Luận văn Tài nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại xã mỹ yên huyện đại từ tỉnh Thái Nguyên

Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất chủ yếu không thay thế được của nông nghiệp, lâm nghiệp, là địa bàn để phân bố các khu dân cư, các công trình kinh tế, văn hóa, xã hội và các công trình an ninh quốc phòng. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội, dân số tăng nhanh keó theo những đòi hỏi ngày càng tăng về lương thực thực, thực phẩm, chỗ ở cũng như các nhu cầu về văn hóa xã hội. Con người đã tìm mọi cách để khai thác đất đai để thỏa mãn những nhu cầu ngày càng tăng đó. Như vậy đất đai,đặc biệt là đất nông nghiệp mặc dù hạn chế về diện tích (9.4 triệu ha (năm 2005)), bình quân đất nông nghiệp của nước ta vào loại thấp (0,4 ha/người) nhưng lại có nguy cơ suy thoái ngày càng cao dưới tác động của thiên nhiên, của sức ép dân số và do sử dụng đất chưa hợp lý kéo dài. Đó còn chưa kể đến sự suy giảm về diện tích đất nông nghiệp do quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ, trong khi khả nang khai hoang đất mới lại hạn chế. Do vậy việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp từ đó lựa chọn các loại hình sử dụng đất có hiệu quả để sử dụng hợp lý theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững đang trở thành vấn đề mang tính toàn cầu đang được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm. Đối với một nước có nền nông nghiệp chủ yếu như Việt Nam, nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Mỹ Yên là một xã nằm ở phía nam của huyện Đại Từ, cách thị trấn Đại Từ khoảng 10km; là một xã kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Xuất phát từ thực tế trên, được sự định hướng của Khoa Văn -Xã Hội trường Đại học Khoa Học Thái Nguyên cùng với sự hướng dẫn của giảng viên Đặng Thị Ngọc Lan, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại xã Mỹ Yên - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên”.

doc42 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2472 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tài nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại xã mỹ yên huyện đại từ tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn Đề tài: TÀI NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI XÃ MỸ YÊN HUYỆN ĐẠI TỪ TỈNH THÁI NGUYÊN MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN Báo cáo thực tế này là kết quả nghiên cứu của nhóm sinh viên lớp cử nhân KHQL – K8 chúng tôi trong khoảng ba tháng tìm hiểu và gần một tuần thâm nhập thực tế tại địa bàn xã Mỹ Yên – huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên. Trong quá trình thực hiện báo cáo, chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô, bạn bè và các bác, cô chú, anh chị ở xã Mỹ Yên. Qua đây chúng tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến các cấp chính quyền, các ban ngành đoàn thể đã giúp đỡ, cung cấp tài liệu để chúng tôi có thể hoàn thành báo cáo. Chúng tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến nhân dân xã Mỹ Yên, các hộ dân thôn Đầm Pháng, Đầm Gành, Đồng Cháy, Trại Cọ, Đồng Cạn đã giúp đõ tạo điều kiện cho chúng tôi trong quá trình ăn ở cũng như quá trình tìm hiểu thực tế tại địa phương. Đặc biệt, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo khoa Văn – Xã hội, trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên; những người đã truyền đạt kiến thức và kỹ năng cho chúng tôi; đồng thời đã theo sát và giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình thực hiện báo cáo thực tế của mình. Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng báo cáo không tránh được những thiếu sót. Rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn sinh viên khác để báo cáo được hoàn thiện hơn. Thái Nguyên , ngày 12 tháng 09 năm 2011 T/M NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN TRƯỞNG NHÓM Đào Thị Mùi PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất chủ yếu không thay thế được của nông nghiệp, lâm nghiệp, là địa bàn để phân bố các khu dân cư, các công trình kinh tế, văn hóa, xã hội và các công trình an ninh quốc phòng. