Luận văn Tài trợ thương mại quốc tế của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam: Thực trạng và giải pháp phát triển

Việt Nam là một nƣớc đang phát triển và đang trên con đƣờng Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá để đạt tới một nƣớc công nghiệp ngang tầm với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới. Với những mục tiêu đặt ra, việc chuyển hƣớng kinh doanh của các ngân hàng thƣơng mại, đa dạng hoá các sản phẩm và dịch vụ để phát huy tối đa nội lực và tận dụng tối đa nguồn vốn từ bên ngoài đóng vai trò quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc, phù hợp với tinh thần của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX là: “Nội lực là quyết định, ngoại lực là quan trọng, gắn kết với nhau thành nguồn lực tổng hợp để phát triển đất nƣớc”. Khi bƣớc vào đổi mới nền kinh tế đất nƣớc, Đảng và Nhà nƣớc ta đã xác định nền kinh tế Việt Nam phát triển kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng XHCN. Do đó, chiến lƣợc huy động vốn để phát triển nền kinh tế luôn đƣợc xác định theo phƣơng châm khơi trong hút ngoài. Hiện nay, các tổ chức tín dụng trong đó có Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam luôn bám vào phƣơng châm đó để thực hiện chiến lƣợc huy động vốn và đặc biệt chú trọng huy động vốn từ các nguồn vốn của nƣớc ngoài. Chính sách huy động vốn và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn có vai trò quan trọng trong việc lợi dụng vốn, khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản lý để phát triển nền kinh tế. Những năm gần đây, Nhà nƣớc tập trung chiến lƣợc phát triển kinh tế hƣớng ngoại, đặc biệt ƣu tiên phát triển xuất khẩu. Các doanh nghiệp làm công tác xuất khẩu cần khối lƣợng vốn lớn, do đó bằng mọi hình thức phải tài trợ vốn cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có thể huy động vốn từ nhiều nguồn, bên cạnh nguồn vốn hỗ trợ chính thức ODA để xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng thì nguồn vốn tài trợ thƣơng mại cũng có ý nghĩa quan trọng để giúp doanh nghiệp có đủ vốn duy trì và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đã không ngừng mở rộng và đa dạng hoá hoạt động tài trợ thƣơng mại quốc tế. Tuy nhiên, để tạo đƣợc lòng tin với các ngân hàng nƣớc ngoài 2 và các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc thì ngân hàng một mặt, phải tiếp tục phát huy những ƣu điểm và mặt khác quan trọng hơn là phải phát hiện kịp thời, đầy đủ những mặt yếu kém trong lĩnh vực tài trợ thƣơng mại quốc tế. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng đó, việc nghiên cứu đề tài: Tài trợ thƣơng mại quốc tế của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - thực trạng và giải pháp phát triển trở nên cần thiết, đồng thời nó cũng có ý nghĩa lâu dài cả về lý luận lẫn thực tiễn.

pdf120 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2848 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tài trợ thương mại quốc tế của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam: Thực trạng và giải pháp phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ----- ----- PHẠM HỒNG CHI TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HÀ NỘI – 2006 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG --------------- PHẠM HỒNG CHI TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN Chuyên ngành : Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế Mã số : 60.31.07 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: GS. NGƯT ĐINH XUÂN TRÌNH Hà nội 2006 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI TRỢ THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ 4 1.1. Khái niệm chung và vai trò của tài trợ thƣơng mại quốc tế 1.1.1 Khái niệm tài trợ thương mại quốc tế 4 1.1.2 Tính tất yếu khách quan của tài trợ thương mại quốc tế 