Du lịch từ lâu đã được ghi nhận như một sở thích, một hoạt động nghỉ ngơi
tích cực của con người. Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế - xã
hội phổ biến trên toàn thế giới, nó được xem như là một nhu cầu không thể thiếu
của con người và được coi là một tiêu chu ẩn để đánh giá chất lượng cuộc sống.
Nhận thức được xu thế trên, trong Nghị quyết Đại h ội Đảng toàn quốc lần thứ IX,
Đảng và Nhà nước ta đã đề ra đường lối: “Phát triển du lịch thật sự trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn” [2].
Ngành du lịch Quảng Ngãi cùng với ngành du lịch của các tỉnh khác đã vẽ lên
một b ức tranh khá sinh động và tươi sáng với nhiều cố gắng và thành quả góp phần
đáng kể vào sự nghiệp phát triển du lịch quốc tế chung của quốc gia. Đến với
Quảng Ngãi, chúng ta sẽ cảm nhận được cái nắng gió của vùng đất của miền Trung
với những bờ biển uốn lượn dài tuyệt đẹp và một chiều dài lịch sử lâu đời với các di
tích lịch sử khá nổi tiếng. Hình ảnh ấy đã thu hút không ít du khách phải một lần đặt
chân đến mảnh đất này. Vì thế mà lượng khách du lịch quốc tế đến đây ngày một
gia tăng. Năm 2010, tỉnh đã đón 26.325 lượt khách quốc tế, đóng góp gần 8% tổng
số lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Tuy nhiên, doanh thu của ngành du
lịch tỉnh chỉ đạt 215 tỷ VND so với 25.305,1 tỷ VND của cả nước, con số trên chưa
thực sự tương xứng với số lượng khách du lịch [26], [19].
115 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3144 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi giai đoạn 2011 - 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Luận văn
Tăng cường thu hút khách du lịch quốc
tế đến Quảng Ngãi giai đoạn 2011 - 2020
2
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Du lịch từ lâu đã được ghi nhận như một sở thích, một hoạt động nghỉ ngơi
tích cực của con người. Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế - xã
hội phổ biến trên toàn thế giới, nó được xem như là một nhu cầu không thể thiếu
của con người và được coi là một tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng cuộc sống.
Nhận thức được xu thế trên, trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX,
Đảng và Nhà nước ta đã đề ra đường lối: “Phát triển du lịch thật sự trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn” [2].
Ngành du lịch Quảng Ngãi cùng với ngành du lịch của các tỉnh khác đã vẽ lên
một bức tranh khá sinh động và tươi sáng với nhiều cố gắng và thành quả góp phần
đáng kể vào sự nghiệp phát triển du lịch quốc tế chung của quốc gia. Đến với
Quảng Ngãi, chúng ta sẽ cảm nhận được cái nắng gió của vùng đất của miền Trung
với những bờ biển uốn lượn dài tuyệt đẹp và một chiều dài lịch sử lâu đời với các di
tích lịch sử khá nổi tiếng. Hình ảnh ấy đã thu hút không ít du khách phải một lần đặt
chân đến mảnh đất này. Vì thế mà lượng khách du lịch quốc tế đến đây ngày một
gia tăng. Năm 2010, tỉnh đã đón 26.325 lượt khách quốc tế, đóng góp gần 8% tổng
số lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Tuy nhiên, doanh thu của ngành du
lịch tỉnh chỉ đạt 215 tỷ VND so với 25.305,1 tỷ VND của cả nước, con số trên chưa
thực sự tương xứng với số lượng khách du lịch [26], [19].