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội, dân số tăng nhanh keó theo những đòi hỏi ngày càng tăng về lương thực thực, thực phẩm, chỗ ở cũng như các nhu cầu về văn hóa xã hội. Con người đã tìm mọi cách để khai thác đất đai để thỏa mãn những nhu cầu ngày càng tăng đó. Như vậy đất đai,đặc biệt là đất nông nghiệp mặc dù hạn chế về diện tích (9.4 triệu ha (năm 2005)), bình quân đất nông nghiệp của nước ta vào loại thấp (0,4 ha/người) nhưng lại có nguy cơ suy thoái ngày càng cao dưới tác động của thiên nhiên, của sức ép dân số và do sử dụng đất chưa hợp lý kéo dài. Đó còn chưa kể đến sự suy giảm về diện tích đất nông nghiệp do quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ, trong khi khả nang khai hoang đất mới lại hạn chế. Do vậy việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp từ đó lựa chọn các loại hình sử dụng đất có hiệu quả để sử dụng hợp lý theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững đang trở thành vấn đề mang tính toàn cầu đang được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm. Đối với một nước có nền nông nghiệp chủ yếu như Việt Nam, nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Mỹ Yên là một xã nằm ở phía nam của huyện Đại Từ, cách thị trấn Đại Từ khoảng 10km; là một xã kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Xuất phát từ thực tế trên, được sự định hướng của Khoa Văn -Xã Hội trường Đại học Khoa Học Thái Nguyên cùng với sự hướng dẫn của giảng viên Đặng Thị Ngọc Lan, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại xã Mỹ Yên - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên”. 2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Mục đích: Nâng cao hiệu quả sửu dụng đất nông nghiệp tại xã Mỹ Yên huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên. Nhiệm vụ: +Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề sử dụng hợp lí và hiệu quả đất nông nghiệp. +Tìm hiểu thực trạng sử dụng đất nông nghiệp tại xã Mỹ Yên huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên. +Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại địa bàn nghiên cứu. 3. YÊU CẦU Đánh giá đúng, khách quan khoa học và phù hợp với tình hình thực tiễn ở địa phương. Phải thu thập số liệu một cách chính xác và tin cậy. Các giải pháp đề xuất phải khoa học và có tính khả thi. Định hướng phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng: hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tại xã Mỹ Yên huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Phạm vi: +Về mặt không gian: xã Mỹ Yên huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên. +Về mặt thời gian: Từ ngày 15/08-20/08/2011. +Về mặt nội dung: Nghiên cứu, đánh giá thực trạng và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại xã Mỹ Yên huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên trên cơ sở phân tích, phát hiện những thuận lợi, khó khăn; những mặt được và chưa được trong việc sử dụng đất. 5. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp luận: Trình bày khung lý thuyết nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: +Nghiên cứu các tài liệu lý luận liên quan đến vấn đề sử dụng hợp lý và hiệu quả tài nguyên đất nông nghiệp. +Nghiên cứu các khái niệm công cụ phục vụ cho đề tài. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: +Phương pháp điều tra khảo sát, thu thập số liệu. Đây là phương pháp dùng để thu thập số liệu, thông tin qua các báo cáo, thống kê của các phòng, ban ngành để phục vụ cho quá trình thực hiện đề tài. +Phương pháp phân tích và xử lý số liệu Đây là phương pháp phân tích và xử lý các số liệu đã thu thập được để thiết lập các bảng biểu nhằm so sánh được sự biến động và tìm nguyen nhân của nó. Trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp cần thực hiện. +Phương pháp điều tra phỏng vấn Đây là phương pháp tiến hành bằng cách sử dụng bảng hỏi để điều tra ngẫu nhiên một số hộ nông dân nhằm đảm bảo tính thực tế, khách quan cũng như chính xác của số liệu thu được. Đồng thời với việc sử dụng bảng hỏi đóng là việc kết hợp sử dụng một số câu hỏi mở, phỏng vấn sâu nông dân và cán bộ quản lý. +Phương pháp kế thừa: Đây là phương pháp mà trong quá trình thực hiện nghiên cứu đã kế thừa các phương pháp, các số liệu có sẵn để làm tài liệu tham khảo và nghiên cứu. 6. HỆ THỐNG CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ Hiệu quả sử dụng đất là tiêu chí đánh giá nức độ khai thác sử dụng đất và được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu sau: Tỉ lệ sử dụng đất đai: là tỉ số giữa hiệu của tổng diện tích đất đai và diện tích đất chưa sử dụng với tổng diện tích đất đai. +Tỷ lệ sử dụng đất đai(%)=(Tổng diện tích đất đai- Diện tích đất chưa sử dụng)/ Tổng diện tích đất đai. +Tỷ lệ sử dụng loại đất(%)=(Diện tích của các loại đất (đất NN, LN…)/ Tổng diện tích đất đai. PHẦN 2: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận Khái niệm đất nông nghiệp Đất nông nghiệp là tất cả những diện tích được sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, diện tích nghiên cứu thí nghiệm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Kể cả diện tích đất lâm nghiệp và các công trình xây dựng cơ bản phục vụ cho sản xuất nông lâm nghiệp. Phân loại đất nông nghiệp Theo luật đất đai 2003, nhóm đất nông nghiệp được phân thành các loại sau: Đất trồng cây hàng năm (đất canh tác) là loại đất dùng trồng các loại cây ngắn ngày, có chu kỳ sinh trưởng không quá một năm. Đất trồng cây hàng năm bao gồm: Đất 3 vụ là đất gieo trồng và thu hoạch được 3 vụ/năm với các công thức 3 vụ lúa, 2 vụ lúa + 1 vụ màu,… Đất 2 vụ có công thức luân canh như lúa –lúa, lúa –màu, màu –màu,… Đất 1 vụ là đất trên đó chỉ trồng được một vụ lúa hay một vụ màu/năm. Ngoài ra đất trồng cây hàng năm còn được phân theo các tiêu thức khác và được chia thành các nhóm đất chuyên trồng lúa, đất chuyên trồng màu… Đất trồng cây lâu năm gồm đất dùng để trồng các loại cây có chu kỳ sinh trưởng kéo dài trong nhiều năm, phải trải qua thời kỳ kiến thiết cơ bản mới đưa vào kinh doanh, trồng một lần nhưng thu hoạch trong nhiều năm. Đất rừng sản xuất là diện tích đất được dùng để chuyên trồng các loại cây rừng với mục đích sản xuất. Đất rừng phòng hộ: là diện tích đất để trồng rừng với mục đích phòng hộ. Đất rừng đặc dụng: là diện tích đất được Nhà Nước quy hoạch, đưa vào sử dụng với mục đích riêng. Đất nuôi trồng thủy sản là diện tích đất dùng để nuôi trồng thủy sản như tôm, cua, cá… Đất làm muối là diện tích đất được dùng để phục vụ cho quá trình sản xuất muối. 1.2. Vai trò của sản xuất nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân - Cung cấp lương thực, thực phẩm cho toàn xã hội Lương thực, thực phẩm là yếu tố đầu tiên có tính chất quyết định sự tồn tại phát triển của con người và phát triển kinh tế -xã hội của đất nước. Những hang hóa có chứa chất dinh dưỡng nuôi sống con người này chỉ có thể được thông qua hoạt động sống của cây trồng và vật nuôi, hay nói cách khác là thông qua quá trình sản xuất nông nghiệp. - Nông nghiệp là một trong những nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy sản xuất công nghiệp và khu vực thành thị phát triển. Nông nghiệp cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến. Nông nghiệp đặc biệt là nông nghiệp của các nước đang phát triển là khu vực dự trữ và cung cấp lao động cho phát triển công nghiệp, các ngành kinh tế quốc dân khác và đô