Luận văn Tác động của thực tiễn quản trịnguồn nhân lực đến sự gắn kết của nhân viên với tổ chức tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đo lường tác động của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến sựgắn kết với tổchức theo cảm nhận của nhân viên. Nghiên cứu được thực hiện dựa trên cơsởlý thuyết vềthực tiễn quản trịnguồn nhân lực của Singh (2004) và các hình thức gắn kết với tổchức của Meyer & Allen (1997). Nghiên cứu định tính được thực hiện nhằm điều chỉnh, bổsung biến quan sát cho các thang đo. Nghiên cứu định lượng sửdụng phương pháp hệsốtin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tốkhám phá EFA, phân tích tương quan và hồi quy với sốlượng mẫu khảo sát gồm 400 nhân viên đang làm việc toàn thời gian tại một sốngân hàng thương mại cổphần trên địa bàn Thành phốHồChí Minh để đánh giá thang đo và mô hình nghiên cứu. Phần mềm SPSS for Windows 16.0 được sửdụng đểphân tích dữliệu. Kết quảnghiên cứu cho thấy, thang đo thực tiễn quản trịnguồn nhân lực có 5 thành phần với 11 biến quan sát, bao gồm: trảcông lao động; chính sách phúc lợi; tuyển dụng và bổnhiệm; cơhội thểhiện bản thân; trao quyền quản lý. Thang đo gắn kết với tổchức có 3 thành phần: gắn kết vì tình cảm; gắn kết vì lợi ích và gắn kết vì đạo đức với 13 biến quan sát. Kết quảcũng cho thấy 5 thành phần của thực tiễn quản trịnguồn nhân lực đều ảnh hưởng đến gắn kết vì tình cảm và gắn kết vì đạo đức, trong đó cơhội thểhiện bản thân và trảcông lao động là ảnh hưởng nhiều nhất. Gắn kết vì lợi ích không bị ảnh hưởng nhiều bởi các thành phần của thực tiễn quản trịnguồn nhân lực trong nghiên cứu này. Vềý nghĩa thực tiễn, kết quảnghiên cứu sẽlà cơsở khoa học và khách quan giúp cho các nhà lãnh đạo trong các đơn vịngành ngân hàng hiểu rõ hơn vềnhân viên đồng thời đưa ra giải pháp đểnâng cao sựgắn kết của nhân viên đối với tổchức.

pdf138 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3165 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tác động của thực tiễn quản trịnguồn nhân lực đến sự gắn kết của nhân viên với tổ chức tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM -------------------- PHẠM THỊ GIA TÂM TÁC ĐỘNG CỦA THỰC TIỄN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC ĐẾN SỰ GẮN KẾT CỦA NHÂN VIÊN VỚI TỔ CHỨC TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP.Hồ Chí Minh- Năm 2012 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN KIM DUNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM -------------------- PHẠM THỊ GIA TÂM TÁC ĐỘNG CỦA THỰC TIỄN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC ĐẾN SỰ GẮN KẾT CỦA NHÂN VIÊN VỚI TỔ CHỨC TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60.34.05 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP.Hồ Chí Minh- Năm 2012 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN KIM DUNG i LỜI CAM ĐOAN Tôi là Phạm Thị Gia Tâm, tác giả luận văn tốt nghiệp cao học này. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với cam kết trên. Học viên: Phạm Thị Gia Tâm Lớp: Quản trị Kinh doanh Khoá 17 ii LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian chuẩn bị và tiến hành nghiên cứu, tôi đã hoàn thành đề tài “Tác động của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến sự gắn kết của nhân viên tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”. Đây không hẳn là công sức của riêng tôi mà phải kể đến sự hỗ trợ từ gia đình, giáo viên hướng dẫn, đơn vị công tác, bạn bè, đồng nghiệp cũng như sự dạy dỗ nhiệt tình của các thầy, cô giáo Trường đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Vì lẽ đó, qua luận văn này, tôi xin được trân trọng cảm ơn: - PGS. TS. Trần Kim Dung, người đã tận tình hướng dẫn cho tôi trong quá trình xây dựng đề cương, tìm kiếm tài liệu, tổ chức nghiên cứu và hoàn thành luận văn; - Bạn bè, đồng nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thảo luận, tìm kiếm thông tin, thu thập và xử lý dữ liệu; - Các thầy cô giáo Trường đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức trong chương trình cao học; - Và đặc biệt là những người thân trong gia đình đã động viên, ủng hộ, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn. TP.Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 09 năm 2011 Học viên: Phạm Thị Gia Tâm Lớp: Quản trị Kinh doanh Khoá 17 iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................ ...i LỜI CẢM ƠN........................................................................................................ii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ PHƯƠNG TRÌNH...................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .....................................................................vii TÓM TẮT............................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN .................................................................................2 1.1. Lý do chọn đề tài ………………………………………………………….2 1.2. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................... 3 1.3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu................................................................. 4 1.4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 4 1.5. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu................................................................. 4 1.6. Bố cục đề tài nghiên cứu .............................................................................. 5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU...................6 2.1. Khái niệm nguồn nhân lực ........................................................................... 6 2.2. Thực tiễn quản trị nguồn nhân lực ............................................................... 7 2.2.1. Khái niệm quản trị nguồn nhân lực .......................................................... 7 2.2.2. Các thành phần của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực............................. 7 2.3. Thực tiễn về quản trị nguồn nhân lực tại một số ngân hàng TMCP trên địa bàn TP.HCM..................................................................................................... 16 2.4. Lý thuyết về sự gắn kết của nhân viên với tổ chức.................................... 20 2.4.1. Định nghĩa .............................................................................................. .20 2.4.2. Các thành phần của sự gắn kết với tổ chức............................................. 21 2.4.3. Đo lường mức độ gắn kết của nhân viên với tổ chức..............................24 2.5. Mối quan hệ giữa thực tiễn quản trị nguồn nhân lực và sự gắn kết của nhân viên đối với tổ chức............. ................................................................................24 iv 2.6. Mô hình nghiên cứu ......................................................................................26 2.7. Giả thuyết nghiên cứu...................................................................................27 2.7.1. Nhóm giả thuyết H1: tác động của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến gắn kết tình cảm................. ............................................................................... 28 2.7.2. Nhóm giả thuyết H2: tác động của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến gắn kết vì lợi ích....……………………………………………………………28 2.7.3. Nhóm giả thuyết H3: tác động của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến gắn kết vì đạo đức ............................................................................................. 29 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................31 3.1. Quy trình nghiên cứu ....................................................................................31 3.1.1. Nghiên cứu sơ bộ .................................................................................... 31 3.1.2. Nghiên cứu chính thức............................................................................ 32 3.2. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................33 3.2.1. Kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha ................................... 33 3.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA ........................................................... 33 3.2.3. Phân tích hồi quy và kiểm định mối liên hệ ........................................... 34 3.3. Thiết kế nghiên cứu ......................................................................................34 3.3.1. Đối tượng khảo sát .................................................................................. 34 3.3.2. Cách thức khảo sát .................................................................................. 