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng trên chính là khả năng thu hút khách
du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi còn chưa thật sự mạnh, kèm theo đó là khả năng
cung cấp dịch vụ còn nhiều hạn chế. Một mặt là do tình trạng cơ sở hạ tầng còn yếu
kém, thái độ nhân viên không chuyên nghiệp, tình trạng tranh giành khách vẫn còn
tiếp diễn,… Mặt khác, việc đầu tư của địa phương vào việc phát triển dịch vụ du
lịch nhằm tăng lượng khách đến Quảng Ngãi cũng chưa thực sự được quan tâm
đúng mức. Hiện nay, việc tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế đã trở thành một
thách thức chung cho cả ngành du lịch Việt Nam trong đó có Quảng Ngãi. Bên cạnh
đó, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng Cục trưởng Tổng cục Du
lịch Trần Chiến Thắng cũng đã phát biểu: “Về lâu dài, giải pháp then chốt để thu
3
hút khách du lịch vẫn là nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch” [12]. Nhận thức được
tầm quan trọng của việc phát triển dịch vụ du lịch đối với ngành du lịch Việt Nam
nói chung và Quảng Ngãi nói riêng, người viết đã mạnh dạn chọn đề tài khóa luận
tốt nghiệp là: “Tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi giai
đoạn 2011 - 2020”.
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Thông qua việc hệ thống hóa các điều kiện đảm bảo phát triển dịch vụ du lịch
quốc tế, phân tích thực trạng và khả năng phát triển du lịch quốc tế của tỉnh Quảng
Ngãi, khóa luận hướng đến việc đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút
khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi giai đoạn 2011 - 2020.
Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, khóa luận đề ra 3 mục tiêu
- Thứ nhất, xây dựng luận cứ khoa học, thực tiễn và hệ thống hóa các điều
kiện để thu hút khách du lịch quốc tế của Quảng Ngãi
- Thứ hai, phân tích tổng quan tình hình du lịch quốc tế và thực trạng thu
hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi giai đoạn 2001 - 2010. Từ đó, đánh giá
chung về những kết quả đạt được, những mặt hạn chế và nguyên nhân.
- Thứ ba, phân tích xu hướng, mục tiêu phấn đấu, định hướng triển khai của
du lịch quốc tế của tỉnh Quảng Ngãi; đồng thời đề xuất một số giải pháp và kiến
nghị nhằm tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi giai đoạn
2011 - 2020.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động thu
hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi.
+ Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: đề tài tập trung nghiên cứu khả năng thu hút khách du
lịch đến Quảng Ngãi đặt trong quan hệ đối sánh với các trọng điểm du lịch miền
Trung như Nha Trang, Đà Nẵng, Huế. Ngoài ra, còn tìm hiểu mở rộng kinh nghiệm
của một số quốc gia trên thế giới.
- Về thời gian:
4
Phân tích thực trạng thu hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi trong giai
đoạn từ năm 2001 đến 2010.
Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế đến Quảng
Ngãi trong giai đoạn từ 2011 đến 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài, người viết sử dụng phương pháp diễn dịch, quy nạp, tổng hợp,
phân tích và so sánh các số liệu thứ cấp thu thập được. Từ đó đưa ra các kết quả
nghiên cứu và các giải pháp thích hợp. Các thông tin được trích dẫn từ nhiều nguồn
khác nhau như các phương tiện thông tin đại chúng, sách, báo, Internet, các tạp chí
chuyên ngành và tài liệu từ các Sở, Ban, Ngành liên quan.
5. Kết cấu nội dung đề tài
Nhất quán với mục tiêu nghiên cứu, ngoài mở đầu, mục lục, kết luận chung và
danh mục tài liệu tham khảo, nội dung đề tài được kết cấu thành 3 chương có trọng
tâm, trọng điểm. Khóa luận được chia thành 3 chương:
- Chương 1: Tổng quan về du lịch quốc tế và sự cần thiệt phải tăng cường thu
hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi giai đoạn 2011 – 2020.
- Chương 2: Tình hình thu hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi giai đoạn
2001 - 2010.
- Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường thu hút khách du
lịch quốc tế đến Quảng Ngãi giai đoạn 2011 - 2020.
Để có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, người viết xin chân thành gửi
lời cảm ơn sâu sắc đến Quý Thầy Cô giáo của Trường Đại học Ngoại thương Cơ sở
II tại thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giảng dạy, cung cấp những kiến thức bổ
ích làm nền tảng cho khóa luận. Người viết cũng xin cảm ơn Ủy ban nhân dân tỉnh
Quảng Ngãi, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi, Cục Thống kê tỉnh
Quảng Ngãi đã giúp đỡ trong việc cung cấp tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu.
