Sản xuất vật chất là gì? Sản xuất vật chất là quá trình con người sử dụng
công cụ lao động tác động vào tự nhiên, cải biến các dạng vật chất của giới tự
nhiên nhằm tạo ra của cải vật chất thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của con
người.
Sản xuất vật chất có hai đặc trưng sau: Thứ nhất, đây là hoạt động đặc trưng
cho xã hội loài người, là phương thức sinh tồn đặc trưng của loài người. Thứ hai,
đó là hoạt động có tính mục đích và tính sáng tạo.
Theo quan điểm duy vật về lịch sử thì sản xuất vật chất giữ vai trò là nền
tảng vật chất của toàn bộ đời sống xã hội loài người. Như vậy, lịch sử của nhân
loại trước hết là lịch sử của quá trình sản xuất vật chất; sự phát triển của toàn bộ
đời sống xã hội chỉ thực sự có được trên cơ sở phát triền của nền sản xuất vật chất
của xã hội. Cũng chính vì vậy mà C.Mác cho rằng: bản thân con người, bắt đầu
bằng tự phân biệt với súc vật ngay khi con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu
sinh hoạt của mình.
24 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1864 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tại sao Hồ Chí Minh chủ trương thực hiện cơ cấu kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Tại sao Hồ Chí Minh chủ trương thực
hiện cơ cấu kinh tế hàng hóa nhiều
thành phần trong thời kỳ quá độ lên
CNXH ở Việt Nam?
1. Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin:
1.1. Chủ nghĩa duy vật lịch sử:
1.1.1. Vai trò của sản xuất vật chất và quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình
độ phát triển của lực lượng sản xuất:
1.1.1.1. Vai trò của sản xuất vật chất đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội:
Sản xuất vật chất là gì? Sản xuất vật chất là quá trình con người sử dụng
công cụ lao động tác động vào tự nhiên, cải biến các dạng vật chất của giới tự
nhiên nhằm tạo ra của cải vật chất thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của con
người.
Sản xuất vật chất có hai đặc trưng sau: Thứ nhất, đây là hoạt động đặc trưng
cho xã hội loài người, là phương thức sinh tồn đặc trưng của loài người. Thứ hai,
đó là hoạt động có tính mục đích và tính sáng tạo.
Theo quan điểm duy vật về lịch sử thì sản xuất vật chất giữ vai trò là nền
tảng vật chất của toàn bộ đời sống xã hội loài người. Như vậy, lịch sử của nhân
loại trước hết là lịch sử của quá trình sản xuất vật chất; sự phát triển của toàn bộ
đời sống xã hội chỉ thực sự có được trên cơ sở phát triền của nền sản xuất vật chất
của xã hội. Cũng chính vì vậy mà C.Mác cho rằng: bản thân con người, bắt đầu
bằng tự phân biệt với súc vật ngay khi con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu
sinh hoạt của mình.
1.1.1.2. Vai trò của phương thức sản xuất vật chất đối với sự vận động và phát triển của
xã hội:
Phương thức sản xuất là những cách thức mà con người sử dụng để tiến
hành một quá trình sản xuất của xã hội. Như vậy, phương thức sản xuất cũng
chính là chỉ quá trình sản xuất của xã hội nhưng không phải là xét trên phương
diện mục đích của nó mà xét trên phương diện cách thức tiến hành quá trình sản
xuất đó - tức quá trình sản xuất đó được tiến hành với những cách thức nào và với
những công cụ gì.
Mỗi phương thức sản xuất được tạo thành từ hai phương diện cơ bản là
phương thức kỹ thuật, công nghệ của quá trình sản xuất và phương thức tổ chức
kinh tế của quá trình đó, trong đó phương thức kỹ thuật, công nghệ giữ vai trò
quyết định phương thức tổ chức kinh tế của quá trình đó.
Mỗi xã hội ở một giai đoạn phát triển nhất định đều có thể có sự đan xen
của một số phương thức sản xuất nào đó, nhưng thường có một phương thức sản
xuất chiếm địa vị phổ biến và mang ý nghĩa quyết định, đặc trưng cho xã hội đó.
