Luận văn Tái cấu trúc tài chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp ngành thép Việt Nam

1. Ý nghĩa của đềtài: Việt Nam chính thức gia nhập TổChức Thương Mại ThếGiới ngày 7/11/2006 đã mởra nhiều hơn các cơhội giao thương với thếgiới cho các doanh nghiệp Việt Nam, tiếp theo đó cũng là những thách thức rất lớn trong cạnh tranh mà đòi hỏi doanh nghiệp cần phải đủsức vượt qua. Nhu cầu phát triển vềxây dựng, đổi mới đất nước, kiến trúc hạtầng, cần có đóng góp rất nhiều từcác doanh nghiệp thép trong nước. Là một ngành kinh tế mũi nhọn và rất nhạy cảm với sựthay đổi của nền kinh tếtrong nước, trước bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt, ngành thép Việt Nam đang và sẽphải đương đầu với những áp lực cạnh tranh vềquy môvốn, nguyên vật liệu, dòng sản phẩm, giá thành .Đểcó thể ổn định và phát triển, doanh nghiệp thép Việt Nam cần phải có những biện pháp cấp bách trong việc tái cấu trúc nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh của mình. Từnhận định trên, tác giả đã chọn đềtài “Tái cấu trúc tài chính nhằmnâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp ngành thép Việt Nam” đểlàmluận văn tốt nghiệp cao học. 2. Mục tiêu của đềtài: Trên cơsởvận dụng lý luận và thực tiễn vềnăng lực tài chính, năng lực cạnh tranh và tái cấu trúc, tác giảphân tích các chỉtiêu nhằm chỉra thực trạng vềnăng lực cạnh tranh doanh nghiệp thép trong nước. Từ đó đưa ra các giải pháp vi mô, vĩmô đặc biệt là nhóm các giải pháp tái cấu trúc tài chính nhằm làm tăng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. 3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đềtài: luận văn sửdụng nguồn sốliệu vàthông tin của các doanh nghiệp tiêu biểu vềquy môvà uy tín, đại diện cho nhà sản xuất của các dòng sản phẩm thépnhưsau: - Công ty CP Thép Đình Vũ đại diện cho các doanh nghiệp sản xuất thép cán, thép xây dựng và luyện phôi thép. - Công ty CP Tập Đòan Hoa Sen, Công ty TNHH Bluescope Steel Việt Nam đại diện cho các doanh nghiệp sản xuất thép dẹt, tấm lợp, thép mạnhôm kẽm. - Công ty TNHHBluescope Building Việt Nam đại diện cho các doanh nghiệp sản xuất khung nhà théptiền chế. Qua phân tích các chỉtiêu của các doanh nghiệp đầu ngành chỉra thực trạng chung về năng lực cạnh tranh cho ngành thépViệt Nam, đặc biệt là quy môvà cấu trúc vốn hạn chế đểtừ đó đưa ra đềxuất tái cấu trúc tài chính cho các doanh nghiệp ngành thép Việt Nam. Phương pháp nghiêncứu của đềtài: trong luận văn này tác giả đã sửdụng phương pháp luận duy vật biện chứng, phương pháp quansát, môtả, phương pháp phân tích và tổng hợp. 4. Các đóng góp mới của luận văn: Luận văn trình bày và phân tích có hệthống thực trạng năng lực tài chính các doanh nghiệp ngành thép Việt Nam, dựa trên cơsởcác nghiên cứu hàn lâmvà các chỉtiêu đánh giá áp dụng trong thực tiễn. Từ đó đưa ra các giải pháp tái cấu trúc tài chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. 5. Kết cấu của luận văn: Luận văn ngòai phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu thamkhảo, nội dung đuợc chia thành 3 chương nhưsau: • Chương 1: Tổng luận vềnăng lực tài chính, năng lực cạnh tranh và tái cấu trúc. • Chương 2: Đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thép Việt Nam. • Chương 3: Tái cấu trúc ngành thép – giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh.