5 1.1.3 Vai trò của tài trợ thương mại quốc tế 7 1.2. Các hình thức tài trợ thƣơng mại quốc tế 1.2.1 Các hình thức tài trợ thương mại quốc tế của các tổ chức ngân hàng 10 1.2.1.1 Tín dụng ngắn, trung, dài hạn trong tài trợ xuất nhập khẩu 10 1.2.1.2 Tín dụng có đảm bảo và không đảm bảo trong tài trợ xuất nhập khẩu 13 1.2.1.3 Tín dụng chứng từ trong thanh toán hàng xuất nhập khẩu 13 1.2.1.4 Nhờ thu xuất khẩu 19 1.2.1.5 Bảo lãnh ngân hàng 21 1.2.1.6 Tín dụng người mua 24 1.2.1.7 Chiết khấu hối phiếu 25 1.2.1.8 Chấp nhận hối phiếu 25 1.2.1.9 Biên lai tín thác 26 1.2.1.10 Bao thanh toán tương đối (Factoring) 26 1.2.1.11 Bao thanh toán tuyệt đối (Forfeiting) 28 1.2.1.12 Thuê mua tài chính quốc tế (Leasing) 29 1.2.2 Các hình thức tài trợ thương mại quốc tế của các doanh nghiệp phi ngân hàng 31 1.2.2.1 Ghi sổ (Open account) 31 1.2.2.2 ứng trước tiền hàng 31 1.2.2.3 Tín dụng người bán (bán chịu) 32 1.2.2.4 Thanh toán nhờ thu 32 1.2.2.5 Buôn bán bù trừ 33 1.2.3 Các hình thức tài trợ thương mại quốc tế của tổ chức chính phủ và phi chính phủ 35 1.2.3.1 Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu 35 1.2.3.2 Tín dụng hỗn hợp 36 1.2.3.3 Thành lập quỹ tài trợ xuất khẩu 36 1.2.3.4 Thuế và lệ phí 37 1.2.3.5 Chính sách tỷ giá hối đoái 38 1.2.3.6 Chính sách lãi suất 38 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM 40 2.1. Khái quát hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT VN 2.1.1 Đôi nét quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT VN 40 2.1.2 Khái quát về hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT VN 42 2.1.2.1 Hoạt động huy động vốn 42 2.1.2.2 Hoạt động đầu tư vốn 44 2.1.2.3 Hoạt động nghiệp vụ ngân hàng quốc tế 47 2.2 Thực trạng hoạt động tài trợ thƣơng mại quốc tế của NHNo & PTNT VN 2.2.1 Ban hành và áp dụng các quy chế về hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu 48 2.2.1.1 Hoạt động bảo lãnh trong tài trợ xuất nhập khẩu 48 2.2.1.2 Chiết khấu chứng từ hàng xuất khẩu 51 2.2.1.3 Tài trợ vốn lưu động để thu mua, chế biến, gia công, sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu có thị trường tiêu thụ 52 2.2.1.4 Tín dụng chứng từ 53 2.2.1.5 Bảo lãnh nhận hàng 55 2.2.1.6 Tài trợ theo phương thức nhờ thu 55 2.2.1.7 Hoạt động cho thuê tài chính 57 2.2.2. Tình hình thực hiện hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của NHNo&PTNT VN trong thời gian qua 59 2.2.2.1 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của ngân hàng 59 2.2.2.2 Tình hình thực hiện hoạt động tài trợ thương mại của NHNo & PTNT VN trong thời gian qua 60 2.2.3 Những tồn tại trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế và nguyên nhân tồn tại 64 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ 76 THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA NHNO&PTNT VN 3.1. Sự cần thiết phải phát triển hoạt động tài trợ thƣơng mại quốc tế của NHNo&PTNT VN 76 3.2. Phƣơng hƣớng, mục tiêu phát triển hoạt động tài trợ thƣơng mại quốc tế của NHNo&PTNT VN 80 3.2.1 Cơ hội và thách thức với NHNo&PTNT VN trong phát triển hoạt động tài trợ thương mại quốc tế 80 3.2.2 Phương hướng, mục tiêu phát triển hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của NHNo&PTNT VN 82 3.3. Giải pháp nhằm phát triển hoạt động tài trợ thƣơng mại quốc tế của NHNo&PTNT VN 83 3.3.1 Giải pháp từ phía NHNo&PTNT VN 83 3.3.1.1 Tăng trưởng nguồn vốn, đặc biệt vốn ngoại tệ 83 3.3.1.2 Đa dạng hoá hoạt động tài trợ thương mại quốc tế 85 3.3.1.3 Xây dựng chiến lược dài hạn để định hướng phát triển hoạt động tài trợ thương mại 86 3.3.1.4 Xây dựng một chu kỳ kinh doanh các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế khép kín 86 3.3.1.5 Xây dựng chiến lược khách hàng và thực hiện tốt chính sách khách hàng 87 3.3.1.6 Nâng cao chất lượng thẩm định trước khi đưa ra quyết định