34 3.3.3. Quy mô và cách thức chọn mẫu.............................................................. 35 3.4. Xây dựng thang đo........................................................................................37 3.4.1. Quá trình xây dựng thang đo .................................................................. 37 3.4.2. Thang đo về thực tiễn quản trị nguồn nhân lực ...................................... 37 3.4.3. Thang đo về mức độ gắn kết với tổ chức................................................ 40 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.........................................................44 4.1. Mô tả mẫu khảo sát .......................................................................................44 v 4.2. Đánh giá sơ bộ thang đo qua kiểm tra hệ số tin cậy Cronbach Alpha..........47 4.2.1. Đánh giá thang đo thực tiễn quản trị nguồn nhân lực............................. 47 4.2.2. Đánh giá thang đo mức độ gắn kết với tổ chức47 4.3. Kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA) .....................47 4.3.1. Kiểm định thang đo thực tiễn quản trị nguồn nhân lực .......................... 48 4.3.2. Kiểm định thang đo mức độ gắn kết với tổ chức.................................... 50 4.4. Hiệu chỉnh mô hình giả thuyết nghiên cứu...................................................53 4.5. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu..................................................................55 4.5.1. Phân tích tương quan .............................................................................. 56 4.5.2. Phân tích hồi quy tuyến tính bội ............................................................. 57 4.5.3. Thảo luận kết quả.................................................................................... 65 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................71 5.1. Đánh giá chung .............................................................................................71 5.2. Kết quả chính và đóng góp của nghiên cứu..................................................72 5.3. Một số kiến nghị để tăng mức độ gắn kết với ngân hàng của các cán bộ - nhân viên..............................................................................................................73 5.3.1. Thực tiễn tạo nhiều cơ hội thể hiện bản thân và thăng tiến. ..................... .72 5.3.2. Thực tiễn trả công lao động và phúc lợi ....................................................73 5.3.3. Thực tiễn tuyển dụng và bổ nhiệm.............................................................75 5.3.4. Thực tiễn trao quyền quản lý .................................................................... .76 5.4. Hạn chế và kiến nghị hướng nghiên cứu tiếp theo .......................................78 5.4.1. Hạn chế ......................................................................................................78 5.4.2. Kiến nghị hướng nghiên cứu tiếp theo.......................................................79 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................80 PHỤ LỤC.............................................................................................................84 vi DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2.1 Hệ thống đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên...........14 Hình 2.2 Cơ sở để thực hiện các mục tiêu của tiền lương ...................................16 Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu...........................................................................24 Hình 3.1. Quy trình thực hiện nghiên cứu ........................................................29 Hình 4.1 Mô hình nghiên cứu đã hiệu chỉnh ....................................................46 DANH MỤC CÁC PHƯƠNG TRÌNH Phương trình 4.1 : Phương trình hồi quy tuyến tính giữa thực tiễn quản trị nguồn nhân lực và gắn kết vì tình cảm.................................................. 56 Phương trình 4.2 : Phương trình chưa chuẩn hóa dự đoán sự tác động của thực tiễn QTNNL lên gắn kết vì tình cảm............................................ 58 Phương trình 4.3 : Phương trình hồi quy tuyến tính giữa thực tiễn quản trị nguồn nhân lực và gắn kết vì lợi ích...................................................... 59 Phương trình 4.4 : Phương trình chưa chuẩn hóa dự đoán sự tác động của thực tiễn QTNNL lên gắn kết vì lợi ích............................................... 60 Phương