Trong thếgiới tựnhiên, xã hội loài người là một hình thức tổchức
cao nhất, trong đó con người luôn đóng vai trò là nhân tốtrung tâm của mọi
hoạt động diễn ra trong xã hội và mọi hoạt động đó cũng không nằm ngoài
mục đích nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho con người. Đểcó được
những thành tựu to lớn trên mọi phương diện của đời sống con người như
ngày hôm nay, con người đã không ngừng phấn đấu, tìm tòi học hỏi và
nhận thức ngày càng sâu sắc hơn thực tại khách quan nhằm cải thiện môi
trường sống và hoàn thiện chính bản thân mình.
Mỗi con người tồn tại được một cách bình thường trong xã hội đều
cần phải duy trì hai yếu tốcơbản nhất, đó là trí lực và thểlực; trong đó yếu
tốnày là tiền đềcho yếu tốkia phát triển và không tách rời nhau trong toàn
bộ đời sống con người. Muốn có được thểlực tốt nhất, con người phải luôn
biết cách chăm sóc sức khoẻcho chính mình: khi khoẻmạnh phải giữgìn
sức khoẻvà khi ốm đau phải chạy chữa. Điều này dẫn đến các hoạt động y
tếdần nẩy sinh và không thểthiếu được trong đời sống con người khi hiểm
họa bệnh tật ngày một nhiều.
Do đó, với mục tiêu phát triển toàn diện con người, Đảng và Nhà
nước ta luôn coi trọng sựnghiệp y tếlà một trong những sựnghiệp quan
trọng nhất, thiết yếu nhất trong đời sống kinh tế- xã hội, góp phần thúc đẩy
các lĩnh vực khác phát triển đi lên. Theo đó mục tiêu phát triển sựnghiệp y
tếchỉcó thểdo nhà nước quản lý và bảo đảm bằng quỹtài chính lớn nhất,
tập trung nhất của nền kinh tếquốc dân, đó là Ngân sách Nhà nước. Vì vậy,
để đạt được kết quảcao nhất trong sựnghiệp y tế( chăm sóc sức khoẻ,
khám chữa bệnh cho nhân dân) thì nâng cao chất lượng các hoạt động y tế
thông qua quản lý chi Ngân sách Nhà nước cho sựnghiệp này là yêu cầu
cấp bách đặt ra trong giai đoạn phát triển kinh tế- xã hội hiện nay và trong
tương lai.
82 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2147 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tăng cường quản lý chi Ngân sách Nhà nước với yêu cầu xã hội hoá các hoạt động y tế trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn tốt nghiệp: "Tăng cường quản lý
chi Ngân sách Nhà nước với yêu cầu xã
hội hoá các hoạt động y tế trên địa bàn
quận Hoàn Kiếm"
1
Lời nói đầu
Trong thế giới tự nhiên, xã hội loài người là một hình thức tổ chức
cao nhất, trong đó con người luôn đóng vai trò là nhân tố trung tâm của mọi
hoạt động diễn ra trong xã hội và mọi hoạt động đó cũng không nằm ngoài
mục đích nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho con người. Để có được
những thành tựu to lớn trên mọi phương diện của đời sống con người như
ngày hôm nay, con người đã không ngừng phấn đấu, tìm tòi học hỏi và
nhận thức ngày càng sâu sắc hơn thực tại khách quan nhằm cải thiện môi
trường sống và hoàn thiện chính bản thân mình.
Mỗi con người tồn tại được một cách bình thường trong xã hội đều
cần phải duy trì hai yếu tố cơ bản nhất, đó là trí lực và thể lực; trong đó yếu
tố này là tiền đề cho yếu tố kia phát triển và không tách rời nhau trong toàn
bộ đời sống con người. Muốn có được thể lực tốt nhất, con người phải luôn
biết cách chăm sóc sức khoẻ cho chính mình: khi khoẻ mạnh phải giữ gìn
sức khoẻ và khi ốm đau phải chạy chữa. Điều này dẫn đến các hoạt động y
tế dần nẩy sinh và không thể thiếu được trong đời sống con người khi hiểm
họa bệnh tật ngày một nhiều.