tài trợ 87 3.3.1.7 Tăng cường quản lý rủi ro các dự án tài trợ thương mại quốc tế 88 3.3.1.8 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát 90 3.3.1.9 Tăng cường hợp tác quốc tế trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế 90 3.3.1.10 Thiết lập hệ thống thông tin và đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời cho công tác thẩm định dự án 91 3.3.1.11 Đầu tư thích đáng cho công nghệ ngân hàng 92 3.3.1.12 Tổ chức nâng cao, bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ cán bộ nghiệp vụ đảm bảo đủ năng lực và có tính chuyên nghiệp cao 93 3.3.1.13 Hoàn thiện hệ thống văn bản chế độ, quản lý điều hành 94 3.3.2 Giải pháp về phía khách hàng 94 3.3.2.1 Từng bước thiết lập mối quan hệ doanh nghiệp và ngân hàng trong quá trình chuẩn bị thực hiện dự án 94 3.3.2.2 Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác ngoại thương vững 95 về nghiệp vụ, năng động, sáng tạo, am hiểu về lĩnh vực tài chính - tài tệ - tín dụng - thương mại quốc tế 3.4. Một số kiến nghị 95 3.4.1 Nhà nước tạo lập môi trường pháp lý ổn định, đồng bộ và nhất quán 96 3.4.2 Hình thành quỹ rủi ro và chính sách khuyến khích hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu trong nông nghiệp 97 3.4.3 Bổ sung vốn tự có cho NHNo&PTNT VN 98 3.4.4 Chính sách bảo hiểm xuất khẩu 98 3.4.5 Cơ chế chính sách ngoại hối 99 KẾT LUẬN 101 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Số hình vẽ Tên hình vẽ Trang 2.1 Cơ cấu cho vay vốn 45 2.2 Tỷ lệ dư nợ tín dụng phân theo mục đích cho vay 46 2.3 Số liệu của công ty thuê mua tài chính I và tài chính II - năm 2004 63 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNH-HĐH Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài NHNN Ngân hàng Nhà nước NHNo ; NHNo&PTNT VN Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam NHPH Ngân hàng phát hành NHTB Ngân hàng thông báo NHTM Ngân hàng thương mại NHTW Ngân hàng Trung ương ODA Viện trợ phát triển chính thức ODF Tài trợ phát triển chính thức P/B Bảo lãnh thực hiện hợp đồng TBCN Tư bản chủ nghĩa TMQT Thương mại quốc tế UTĐT Uỷ thác đầu tư DANH MỤC CÁC BẢNG Số bảng Tên bảng Trang 2.1 Cơ cấu nguồn vốn huy động 43 2.2 Tình hình vay vốn 43 2.3 Tình hình phát hành các giấy tờ có giá 44 2.4 Doanh số thanh toán quốc tế từ 2000 - 2005 61 2.5 Doanh số thanh toán biên giới từ 2001 - 2005 62 2.6 Số liệu các ngân hàng đại lý 62 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Số hình vẽ Tên hình vẽ Trang 2.1 Cơ cấu cho vay vốn 45 2.2 Tỷ lệ dư nợ tín dụng phân theo mục đích cho vay 46 2.3 Số liệu của công ty thuê mua tài chính I và tài chính II - năm 2004 63 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một nƣớc đang phát triển và đang trên con đƣờng Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá để đạt tới một nƣớc công nghiệp ngang tầm với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới. Với những mục tiêu đặt ra, việc chuyển hƣớng kinh doanh của các ngân hàng thƣơng mại, đa dạng hoá các sản phẩm và dịch vụ để phát huy tối đa nội lực và tận dụng tối đa nguồn vốn từ bên ngoài đóng vai trò quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc, phù hợp với tinh thần của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX là: “Nội lực là quyết định, ngoại lực là quan trọng, gắn kết với nhau thành nguồn lực tổng hợp để phát triển đất nƣớc”. Khi bƣớc vào đổi mới nền kinh tế đất nƣớc, Đảng và Nhà nƣớc ta đã xác định nền kinh tế Việt Nam phát triển kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng XHCN. Do đó, chiến lƣợc huy động vốn để phát triển nền kinh tế luôn đƣợc xác định theo phƣơng châm khơi trong hút ngoài. Hiện nay, các tổ chức tín dụng trong đó có Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam luôn bám vào phƣơng châm đó để thực hiện chiến lƣợc huy động vốn và