pdf108 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2635 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tái cấu trúc tài chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp ngành thép Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TNHH Trách nhiệm hữu hạn TSCĐ Tài sản cố định TSLĐ Tài sản lưu động HTK Hàng tồn kho SXKD Sản xuất kinh doanh KD Kinh doanh DNNN Doanh nghiệp nhà nước VSA Hiệp Hội Thép Việt Nam FDI Vốn đầu tư trực tiếp nứơc ngòai VLXD Vật liệu xây dựng Vốn CSH Vốn chủ sở hữu DNN&V Doanh nghiệp nhỏ và vừa CP Cổ phần WTO Tổ chức Thương Mại Thế Giới 2 DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU Hình 1.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của doanh nghiệp Hình 1.2 Phương pháp tiếp cận các hệ thống trong quản trị nguồn nhân sự Hình 1.3 Vai trò của Nhà Quản Trị Tài Chính Hình 2.1 Thị phần Tôn Mạ Kẽm Việt Nam trong năm 2008 Bảng 2.1 Các thành viên của Hiệp Hội Thép Việt Nam Bảng 2.2 Dự báo nhu cầu thép trong giai đọan 2005-2015 Hình 2.2 Xu hướng đầu tư ngành của các tập đòan kinh tế Bảng 2.3 Công suất đăng ký của các dự án thép lớn tại Việt Nam Hình 3.1 Biến thiên hàm WACC khi chỉ có D Bảng 3.1 Xử lý hàng tồn kho quá hạn 3 LỜI MỞ ĐẦU 1. Ý nghĩa của đề tài: Việt Nam chính thức gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới ngày 7/11/2006 đã mở ra nhiều hơn các cơ hội giao thương với thế giới cho các doanh nghiệp Việt Nam, tiếp theo đó cũng là những thách thức rất lớn trong cạnh tranh mà đòi hỏi doanh nghiệp cần phải đủ sức vượt qua. Nhu cầu phát triển về xây dựng, đổi mới đất nước, kiến trúc hạ tầng,… cần có đóng góp rất nhiều từ các doanh nghiệp thép trong nước. Là một ngành kinh tế mũi nhọn và rất nhạy cảm với sự thay đổi của nền kinh tế trong nước, trước bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt, ngành thép Việt Nam đang và sẽ phải đương đầu với những áp lực cạnh tranh về quy mô vốn, nguyên vật liệu, dòng sản phẩm, giá thành….Để có thể ổn định và phát triển, doanh nghiệp thép Việt Nam cần phải có những biện pháp cấp bách trong việc tái cấu trúc nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh của mình. Từ nhận định trên, tác giả đã chọn đề tài “Tái cấu trúc tài chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp ngành thép Việt Nam” để làm luận văn tốt nghiệp cao học. 2. Mục tiêu của đề tài: Trên cơ sở vận dụng lý luận và thực tiễn về năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh và tái cấu trúc, tác giả phân tích các chỉ tiêu nhằm chỉ ra thực trạng về năng lực cạnh tranh doanh nghiệp thép trong nước. Từ đó đưa ra các giải pháp vi mô, vĩ mô đặc biệt là nhóm các giải pháp tái cấu trúc tài chính nhằm làm tăng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. 3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài: luận văn sử dụng nguồn số liệu và thông tin của các doanh nghiệp tiêu biểu về quy mô và uy tín, đại diện cho nhà sản xuất của các dòng sản phẩm thép như sau: ¾ Công ty CP Thép Đình Vũ đại diện cho các doanh nghiệp sản xuất thép cán, thép xây dựng và luyện phôi thép. ¾ Công ty CP Tập Đòan Hoa Sen, Công ty TNHH Bluescope Steel Việt Nam đại diện cho các doanh nghiệp sản xuất thép dẹt, tấm lợp, thép mạ nhôm kẽm. 4 ¾ Công ty TNHH Bluescope Building Việt Nam đại diện cho các doanh nghiệp sản xuất khung nhà thép tiền chế. Qua phân tích các chỉ tiêu của các doanh nghiệp đầu ngành chỉ ra thực trạng chung về năng lực cạnh tranh cho ngành thép Việt Nam, đặc biệt là quy mô và cấu trúc vốn