Điều này không loại trừ trong một xã hội nhất định, trong các điều kiện xác định,
cùng tồn tại một số phương thức sản xuất đan xen và chi phối lẫn nhau và cùng tác
động đến tiến trình phát triển của nền sản xuất xã hội và xã hội nói chung. Khi
nghiên cứu về các xã hội phương Đông châu Á, C.Mác đã đặc biệt lưu ý đến tính
chất đan xen của các phương thức sản xuất khác nhau cùng tồn tại lâu dài trong
lịch sử và ông đã gọi nó bằng một khái niệm đặc thù là “phương thức sản xuất Á
Châu”.
Vai trò của phương thức sản xuất có thể được khái quát như sau:
Thứ nhất, phương thức sản xuất quyết định trình độ phát triển của nền sản
xuất vật chất của xã hội và cũng chính qua đó mà nó giữ vai trò là nhân tố quyết
định trình độ phát triển của đời sống xã hội nói chung. Cũng chính vì vậy mà có
thể nói, tiêu thức cơ bản để phân định trình độ phát triển của các nền sản xuất vật
chất của xã hội chính là ở sự phân biệt về trình độ phát triển của phương thức sản
xuất.
Thứ hai, phương thức sản xuất là nhân tố giữ vai trò quyết định tính chất,
trình độ, nội dung và hình thức tổ chức kinh tế của một xã hội và cũng qua đó nó
cũng giữ vai trò quyết định tính chất, trình độ, nội dung và hình thức đặc trưng của
tổ chức chính trị – xã hội nói chung.
Thứ ba, phương thức sản xuất là nhân tố giữ vai trò quyết định đến cả
phương thức hoạt động tinh thần của xã hội, chẳng hạn như phương thức tư duy
của con người trong xã hội đó.
1.1.1.3. Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất:
Lực lượng sản xuất là tổng thể các nhân tố được sử dụng trong quá trình
sản xuất tạo thành năng lực thực tiễn cải biến các đối tượng tự nhiên theo nhu cầu
của con người.
Một là, xét đến các nhân tố hợp thành lực lượng sản xuất bao gồm: tư liệu
sản xuất và người lao động (thực chất là sức lao động của người lao động). Cũng
có thể gọi đó là nhân tố “vật” và nhân tố “con người” trong đó nhân tố con người
là nhân tố giữ vai trò quyết định trong lực lượng sản xuất bởi vì nhân tố vật, suy
cho cùng cũng chỉ là sản phẩm lao động của người lao động, đồng thời giá trị thực
tế của nhân tố tư liệu sản xuất như thế nào trong lực lượng sản xuất cũng là cái
được quyết định bởi năng lực sử dụng của người lao động trong thực tế sản xuất.
Hai là, khi nói đến phương thức sản xuất, cơ bản phải phân tích làm sáng tỏ
mối quan hệ giữa các yếu tố được vận dụng trong quá trình sản xuất thực tế, nhờ
đó nó mới có thể tạo thành năng lực thực tiễn làm cải biến các đối tượng tự nhiên,
sức mạnh cải biến môi trường tự nhiên theo nhu cầu của con người. Đây là
phương diện chất của lực lượng sản xuất.
Quan hệ sản xuất là mối quan hệ giữa con người với con người trong quá
trình sản xuất và tái sản xuất xã hội (sản xuất – phân phối – trao đổi – tiêu dùng).
Có thể chỉ rõ hơn rằng, khái niệm quan hệ sản xuất dùng để chỉ tổng thể các mối
quan hệ kinh tế của xã hội, nảy sinh tất yếu do nhu cầu khách quan của việc tiến
hành các quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội – tức những quan hệ tất yếu
khách quan cần phải có để thực hiện những lợi ích kinh tế giữa người ta với nhau
và do đó mà có thể diễn ra được quá trình sản xuất và tái sản xuất của xã hội.
Quan hệ sản xuất bao gồm: quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ
trong tổ chức – quản lý quá trình sản xuất và quan hệ trong phân phối kết quả của
quá trình sản xuất đó. Ba quan hệ trên có mối quan hệ biện chứng, nhưng quan hệ
sở hữu về tư liệu sản xuất đóng vai trò quyết định. Trong xã hội, những cuộc cải
cách liên quan đến quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất là cuộc cải cách đã tiến hành
theo chiều sâu của nó.
Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất không phải là mối quan hệ giữa người
với vật (tư liệu sản xuất) mà là mối quan hệ kinh tế giữa con người ta với nhau.
