Trong thời gian qua, vấn đề đạo đức xã hội ở nước ta đang diễn ra rất phức
tạp, đạo đức xã hội có phần bị xuống cấp, điều đáng lo ngại hơn cả là "có một bộ
phận học sinh, sinh viên có tình trạng suy thoái đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, theo
lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và
đất nước" [9, 21]. Hiện tượng thiếu trung thực trong học tập, gian lận trong thi cử,
dùng tiền để "mua điểm", "mua bằng cấp", hiện tượng đánh thầy chửi bạn. có nguy
cơ trở thành một tệ nạn. Không những thế, những tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc,
ma túy. cũng đang có xu hướng du nhập vào nhà trường gây ảnh hưởng lớn đối với
học sinh.
Tại sao trong một bộ phận học sinh hiện nay lại có sự sa sút về mặt phẩm
chất đạo đức? Hiện tượng đó bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, nhưng phải thấy rằng
nguyên nhân chủ yếu nhất là do trong thời gian qua chúng ta ít quan tâm đến công
tác giáo dục đạo đức cho những đối tượng này, gia đình và xã hội gần như "gửi
gắm", thậm chí "khoán trắng" công việc giáo dục đạo đức con em mình cho nhà
trường. Mặt khác, giáo dục trong nhà trường lại có xu hướng coi nhẹ, thậm chí buông
lỏng giáo dục đạo đức, chạy theo giáo dục văn hóa đơn thuần vì mục đích thi cử.
Để khắc phục tình trạng xuống cấp, suy thoái về đạo đức trong một bộ phận
thanh niên học sinh, để đáp ứng những nhiệm vụ và mục tiêu giáo dục thế hệ trẻ, xây
dựng con người cho thế kỷ XXI mà Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương
Đảng (khóa VIII) đã vạch ra, phải tăng cường hơn nữa công tác giáo dục đạo đức cho
thanh niên, mà đặc biệt là thanh niên học sinh trong các trường phổ thông trung học.
Tăng cường công tác giáo dục đạo đức cho đối tượng học sinh phổ thông
trung học, đó là vấn đề bức xúc hiện nay, đề tài luận văn này mong muốn góp một
phần nhỏ giải quyết vấn đề bức xúc đó.
65 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2502 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tăng cường công tác giáo dục đạo đức cho đối tượng học sinh phổ thông trung học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Tăng cường công tác giáo dục đạo
đức cho đối tượng học sinh phổ
thông trung học
Mở Đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời gian qua, vấn đề đạo đức xã hội ở nước ta đang diễn ra rất phức
tạp, đạo đức xã hội có phần bị xuống cấp, điều đáng lo ngại hơn cả là "có một bộ
phận học sinh, sinh viên có tình trạng suy thoái đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, theo
lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và
đất nước" [9, 21]. Hiện tượng thiếu trung thực trong học tập, gian lận trong thi cử,
dùng tiền để "mua điểm", "mua bằng cấp", hiện tượng đánh thầy chửi bạn... có nguy
cơ trở thành một tệ nạn. Không những thế, những tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc,
ma túy... cũng đang có xu hướng du nhập vào nhà trường gây ảnh hưởng lớn đối với
học sinh.
Tại sao trong một bộ phận học sinh hiện nay lại có sự sa sút về mặt phẩm
chất đạo đức? Hiện tượng đó bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, nhưng phải thấy rằng
nguyên nhân chủ yếu nhất là do trong thời gian qua chúng ta ít quan tâm đến công
tác giáo dục đạo đức cho những đối tượng này, gia đình và xã hội gần như "gửi
gắm", thậm chí "khoán trắng" công việc giáo dục đạo đức con em mình cho nhà
trường. Mặt khác, giáo dục trong nhà trường lại có xu hướng coi nhẹ, thậm chí buông
lỏng giáo dục đạo đức, chạy theo giáo dục văn hóa đơn thuần vì mục đích thi cử.