đặc biệt chú trọng huy động vốn từ các nguồn vốn của nƣớc ngoài. Chính sách huy động vốn và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn có vai trò quan trọng trong việc lợi dụng vốn, khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản lý … để phát triển nền kinh tế. Những năm gần đây, Nhà nƣớc tập trung chiến lƣợc phát triển kinh tế hƣớng ngoại, đặc biệt ƣu tiên phát triển xuất khẩu. Các doanh nghiệp làm công tác xuất khẩu cần khối lƣợng vốn lớn, do đó bằng mọi hình thức phải tài trợ vốn cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có thể huy động vốn từ nhiều nguồn, bên cạnh nguồn vốn hỗ trợ chính thức ODA để xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng thì nguồn vốn tài trợ thƣơng mại cũng có ý nghĩa quan trọng để giúp doanh nghiệp có đủ vốn duy trì và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đã không ngừng mở rộng và đa dạng hoá hoạt động tài trợ thƣơng mại quốc tế. Tuy nhiên, để tạo đƣợc lòng tin với các ngân hàng nƣớc ngoài 2 và các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc thì ngân hàng một mặt, phải tiếp tục phát huy những ƣu điểm và mặt khác quan trọng hơn là phải phát hiện kịp thời, đầy đủ những mặt yếu kém trong lĩnh vực tài trợ thƣơng mại quốc tế. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng đó, việc nghiên cứu đề tài: Tài trợ thƣơng mại quốc tế của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - thực trạng và giải pháp phát triển trở nên cần thiết, đồng thời nó cũng có ý nghĩa lâu dài cả về lý luận lẫn thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Đề tài về tài trợ thƣơng mại quốc tế của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam từ trƣớc đến nay chƣa đƣợc ai nghiên cứu. 3. Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hoá và làm rõ những vấn đề lý luận về khái niệm, nội dung và hình thức tài trợ thƣơng mại quốc tế, phân loại, làm rõ chức năng và lợi ích của từng loại tài trợ. - Phân tích, đánh giá thực trạng tài trợ thƣơng mại quốc tế của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam; từ đó rút ra những kết quả đạt đƣợc, những tồn tại và nguyên nhân gây ra của nó. - Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hoạt động tài trợ thƣơng mại quốc tế của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu các loại hình tài trợ thƣơng mại quốc tế, mục đích của các loại tài trợ quốc tế. - Tổng kết những thành công, tồn tại trong hoạt động tài trợ thƣơng mại quốc tế của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam và kiến nghị một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động tài trợ thƣơng mại quốc tế tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu hoạt động tài trợ thƣơng mại quốc tế của các ngân hàng thƣơng mại. 3 - Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động tài trợ thƣơng mại quốc tế của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn trong khoảng thời gian từ 2000- 2005. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu - Luận văn đƣợc nghiên cứu trên cơ sở vận dụng học thuyết kinh tế - chính trị Mác-Lênin, các lý thuyết kinh tế học hiện đại về tiền tệ - tín dụng và hiệu quả KT-XH, quán triệt tƣ tƣởng và quan điểm đổi mới kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam. - Phƣơng pháp nghiên cứu: duy vật biện chứng, duy vật lịch sử; tiếp cận hệ thống và phân tích hệ thống; dùng lý luận để đánh giá thực tiễn, ứng dụng lý luận và nhận thức thực tiễn vào khoa học quản lý kinh doanh; phƣơng pháp so sánh và phân tích kết hợp với phƣơng pháp chọn mẫu và hệ thống hoá khoa học. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm 3 chƣơng: Chương 1: Tổng quan về tài trợ thương mại quốc tế Chương 2: Thực trạng hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Chương 3: Một số giải pháp phát triển hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. 