Do đó, với mục tiêu phát triển toàn diện con người, Đảng và Nhà
nước ta luôn coi trọng sự nghiệp y tế là một trong những sự nghiệp quan
trọng nhất, thiết yếu nhất trong đời sống kinh tế - xã hội, góp phần thúc đẩy
các lĩnh vực khác phát triển đi lên. Theo đó mục tiêu phát triển sự nghiệp y
tế chỉ có thể do nhà nước quản lý và bảo đảm bằng quỹ tài chính lớn nhất,
tập trung nhất của nền kinh tế quốc dân, đó là Ngân sách Nhà nước. Vì vậy,
để đạt được kết quả cao nhất trong sự nghiệp y tế ( chăm sóc sức khoẻ,
khám chữa bệnh cho nhân dân) thì nâng cao chất lượng các hoạt động y tế
thông qua quản lý chi Ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp này là yêu cầu
cấp bách đặt ra trong giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội hiện nay và trong
tương lai. Hơn nữa, để người dân được trực tiếp hưởng thụ các dịch vụ
2
chăm sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh do Nhà nước cung cấp, định hướng
phát triển thì chất lượng các hoạt động y tế tuyến cơ sở có tính chất quyết
định và hiện thực nhất với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm.
Nhận thức được tầm quan trọng của các hoạt động sự nghiệp y tế
tuyến cơ sở và từ quá trình nghiên cứu, thực tập tại phòng Tài chính - Vật
giá quận Hoàn Kiếm đã định hướng cho em đi sâu nghiên cứu đề tài:
"Tăng cường quản lý chi Ngân sách Nhà nước với yêu cầu xã hội
hoá các hoạt động y tế trên địa bàn quận Hoàn Kiếm".
Kết cấu đề tài gồm 3 phần chính:
Chương I: Sự cần thiết phải quản lý chi Ngân sách Nhà nước cho
sự nghiệp y tế
Chương II: Thực trạng công tác quản lý chi Ngân sách Nhà nước
trong lĩnh vực y tế trên địa bàn quận Hoàn Kiếm
Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị tăng cường quản lý chi
Ngân sách Nhà nước với yêu cầu xã hội hoá các hoạt động y tế trên địa
bàn quận Hoàn Kiếm
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, em đã được sự giúp đỡ tận tình
của thầy giáo TS. Phạm Quang Trung và sự chỉ bảo của các cán bộ Phòng
Tài chính - Vật giá quận Hoàn Kiếm. Nhưng do kiến thức còn hạn chế nên
bài viết của em không thể tránh khỏi những sai sót, em kính mong sự góp ý
của các Thầy, cô giáo Khoa Ngân hàng - Tài chính Trường Đại học Kinh tế
Quốc dân và các cán bộ Phòng Tài chính - Vật giá quận Hoàn Kiếm.
Em xin chân thành cảm ơn!
3
Chương 1
SỰ CẦN THIẾT PHẢI QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC CHO SỰ NGHIỆP Y TẾ
1.1. QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI SỰ
NGHIỆP Y TẾ TUYẾN CƠ SỞ
1.1.1. Tầm quan trọng của sự nghiệp y tế trong đời sống xã hội
Tác động của các hoạt động y tế đến đời sống xã hội
Đời sống kinh tế – xã hội là hình thức biểu hiện cao nhất, tiến bộ
nhất của con người, khác xa với các hoạt động khác có trong thế giới tự
nhiên ở chỗ con người nhận thức được thực tại khách quan và các quy luật
tự nhiên. Để phát triển kinh tế – xã hội thì yếu tố quyết định phải chính là
con người và mục tiêu của phát triển kinh tế – xã hội phải hướng tới duy trì
sự tồn tại, phát triển của con người. Muốn vậy, con người phải có được một
thể lực và trí lực thích hợp nhất, trong đó thể lực lại là tiền đề cho tạo ra và
nâng cao trí lực.