Để khắc phục tình trạng xuống cấp, suy thoái về đạo đức trong một bộ phận
thanh niên học sinh, để đáp ứng những nhiệm vụ và mục tiêu giáo dục thế hệ trẻ, xây
dựng con người cho thế kỷ XXI mà Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương
Đảng (khóa VIII) đã vạch ra, phải tăng cường hơn nữa công tác giáo dục đạo đức cho
thanh niên, mà đặc biệt là thanh niên học sinh trong các trường phổ thông trung học.
Tăng cường công tác giáo dục đạo đức cho đối tượng học sinh phổ thông
trung học, đó là vấn đề bức xúc hiện nay, đề tài luận văn này mong muốn góp một
phần nhỏ giải quyết vấn đề bức xúc đó.
2. Tình hình nghiên cứu
- Xung quanh vấn đề đạo đức học sinh ở các trường phổ thông trung học đã
có một số công trình nghiên cứu chuyên khảo và sách báo v.v... nhưng chưa có luận
văn thạc sĩ nào đề cập đến vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông trung học
ở nước ta hiện nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: Trên cơ sở làm rõ vai trò nhân tố chủ quan trong công tác giáo
dục đạo đức cho học sinh phổ thông trung học, và thực trạng của sự phát huy vai trò
của nhân tố này trong những năm qua, luận văn chỉ ra tính cấp thiết và đề xuất những
giải pháp chủ yếu, nhằm nâng cao vai trò nhân tố chủ quan trong giáo dục đạo đức
cho học sinh phổ thông trung học hiện nay.
Nhiệm vụ:
+ Phân tích mối quan hệ điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan trong
giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông trung học.
+ Làm rõ tầm quan trọng của việc cao nhân tố chủ quan trong giáo dục đạo
đức cho học sinh phổ thông trung học hiện nay.
+ Đề xuất những giải pháp nâng cao vai trò nhân tố chủ quan, trong công tác
giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông trung học
hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đặc biệt
là mối quan hệ giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan, đề tài được thực hiện
theo phương pháp phân tích, tổng hợp, lịch sử, lôgic...
- Kết hợp sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như: khảo sát, điều
tra, tọa đàm, phỏng vấn, so sánh, tiếp cận, thống kê v.v...
5. ý nghĩa của đề tài
- Làm tài liệu nghiên cứu cho trường phổ thông trung học.
- Góp phần nâng cao vai trò nhân tố chủ quan trong công tác giáo dục đạo
đức cho học sinh phổ thông trung học tỉnh Kiên Giang.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2
chương 5 tiết.
Chương 1
Tầm QUAN Trọng Của Việc NÂNG CAO
NHÂN Tố Chủ QUAN TRONG Giáo Dục Đạo Đức
CHO Học SINH Phổ THÔNG TRUNG Học Hiện NAY
1.1. Điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan trong giáo dục đạo đức cho
học sinh phổ thông trung học
1.1.1. Đạo đức và vai trò giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông trung
học
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội sớm xuất hiện trong lịch sử nhân loại.
Con người là một sinh vật có tính xã hội, ngay từ thuở hoang sơ nhất của mình, con
người đã biết thiết lập các mối quan hệ với nhau, mặc dù những quan hệ đó lúc đầu
còn mang tính "quần cư đơn thuần". Trong quá trình phát triển, con người từng bước
ý thức được sự cần thiết phải hợp tác, tương trợ nhau trong cuộc sống, từ đó, dần dần
làm nảy sinh khát vọng tự nguyện, khát vọng về sự công bằng, nguyên tắc về sự bình
đẳng,... giữa các thành viên trong xã hội.