Quan hệ tổ chức, quản lý quá trình sản xuất của xã hội, xét trên phương diện là
những quan hệ sản xuất, cũng không phải là quan hệ giữa người với vật (các đối
tượng quản lý) mà là quan hệ giữa người ta với nhau trong việc xác định địa vị chi
phối điều khiển quá trình đó. Tương tự, quan hệ phân phối, với tư cách là quan hệ
kinh tế, nó chính là mối quan hệ giữa con người ta với nhau trong việc xác định về
quy mô cũng như phương pháp phân chia lợi ích có được nhờ quá trình sản xuất –
tức lợi ích kinh tế.
Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất:
Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là một mối liên hệ
ràng buộc thống nhất, không có lực lượng sản xuất hiện thực ngoài quan hệ sản
xuất và ngược lại; lực lượng sản xuất nào thì quan hệ sản xuất đó, quan hệ sản
xuất nào sẽ đòi hỏi một lực lượng sản xuất tương ứng.
Trong mối quan hệ này thì lực lượng sản xuất đóng vai trò quyết định đến
sự hình thành, củng cố và biến đổi của quan hệ sản xuất hiện thực. Sở dĩ như vậy
là vì trong quá trình sản xuất, lực lượng sản xuất là nội dung vật chất, kỹ thuật còn
quan hệ sản xuất là hình thức kinh tế của quá trình sản xuất.
Quan hệ sản xuất cũng có tác động trở lại sự bảo tồn, khai thác và phát triển
lực lượng sản xuất theo hai hướng tác động (tích cực và tiêu cực).
Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ
giữa hai mặt đối lập. Sự vận động của mâu thuẫn biện chứng này là đi từ thống
nhất đến những khác biệt căn bản và dẫn đến sự xung đột giữa nhu cầu phát triển
của lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất kìm hãm sự phát triển đó, khi đó bắt
đầu nhu cầu của những cuộc cải cách, hoặc cao hơn là một cuộc cách mạng, nhằm
thực hiện sự cải biến những quan hệ sản xuất hiện thời theo hướng làm cho nó phù
hợp với nhu cầu phát triển của lực lượng sản xuất, nhờ đó tái thiết lập sự phù hợp
mới của quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất.
1.1.2. Biện chứng của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng:
1.1.2.1. Khái niệm cơ sở hạ tầng:
Khái niệm cơ sở hạ tầng dùng để chỉ toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp
thành cơ cấu kinh tế của xã hội. Do đó, khi nói đến cơ sở hạ tầng của một xã hội
thì thực chất là nói đến cơ sở hạ tầng kinh tế của xã hội đó và do vậy mà cũng có
thể gọi tắt cơ sở hạ tầng xã hội là cơ sở kinh tể của xã hội.
Các bộ phận cấu thành của cơ sở hạ tầng gồm có quan hệ sản xuất thống trị,
quan hệ sản xuất tàn dư, quan hệ sản xuất tương lai.
1.1.2.2. Khái niệm kiến trúc thượng tầng:
Khái niện kiến trúc thượng tầng dùng để chỉ các hình thái ý thức xã hội và
các thiết chế xã hội tương ứng với các hình thái đó.
Về cơ bản, phân tích kết cấu của kiến trúc thượng tầng gồm có hai lớp
chính: hình thái ý thức xã hội và thiết chế xã hội tương ứng. Sự phân tích thành hai
lớp chính như trên cho thấy bản chất của kiến trúc thượng tầng là hình thái ý thức
xã hội còn thiết chế chỉ là hiện hình của ý thức xã hội.
1.1.2.3. Mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng:
Thứ nhất, cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội tồn tại trong
tính quy định thống nhất với nhau: kiến trúc thượng tầng là các hình thức chính trị,
pháp luật... của các quan hệ kinh tế và hoạt động kinh tế hiện thực của xã hội;
ngược lại, cơ sở hạ tầng lại là cơ sở kinh tế hình thành nên những quan hệ và hoạt
động chính trị, pháp luật, ... trong đời sống hiện thực của xã hội.
Thứ hai, trong mối quan hệ này, vai trò quyết định thuộc về cơ sở hạ tầng
kinh tế của xã hội. Nói cách khác, cơ sở kinh tế hiện thực của xã hội giữ vai trò
quyết định chính trị, nhà nước... Cơ sở hạ tầng nào thì tất yếu sẽ làm nảy sinh kiến
trúc thượng tầng ấy; Khi cơ sở hạ tầng có những biến đổi nhất định sẽ kéo theo
những biến đổi nhất định của các nhân tố thuộc kiến trúc thượng tầng của xã hội.