Thể lực thể hiện sự ngày càng thích nghi với môi trường sống của
con người và chính con người lại tự nhận thức, biết nâng cao thể lực thông
qua các hoạt động y tế của mình. Các hoạt động y tế với mục tiêu chăm sóc
sức khoẻ và bảo vệ con người trước những tác động tiêu cực của môi
trường sống. Khi có được sức khoẻ tốt nhất, con người có điều kiện để tiếp
thu và phát triển trí thức cho mình nhằm xây dựng, nâng cao chất lượng
cuộc sống của mình ngày càng tốt hơn.
Các hoạt động y tế là phần không thể thiếu được trong xã hội loài
người, con người luôn luôn có nhu cầu chăm sóc sức khoẻ không những
của bản thân mà của cả gia đình mình. Không một ai lại sống mà luôn luôn
khoẻ mạnh cả bởi sự thay đổi thường xuyên của môi trường sống cùng với
sự vận động của thế giới tự nhiên. Các hoạt động y tế mà con người sáng
4
tạo ra cũng chính nhằm mục đích điều hoà những tác động không tốt của
môi trường sống tới con người.
Do đó, các hoạt động y tế là không thể thiếu được trong đời sống con
người. Tuy mỗi con người có cuộc sống khác nhau nhưng các hoạt động y
tế lại đóng vai trò tác động chung tới từng người nhằm duy trì và phát triển
giống nòi. Qua những tác động to lớn của y tế tới đời sống con người như
vậy cho nên mỗi quốc gia trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội cần phải
chú trọng và lấy mục tiêu chăm sóc sức khoẻ cho con người làm gốc, định
hướng cho các chương trình kinh tế – xã hội khác vì một mục tiêu chung là
phát triển bền vững. Điều này cũng được thể hiện xuyên suốt trong đường
lối xây dựng và phát triển đất nước của Đảng và Nhà nước ta, khẳng định
một cách rõ ràng trong Nghị quyết TW4 của Ban chấp hành trung ương
Đảng khoá VII: Con người là nguồn tài nguyên qúi báu nhất của xã hội,
con người quyết định sự phát triển của đất nước, trong đó sức khoẻ là vốn
qúi nhất của mỗi con người và của toàn xã hội. Do vậy, với bản chất nhân
đạo và định hướng XHCN trong nền kinh tế thị trường, ngành y tế phải
đảm bảo sự công bằng và hiệu qủa trong chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.
Nhu cầu về các dịch vụ y tế
Trong sự phát triển ngày nay, khoa học – kỹ thuật ngày một hiện đại
cũng là điều kiện để phát triển lĩnh vực y tế theo kịp và đáp ứng nhu cầu đa
dạng của con người. Không chỉ khi mắc bệnh thì con người mới có nhu cầu
được chạy chữa mà chăm sóc sức khoẻ ban đầu lại là hết sức quan trọng.
Từ khi chưa sinh ra, thai nhi đã được hưởng các chương trình phòng chống
bệnh tật hay các dịch vụ chăm sóc khác qua chăm sóc người mẹ (tiêm
chủng cho phụ nữ mang thai, khám và theo dõi định kỳ thai nhi..). Suốt
toàn bộ đời sống của mình con người luôn luôn đòi hỏi được phòng ngừa
bệnh tật tối đa và đến khi mắc bệnh lại cần điều kiện chữa trị tốt nhất. Một
chu trình phòng chống bệnh tật cho con người cứ diễn ra liên tục suốt toàn
bộ quá trình tồn tại của con người. Chính vì vậy, nhu cầu về các dịch vụ y
5
tế cho con người là vô cùng to lớn, mỗi người đều muốn mình nhận được
những dịch vụ y tế tốt nhất có thể có.