hạn chế để từ đó đưa ra đề xuất tái cấu trúc tài chính cho các doanh nghiệp ngành thép Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu của đề tài: trong luận văn này tác giả đã sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, phương pháp quan sát, mô tả, phương pháp phân tích và tổng hợp. 4. Các đóng góp mới của luận văn: Luận văn trình bày và phân tích có hệ thống thực trạng năng lực tài chính các doanh nghiệp ngành thép Việt Nam, dựa trên cơ sở các nghiên cứu hàn lâm và các chỉ tiêu đánh giá áp dụng trong thực tiễn. Từ đó đưa ra các giải pháp tái cấu trúc tài chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. 5. Kết cấu của luận văn: Luận văn ngòai phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, nội dung đuợc chia thành 3 chương như sau: • Chương 1: Tổng luận về năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh và tái cấu trúc. • Chương 2: Đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thép Việt Nam. • Chương 3: Tái cấu trúc ngành thép – giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh. Mặc dù tác giả đã rất nỗ lực và cố gắng, đã tu chỉnh nhiều lần nhưng đề tài này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Thầy Cô và các bạn để đề tài được hòan chỉnh hơn. Tác giả trân trọng biết ơn! LÊ THỊ SONG HƯƠNG 5 CHƯƠNG 1 TỔNG LUẬN VỀ NĂNG LỰC TÀI CHÍNH, NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ TÁI CẤU TRÚC 1.1 Năng lực tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính ngành thép Việt Nam 1.1.1 Khái niệm về năng lực tài chính doanh nghiệp Năng lực tài chính của một doanh nghiệp là khả năng đảm bảo về nguồn lực tài chính cho doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có đủ năng lực tài chính là doanh nghiệp có khả năng đảm bảo vốn cho doanh nghiệp tiến hành các họat động đầu tư, họat động sản xuất kinh doanh hướng tới việc đạt đựơc mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, hướng tới tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Để thành lập một doanh nghiệp và tiến hành các họat động sản xuất kinh doanh, vốn là điều kiện không thể thiếu, nó phản ánh được nguồn lực tài chính được đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, người ta chú ý đến việc quản lý huy động và luân chuyển của vốn. Sức mạnh tài chính của doanh nghiệp không chỉ do tiềm lực tài chính của chủ sở hữu doanh nghiệp quy định mà ở mức độ lớn hơn, do uy tín của doanh nghiệp đối với các tổ chức tài chính, ngân hàng quy định. Nếu có uy tín, doanh nghiệp có thể tìm kiếm được các nguồn tài chính lớn để tài trợ cho các dự án mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp. Ngược lại, nếu không có uy tín, để được vay vốn, doanh nghiệp phải đáp ứng các điề u kiện vay khắc khe của các tổ chức tài chính, hoặc vay được ít, hoặc phải chịu lãi suất huy động vốn cao. Tiềm năng tài chính của doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở việc huy động được nguồn vốn lớn, chi phí sử dụng vốn thấp mà còn bao gồm cả việc sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn vốn ấy. Để làm được điều đó doanh nghiệp phải xây dựng được chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh đúng đắn, hiệu quả, vững chắc, lâu dài, ổn định, đáp ứng được mục tiêu cuối cùng là nâng cao giá trị doanh nghiệp. Như vậy, năng lực tài chính của doanh nghiệp bao gồm khả năng mở rộng nguồn vốn chủ sở hữu, huy động vốn kinh doanh, tăng khả năng