài thời gian thuê đất 30 năm để đảm bảo quyền sử dụng đất cho người dân. Luật đất đai được đưa ra cũng nhằm giảm bớt số lần và những thất thường trong phân bổ lại quyền sử dụng đất. Các làng và các thị trấn thuộc các tỉnh duyên hải phát triển tự do hơn trong việc thử nghiệm những biện pháp mới đối với các hình thức sở hữu đất ổn định như hợp tác xã, thế chấp bằng đất và các công ty liên doanh, nhờ đó các hộ nông dân có thể biến đất được phép sử dụng thành các trang trại quy mô lớn hoặc đưa vào sử dụng theo nhiều mục đích khác. Hiện nay các làng xã đang áp dụng các hình thức sở hữu mới và các hình thức sở hữu này sẽ trở thành mô hình để tiến hành các cuộc cải cách về sở hữu đất đai trong tương lai, tạo đà phát triển sản xuất. Trung Quốc có chủ trương “kéo dài thời hạn khoán ruộng đất để khuyến khích nông dân đầu tư bồi bổ sức đất, thực hiện thâm canh”. Chủ trương này nhằm kiện toàn chế độ khoán sản phẩm đến hộ nông dân, khắc phục tình trạng nông dân bóc ngắn cắn dài, kinh doanh có tính chất quá lạm dụng độ màu mỡ của đất đai. Thời hạn khoán ruộng đất từ 15 năm trở lên, đối với loại kinh doanh chu kỳ sản xuất dài có tính chất khai hoang như vườn, rừng, đồi hoang... thì thời hạn khoán cần phải dài hơn. Trước khi kéo dài thời hạn khoán, nếu quần chúng có yêu cầu điều chỉnh ruộng đất thì có thể dựa vào nguyên tắc “đại ổn định, tiểu điều chỉnh” (nghĩa là, về cơ bản phải ổn định, nhưng có thể điều chỉnh một phần nhỏ ruộng đất khoán chưa hợp lý), thông qua thương lượng một cách đầy đủ, sau đó tập thể thống nhất điều chỉnh. Ngoài ra còn cho phép hộ nông dân có quyền nhượng ruộng khoán, cụ thể là “khuyến khích từng bước tập trung ruộng đất vào tay những người làm ruộng giỏi”.
Chính phủ Trung Quốc áp dụng những phương pháp quản lý đất đai sử dụng cho xây dựng nhằm tập trung vào phạm vi đất đai và giao đất cho các dự án, do đó những dự án xây dựng có thể sử dụng những diện tích sử dụng không hiệu quả cho các mục đích nông nghiệp. Theo sự cho phép bảo đảm khối lượng chất lượng ban đầu của việc bảo tồn trạng trại cơ bản, trang trại mới tương đương về chất lượng và số lượng phải được phục hồi để bồi thường khi ai đó đang sử dụng. Với phương diện quản lý tài nguyên đất đai, Trung Quốc phải đối mặt với vấn đề thiết lập và cải thiện cơ chế theo định hướng thị trường, chính sách và quy định, việc hiện đại hóa quản lý đất đai cần thiết để hỗ trợ tạo nên sự ảnh hưởng cơ bản của cơ chế thị trường đến việc giao tài nguyên đất đai, đồng thời tăng cường sự can thiệp lô gíc của chính quyền để thực thi việc sử dụng đất hiệu quả cao, công bằng và bền vững. Trước hết là bảo vệ đất canh tác, và thực hiện hóa sự cân bằng động của nó trong tổng thể. Những mâu thuẫn giữa nguồn tài nguyên đất đai hạn hữu và sự gia tăng nhu cầu phải được làm rõ rằng chúng ta sẽ kiên quyết thực thi các chính sách nghiêm ngặt để bảo vệ đất canh tác, tăng cường sự phát triển và phục hồi đất canh tác cũng như bảo vệ môi trường thiên nhiên, tổng đất canh tác cần phải cân bằng động nhằm cải thiện tích cực và hiệu quả chất lượng tài nguyên đất đai.[39]
2.1.1.2. Đài Loan
Chính quyền đã thực hiện cải cách ruộng đất theo nguyên tắc phân phối đồng đều ruộng đất cho nông dân. Ruộng đất đã được trưng thu, tịch thu, mua lại của các địa chủ rồi bán chịu, bán trả dần cho nông dân. Điêù này đã tạo điều kiện cho ra đời các trang trại gia đình quy mô nhỏ. Tuy nhiên, quá trình công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn sau này đòi hỏi phải mở rộng quy mô của các trang trại gia đình nhằm ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm... Nhưng ruộng đất vẫn không được tích tụ cho dù đã có nhiều người tuy là chủ đất nhưng đã chuyển sang làm những nghề phi nông nghiệp, vì người dân coi ruộng đất là tiêu chí để đánh giá vị trí của họ trong xã hội nên ít có sự chuyển nhượng đất. Năm 1983 Đài loan công bố Luật phát triển nông nghiệp trong đó công nhận phương thức sản xuất uỷ thác của các hộ nông dân, Nhà nước công nhận sự chuyển quyền sử dụng ruộng đất cho các hộ khác nhưng chủ ruộng cũ vẫn được thừa nhận quyền sở hữu, ước tính đã có tới trên 75% số trang trại áp dụng phương thức này để mở rộng quy mô ruộng đất sản xuất. Ngoài ra để mở rộng quy mô sản xuất các trang trại trong cùng thôn xóm còn tiến hành các hoạt động hợp tác như làm đất, mua bán chung một số vật tư, sản phẩm nông nghiệp [2].
2.1.2 Chính sách pháp luật đất đai của Việt Nam
2.1.2.1. Khái quát chung:
Các chính sách đất đai nói chung và chính sách ruộng đất nói riêng đối với nông dân luôn có tầm quan trọng và ý nghĩa đặc biệt, các chính sách ruộng đất ở nước ta luôn luôn phải xem xét giải quyết mọi hiện tượng và tình huống về đất đai không đơn thuần chỉ về mặt hiệu quả kinh tế mà còn cả về các mặt chính trị, xã hội đan xen và phải giữ được các nguyên tắc cơ bản theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm đáp ứng yêu cầu của các thời điểm phát triển nông nghiệp và nông thôn một cách ổn định, bền vững, thuận theo tiến trình đổi mới chung của đất nước.
Hiến pháp năm 1980 quy định : “Đất đai, rừng núi, sông hồ, hầm mỏ, tài nguyên thiên nhiên trong lòng đất, ở vùng biển và thềm lục địa... đều thuộc sở hữu toàn dân”; “Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch chung, nhằm bảo đảm đất đai được sử dụng hợp lý và tiết kiệm. Những tập thể và cá nhân đang sử dụng đất đai được tiếp tục sử dụng và hưởng kết quả lao động cuả mình theo quy định của pháp luật... Đất dành cho nông nghiệp và lâm nghiệp không được dùng vào việc khác, nếu không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép, đánh dấu một bước chuyển cơ bản và quan trọng về chính sách đất đai của Đảng và Nhà nước ta kể từ sau cải cách ruộng đất và tập thể hoá nông nghiệp.
Chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương Đảng ngày 13/1/1981 về “Cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã nông nghiêp”, quy định : “... hợp tác xã nông nghiệp phải quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả tư liệu sản xuất, trước hết là ruộng đất, sức kéo, phân bón, các công cụ và cơ sở vật chất - kỹ thuật của tập thể...”; “... Tổ chức tốt việc giao diện tích ruộng đất cho đội sản xuất, cho nhóm và người lao động sử dụng để thực hiện sản lượng khoán, tránh để đồng ruộng bị chia cắt manh mún... Khi diện tích giao khoán cho người lao động được phân bố hợp lý, thì có thể ổn định trong vài ba năm để xã viên yên tâm thâm canh trên diện tích đó...”.
Chỉ thị 29 ngày 21/11/1983 và Chỉ thị 56 ngày 29/01/1985 về giao đất, giao rừng cho hộ nông dân và việc củng cố quan hệ sản xuất ở miền núi, chủ trương thực hiện việc giao đất, giao rừng đến hộ nông dân, gắn quyền hạn, trách nhiệm và lợi ích vật chất để khuyến khích nông dân trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc; nông dân được quyền thừa kế tài sản trên đất trồng rừng và cây công nghiệp dài ngày... ; trong hợp tác xã, thực hiện cơ chế khoán gọn cho hộ xã viên.
Trong vòng 5 năm thi hành Chỉ thị 100 của Ba