Thứ ba, các nhân tố thuộc kiến trúc thượng tầng của xã hội thường xuyên
có tác động trở lại cơ sở hạ tầng kinh tế của xã hội. Trong sự tác động trở lại này,
nhân tố nhà nước và pháp luật thường thể hiện là nhân tố có vai trò tác động trực
tiếp và mạnh mẽ nhất tới cơ sở hạ tầng kinh tế của xã hội.
Thứ tư, mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội
có mối quan hệ mâu thuẫn biện chứng: chúng vừa có khả năng thống nhất với
nhau vừa có khả năng đối lập và xung đột với nhau. Như vậy, về nhu cầu khác
quan có tính tất yếu quy luật là: kiến trúc thượng tầng phải phù hợp với cơ sở hạ
tầng của xã hội
1.2. Thực tiễn kinh nghiệm của các nước trên thế giới:
1.2.1. Trung Quốc:
Chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn đặt căn bản trên ba nguyên lý là Dân
Tộc, Dân Quyền, và Dân Sinh.
Thứ nhất, nguyên lý Dân Tộc xác minh là nhân dân phải giành lại chủ quyền
quốc gia để có thể hoạch định chính sách xây dựng đất nước một cách độc lập.
Các thỏa ước thiếu bình đẳng với ngoại quốc bất lợi cho dân tộc phải được hủy bỏ
hoặc tái xét nhằm có lợi cho đôi bên.
Thứ hai, nguyên lý Dân Quyền chủ trương là nhân dân phải có bốn “chánh
quyền” căn bản: bầu cử, đề nghị dự luật, biểu quyết bãi nhiệm chính quyền hay
công chức, và phúc phủ quyết luật pháp. Tổ chức hành chính quốc gia phân chia ra
thành 'chánh quyền' (quyền chính trị) và 'trị quyền' (quyền quản trị quốc sự). 'Trị
quyền' của chính phủ bao gồm quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, giám sát, và
khảo thí (Ngũ Quyền Hiến Pháp). Tôn Trung Sơn tin rằng nếu tổ chức quốc gia
được xây dựng trên căn bản của bốn chánh quyền và năm trị quyền vừa được bàn
đến thì các thế lực chính trị trong quốc gia sẽ được thăng bằng (phân lập) và có thể
giải quyết được tệ nạn trì trệ trong lãnh vực quản thống quốc sự cũng như đẩy
mạnh được nỗ lực canh tân đất nước.
Thứ ba, nguyên lý Dân Sinh chủ trương rằng vấn đề dân sinh là trọng tâm của
sự tiến hóa trong xã hội, và sự tiến hóa trong xã hội trở thành trọng tâm của lịch
sử. Vì vậy cho nên chủ nghĩa Tam Dân bắt buộc chính quyền phải chăm lo đến đời
sống của nhân dân bởi vì quốc gia không thể hùng cường nếu dân tộc không được
ấm no. Sự cách biệt giữa kẻ giàu và người nghèo phải được giảm thiểu tối đa để
nâng cao đời sống nhân dân một cách đồng đều và giới hạn sự bất bình đẳng
quyền lợi kinh tế trong quốc gia.
Ðối diện với nền kinh tế nông nghiệp Trung Hoa và thực trạng đại đa số nhân
dân là nông dân, Tôn Trung Sơn chủ trương “bình quân địa quyền” và “tiết chế tư
bản”.
Chính sách 'bình quân địa quyền' nhắm vào nỗ lực cải cách điền địa để trưng
mua đất đai và cấp cho dân vô sản cày cấy (canh giả hữu kỳ điền hay người cày có
ruộng). Song song, nhân dân phải được hướng dẫn và khuyến khích dùng đồ nội
hóa. Ông đề nghị là chính quyền phải áp dụng chính sách kinh tế chú trọng vào
việc sản xuất hàng hóa nội địa nhằm cung ứng cho thị trường trong nước.
Về chính sách 'tiết chế tư bản', chương Tri Phú trong tài liệu Tam Dân Chủ
Nghĩa (ghi lại các bài diễn thuyết) của Tôn Trung Sơn có đoạn như sau: “Muốn
giải quyết vấn đề nhân sinh (thì) nhất định phải phát đạt tư bản, chấn hưng thực
nghiệp. Nhưng nếu không dùng lực lượng quốc gia ra mà kinh doanh, mà lại phó
thác cho tư nhân Trung quốc, hoặc thương nhân ngoại quốc, thì tương lai chẳng
qua làm giàu cho một số người có tư bản và phát sinh sự bất bình đẳng giữa giai
cấp giàu nghèo.”