sinh lời, khả năng phòng ngừa 6 và chống đỡ rủi ro, khả năng quản lý tài chính… Năng lực tài chính của doanh nghiệp có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tổ chức họat động sản xuất kinh doanh. Các nhà quản lý doanh nghiệp quan tâm đến tình hình và kết quả họat động tài chính nhằm có giải pháp họach định và quản lý kinh doanh có hiệu quả. Ngân hàng xem xét đến khả năng thu nhập bằng tiền và khả năng trả nợ lâu dài. Các nhà cung cấp nguyên nhiên liệu và các yếu tố đầu vào quan tâm đến khả năng thanh khỏan của doanh nghiệp. Còn các nhà đầu tư thì đặc biệt quan tâm đến khả năng sinh lời của công ty để có thể trả cổ tức cho cổ đông, nâng cao thị giá cổ phiếu và tránh được những rủi ro dẫn đến phá sản. 1.1.2 Khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh 1.1.2.1 Khái niệm cạnh tranh: Theo quan điểm của giới nghiên cứu chính trị, cạnh tranh là một hiện tượng kinh tế xã hội phức tạp, có nhiều cách tiếp cận khác nhau, chính vì vậy, tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về cạnh tranh. Trong đó một khái niệm khá phổ biến là cạnh tranh có thể hiểu như một quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau tìm mọi biện pháp bao gồm cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn để đạt mục tiêu kinh tế của mình, thông thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất, thị trường có lợi nhất, với mục đích cuối cùng là tối đa hóa lợi ích của chủ thể. 1.1.2.2 Khái niệm năng lực cạnh tranh: năng lực cạnh tranh có thể được định nghĩa như là khả năng của một công ty tồn tại trong kinh doanh và đạt được một số kết quả mong muốn dưới dạng lợi nhuận, giá cả, lợi tức hoặc chất lượng các sản phẩm cũng như năng lực của nó để khai thác các thị trường hiện tại và làm nảy sinh các thị trường mới. Năng lực cạnh tranh được định nghĩa như là khả năng của một công ty để tồn tại trong cạnh tranh, hàm ý các công ty thành công nhờ cố gắng vươn lên dẫn đầu, nhờ việc giảm giá, bằng việc tăng chất lượng các sản phẩm và dịch vụ hiện hành và bằng các tạo ra các sản phẩm mới. Năng lực cạnh tranh là một hàm số của các nhân tố như: i) Các nguồn lực của chính doanh nghiệp (con người, vốn vật chất và trình độ công nghệ) ii) Sức mạnh thị trường của doanh nghiệp. 7 iii) Thái độ của doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh và các đại l ý kinh tế khác. iv) Năng lực của doanh nghiệp để thích ứng với những tình huống thay đổi. v) Năng lực của doanh nghiệp để tạo ra thị trường mới. vi) Môi trường định chế được cung cấp rộng rãi bởi Chính phủ, bao gồm cả hạ tầng vật chất và chất lượng của các chính sách của chính phủ. Năng lực cạnh tranh có thể bao gồm năng lực cạnh tranh ngắn hạn và năng lực cạnh tranh dài hạn. Năng lực cạnh tranh ngắn hạn được biểu thị bởi: giá cả, chất lượng, chức năng của sản phẩm, thị phần, khả năng sinh lợi, lợi tức trên tài sản và cổ phiếu…Năng lực cạnh tranh dài hạn thể hiện việc một công ty họat động tốt như thế nào so với các công ty tương tự khác trong việc phát triển công nghệ mới để tạo ra các sản phẩm và quá trình mới và cuối cùng là thị trường hòan tòan mới. Có một quan điểm khác lại cho rằng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được hiểu là tích hợp các khả năng và nguồn nội lực để duy trì và phát triển thị phần, lợi nhuận và định vị những ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp đó trong mối quan hệ với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp và tiềm năng trên cùnh một thị trường mục tiêu. 1.1.3 Mối liên hệ giữa năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào mức độ đánh giá và tín nhiệm của các nhà đầu tư, các đối tác kinh doanh trên thị trường. Người ta sử dụng hai nguồn thông tin, dữ liệu sau đây để đánh giá: - Các dữ liệu định lượng: là những quan sát được đo lường bằng số. Ví dụ những chỉ tiêu về vốn CSH, vốn đi vay, chi phí, lợi nhuận trước và sau thuế, cổ tức… - Các dữ liệu định tính: là những quan sát không đo lường được bằng số. Trong tập dữ liệu, thông tin định tính, mỗi quan sát sẽ và chỉ thuộc về một kiểu lọai nào đó. Ví dụ như tình hình kinh doanh, xu thế thị trường, vị thế kinh doanh của doanh nghiệp, sự đa dạng hóa họat động và các luật lệ, quy định. Trên cơ sở hai nguồn thông tin dữ liệu trên, người ta tiến hành phân tích đánh giá uy tín và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp vào 4 lĩnh vực chính là: đánh giá môi trường ngành, đánh giá tình hình tài chính, đánh giá hoạt động kinh doanh và đánh giá khả năng quản l ý của doanh nghiệp. 8 Như vậy, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp do sức mạnh tài chính, công nghệ, nhân lực và khả năng quyết sách đúng, linh họat của doanh nghiệp quy định trong đó sức mạnh về tài chính là yếu tố quan trọng nhất. Và như vậy, giữa gia tăng năng lực tài chính và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có mối quan hệ vô cùng chặt chẽ. Mục tiêu quan trọng nhất để thành công trong việc cạnh tranh của doanh nghiệp là phải gia tăng được giá trị doanh nghiệp trên thị trường, để đạt được điều đó vấn đề quan trọng là doanh nghiệp phải đạt năng lực tài chính mạnh, quy mô vốn lớn đáp ứng nhu cầu cho đầu tư và phát triển. Ngựợc lại doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh tốt sẽ chiếm lĩnh được thị phần, nâng cao được hiểu quả kinh doanh, làm tăng giá trị doanh nghiệp và đồng thời cũng làm gia tăng năng lực tài chính của mình. 1.1.4 Các nhân tố tác động đến năng lực tài chính doanh nghiệp ngành thép Việt Nam 1.1.4.1 Quy mô doanh nghiệp - nguồn vốn cho đầu tư và cấu trúc vốn trong doanh nghiệp ngành thép Việt Nam: Quy mô doanh nghiệp tỷ lệ thuận với nguồn vốn đầu tư. Nguồn vốn tài trợ cho họat động doanh nghiệp là những nguồn lực tài chính có trong nền kinh tế, được doanh nghiệp huy động, khai thác bằng nhiều phương pháp, hình thức, cơ chế khác nhau, để đảm bảo nguồn lực tài chính cho họat động kinh doanh trước mắt và lâu dài. Như vậy, một cấu trúc vốn an tòan ổn định, hợp lý, linh họat sẽ mang lại sự phát triển năng động và hiệu quả cho doanh nghiệp. 9 Cấu trúc vốn là sự kết hợp của nợ ngắn hạn thường xuyên, nợ dài hạn, cổ phần ưu đãi, và vốn cổ phần thường được sử dụng để tài trợ cho quyết định đầu tư của doanh nghiệp. Cấu trúc vốn trong doanh nghiệp gồm có nguồn vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả: a. Nguồn vốn chủ sở hữu: Nguồn vốn chủ sở hữu là vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp (doanh nghiệp nhà nước (DNNN) thì chủ sở hữu là Nhà nước, doanh nghiệp cổ phần thì chủ sở hữu là người góp vốn…). Khi doanh nghiệp mới được thành lập thì vốn chủ sở hữu do các thành viên đóng góp và hình thành vốn điều lệ. Khi doanh nghiệp đang hoạt động thì ngoài vốn điều lệ còn có một số nguồn khác cùng thuộc nguồn vốn chủ sở hữu như: Lợi nhuận giữ lại, quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính… Đối