Cùng với sự tiến bộ của sản xuất, ngay trong xã hội nguyên thủy, mối quan
hệ giữa người và người cũng trở nên phức tạp, đa dạng, phong phú hơn. Chính trong
quá trình tồn tại và phát triển đời sống cộng đồng đó đã làm nảy sinh, xuất hiện
những "chuẩn mực" đạo đức biểu hiện ở những hành vi giao tiếp, ứng xử giữa các
thành viên trong xã hội. Những chuẩn mực đó dần dần được nội tâm hóa, trở thành
nhu cầu bên trong, thành khát vọng, thói quen, thành tình cảm đạo đức.
Như vậy, đạo đức không phải được nảy sinh từ bên ngoài xã hội, sự xuất hiện
của đạo đức là do nhu cầu khách quan của sự phát triển nhận thức, của đời sống xã
hội, mà trước hết do nhu cầu phối hợp hành động trong lao động sản xuất, trong đời
sống cộng đồng xã hội.
Do đó, đạo đức theo quan niệm mác xít là một hình thái ý thức xã hội, bao
gồm một hệ thống các qui tắc, các chuẩn mực nhằm điều chỉnh hành vi và đánh giá
cách ứng xử của con người trong quan hệ
với nhau và quan hệ với xã hội để bảo vệ lợi ích của cá nhân và của cộng đồng.
Là một hình thái ý thức xã hội, nên cũng như các hình thái ý xã hội khác, đạo
đức phản ánh tồn tại xã hội. Sự xuất hiện của đạo đức đáp ứng đòi hỏi khách quan
của cuộc sống xã hội, nó phản ánh đời sống xã hội, mà trước hết là chế độ kinh tế -
xã hội. Khi nền kinh tế - xã hội có sự biến đổi, đòi hỏi đạo đức xã hội cũng phải thay
đổi theo.
Trong lịch sử nhân loại, cùng với sự phát triển của sản xuất, của tiến bộ xã
hội những quy tắc, chuẩn mực, phạm trù đạo đức... theo đó tăng lên, phản ánh đời
sống xã hội ngày càng phong phú, đa dạng hơn, trở thành một trong những phương
thức điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, điều chỉnh hành vi của con người sao cho
phù hợp với yêu cầu, chuẩn mực xã hội.
Phản ánh tồn tại xã hội, do đó đạo đức mang tính lịch sử, quan niệm về một
nền đạo đức vĩnh cửu, đặt trên mọi lịch sử và trên những sự khác biệt về dân tộc, một
thứ đạo đức bất chấp cả thời gian mà mọi sự biến thiên của thực tế là siêu hình, giáo
điều và duy tâm. Quan niệm đó là hoàn toàn xa lạ với quan niệm mác xít, khẳng định
tính lịch sử của đạo đức trong tác phẩm Chống Đuyrinh, Ăngghen đã chỉ ra rằng:
"Chung quy lại thì mọi thuyết đạo đức đã có từ trước tới nay đều là sản phẩm của
tình hình kinh tế xã hội lúc bấy giờ" [2, 63].
Trong các xã hội có sự phân chia thành giai cấp, đạo đức luôn mang tính giai
cấp. Trong xã hội nguyên thủy, khi lực lượng sản xuất còn kém phát triển, con người
phải nương tựa vào nhau và sống nhờ vào những ân huệ của giới tự nhiên, thì sự
thông cảm và tinh thần tương trợ cũng như công bằng và sự bình đẳng được coi là
công cụ tự bảo vệ, là điều kiện để tồn tại và là chuẩn mực đạo đức của xã hội đó.
Sự xuất hiện xã hội có giai cấp, dẫn tới sự phá vỡ ý thức đạo đức thống nhất
vốn có của xã hội nguyên thủy và hình thành một nền đạo đức khác, mở đầu cho lịch
sử đạo đức mang tính giai cấp trong xã hội có giai cấp. Đạo đức luôn luôn là đạo đức
của giai cấp, từ xã hội cổ đại cho đến xã hội hiện đại, từ giai cấp chủ nô đến giai cấp
phong kiến, từ giai cấp tư sản đến giai cấp vô sản, mỗi giai cấp đều có nền đạo đức
của nó: đạo đức của giai cấp chủ nô, đạo đức giai cấp phong kiến, đạo đức của giai
cấp tư sản, đạo đức của giai cấp vô sản.