trình 4.5 : Phương trình hồi quy tuyến tính giữa thực tiễn quản trị nguồn nhân lực và gắn kết vì đạo đức................................................... 61 Phương trình 4.6 : Phương trình chưa chuẩn hóa dự đoán . tác động của thực tiễn QTNNL lên gắn kết vì đạo đức............................................. 62 vii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Bảng tóm tắt các thành phần thực tiễn QTNNL....................................9 Bảng 2.2. Vốn điều lệ của 10 ngân hàng thương mại cổ phần lớn ở thành phố Hồ Chí Minh........................................................................................................15 Bảng 2.3. Bảng tổng kết các thành phần của gắn kết với tổ chức ......................21 Bảng 3.1. Bảng thống kê số lượng mẫu khảo sát ở 10 ngân hàng TMCP trên địa bàn TP.HCM........................................................................................................35 Bảng 4.1. Mô tả mẫu khảo sát về thông tin nhân khẩu........................................39 Bảng 4.2. Số lượng biến quan sát và hệ số Cronbach alpha của thang đo thực tiễn quản trị nguồn nhân lực.......................................................................................40 Bảng 4.3. Số lượng biến quan sát và hệ số Cronbach alpha của thang đo mức độ gắn kết với tổ chức của nhân viên........................................................................41 Bảng 4.4. Kết quả phân tích nhân tố khám phá của thang đo thực tiễn quản trị nguồn nhân lực.....................................................................................................42 Bảng 4.5. Kết quả phân tích nhân tố khám phá của thang đo gắn kết với tổ chức......................................................................................................................44 Bảng 4.6. Hệ số tương quan giữa các biến.......................................................... 48 Bảng 4.7. Các hệ số xác định mô hình.................................................................50 Bảng 4.8. Kết quả hồi quy từng phần về Gắn kết vì tình cảm............................ 51 Bảng 4.9. Các hệ số xác định mô hình………………......………..….….....…...52 Bảng 4.10. Kết quả hồi quy từng phần về Gắn kết vì lợi ích…….......….....…...53 Bảng 4.11.Các hệ số xác định mô hình................................................................54 Bảng 4.12. Kết quả hồi quy từng phần về Gắn kết vì đạo đức............................55 Bảng 4.13. Tóm tắt mối tương quan giữa thực tiễn QTNNL và sự gắn kết với tổ chức......................................................................................................................60 1 TÓM TẮT Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đo lường tác động của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến sự gắn kết với tổ chức theo cảm nhận của nhân viên. Nghiên cứu được thực hiện dựa trên cơ sở lý thuyết về thực tiễn quản trị nguồn nhân lực của Singh (2004) và các hình thức gắn kết với tổ chức của Meyer & Allen (1997). Nghiên cứu định tính được thực hiện nhằm điều chỉnh, bổ sung biến quan sát cho các thang đo. Nghiên cứu định lượng sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan và hồi quy với số lượng mẫu khảo sát gồm 400 nhân viên đang làm việc toàn thời gian tại một số ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh để đánh giá thang đo và mô hình nghiên cứu. Phần mềm SPSS for Windows 16.0 được sử dụng để phân tích dữ liệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thang đo thực tiễn quản trị nguồn nhân lực có 5 thành phần với 11 biến quan sát, bao gồm: trả công lao động; chính sách phúc lợi; tuyển dụng và bổ nhiệm; cơ hội thể hiện bản thân; trao quyền quản lý. Thang đo gắn kết với tổ chức có 3 thành phần: gắn kết vì tình cảm; gắn kết vì lợi ích và gắn kết vì đạo đức với 13 biến quan sát. Kết quả cũng cho thấy 5 thành phần của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đều ảnh hưởng đến gắn kết vì tình cảm và gắn kết vì đạo đức, trong đó cơ hội thể hiện bản thân và trả công lao động là ảnh hưởng nhiều nhất. Gắn kết vì lợi ích không bị ảnh hưởng nhiều bởi các thành phần của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực trong nghiên cứu này. Về ý nghĩa thực tiễn, kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở khoa học và khách quan giúp cho các nhà lãnh đạo trong các đơn vị ngành ngân hàng hiểu rõ hơn