Do nhu cầu về các dịch vụ y tế rất lớn như vậy và lại mang tính chất
đơn lẻ của các cá nhân nên nhu cầu cần được xác định một cách thống nhất,
có thể phân định ra hai loại nhu cầu sau: nhu cầu do cá nhân xác định và
nhu cầu do Chính phủ xác định.
Sự can thiệp của Chính phủ vào việc xác định các nhu cầu về dịch vụ
y tế cũng là một tất yếu trong quá trình quản lý bộ máy Nhà nước và quản
lý nền kinh tế, đời sống xã hội. Bởi vì việc xác định các nhu cầu về dịch vụ
y tế của các cá nhân chỉ xuất hiện khi họ thực sự cần phải được khám chữa
bệnh chứ ít cá nhân lại thấy được mình phải được phòng bệnh hay cần làm
gì để ngăn chặn các đại dịch xảy ra. Các nhu cầu được xác định bởi Chính
phủ nhằm góp phần đẩy lùi các đợt dịch bệnh lây lan hay phòng ngừa
những bệnh dễ mắc phải trong dân cư.
Từ việc định hướng xác định nhu cầu về các dịch vụ y tế mà trong
quá trình quản lý, Nhà nước sẽ có kế hoạch và thực thi các chương trình
mục tiêu để đảm bảo sức khoẻ cộng đồng và hơn hết là gây dựng được sự
tin tưởng vào bộ máy Nhà nước, hệ thống chính trị.
Tìm hiểu về thị trường dịch vụ y tế
Xuất phát từ nhu cầu các dịch vụ y tế của con người và các nhu cầu
này lại có khả năng chi trả từ phía các cá nhân cho nên các mức giá và sản
lượng tương ứng sẽ được xác định, theo đó hình thành nên cầu về các dịch
vụ y tế. Có cầu thì có cung đó là điều mà các nhà kinh tế học đã chứng
minh: Cung các dịch vụ y tế là cung hạn chế bởi tính đặc thù và chuyên
môn cao vốn có của ngành y tế. Khi cung và cầu về y tế gặp nhau hình
thành nên thị trường các dịch vụ y tế.
Điều quan trọng ở đây không phải là chúng ta đi tìm hiểu xem thị
trường các dịch vụ y tế hoạt động ra sao, mà điểm cốt lõi là đặc trưng của
6
thị trường này có gì khác biệt với các thị trường khác, nhằm định hướng
cho công tác triển khai các hoạt động trong sự nghiệp y tế với nền kinh tế
thị trường định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước.
Trong nền kinh tế thị trường thì mọi hàng hoá, dịch vụ được định giá
bởi thị trường nhưng dịch vụ y tế lại không nên để thị trường kiểm soát mà
phải có sự quản lý của Chính phủ và được trợ cấp bởi Chính phủ theo một
số điểm quan trọng sau:
+ Thị trường dịch vụ y tế hoạt động phải đem lại mục tiêu công
bằng, nhất là đối với xã hội XHCN tồn tại ở nước ta. Nếu giá cả và khối
lượng dịch vụ y tế được xác định hoàn toàn bởi thị trường thì gây ra tình
trạng mất công bằng, chỉ có những người có đủ tiền mới được hưởng
những dịch vụ y tế có thể với chi phí cao mà những người có thu nhập thấp
hơn không thể có được.
+ Để đạt được công bằng trong thị trường các dịch vụ y tế thì phải
mất đi tính hiệu quả tương ứng với công bằng đạt thêm được, cho nên đóng
vai trò kiểm soát thị trường Chính phủ đứng ra trợ cấp để phát triển các
dịch
vụ y tế ngày một tốt hơn thông qua những chính sách của mình bằng nguồn
Ngân sách Nhà nước.
+ Dịch vụ y tế không thể là hàng hoá công cộng thuần tuý mà chỉ
gần gũi với hàng hoá công cộng thuần tuý ( vẫn tồn tại sự cạnh tranh nhưng
rất hạn chế ) bởi đây là một yếu tố kích thích và tích luỹ cho thị trường dịch
vụ y tế phát triển. Hơn nữa, đời sống con người ngày một nâng cao nên có
thể trang trải một phần chi phí cho việc sử dụng các dịch vụ y tế, giảm bớt
gánh nặng cho Ngân sách Nhà nước.