Trong các nền đạo đức đã xuất hiện trong lịch sử, đạo đức mới, tức đạo đức
của giai cấp vô sản, đạo đức cộng sản chủ nghĩa là nền đạo đức có giá trị phổ biến và
nhân đạo nhất.
Thừa nhận tính lịch sử, tính giai cấp của đạo đức, triết học Mác - Lênin
không hề phủ nhận những giá trị phổ biến toàn nhân loại của đạo đức. Những giá trị
đạo đức như lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, tính trung thực, sự công bằng, tôn
trọng lẽ phải... thì xã hội nào, thời kỳ nào cũng cần, cũng có. Tất nhiên, do những
điều kiện lịch sử cụ thể khác nhau, do lý tưởng đạo đức khác nhau mà đôi khi người
ta có cách hiểu không hoàn toàn giống nhau, về các giá trị đạo đức có ý nghĩa phổ biến
đó.
Thừa nhận có thứ đạo đức của con người đích thực, tức là thứ đạo đức thoát
khỏi sự tha hóa của con người, đạt tới sự tự do và giải phóng con người, thoát khỏi
mọi sự ràng buộc giai cấp, nhưng triết học mác xít cũng đã khẳng định rằng, để có
được một nền đạo đức thật sự có tính người, mang tính nhân loại phổ biến, điều
trước hết là phải xóa bỏ được sự đối lập giai cấp.
Nghiên cứu các nền đạo đức đã tồn tại trong lịch sử nhân loại, Ăngghen đã
chỉ ra rằng nền đạo đức có nhiều nhân tố hứa hẹn lâu dài nhất, chắc chắn là nền đạo
đức hiện nay đang tiêu biểu cho sự lật đổ chế độ hiện đại, bảo vệ tương lai, tức nền
đạo đức vô sản.
Đạo đức vô sản, đạo đức cộng sản chủ nghĩa là một nền đạo đức thật sự có
tính người, mang tính nhân loại phổ biến. Nền đạo đức ấy kế thừa, có chọn lọc, có
phê phán và phát triển tất cả những gì tốt đẹp nhất được nhân loại tạo ra trong lịch
sử, đó là một nền đạo đức của tương lai, một nền đạo đức mang tính nhân văn cao cả.
Đạo đức vô sản, đạo đức cộng sản chủ nghĩa biểu hiện sự sáng tạo mang tính
quần chúng rộng rãi. Các giá trị đạo đức này mang ý nghĩa cao cả, vì nó là những sản
phẩm sáng tạo của con người và vì con người. Những giá trị ấy nói lên bản chất sáng
tạo của trí tuệ, của ý thức danh dự, của lòng dũng cảm và những phẩm chất cao quý
của con người. Nền đạo đức ấy vừa là sản phẩm của nền sản xuất xã hội đầy sáng tạo
và nhân văn, vừa là động lực thúc đẩy xã hội phát triển.
Đạo đức cộng sản chủ nghĩa là đạo đức mới, là nền đạo đức mà chúng ta hiện
nay đang hướng tới và xây dựng.
Là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức một mặt được hình thành một cách tự
phát, từ chính cuộc sống hàng ngày của con người để đáp ứng đòi hỏi khách quan
của sinh hoạt cộng đồng. Mặt khác, đạo đức phải là kết quả của sự giáo dục và tự
giáo dục, tự rèn luyện của mỗi cá nhân theo các chuẩn mực giá trị đạo đức của xã
hội.
Giáo dục theo nghĩa chung nhất, đó là hoạt động nhằm tác động một cách có
hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó, làm cho đối
tượng ấy dần dần có được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra.