về nhân viên đồng thời đưa ra giải pháp để nâng cao sự gắn kết của nhân viên đối với tổ chức. 2 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. Lý do chọn đề tài: Thực tiễn quản trị nguồn nhân lực (QTNNL) ngày càng được xem là những yếu tố đóng góp chủ yếu cho năng lực của một tổ chức và nghiên cứu về các thực tiễn QTNNL là một công việc hết sức quan trọng trong quản lí và phát triển tổ chức, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Trong gần 20 năm qua, mức độ tác động của các thực tiễn QTNNL lên sự gắn kết của nhân viên là đề tài được nghiên cứu bởi nhiều chuyên gia và nhà nghiên cứu nổi tiếng như Kramer (1994), Kouzes và Posner (1997) và Meyer & Allen (1990); Jeffrey Pfeffer (1998) cũng nghiên cứu về 07 thực tiễn cho một tổ chức thành công, Becker và Gerhart (1996) so sánh những kết hợp khác nhau giữa các thực tiễn... Sự phát triển như vũ bão của khoa học - công nghệ đã tác động đến mọi mặt của đời sống, kinh tế-xã hội, làm thay đổi nhận thức và phương pháp sản xuất kinh doanh của nhiều lĩnh vực, nhiều ngành kinh tế khác nhau, trong đó có lĩnh vực Ngân hàng. Trong những năm gần đây, vấn đề nhân viên nghỉ việc trong các ngân hàng được nhắc đến khá nhiều, song vẫn chưa có được hướng đi và cách làm cụ thể để làm giảm làn sóng nghỉ việc đang len lỏi trong các tổ chức này. Sự thành công của các ngân hàng giờ đây không phải dựa vào vốn và công nghệ nữa mà từ nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực cũng là tài sản, nhưng là tài sản rất di động, họ có thể từ bỏ ngân hàng của mình bất kỳ lúc nào, thậm chí tài sản này có thể bị “đánh cắp” bất cứ lúc nào nếu các ngân hàng không có những chính sách phù hợp. Một cuộc cạnh tranh khốc liệt tranh giành nhân lực chất lượng cao đã và đang diễn ra giữa các ngân hàng. Do đó, một vấn đề được đặt ra là làm sao để nhân viên có sự gắn kết cao với tổ chức của mình. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết với ngân hàng nhưng liệu thực tiễn quản trị 3 nguồn nhân lực tại các ngân hàng có ảnh hưởng đến sự gắn kết này không? Và đâu là những thực tiễn tốt nhất, ảnh hưởng nhất đến việc duy trì một đội ngũ nhân lực phù hợp nhất cho sự phát triển của ngân hàng? Ở Việt Nam chưa có nghiên cứu chính thức nào về mối liên hệ giữa thực tiễn QTNNL với sự gắn kết trong các ngân hàng; các ngân hàng Việt Nam cũng chưa thật sự quan tâm, đầu tư đúng mức cho công tác quản trị nguồn nhân lực. Xuất phát từ những yêu cầu trên cùng với tâm huyết của bản thân muốn đóng góp xây dựng cho sự phát triển của nguồn nhân lực ngân hàng Đông Á – nơi tác giả đang công tác, luận văn “Tác động của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến sự gắn kết của nhân viên với tổ chức tại các ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM)” được thực hiện nhằm khảo sát cụ thể mức độ ảnh hưởng của thực tiễn QTNNL lên sự gắn kết của nhân viên trong các ngân hàng TMCP trên địa bàn TP.HCM. Hy vọng kết quả của nghiên cứu này sẽ giúp các ngân hàng Việt Nam nói chung và ngân hàng TMCP Đông Á nói riêng hiểu chính xác hơn về tác động của thực tiễn QTNNL trong tổ chức mình, từ đó có những chính sách phù hợp để thay đổi cách quản trị nguồn nhân lực dẫn đến làm tăng mức độ gắn kết của nhân viên. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu nhằm mục tiêu: Đo lường tác động của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến sự gắn kết với tổ chức theo cảm nhận của nhân viên. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu này, việc nghiên cứu cần xác định rõ mức độ tác động của các yếu tố trong thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến mức độ gắn kết của nhân viên như thế nào và nghiên cứu cần trả lời được các câu hỏi sau: - Nhân viên có thoả mãn với thực tiễn quản trị nguồn nhân lực không? - Nhân viên đánh giá như thế nào về mức độ gắn kết tại nơi làm việc? 4 - Mức độ tác động của các yếu tố trong thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến mức độ gắn kết của nhân viên như thế nào? 1.3. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng khảo sát: - Nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi thực tiễn quản trị nguồn nhân lực của 10 ngân hàng TMCP lớn trên địa bàn TP.HCM. - Đối tượng khảo sát chủ yếu là những nhân viên và quản lý bậc trung trở xuống và làm việc toàn thời gian tại 10 ngân hàng TMCP lớn trên địa bàn TP.HCM. 1.4. Phương pháp nghiên
Luận văn liên quan