Đặc biệt, xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thạc sĩ Trần Thị Phương Thủy đã tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ trong suốt thời gian qua.
Do những hạn chế nhất định về thời gian cũng như kiến thức, nên dù đã cố
gắng hết sức, khóa luận không thể tránh khỏi nhiều thiếu sót. Vì vậy, người viết rất
5
mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý Thầy Cô và những độc giả quan tâm
đến đề tài này để những giải pháp mà người viết nêu ra mang tính khả thi và hoàn
thiện hơn.
Sinh viên thực hiện
Đặng Cao Cường
6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH QUỐC TẾ VÀ SỰ CẦN THIẾT
PHẢI TĂNG CƯỜNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN
QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2011-2020
I. Tổng quan về du lịch quốc tế
1. Các khái niệm cơ bản
1.1. Du lịch
Du lịch từ lâu đã trở thành một đề tài hấp dẫn cho các nhà nghiên cứu. Tuy
nhiên, thật khó để tìm được một khái niệm thống nhất về du lịch, bởi khi tiếp cận
những cách thức và góc độ khác nhau, ta lại có những khái niệm khác nhau về du
lịch [5]:
- Tiếp cận trên góc độ người đi du lịch: Du lịch là cuộc hành trình và lưu trú
tạm thời ở ngoài nơi lưu trú thường xuyên của cá thể, nhằm thỏa mãn các nhu cầu
khác nhau, với mục đích hòa bình và hữu nghị [5]. Nó vừa là cơ hội để du khách
tìm kiếm những kinh nghiệm sống mới vừa là một khoảng thời gian nghỉ ngơi, thư
giãn sau những ngày tháng làm việc căng thẳng.
- Tiếp cận trên góc độ người kinh doanh du lịch: Du lịch là quá trình tổ chức
các điều kiện về sản xuất và phục vụ nhằm thỏa mãn, đáp ứng nhu cầu của người đi
du lịch [5]. Du lịch được xem như là một cơ hội kinh doanh để tạo ra lợi nhuận.
- Tiếp cận trên góc độ của chính quyền địa phương: Du lịch là việc tổ chức các
điều kiện về hành chính, cơ sở hạ tầng để phục vụ du khách, thông qua đó tăng các
nguồn thu nhập từ các khoản thuế, đẩy mạnh cán cân thanh toán và nâng cao mức
sống vật chất và tinh thần cho người dân địa phương [5].
- Tiếp cận trên góc độ của cộng đồng dân sở tại: Du lịch là một hiện tượng
kinh tế - xã hội, vừa đem lại cơ hội tìm hiểu văn hóa vừa giúp giải quyết vấn đề việc
làm tại địa phương [5].
Người viết xin đơn cử hai khái niệm tiêu biểu để có thể có một cái nhìn tổng
quát nhất về du lịch
7
Thứ nhất, theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), một tổ chức quốc tế trực
thuộc Liên Hợp Quốc, chịu trách nhiệm về những vấn đề liên quan đến du lịch của
toàn thế giới, “Du lịch là đi đến một một nơi khác xa nơi thường trú, để giải trí, nghỉ
dưỡng trong thời gian rỗi. Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người
du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá, và tìm hiểu, trải nghiệm
hoặc trong mục đích nghỉ ngơi giải trí thư giãn, cũng như mục đích hành nghề và
những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên
ngoài môi trường sống định cư, nhưng ngoại trừ những mục đích kiếm tiền. Du lịch
cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường khác hẳn nơi định cư” [5].
Thứ hai, theo Luật Du lịch Việt Nam ban hành năm 2005: “Du lịch là các hoạt
động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của
mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một
khoảng thời gian nhất định” [24].