+ Thị trường y tế phát triển kém hơn các thị trường khác do thiếu
động cơ lợi nhuận là điều dễ hiểu nhưng cần phải duy trì thị trường này bởi
tính đặc biệt của nó là chăm sóc sức khoẻ và liên quan trực tiếp đến tính
7
mạng con người. Khi thị trường các dịch vụ y tế bị thu hẹp thì sẽ tạo điều
kiện cho kiểm soát và định hướng theo các mục tiêu của Nhà nước về quản
lý nền kinh tế, xã hội dễ dàng hơn.
Do có những điểm khác biệt so với các thị trường khác nên việc
quản lý và định hướng phát triển thị trường các dịch vụ y tế phải được coi
là một trong những chương trình, chiến lược quốc gia quan trọng nhất.
Ngoài ra, cần phải hạn chế những tiêu cực do thông tin không tương xứng
đối với người sử dụng các dịch vụ y tế được cung cấp trên thị trường,
người sử dụng dịch vụ y tế không biết được chính xác thông tin về bác sĩ,
về thuốc men, về bệnh viện... do không dễ gì có được trình độ chuyên môn
phù hợp.
Sự nghiệp y tế đặt ra cho nền kinh tế nước ta
Mục tiêu và bản chất nền kinh tế thị trường định hướng XHCN có sự
quản lý của Nhà nước ở nước ta, một Nhà nước “của dân, do dân và vì
dân”, phải coi y tế là một sự nghiệp chung cũng giống như sự nghiệp cách
mạng, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của chúng ta vậy.
Chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân là một trong những công việc hết
sức to lớn, quan trọng mang lợi ích chung và lâu dài cho toàn bộ xã hội.
Với phương châm xây dựng một xã hội XHCN bền vững và phát triển toàn
diện, coi trọng yếu tố quyết định là con người thì không thể đặt các hoạt
động y tế ngoài sự nghiệp chung của toàn xã hội được.
Do vậy, sự nghiệp y tế là yêu cầu tất yếu khách quan của chế độ xã
hội ở nước ta và phải nhằm thực hiện những mục tiêu đem lại những kết
quả về chăm sóc sức khoẻ nhân dân cao nhất. Phấn đấu để mọi người dân
đều được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu, có điều kiện tiếp
cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng. Mọi người đều được sống
trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất và tinh thần. Giảm tỷ lệ
mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ và phát triển giống nòi.
8
Trong điều kiện hiện nay, khi chuyển cơ chế mới thì sự nghiệp y tế
được xác định là loại hình sự nghiệp có thu tự đảm bảo một phần chi phí
hoạt động thường xuyên hay là loại hình sự nghiệp có thu tự đảm bảo toàn
bộ chi phí hoạt động thường xuyên, cụ thể được xác định như sau:(1)
Trong đó:
Tổng số thu sự nghiệp của đơn vị bao gồm:
+ Tiền thu phí, lệ phí thuộc Ngân sách Nhà nước ( phần được để lại
đơn vị thu theo quy định): Mức thu phí, lệ phí, tỷ lệ nguồn thu được để lại
đơn vị sử dụng và nội dung chi thực hiện theo quy định của cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền đối với từng loại phí, lệ phí.
+ Thu từ hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ: Mức thu từ các hoạt
động này do Thủ trưởng đơn vị quyết định, theo nguyên tắc đảm bảo bù
đắp chi phí và có tích luỹ.
+ Các khoản thu sự nghiệp khác theo quy định của pháp luật (nếu
có).
Tổng số chi hoạt động thường xuyên của đơn vị theo chức năng,
nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao và chi cho các hoạt động có thu sự
nghiệp, bao gồm:
+ Chi cho người lao động: chi tiền lương, tiền công; các khoản phụ
cấp lương; các khoản trích bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công
đoàn theo quy định...