Giáo dục nói chung, giáo dục đạo đức nói riêng là một quá trình bao gồm hai
mặt, một mặt đó là sự tác động từ bên ngoài vào đối tượng giáo dục, mặt khác thông
qua sự tác động này làm cho đối tượng tự biến đổi bản thân mình, tự hoàn thiện, tự
nâng mình lên qua giáo dục.
Đạo đức, nhất là đạo đức của lứa tuổi học sinh phổ thông trung học được hình
thành chủ yếu bằng con đường giáo dục. Giáo dục đạo đức góp phần chuyển các
quan niệm đạo đức từ tự phát sang tự giác, từ bị động sang chủ động, không ngừng
nâng cao trình độ nhận thức các giá trị đạo đức cho mỗi người, từ trình độ nhận thức
thông thường lên trình độ nhận thức khoa học. Nhận thức thông thường hình thành
do ảnh hưởng trực tiếp của những điều kiện sinh hoạt hàng ngày mang lại, nó phản
ánh những giá trị đạo đức gần gũi với cuộc sống đời thường, còn nhận thức khoa học
phản ánh các giá trị đạo đức một cách gián tiếp, khái quát, cả những giá trị đạo đức
hiện đại, cả những phẩm giá của con người được kết tinh trong truyền thống lâu dài
của dân tộc.
Giáo dục đạo đức góp phần to lớn, tích cực trong việc truyền lại cho thế hệ
đang trưởng thành những giá trị đạo đức, mà thế hệ trước đã tạo ra, những giá trị đạo
đức được kết tinh trong hàng nghìn năm lịch sử của dân tộc. Trên cơ sở đó giúp họ
nhận ra chân giá trị của các giá trị đạo đức, nhận thấy giá trị và ý thức cuộc sống
mang tính nhân bản, nhân ái, nhân văn sâu sắc, góp phần to lớn trong việc nhân đạo
hóa con người và đời sống xã hội của con người, trong việc hình thành, củng cố
những giá trị nhân cách tốt đẹp.
Chẳng hạn, qua giáo dục chủ nghĩa yêu nước và tinh thần quốc tế vô sản,
những giá trị đạo đức tốt đẹp như: lòng tự hào dân tộc, ý thức và hành vi sẵn sàng
bảo vệ độc lập và chủ quyền quốc gia, yêu hòa bình, tôn trọng các dân tộc khác...
được củng cố, được nâng lên làm cho thế hệ trẻ thấy được những giá trị lớn lao, ý
nghĩa đích thực của cuộc sống hòa bình, tự do, độc lập. Những giá trị ấy trở thành
tình cảm, động lực thôi thúc họ vượt qua mọi khó khăn, gian khổ để bảo vệ độc lập,
chủ quyền quốc gia vươn lên trong sự nghiệp xây dựng đời sống hòa bình, ấm no,
hạnh phúc.
Giáo dục đạo đức không chỉ có tác dụng nâng cao các giá trị đạo đức, tạo ra
những giá trị đạo đức mới, mà còn góp phần tích cực vào việc khắc phục những quan
điểm đạo đức lạc hậu, sự lệch chuẩn các giá trị nhân cách, những thói hư tật xấu,
chống lại những hiện tượng vô đạo đức đang đầu độc bầu không khí xã hội, tạo ra cơ
chế phòng ngừa các phản giá trị đạo đức, phản giá trị văn hóa...
Tóm lại, giáo dục đạo đức có vai trò rất to lớn trong việc hình thành ý thức,
tình cảm cũng như các hành vi đạo đức của con người, đặc biệt của lứa tuổi học sinh
phổ thông trung học.
Nhận thức được vai trò của đạo đức mới, cũng như tác dụng to lớn của công
tác giáo dục đạo đức trong việc hình thành đạo đức mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh và
Đảng ta đã sớm quan tâm đến công tác này, nhất là giáo dục đạo đức trong các
trường học.