4 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÀI TRỢ THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ 1.1. Khái niệm chung và vai trò của tài trợ thƣơng mại quốc tế 1.1.1. Khái niệm tài trợ thương mại quốc tế Sự phát triển của lực lƣợng sản xuất và sự phát triển của con ngƣời gắn liền với sự phát triển của thƣơng mại. Từ khi xuất hiện nền kinh tế hàng hoá, con ngƣời đã thấy lợi ích của trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia, do đó bất cứ quốc gia nào muốn phát triển kinh tế thì không những dựa vào sản xuất trong nƣớc mà còn phải giao dịch buôn bán với các nƣớc khác. Mỗi quốc gia có sự khác nhau về điều kiện tự nhiên nhƣ tài nguyên, khí hậu… mà chỉ dựa vào nền sản xuất trong nƣớc không thể cung cấp đủ những hàng hoá, dịch vụ đáp ứng nhu cầu sản xuất tiêu dùng của nền kinh tế, do vậy họ phải nhập khẩu những mặt hàng cần thiết nhƣ nguyên liệu, vật tƣ, máy móc thiết bị, hàng tiêu dùng thiết yếu mà trong nƣớc không sản xuất đƣợc, hoặc sản xuất đƣợc nhƣng với giá cao hơn. Ngƣợc lại, trên cơ sở khai thác tiềm năng và những lợi thế kinh tế vốn có, hoạt động thƣơng mại ngoài việc phục vụ nhu cầu trong nƣớc còn có thể tạo nên những sản phẩm dƣ thừa có thể xuất khẩu sang nƣớc khác, góp phần tăng thu ngoại tệ cho đất nƣớc để nhập khẩu những mặt hàng còn thiếu và để trả nợ. Tài trợ thƣơng mại bao hàm sự chuẩn bị sẵn sàng các phƣơng tiện tài chính và thay thế về mặt tài chính (vay tín dụng) để hoàn tất nghĩa vụ thanh toán và sản xuất trong quan hệ kinh tế đối ngoại cũng nhƣ đảm bảo các quá trình thanh toán liên quan. Phạm vi của tài trợ thƣơng mại quốc tế bao gồm tài trợ cho xuất khẩu (cả trong giai đoạn sản xuất) và tài trợ cho nhập khẩu trong thời gian từ ngắn hạn đến dài hạn. Trên thƣơng trƣờng quốc tế, sự vận động của hàng hoá và vốn luôn phát triển nhịp nhàng với nhau, xuất phát từ việc quốc tế hoá nền kinh tế và sự liên kết với nhau giữa các đồng tiền mạnh. Khái niệm: Tài trợ thƣơng mại quốc tế là tập hợp các biện pháp và hình thức hỗ trợ về tài chính trực tiếp hay gián tiếp cho các doanh nghiệp và các đơn vị kinh 5 tế tham gia trong lĩnh vực thƣơng mại quốc tế trong các công đoạn của quá trình đầu tƣ, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ. Nếu xét về hình thức tài trợ thì tài trợ thƣơng mại quốc tế đƣợc thực hiện dƣới hai hình thức là: * Tài trợ thƣơng mại quốc tế trực tiếp là tập hợp các biện pháp hoặc hình thức hỗ trợ về tài chính trực tiếp tác động đến hoạt động kinh doanh TMQT của doanh nghiệp thƣờng đƣợc thực hiện thông qua việc cho vay ngắn, trung và dài hạn để tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu, hàng tiêu dùng, thay đổi dây chuyền công nghệ máy móc thiết bị,… hoặc đƣợc thực hiện thông qua hình thức cung ứng dịch vụ về tiền tệ, tín dụng, ngân hàng nhƣ các dịch vụ thanh toán quốc tế (tín dụng chứng từ, nhờ thu), bảo lãnh, bao thanh toán tƣơng đối (Factoring), bao thanh toán tuyệt đối (Forfaiting), thuê mua (Leasing)… * Tài trợ thƣơng mại quốc tế gián tiếp là tập hợp các biện pháp hoặc hình thức hữu hiệu nhằm tạo ta môi trƣờng kinh doanh TMQT thuận lợi cho các doanh nghiệp nhƣ: chính sách thuế xuất nhập khẩu; chính sách tỷ giá hối đoái; môi trƣờng pháp lý ổn định phù hợp với thực tiễn thƣơng mại quốc tế; chính sách lãi suất;… 1.1.2. Tính tất yếu khách quan của tài trợ thương mại quốc tế Sự ra đời, tồn tại và phát triển của các hoạt động tài trợ TMQT gắn liền với quá trình hình thành và lớn mạnh của nền thƣơng mại quốc tế, trong khuôn khổ hoạt động kinh tế tại mỗi quốc gia và trên phạm vi toàn cầu. Chính tính chất, đặc điểm trong giao thƣơng quốc tế là yếu tố then chốt ấn định bản sắc và đặc trƣng của các loại hình tài trợ thƣơng mại. Các nƣớc hiện nay đang phải đối đầu với hai xu hƣớng đó là: Toàn