+ Chi quản lý hành chính: vật tư văn phòng, dịch vụ công cộng,
thông tin liên lạc, công tác phí, hội nghị phí...
(1) Việc phân chia loại hình sự nghiệp có thu được cụ thể hoá trong Nghị định số 10/NĐ-CP ngày
16/01/2002 của Chính phủ và Thông tư số 25/2002/TT-BTC ngày 21/03/2002 của Bộ tài chính.
Mức tự đảm bảo chi
phí hoạt động
thường xuyên của
đơn vị sự nghiệp
[A](%)
Tổng số nguồn thu sự nghiệp
Tổng số chi hoạt động thường xuyên
X100%
9
+ Chi các hoạt động nghiệp vụ.
+ Chi hoạt động tổ chức thu phí, lệ phí.
+ Chi hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ ( kể cả chi nộp thuế,
trích khấu hao tài sản cố định).
+ Chi mua sắm tài sản, sửa chữa thường xuyên cơ sở vật chất: nhà
cửa, máy móc thiết bị...
+ Chi khác.
+ Đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường
xuyên: Là đơn vị có nguồn thu sự nghiệp đảm bảo được toàn bộ chi phí
hoạt động thường xuyên, ngân sách không phải cấp kinh phí bảo đảm hoạt
động thường xuyên cho đơn vị ( đây là những đơn vị có tỷ lệ A lớn hơn
hoặc bằng 100%).
+ Đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường
xuyên: Là đơn vị có nguồn thu sự nghiệp chưa tự trang trải toàn bộ chi phí
hoạt động thường xuyên, Ngân sách Nhà nước cấp một phần chi phí hoạt
động thường xuyên cho đơn vị ( đây là những đơn vị có tỷ lệ A nhỏ hơn
100%).
Theo đó, các đơn vị sự nghiệp y tế hiện nay được chủ động hơn
trong hoạt động của mình khi áp dụng Nghị định 10/2002/NĐ-CP, phần
nào giảm bớt đi gánh nặng cho Ngân sách Nhà nước và thể hiện sự đổi mới
trong quản lý các đơn vị sự nghiệp có thu nói chung cũng như sự nghiệp y
tế nói riêng.
10
1.1.2. Nội dung quản lý chi Ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp y tế
tuyến cơ sở
Sự nghiệp y tế đóng vai trò hết sức quan trọng trong khám chữa bệnh
và thực hiện các chiến lược chăm sóc sức khoẻ ban đầu mà Đảng và Nhà
nước ta đã đề ra, cho nên phần lớn nguồn tài chính của các đơn vị sự
nghiệp y tế thuộc nguồn Ngân sách Nhà nước. Nguồn Ngân sách Nhà nước
cấp cho các đơn vị hoạt động sự nghiệp y tế bao gồm:(1)
3Đối với cả hai loại đơn vị sự nghiệp có thu, đơn vị sự nghiệp tự bảo
đảm chi phí và đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí, thì nguồn
Ngân sách Nhà nước cấp ( cả Ngân sách Trung ương và Ngân sách địa
phương) là các khoản sau:
+ Chi phí thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ,
ngành; chương trình mục tiêu quốc gia và các nhiệm vụ đột xuất khác được
cấp có thẩm quyền giao.
+ Kinh phí Nhà nước thanh toán cho đơn vị sự nghiệp theo chế độ đặt hàng
để thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước giao, theo giá hoặc khung giá do
Nhà nước quy định ( điều tra, quy hoạch, khảo sát ...).
+ Kinh phí cấp để thực hiện tinh giảm biên chế theo chế độ do Nhà nước
quy định đối với số lao động trong biên chế dôi ra.
+ Vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt
động sự nghiệp theo dự án và kế hoạch hàng năm; vốn đối ứng cho các dự
án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3Riêng đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí, nguồn Ngân
sách Nhà nước cấp kinh phí hoạt động thường xuyên. Mức kinh phí Ngân
sách Nhà nước cấp được ổn định theo định kỳ 3 năm và hàng năm được
tăng thêm theo tỷ lệ do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Hết thời hạn 3
năm, mức Ngân sách Nhà nước bảo đảm sẽ được xác định lại cho phù hợp.