Hiện nay, trước nhiều biến động phức tạp của đạo đức trong xã hội, trước sự
suy thoái về đạo đức của một bộ phận thanh niên học sinh trong các trường học,
trong chiến lược chăm lo phát triển nguồn lực con người của Đại hội VIII, Đảng ta
đã khẳng định: "Cùng với đổi mới nội dung giáo dục theo hướng cơ bản, hiện đại,
phải tăng cường giáo dục công dân, giáo dục thế giới quan khoa học, lòng yêu nước,
ý chí vươn lên vì tương lai của bản thân và tiền đồ của đất nước" [7, 29].
1.1.2. Điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan trong giáo dục đạo đức
cho học sinh phổ thông trung học
Điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan: Các khái niệm "điều kiện khách
quan" và "nhân tố chủ quan" được hình thành và phát triển trong quá trình nghiên
cứu hoạt động thực tiễn của con người. Vì vậy, để làm sáng tỏ nội dung của các khái
niệm trên, trước hết cần phải xác định rõ nội dung của các khái niệm có liên quan
trực tiếp tới hoạt động của con người. Đó là khái niệm "chủ thể" và "khách thể".
Trong hoạt động thực tiễn, con người đối lập với thế giới vật chất khách quan
như là đối tượng bên ngoài mà họ cần tác động và cải tạo, nhằm thỏa mãn những nhu
cầu và lợi ích của mình. ở đó, con người là chủ thể hoạt động. Những đối tượng chịu
sự tác động của con người chính là khách thể bị cải tạo. Con người với tư cách là
một chủ thể được hiểu có thể hoặc là toàn thể nhân dân, hoặc là một giai cấp, hoặc
một nhóm người, hoặc là một cá nhân nào đó. Còn khách thể là toàn bộ hiện thực
khách quan tồn tại không lệ thuộc vào ý thức của chủ thể, được chủ thể sử dụng với
tư cách là đối tượng hoạt động thực tiễn của mình.
Các khái niệm: chủ quan và chủ thể, khách quan và khách thể quan hệ gắn bó
chặt chẽ, nhưng không đồng nhất với nhau. Nhân tố chủ quan, về thực chất, là những
phẩm chất, những thuộc tính về ý thức, ý chí của chính chủ thể hành động. Về mặt cơ
cấu, nhân tố chủ quan bao gồm: tri thức, ý chí, tình cảm và năng lực tổ chức hành
động của chủ thể, chúng chỉ phối hợp và biểu hiện ra trong hoạt động của chủ thể.
Những phẩm chất này bao giờ cũng có tính hai mặt: tích cực và tiêu cực. Nếu như
nhân tố chủ quan phụ thuộc vào ý thức, ý chí của chủ thể, thì điều kiện khách quan
lại lệ thuộc vào khách thể, vào những mối liên hệ của khách thể. Đó là tất cả những
gì tạo nên một hoàn cảnh hiện thực, quy định và tác động vào mọi hoạt động của chủ
thể, tồn tại không phụ thuộc vào ý chí của chủ thể hoạt động. Điều kiện khách quan
là một tổng thể các yếu tố, các bộ phận có quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó hệ
thống các thuộc tính, các mối liên hệ bản chất, quy luật chi phối sự tồn tại và phát
triển của khách thể là bộ phận quan trọng nhất, quyết định nhất.
Luận văn này quan tâm đến điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan trong
giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông trung học.
Điều kiện khách quan ở đây, là nói tới bản thân người được giáo dục đạo đức
và những điều kiện kinh tế xã hội khác ảnh hưởng tới đạo đức của họ. Người được
giáo dục đạo đức đề cập trong luận văn là học sinh phổ thông trung học.