với mọi loại hình doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp gồm 3 bộ phận chủ yếu: Vốn góp ban đầu, lợi nhuận giữ lại, và tăng vốn bằng phát hành cổ phiếu mới: • Vốn góp ban đầu: Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi được thành lập đều phải có một số vốn ban đầu nhất định do các chủ sở hữu góp. Khi nói đến nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp thì phải xem xét đến hình thức sở hữu của doanh nghiệp đó, vì hình thức sở hữu sẽ quyết định tính chất và hình thức tạo vốn của bản thân doanh nghiệp. • Nguồn vốn từ lợi nhuận giữ lại: Quy mô số vốn ban đầu của chủ doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng, tuy nhiên, thông thường, số vốn này cần được tăng theo quy mô phát triển của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động, nếu doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ có những điều kiện thuận lợi để tăng nguồn vốn. Nguồn vốn tích lũy từ lợi nhuận giữ lại là bộ phận lợi nhuận được sử dụng để tái đầu tư, mở rộng SXKD của doanh nghiệp. • Phát hành cổ phiếu: Cổ phiếu là chứng từ xác nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp của người sở hữu cổ phiếu đối với tài sản hoặc vốn của công ty cổ phần. Phát hành cổ phiếu được gọi là hoạt động tài trợ dài hạn của doanh nghiệp. Để huy động vốn, công ty sẽ bán cổ phiếu cho cổ đông tùy theo số tiền cần có. Nếu định bán rộng rãi ra cho dân chúng, thì công ty cần phải đăng ký cổ phiếu với Sở giao dịch chứng khoán, được gọi là niêm yết chứng khoán trên thị trường chứng khoán. Lúc đó, cổ 10 phiếu có thêm một tên mới là chứng khoán. Nếu chỉ bán cho vài người thì không phải đăng ký cổ phiếu. Tùy theo tình hình tài chính của công ty, nếu làm ăn khấm khá, công ty sẽ mua lại số cổ phiếu đó để cất giữ. b. Các khỏan nợ phải trả: Ngòai phần vốn chủ sở hữu thì nguồn vốn vay có vị trí đặc biệt quan trọng trong họat động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó có thể đáp ứng các nhu cầu về vốn trong ngắn hạn hoặc dài hạn, có thể huy động được số vốn lớn, tức thời. Để bổ sung vốn cho quá trình SXKD, doanh nghiệp có thể sử dụng nợ từ các nguồn: Tín dụng ngân hàng, tín dụng thương mại và vay thông qua phát hành trái phiếu. • Nguồn vốn tín dụng ngân hàng Vốn vay ngân hàng là một trong những nguồn vốn quan trọng nhất, không chỉ đối với sự phát triển của bản thân các doanh nghiệp mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Sự hoạt động và phát triển của các doanh nghiệp đều gắn liền với các dịch vụ tài chính do các ngân hàng thương mại cung cấp, trong đó có việc cung ứng các nguồn vốn. Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp thường vay vốn ngân hàng để bảo đảm nguồn tài chính cho các hoạt động SXKD, đặc biệt là bảo đảm có đủ vốn cho các dự án mở rộng hoặc đầu tư chiều sâu của doanh nghiệp. Không một doanh nghiệp nào có thể tồn tại vững chắc trên thương trường mà không vay vốn ngân hàng hoặc sử dụng tín dụng thương mại. Về mặt thời hạn, vốn vay ngân hàng có thể phân loại theo thời hạn vay, bao gồm: Vay dài hạn (thường tính từ 3 năm trở lên, có nơi tính từ 5 năm trở lên), vay trung hạn (từ 1 năm đến 3 năm) và vay ngắn hạn (dưới 1 năm). Tiêu chuẩn và quan niệm về thời gian để phân loại trong thực tế không giống nhau giữa các nước và có thể khác nhau giữa các ngân hàng thương mại. Tùy theo tính chất và mục đích sử dụng, ngân hàng cũng