cầu hoá trong điều kiện có sự chênh lệch giàu - nghèo, trình độ phát triển và năng suất lao động khác nhau giữa các quốc gia; và Cuộc các mạng khoa học kỹ thuật - công nghệ. Toàn cầu hoá kinh tế thế giới tạo ra sự đan xen giữa các nền kinh tế với nhau. Từ sau đại chiến thế giới II, các khối và khu vực kinh tế đã ra đời nhƣ Liên minh Châu Âu (EU), Hiệp hội các nƣớc Đông Nam á (ASEAN), Hiệp hội mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dƣơng (APEC),… Để giữ đƣợc vị thế của mình nhƣ một nhân tố quan trọng trong các khối kinh tế với những 6 thành tựu về khoa học kỹ thuật công nghệ có thể dẫn đến các cuộc đua tranh kinh tế và thƣơng mại giữa các quốc gia, các khối và các cuộc chiến tranh thƣơng mại. Ngày nay, tài trợ TMQT là tất yếu vì: - Các nƣớc phát triển, đang và chậm phát triển đều đang tìm kiếm các nguồn tài chính, công nghệ, quản lý để gia tăng sự phát triển và thế mạnh của mình nhằm duy trì vị thế hiện có và bành trƣớng thế lực của mình trong cộng đồng thế giới. Các nƣớc đều có chiến lƣợc thu hút và khai thác các nguồn vốn tài trợ từ nƣớc ngoài, kể cả các nƣớc phát triển. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của tài trợ thƣơng mại nên các nƣớc, đặc biệt là các nƣớc TBCN rất coi trọng vấn đề này. Một số nƣớc TBCN đã xây dựng một hệ thống tài trợ khá thành công nhƣ Đức, Mỹ,… Ngƣợc lại, các quốc gia đang và chậm phát triển là một thị trƣờng nguyên liệu đa dạng, phong phú chƣa đƣợc khai thác và cũng là thị trƣờng tiêu thụ lớn các hàng hoá tiêu dùng, máy móc, công cụ cơ khí…ế thừa của các nƣớc công nghiệp phát triển. Dòng vốn tài trợ tài chính từ các nƣớc phát triển chảy vào các nƣớc chậm và đang phát triển, sau đó là nhập khẩu hàng hoá thanh toán bằng các nguồn tài trợ tài chính đó. Trên thế giới có hai dòng lƣu chuyển vốn chủ yếu đó là: dòng vốn từ các nƣớc phát triển chảy vào các nƣớc chậm và đang phát triển; và dòng vốn lƣu chuyển trong các nƣớc phát triển với nhau. Dòng vốn chảy vào các nƣớc chậm và đang phát triển diễn ra nhiều hình thức; mỗi hình thức có những đặc điểm, điều kiện, mục tiêu không giống nhau, gồm những loại sau: + Nguồn vốn tài trợ từ các NHTM có nhiều hình thức tài trợ giống tài trợ thƣơng mại của các ngân hàng trong nƣớc nhƣ: cho vay, bảo lãnh, chiết khấu, bao thanh toán, thuê mua, thƣ tín dụng chứng từ (L/C), nhờ thu, chấp nhận hối phiếu nhƣng có thể khác về những điều kiện, lãi suất cho vay, thời hạn và đảm bảo tiền vay. + Tài trợ phát triển chính thức (ODF) gồm các hình thức: viện trợ phát triển chính thức (ODA); viện trợ đa phƣơng; viện trợ song phƣơng,... + Nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) và viện trợ không hoàn lại của các tổ chức phi chính phủ và của chính phủ, trong đó FDI giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế và thƣơng mại. Hiện nay, lợi dụng cơ chế tín dụng mới, 7 các nhà đầu tƣ trực tiếp đã vay trên thị trƣờng vốn dài hạn để đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài nhƣ Tín dụng bắc cầu; đồng tài trợ; cho vay hỗn hợp;... - Tài trợ thƣơng mại quốc tế góp phần san sẻ rủi ro và taọ điều kiện cơ bản để ổn định sản xuất và thị trƣờng + Rủi ro do điều kiện kinh tế và tài chính gây ra khan hiếm các nguyên liệu; cơ sở hạ tầng yếu kém; trình độ công nghệ thấp; nợ nƣớc ngoài không có khả năng trả  Tài trợ TMQT để có thể huy động vốn và sử dụng vốn với tín dụng dài hạn ƣu đãi; cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng; hoàn thiện công nghệ cũ và phát triển công nghệ mới; đẩy mạnh hoạt động đối ngoại;… + Rủi ro do lạm phát gây ra biến động giá hàng, chi phí đầu vào cao, tiền giảm giá  Tài trợ TMQT góp phần ổn định sức mua đối nội của đồng tiền. + Rủi ro hối đoái gây ra biến động về lãi suất  Tài trợ TMQT góp phần ổn định tình hình dịch chuyển tài chính. + Rủi ro
Luận văn liên quan