Đa số học sinh phổ thông trung học là ở lứa tuổi thanh niên, lứa tuổi này hoạt
động tư duy ghi nhớ, chú ý, hứng thú, khát vọng, ý chí, tình cảm và xúc cảm đều
biến đổi so với thiếu niên. Họ có sức khỏe dồi dào, bộ máy thần kinh và hoạt động
thần kinh bậc cao trung đã hoàn thiện, nên họ có phản xạ chính xác, nhanh nhẹn, dễ
thích ứng hơn với các tác động khác nhau của hiện thực xung quanh, hăng hái trong
hoạt động, ham hiểu biết, thích đổi mới, nhu cầu về tình bạn, tình yêu phát triển
mạnh, những đặc điểm này tác động mạnh tới sự hình thành tư tưởng chính trị ở họ
và khi họ đã xác định được niềm tin, lý tưởng, họ có thể xả thân vì tưởng và phấn
đấu với niềm lạc quan, với sức sống mạnh mẽ để đạt được niềm tin và lý tưởng đó.
Tư duy của họ so với thiếu niên đã có hệ thống hơn, có tính phê phán hơn,
do vậy khi tiếp thu tri thức chính trị, nhất là tri thức lý luận, họ thường đòi phải
chứng minh, luận giải chặt chẽ. Vì có sự hiểu biết, họ có khả năng tranh luận, khả
năng tìm tòi đọc thêm sách báo, các nguồn thông tin khác để bổ sung cho tri thức của
mình. Sự phát triển hoàn chỉnh về tâm sinh lý cũng cho phép họ có khả năng tự tìm
hiểu, tự nghiên cứu những vấn đề chính trị xã hội. Học sinh ở lứa tuổi thanh niên
thích sinh hoạt cộng đồng, thích giao lưu. Vì vậy, họ tự nguyện và tích cực tham gia
các hoạt động đoàn thể, hoạt động lớp, các lễ hội, hoạt động chính trị xã hội, và
chính qua các hoạt động đó, họ được rèn luyện năng lực thực tiễn. ở họ, không có
tính bảo thủ, trì trệ như người lớn tuổi. Vì vậy, họ dễ thích ứng với đường lối đổi
mới, dễ thích ứng với các chủ trương, chính sách mới. Vì họ quan tâm đến tương lai,
luôn hướng về tương lai nên họ cũng rất quan tâm đến những vấn đề lớn của đất
nước, của thời cuộc. Điều đó giúp họ xác định phương hướng tiến thân lập nghiệp.
Khả năng cảm thụ xúc cảm, đồng cảm của họ phát triển cao, do vậy họ cởi
mở để hòa nhập, thích những hình thức hoạt động văn hóa nghệ thuật, dễ cảm thông
với người khác. ở họ, kinh tế chưa độc lập, còn phụ thuộc gia đình. Vì vậy, họ coi
trọng các quan hệ xã hội, coi trọng gia đình, tích cực học tập, tích cực học thêm.
Những kiến thức họ được học ở phổ thông có tính chất cơ bản, phổ cập không bị gián
đoạn, chưa va chạm trong thực tế, nên khi học ở phổ thông trung học đảm bảo tính
liên thông, tính kế thừa và phát triển. Khi học ở phổ thông, họ đã ý thức được vị trí
của mình qua các chủ trương chính sách, quy định, quy chế hiện hành. Vì vậy họ
phải có sự tự điều chỉnh, tự rèn luyện, sự vươn lên trong môi trường phổ thông trung
học. Những sự tác động trên đã đưa họ vào những hoạt động cụ thể một cách tích cực
như: nghe nói chuyên đề về chế độ chính sách pháp luật, tham gia lao động công ích,
tham gia hoạt động văn hóa văn nghệ, quyên góp từ thiện, ủng hộ Bà mẹ Việt Nam
anh hùng, tìm hiểu về Đảng, Bác Hồ ...
Vì có hoài bão, ước mơ, có lý tưởng chính trị và ý chí vươn lên, nên học sinh
đa số đã tích cực phấn đấu vào Đoàn, tuy nhiên đặc điểm của lứa tuổi cũng có những
mặt hạn chế tác động đến tuổi trẻ học sinh.
Thứ nhất, t