có thể phân loại cho vay thành các loại như: Cho vay đầu tư tài sản cố định, cho vay đầu tư tài sản lưu động, cho vay để thực hiện dự án. Cũng có thể phân chia khác như cho vay theo ngành kinh tế, theo lĩnh vực phục vụ hoặc theo hình thức bảo đảm tiền vay. 11 Nguồn vốn tín dụng ngân hàng có nhiều ưu điểm nhưng cũng có một số hạn chế nhất định. Đó là những hạn chế về điều kiện tín dụng, kiểm soát của ngân hàng và chi phí sử dụng vốn (lãi suất). * Điều kiện tín dụng: Các doanh nghiệp muốn vay tại các ngân hàng cần đáp ứng được những yêu cầu bảo đảm an toàn tín dụng của ngân hàng. Doanh nghiệp phải xuất trình hồ sơ vay vốn và những thông tin mà ngân hàng yêu cầu. Trước tiên, ngân hàng phải phân tích hồ sơ xin vay vốn, đánh giá các thông tin liên quan đến dự án đầu tư hoặc kế hoạch SXKD của doanh nghiệp vay vốn. * Các điều kiện bảo đảm tiền vay: Khi doanh nghiệp xin vay vốn, các ngân hàng thường yêu cầu doanh nghiệp đi vay phải có các bảo đảm tiền vay, phổ biến nhất là tài sản thế chấp. Việc yêu cầu người vay có tài sản thế chấp trong nhiều trường hợp làm cho bên đi vay không thể đáp ứng được những điều kiện vay, kể cả những thủ tục pháp lý về giấy tờ…, do đó, doanh nghiệp cần tính đến yếu tố này khi tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng. * Sự kiểm soát của ngân hàng: Một khi doanh nghiệp vay vốn ngân hàng thì doanh nghiệp cũng phải chịu sự kiểm soát của ngân hàng về mục đích và tình hình sử dụng vốn vay. Nhìn chung, sự kiểm soát này không gây khó khăn cho doanh nghiệp, tuy nhiên, trong một số trường hợp, điều đó cũng làm cho doanh nghiệp có cảm giác bị kiểm soát. * Lãi suất vay vốn: Lãi suất vay vốn phản ánh chi phí sử dụng vốn. Lãi suất vay vốn ngân hàng phụ thuộc vào tình hình tín dụng trên thị trường trong từng thời kỳ. Nếu lãi suất vay vốn quá cao thì doanh nghiệp phải gánh chịu chi phí sử dụng vốn lớn và làm giảm thu nhập của doanh nghiệp. • Nguồn vốn tín dụng thương mại: Vốn chiếm dụng của nhà cung cấp còn gọi là tín dụng thương mại, đây cũng là nguồn vốn tương đối quan trọng trong doanh nghiệp. Nguồn vốn này xuất phát từ việc doanh nghiệp chiếm dụng tiền hàng của nhà cung cấp hay trả chậm. Việc chiếm dụng này có thể phải trả phí hoặc không phải trả phí nhưng lại giúp doanh nghiệp có nguyên vật liệu, điện nước và các yếu tố đầu vào khác…để sản xuất kinh doanh mà chỉ phải bỏ ra một số tiền ít hơn số tiền đáng lẽ phải bỏ ra ngay lập tức để có được số yếu tố đầu vào đó để tiến hành sản xuất. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể sử dụng quỹ tiền mặt của mình 12 cho mục đích khác. Vì trong thực tế, do có sự khác biệt về chu kỳ SXKD giữa các doanh nghiệp, việc thừa vốn ở doanh nghiệp này và thiếu vốn ở doanh nghiệp khác là hiện tượng phổ biến và có tính tất yếu. Trong điều kiện thành phẩm của doanh nghiệp thừa vốn lại là nguyên, nhiên, vật liệu của doanh nghiệp thiếu vốn, nếu quan hệ mua bán chịu được thực hiện trong một thời hạn nhất định thì cả hai đều có lợi. Đó chính là quan hệ tín dụng thương mại. Tuy nhiên, việc sử dụng nguồn vốn này cần lưu ý: không nên chiếm dụng quá nhiều hoặc quá lâu một khỏan nợ nào đó vì nó sẽ ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp với đối tác, từ đó kéo theo hệ quả bị làm giá hoặc phải chấp nhận mua hàng không đảm bảo chất lượng (trong thị trường khan hiếm nguyên vật liệu). • Phát hành trái phiếu công ty: Trái phiếu là một loại chứng