(1) Được quy định theo Thông tư số 25/2002/TT-BTC ngày 21/03/2002 của Bộ tài chính
11
Ngoài nguồn từ Ngân sách Nhà nước, chi cho các hoạt động sự
nghiệp y tế còn bao gồm các khoản khác như: nguồn thu sự nghiệp của các
đơn vị ( đã nêu ở phần 1.2.1.) và các nguồn khác theo quy định ( các dự án
viện trợ, quà biếu tặng...).
Nội dung các hoạt động trong sự nghiệp y tế tuyến cơ sở
Sự nghiệp y tế tuyến cơ sở ( gồm y tế thôn, bản, xã, phường, quận,
huyện, thị xã ) là tuyến y tế trực tiếp gần dân nhất, bảo đảm cho mọi người
dân được chăm sóc sức khoẻ cơ bản với chi phí thấp, góp phần thực hiện
công bằng xã hội, xoá đói giảm nghèo, xây dựng nếp sống văn hoá, trật tự
an toàn xã hội, tạo niềm tin của nhân dân với chế độ xã hội chủ nghĩa. Do
vậy, các hoạt động y tế cơ sở phải là toàn diện và nằm trong các hoạt động
chủ yếu sau:
+ Các hoạt động khám chữa bệnh thông thường, sơ cứu bệnh nhân
nặng và chăm sóc sức khoẻ ban đầu trên địa bàn quận, huyện, xã, phường
là chủ yếu ( những trường hợp bệnh nhân nặng phải chuyển lớn tuyến trên).
+ Hoạt động trong khuôn khổ các chương trình quốc gia về y tế: các
đơn vị sự nghiệp y tế tuyến cơ sở là các đơn vị trực tiếp triển khai các
chương trình dưới sự chỉ đạo trực tiếp về nghiệp vụ của các sở y tế, bao
gồm các mục tiêu sau:
+ Mục tiêu phòng chống bệnh sốt rét.
+ Mục tiêu phòng chống bệnh bướu cổ.
+ Mục tiêu tiêm chủng mở rộng.
+ Mục tiêu phòng chống lao.
+ Mục tiêu phòng chống bệnh phong.
+ Mục tiêu phòng chống bệnh sốt xuất huyết.
+ Mục tiêu phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em.
+ Mục tiêu phòng chống HIV/AIDS.
12
+ Mục tiêu nâng cấp thiết bị y tế.
Ngoài ra, tuyến y tế cơ sở còn đóng góp hoạt động của mình trong
các nghiệp vụ sau:
+ Thường xuyên tổ chức kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, xử lý
và khắc phục nhanh chóng hậu quả của thảm họa, thiên tai, phòng chống tai
nạn và thương tích, nhất là tai nạn giao thông, tai nạn lao động và bệnh
nghề nghiệp hay xử lý các tác động gây ô nhiễm môi trường và tác động
xấu đến sức khoẻ như chất thải bệnh viện, hoá chất bảo vệ thực vật...
+ Trực tiếp tiếp tham gia các đợt phòng dịch và ngăn chặn các bệnh
dịch lây lan kịp thời như: dịch bệnh tiêu chảy, uốn ván, nhiễm khuẩn hô
hấp cấp, thấp tim, giun sán... Tham gia triển khai chương trình sức khoẻ
sinh sản và kế hoạch hoá gia đình như truyền thông, tuyên truyền sinh đẻ
có kế hoạch, chăm sóc sản khoa...
+ Tổ chức cai nghiện ma tuý và tuyên truyền tác hại của ma tuý sâu
rộng trong mọi tầng lớp nhân dân.
+ Các hoạt động y tế khác.
Các hoạt động sự nghiệp y tế ở tuyến cơ sở trực tiếp tác đ