1.2. Du lịch quốc tế
Theo nhận định của tác giả Trần Văn Thông trong cuốn tổng quan du lịch về
Du lịch quốc tế: Du lịch quốc tế có thể hiểu là sự dịch chuyển và lưu trú tạm thời
của con người trong thời gian nhàn rỗi ở một quốc gia khác bên ngoài nơi cư trú
thường xuyên của mình nhằm mục đích tham quan, giải trí, nghỉ ngơi, chữa bệnh,
qua đó phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao nhận thức và phát triển thể chất.
Việc tiêu thụ các giá trị tự nhiên, kinh tế và văn hóa thông qua nghiên cứu, hoặc
những người hoạt động trong lĩnh vực du lịch có một cái nhìn khái quát nhất về du
lịch nói chung và du lịch quốc tế nói riêng.
Từ những nghiên cứu trên, theo người viết, du lịch quốc tế là việc đến một
quốc gia khác nơi thường trú của mình trong thời gian nhàn rỗi, nhằm mục đích giải
trí, nghĩ ngơi, nâng cao nhận thức và phát triển thể chất; qua đó thông qua tinh thần
hữu nghị quốc tế. Du lịch quốc tế bao gồm tất cả các hoạt động của khách DLQT
thông qua việc tiêu thụ các sản phẩm du lịch
1.3. Khách du lịch quốc tế
Có khá nhiều khái niệm về khách du lịch quốc tế:
8
- Khái niệm của Liên hiệp các quốc gia (League of Nations): Năm 1937, Liên
hiệp các quốc gia đưa ra khái niệm về “khách du lịch nước ngoài ”: “khách du lịch
nước ngoài là bất cứ ai đến thăm một đất nước khác với nơi cư trú thường xuyên
của mình trong khoảng thời gian ít nhất là 24 giờ” [6].
- Khái niệm về khách du lịch được chấp thuận tại Hội nghị tại Rôma (Ý) do
Liên hiệp quốc tổ chức về các vấn đề du lịch quốc tế và đi lại quốc tế năm 1963:
“Khách du lịch quốc tế” là người lưu lại tạm thời ở nước ngoài và sống ngoài nơi cư
trú thường xuyên của họ trong thời gian ít nhất là 24 giờ” [6].
- Khái niệm của Hội nghị quốc tế về du lịch tại Hà Lan năm 1989: “Khách du
lịch quốc tế” là những người đi thăm một đất nước khác, với mục đích tham quan,
nghỉ ngơi, giải trí, thăm hỏi trong khoảng thời gian nhỏ hơn 3 tháng, những người
khách này không được làm gì để được trả thù lao và sau thời gian lưu trú ở đó
khách trở về nơi ở thường xuyên của mình” [6].
- Tại khoản 3, điều 34, Chương V, Luật Du lịch Việt Nam năm 2005, “khách
du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt
Nam du lịch, công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra
nước ngoài du lịch” [24].
Khách du lịch quốc tế sẽ không bao gồm những người sau:
Những người qua lại biên giới thường xuyên, bao gồm cả những người khách
đi cùng với họ;
Những người sống gần biên giới nhưng làm việc ở nước bên kia biên giới;
Những quan chức ngoại giao, lãnh sự và thành viên các lực lượng vũ trang
được phân công đến một nước khác, bao gồm cả tùy tùng và những người đi
cùng;
Những người tị nạn hoặc sống du mục;
Những người quá cảnh không chính thức nhập cư vào một nước, chẳng hạn
những hành khách máy bay chỉ ở trong phòng chờ chuyển tiếp trong một thời
gian ngắn, hoặc những hành khách tàu thủy không được phép lên bờ, bao gồm
cả những người được chuyển tải trực tiếp từ sân bay đến các địa điểm khác. [33]
9
2. Đặc điểm du lịch quốc tế
Du lịch quốc tế mang những đặc điểm chung của du lịch, cộng thêm với yếu tố
quốc tế. Các đặc điểm của du lịch quốc tế như sau:
Thứ nhất, du lịch quốc tế có tính nhạy cảm, gồm nhiều bộ phận cấu thành nên
trong quá trình cung cấp dịch vụ đối với du khách, nhà cung ứng cần bố trí chính
xác về thời gian, có kế hoạch chu đáo chi tiết về nội dung các hoạt động, cần phải
kết hợp một cách hữu cơ, chặt chẽ giữa các khâu.