thị. Nông thôn là thị trường tiêu thụ rộng lớn cho hang hóa công nghiệp và các ngành kinh tế khác. - Nông nghiệp là nguồn thu ngân sách quan trọng của Nhà Nước Nông nghiệp là ngành kinh tế có quy mô lớn nhất của nước ta. Tỷ trọng giá trị tổng sản lượng và thu nhập quốc dân trong khoảng 25% tổng thu ngân sách trong nước. Việc huy động một phần thu nhập từ nông nghiệp được thực hiện dưới nhiều hình thức thuế nông nghiệp, các loại thuế kinh doanh khác…Hiện nay xu hướng chung tỷ trọng GDP của nông nghiệp sẽ giảm dần trong quá trình tăng trưởng kinh tế. Nông nghiệp là hoạt động sinh kế chủ yếu của đại bộ phận dân nghèo nông thôn Nước ta với hơn 80% dân cư tập trung ở nông thôn họ sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, với hình thức tự cấp tự túc đã đáp ứng được nhu cầu cấp thiết hàng ngày của người dân. 1.3. Cơ sở thực tiễn 1.3.1 Thực trạng đất nông nghiệp Việt Nam Hiện nay Việt Nam có khoảng 9.345,3 nghìn ha đất nông nghiệp chiếm 28,4%diện tích tự nhiên. Bình quân đất nông nghiệp tính theo đầu người là 1.224m2/người. Trong đó: +Đất trồng cây hàng năm: 6.129,5 nghìn ha chiếm 65,6% diện tích đất nông nghiệp. +Đất trồng cây lâu năm: 2.181,9 nghìn ha chiếm 23,3% diện tích đất nông nghiệp. +Đất vườn tạp: 628,5 nghìn ha chiếm 6,7 % diện tích đất nông nghiệp. + Đất mặt nước nuôi trồng thủy sản: 367,8 % diện tích đất nông nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp của nước ta có xu hướng ngày càng tăng (so với năm 1993 tăng 2.351,9 nghìn ha). Trong đó, tỷ trọng diện tích cây hàng năm giảm (bằng 76,3 % diện tích đất nông nghiệp năm 1990; 69,1 % diện tích đất nông nghiệp năm 1997; 65,5 % diện tích đất nông nghiệp năm 2000) và tỷ trọng diện tích trồng cây lâu năm tăng (bằng 14,9 % diện tích đất nông nghiệp năm 1990; 19,2 % diện tích đất nông nghiệp 1997; 23,3 % diện tích đất nông nghiệp năm 2000). 1.3.2 Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp Nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất chủ yếu của xã hội. Khác với công nghiệp, sản xuất nông nghiệp có những đặc điểm riêng bởi sự chi phối của điều khiện tự nhiên, kinh tế -xã hội. Những đặc điểm đó là; Trong nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế. Đất đai là sản phẩm của tự nhiên và có giới hạn nhất định. Đối tượng sản xuất nông nghiệp là các sinh vật, bao gồm: các loại cây trồng, vật nuôi và các loại sinh vật khác. Chúng sinh trưởng và phát triển theo một quy luật sinh lý nội tại và đồng thời chịu tác động rất nhiều từ ngoại cảnh như thời tiết, khí hậu. môi trường. Giữa sinh vật và môi trường sống của chúng là một khối thống nhất, mỗi một biến đổi của môi trường lập tức sinh vật biến đổi để thích nghi nếu quá giới hạn chịu đựng chúng sẽ bị chết. Các quy luật sinh học và điều kiện ngọi cảnh tồn tại độc lập với ý muốn chủ quan của con người. Sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên phạm vi không gian rộng lớn và mang tính chất khu vực rõ rệt. Các nhà máy, khu công nghiệp dù có lớn thế nào đi nữa thì cũng đều bị giới hạn về mặt không gian nhưng đối với nông nghiệp thì khác hẳn: ở đâu có đất ở đó có sản xuất nông nghiệp. Phạm vi của sản xuất nông nghiệp rộng khắp có thể ở đồng bằng rộng lớn, có thể ở khe suối, triền núi, vì đất nông nghiệp phân tán kéo theo việc sản xuất nông nghiệp phân tán, manh mún. Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ. Đây là nét đặc thù điển hình nhất của sản xuất nông nghiệp. Tính thời vụ này không những thể hiện ở nhu cầu về đầu vào như: lao động, vật tư, phân bón rất khác nhau giữa các thời kỳ cảu quá trình sản xuất mà còn thể hiện ở khâu thu hoạch, chế biến, dự trữ và tiêu thụ trên thị trường. 2. QUAN ĐIỂM VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẨT NÔNG NGHIỆP 2.1. Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững Sử dụng đất đai bền vững là nhu cầu cấp bách của nhà nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới. Những hiện tượng sa mạc hóa, lũ lut, diện tích đất trống đồi núi trọc ngày càng gia tăng là nguyên nhân của việc sử dụng đất kém bền vững làm cho môi trường tự nhiên ngày càng suy thoái. Khái niệm bền vững được nhiều nhà khoa hoc trên thế giới và trong nước nêu ra hướng vào 3 yêu cầu sau: Bền vững về mặt kinh tế: cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, được thị trường chấp nhận. Bền vững về môi trường: loại hình sử dụng đất phải bảo vệ được đất đai, ngăn chặn sự thoái hóa đất, bảo vệ được môi trường tự nhiên. Bền vững về xã hôi: thu hút được lao động, đảm bảo được đời sống xã hội. Theo FAO, nông nghiệp bền vững bao gồm quản lý hiệu quả tài nguyên cho nông nghiệp (đất đai, lao động…) để đáp ứng nhu cầu cuộc sống của con người đồng thời giữ gìn và cải thiện tài nguyên thiên nhiên môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Hệ thống nông nghiệp bền vững là hệ thống có hiệu quả kinh tế, đáp ứng cho nhu cầu xã hội về an ninh lương thực, đồng thời giữ gìn và cải thiện tài nguyên thiên nhiên và chất lượng của môi trường sống cho đời sau. Một hệ thống nông nghiệp bền vững phải đáp ứng cho nhu cầu ngày càng cao về ăn mặc thích hợp cho hiệu quả kinh tế, môi trường và xã hội gắn với việc tăng phúc lợi trên đầu người. Đáp ứng nhu cầu là một phần quan trọng vì sản lượng nông nghiệp cần thiết phải được tăng trưởng trong những thập kỷ tới. Phúc lợi cho mọi người vì phúc lợi của đa số dân trên thế giới đều còn rất thấp. Các quan điểm trên có nhiều cách biểu thị khác nhau, song về nội dung thường bao gồm 3 thành phần cơ bản: Bền vững về an ninh lương thực trong thời gian dài trên cơ sở hệ thống nông nghiệp phù hợp điều kiện sinh thái và không tổn hại môi trường. Bền vững về tổ chức quản lý, hệ thống nông nghiệp phù hợp trong mối quan hệ con người hiện tại và cho cả đời sau. Bền vững thể hiện ở tính cộng đồng trong hệ thống nông nghiệp hợp lý. Phát triển nông nghiệp bền vững chiếm vị trí quan trọng, nhiều khi có tính chất quyết định trong sự phát triển chung của xã hội. Điều cơ bản nhất của phát triển nông nghiệp bền vững là cải thiện chất lượng cuộc sống trong sự tiếp cận đúng đắn về môi trường để gữ gìn tài nguyên đất đai cho thế hệ sau và điều quan trọng nhất là phải biết sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai, giữ vững, cải thiện chất lượng môi trường, có hiệu quả kinh tế, năng suất cao và ổn định, tăng trưởng chất lượng cuộc sống, bình đẳng các thế hệ và hạn chế rủi ro. 2.2. Về hiệu quả sử dụng đất 2.2.1. Khái niệm về hiệu quả Khái niệm về hiệu quả được sử dụng nhiều trong đời sống xã hội, nói đến hiệu quả người ta sẽ nghĩ đến công việc đạt kết quả tốt. Như vậy hiệu quả là kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người mong đợi và hướng tới. Nó có nội dung khác nhau ở những lĩnh vực khác nhau. Trong sản xuất hiệu quả có nghĩa là hiệu suất, năng suất. Trong kinh doanh hiệu quả là lãi suất, lợi nhuận. Trong lao động hiệu quả là năng suất lao động được đánh giá bằng số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vj sản phẩm hoặc là bằng số lượng sản phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian. Trong xã hội, hiệu quả xa hội là có tác động tích cực đối với một lĩnh vực xã hội nào đó. Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh chất lượng của các hoạt động kinh tế. Theo ngành thống kê định nghĩa thì hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế, biểu hiện của sự tập trung phát triển theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực và sự chi phí các nguồn lực trong quá trình sản xuất. nâng cao hiệu quả kinh tế là một tất yếu của mọi nền sản xuất xã hội, yêu cầu của công tác quản lý kinh tế buộc phải nâng cao chất lượng các hoạt động kinh tế làm xuất hiện phạm trù kinh tế. Nền kinh tế của mỗi quốc gia đều phát triển theo hai chiều: chiều rộng và chiều sâu, phát triển theo chiều rộng là huy động mọi nguồn lực vào sản xuất, tăng đấu tư chi phí vật chất, lao động, kỹ thuật, mở mang thêm nhiều ngành nghề, xây dựng thêm nhiều nhà máy, xí nghiệp…Phát triển theo chiều sâu là đỷ mạnh việc áp dung khoa học kỹ thuật và công nghệ sản xuất, tiến hành hiện đại hóa, tăng cường chuyên môn hóa và hợp tác hóa, nâng cao trình độ sử dụng các nguồn lực, chú trọng chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Phát triển theo chiều sâu là nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn cao nhất của mọi sự lựa chọn kinh tế của các tổ chức kinh tế trong nền kinhn tế thị trường có sự quản lý của Nhà Nước. Theo C.Mác thì quy luật kinh tế đầu tiên trên cơ sở sản xuất tổng thể là quy luật tiết kiệm thời gian và phân phối một cách có kế hoạc thời gian lao động theo các ngành sản xuất khác nhau. Như vậy, hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được với lượng chi phí bỏ ra trong các hoạt động sản xuất. Kết quả đạt được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần giá trị của các nguồn lực đầu vào. Mối tương quan đó cần xét cả về phần so sánh tuyệt đối với tương đối cũng như xem xét moois quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lượng đó. Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt hiệu quả kinh tế và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều tính đến khi xem xét sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. Nếu đạt được một trong hai yếu tố hiệu quả kỹ thuật và phân bổ thì khi đó hiệu quả sản xuất mới đạt được hiệu quả kinh tế. Từ những vấn đề trên có thể kết luận rằng bản chất của hiệu quả kinh tế sử dụng đất là: Trên một diện tích đất nhất định sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất nhiều nhất với một lượng đầu tư chi phí về vật chất và lao đông thấp nhất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật chất của xã hội. Xuất phát từ vấn đề này mà trong quá trình đánh giá đất nông nghiệp cần phải chỉ ra được loại hình sử dụng đất hiệu quả kinh tế cao. 3.TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN ĐIỀU TRA 3.1.Khái quát về điều kiện tự nhiên xã Mỹ Yên – Đại Từ - Thái Nguyên Mỹ Yên là một xã miền núi thuộc huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên, cách thị trấn Đại Từ khoảng 10 km và nằm ở phía nam huyện. Ranh giới hành chính được xác định như sau: Phía bắc giáp xã Khôi Kỳ; phía nam giáp xã Văn Yên; phía đông giáp xã Lục Ba. Toàn bộ diệ tích xã là một thung lũng nằm giữa chân núi Tam Đảo. Địa hình bị chia cắt bởi các con suối như suối Cầu Hu, Cầu Hủng và suối Cầu Chì. Vì thế vào mùa mưa bão thường xảy ra lũ ống, lũ quét. Giao thông đi lại khó khăn gây cản trở cho quá trình đi lại trao đổi kinh tế của người dân. Có những cánh đồng nhỏ và hẹp nằm dưới chân núi rất khó để sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp sử dụng máy móc trong sản xuất. Mỹ Yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc lạnh. Nhiệt độ trung bình từ 22-27C. Độ ẩm trung bình từ 70-80%. Khí hậu nhiệt đới ẩm cùng với sự hoạt động của gió mùa đông bắc lạnh vào mùa đông tạo điệu kiện thuận lợi cho việc phát triển các cây trồng nhiệt đới điển hình cũng như tạo điều kiện cho phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm. Tuy nhiên khí hậu nóng ẩm vói lượng mua lớn cũng gây ra không ít khó khăn trở ngại trong sản xuất như dịch bệnh bùng phát, ngập úng vào mùa mưa, giá rét sương muối vào mùa đông… Xã Mỹ Yên có diện tích tự nhiên là 3400 ha. Trong đó đất nông nghiệp là 280 ha, đất trồng chè là 130 ha, rừng sản xuất là 1400 ha, còn lại thuộc vườn quốc gia Tam Đảo. Khung cảnh buổi sáng Mỹ Yên Cảnh người dân đi làm đồng 3.2. Khái quát về điều kiện ki
Luận văn liên quan