Chính phủ không chỉ tiết chế tư bản cá thể mà còn phải phát triển nền kinh tế
quốc doanh qua phương pháp chấn hưng các ngành nghề, không để cho kinh tế tư
bản tư nhân thao túng. Ðối với một vài cơ sở kỹ nghệ lớn, Tôn Trung Sơn chủ
trương quốc hữu hóa và bồi thường xứng đáng cho giới chủ nhân.
Tôn Trung Sơn kết luận rằng: mục đích của chủ nghĩa dân sinh là làm cho dân
chúng có đủ cơm no, áo mặc, nhà ở, đường đi. Để đạt được mục đích ấy, chính
phủ cần phải khuyến khích nhân dân sản xuất vật phẩm thật nhiều, rồi kiểm soát
sự phân phối vật sản ấy cho đồng đều để mọi người đều được hưởng như nhau.
Vậy, chủ nghĩa Dân sinh cũng không khác nào chủ nghĩa cộng sản, nó thể hiện cái
nhìn xa vượt lên trên sự tranh giành ngai vị tầm thường để đi đến sách lược chăm
lo cho đời sống nhân dân cũng như bảo vệ quyền tự do cá nhân trong một xã hội
công bằng.
1.2.2. Liên Xô:
1.2.2.1. Nội dung cơ bản của chính sách “Kinh tế mới”:
Thứ nhất, bãi bỏ chế độ trưng thu lương thực thừa của nông dân và thay vào
đó là thuế lương thực.
Thứ hai, những xí nghiệp nhỏ trước đây bị quốc hữu hóa, nay cho tư nhân
thuê hay mua lại để kinh doanh tự do (chủ yếu là xí nghiệp sản xuất hàng tiêu
dùng).
Thứ ba, cho phép mở rộng trao đổi hàng hóa giữa thành thị và nông thôn,
giữa công nghiệp và nông nghiệp, cho thương nhân được tự do hoạt động (chủ yếu
trên lĩnh vực bán lẻ) để góp phần khôi phục kinh tế, củng cố lại lưu thông tiền tệ
trong nước.
Thứ tư, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế trong các xí nghiệp quốc doanh.
1.2.2.2. Thành tựu đạt được:
Chính sách kinh tế mới đã tạo điều kiện phát triển lực lượng sản xuất ở cả
thành thị và nông thôn, vì nó đáp ứng được yêu cầu của quy luật kinh tế của nền
sản xuất xã hội chủ nghĩa còn mang tính chất hàng hóa và có nhiều thành phần.
Nhờ đó, trong một thời gian ngắn, Nhà nước Xô Viết đã khôi phục được nền kinh
tế bị chiến tranh tàn phá, củng cố thêm khối liên minh công nông; thành lập nên
Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết. (ngày 30 tháng 12 năm 1922)
Về nông nghiệp, chính sách kinh tế mới được quán triệt trong các ngành
kinh tế và lấy việc khôi phục nông nghiệp làm nhiệm vụ hàng đầu. Đến cuối năm
1922, Liên Xô đã vượt qua được nạn đói. Tổng sản lượng lương thực của Liên Xô
đã tăng từ 42,2 triệu tấn (năm 1921) đến 74,6 triệu tấn (năm 1925).
Về công nghiệp, tổng sản lượng công nghiệp năm 1925 so với năm 1913
mới đạt 75,5%, đến năm 1926 mới khôi phục 100%. Ngành cơ khí chế tạo và điện
đã vượt mức trước chiến tranh.
Về thương nghiệp, trong việc thực hiện chính sách kinh tế mới, Lênin coi
thương nghiệp là “mắt xích” trong chuỗi dây xích các sự biến lịch sử mà Nhà nước
phải đem toàn lực ra mà nắm lấy nó. Thương nghiệp đã tăng cường mạnh mẽ (về
mặt nội thương: tổng mức lưu chuyển hàng hóa năm 1926 đã bằng 2 lần năm
1924; về ngoại thương: mở rộng quan hệ buôn bán với hơn 40 nước)
2. Thực tiễn ở Việt Nam:
2.1. Đặc điểm tình hình Việt Nam thời kỳ miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội:
Thứ nhất, là một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, chủ yếu dựa trên sản xuất
nhỏ cá thể, cơ sở kinh tế của chủ nghĩa tư bản để lại hết sức kém cỏi và non yếu.
Công nghiệp nhỏ bé, nông nghiệp và thủ công có tính chất phân tán, chiếm bộ
phận lớn trong nền kinh tế quốc dân.
Thứ hai, miền Bắc chịu sự tàn phá nặng nề của 15 năm chiến tranh, chính
sách khai thác thuộc địa nặng nề của thực dân Pháp.
Thứ ba, miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội trong khi chủ nghĩa xã hội đã
trở thành một hệ thống trên thế giới.
Thứ tư, cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc diễn ra khi đất nước
ta đang bị chia cách làm hai miền.Đảng và Nhà nước đã chủ trương: “đưa miền
Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội.”
2.2. Quá trình xây dựng nên kinh tế xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc:
2.2.1. Khôi phục kinh tế (1955 - 1957):
Về nội dung, khôi phục kinh tế thực hiện trên ba mặt: khôi phục các cơ sở sản
xuất, khôi phục mức sản xuất ngang trước chiến tranh (năm 1939) và làm biến đổi
tính chất của nền kinh tế cho phù hợp với chế độ dân chủ nhân dân.
Kết quả khôi phục kinh tế:
Thứ nhất, hoàn thành cải cách ruộng đất và bước đầu cải tạo công thương
nghiệp tư bản tư doanh. Cải cách ruộng đất đã chia 81 vạn ha ruộng đất cho 2,1
triệu hộ nông dân, làm thay đổi hẳn quan hệ ruộng đất trong nông thôn.
Thứ hai, khôi phục sản xuất đạt và vượt mức trước chiến tranh. Việc khôi phục
kinh tế của miền Bắc được thực hiện theo tinh thần Nghị quyết của Bộ chính trị
tháng 9-1954 để ra là: “Trước hết cần nắm vững việc phục hồi và phát triển nông
nghiệp. Đó là vấn đề then chốt, là cơ sở củ việc cải thiện đời sống nhân dân. Khôi
phục và phát triển công nghiệp nhẹ trước, công nghiệp nặng sau; công nghiệp nhẹ
là chính, đồng thời cũng khôi phục một phần công nghiệp nặng.” Do vậy sau 3
năm khôi phục kinh tế, sản lương lúa năm 1957 đã đạt 3,95 triệu tấn vượt 62% so
với năm 1939. Sản lượng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp năm 1957 bằng
299,8% năm 1939.
Thứ ba, chấn chỉnh thương nghiệp, tài chính tiền tệ. Về việc thống nhất thị
trường, ta đã dựa trên giá cả vùng tự do để điều chỉnh giá cả ở vùng giải phóng,
giúp đỡ sản xuất phát triển. Hệ thống mậu dịch quốc doanh được mở rộng. Việc
buôn bán với nước ngoài được mở rộng hơn. Song song với việc phục hồi các
ngành kinh tế, Chính phủ sớm ban hành các chính sách thuế công thương nghiệp
mới và coi thuế là công cụ để kiếm tra mọi hoạt động kinh tế phức tạp của xã hội,
là công cụ điều tiết thu nhập của giai cấp tư sản công thương nghiệp... Về tiền tệ,
Chính phủ đã tiến hành thu hồi các loại tiền: Đông Dương, tín phiếu, tiền ngân
hàng nhân dân Nam Bộ; lưu hành giấy bạc ngân hàng Trung ương.
Thành tựu của công cuộc khôi phục kinh tế chứng minh và khẳng định một tất
yếu kinh tế là: khi sức sản xuất được giải phóng, quan hệ sản xuất phù hợp với
trình độ của lực lượng sản xuất thì kinh tế sẽ phục hồi và phát triển nhanh.
2.2.2. Cải tạo và phát triển kinh tế (1958 - 1960)
Hội nghị Trung ương lần thứ 14 (khóa II) tháng 11 -1958 đã đề ra kế hoạch ba
năm cải tạo và bước đầu phát triển kinh tế miền Bắc: “Đẩy mạnh cuộc cách mạng
xã hội chủ nghĩa, trọng tâm trước mắt là đẩy mạnh cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa
đối với thành phần kinh tế cá thể nông dân, thợ thủ công và cuộc cải tạo xã hội chủ
nghĩa đối với thành phần kinh tế tư bản, tư doanh; đồng thời ra sức phát tri