Thứ hai, du lịch quốc tế mang tính đa ngành cao. Tính đa ngành được thể hiện
qua đối tượng khai thác phục vụ cho hoạt động du lịch như sự hấp dẫn về cảnh quan
tự nhiên, các giá trị lịch sử, văn hóa, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ kèm theo. Du lịch
quốc tế sẽ không thể phát triển nếu không có sự trợ giúp của các ngành kinh tế - xã
hội khác như bảo hiểm, y tế, giao thông vận tải. Ngược lại, du lịch quốc tế cũng
mang lại nguồn thu cho nhiều ngành kinh tế khác nhau thông qua các sản phẩm,
dịch vụ cho khách du lịch.
Thứ ba, du lịch quốc tế mang tính đa thành phần. Thành phần tham gia trong
hoạt động kinh doanh du lịch quốc tế gồm: khách du lịch, những người quản lý và
phục vụ du lịch, cộng đồng dân cư, các tổ chức xã hội. Do đặc tính đa thành phần
trên đây mà có nhiều loại hình du lịch và dịch vụ ra đời, đáp ứng nhu cầu đa dạng
của du khách.
Thứ tư, du lịch quốc tế có tính thời vụ do ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên,
thời tiết khí hậu đặc trưng tại các điểm du lịch, điều kiện khí hậu có ảnh hưởng rất
lớn đối với sự hình thành tính thời vụ du lịch. Ngoài ra, tính thời vụ du lịch còn có
liên quan mật thiết đến việc sắp xếp ngày nghỉ của nhân viên, các kỳ nghỉ của học
sinh, sinh viên, sự bố trí này có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động du lịch.
Thứ năm, du lịch quốc tế mang tính liên vùng, biểu hiện thông qua các tuyến
du lịch với một quần thể các điểm du lịch trong một khu vực, một quốc gia, hay
giữa các quốc gia với nhau. Mỗi điểm du lịch đều có những đặc điểm độc đáo, hấp
dẫn riêng song nó không thể tách khỏi xu thế thời đại và sự phát triển chung của
khu vực và quốc gia. Hoạt động du lịch quốc tế của một vùng, một quốc gia khó có
10
thể phát triển nếu không có sự liên kết các tuyến, điểm du lịch trong phạm vi quốc
gia và toàn thế giới.
Thứ sáu, du lịch quốc tế mang tính chi phí và tính tổng hợp cao. Mục đích của
các du khách là hưởng thụ các sản phẩm du lịch, do vậy họ sẵn sàng chi trả những
khoản chi phí cho chuyến đi của mình về các khoản dịch vụ như: ngủ nghỉ, ăn uống,
đi lại và nhiều khoản chi phí khác nhằm thực hiện mục đích đi chơi, giải trí, tham
quan. Về tính tổng hợp, sản phẩm du lịch là sản phẩm tổng hợp được biểu hiện bằng
nhiều loại dịch vụ. Phạm vi hoạt động của ngành kinh tế, du lịch bao gồm: khách
sạn, giao thông và các cửa hàng bán đồ lưu niệm. Ngoài ra, còn có bộ phận sản xuất
tư liệu phi vật chất như văn hóa, giáo dục, tôn giáo, hải quan, tài chính, bưu điện.
3. Các xu hướng du lịch quốc tế phổ biến hiện nay
Một số xu hướng du lịch quốc tế phổ biến trên thế giới được khách du lịch ưa
thích, chẳng hạn như:
4S: SEA + SUN+ SAND +SHOP: bao gồm tắm biển, phơi nắng, đi dạo bãi
biển và mua sắm.
3F: FLOWRE +FAUNA + FOLKLORE: bao gồm đi xem các động vật quí
hiếm, thực vật quí hiếm và tìm hiểu văn hóa dân gian đặc sắc.
3S: SIGHTSEEING + SPORT + SHOPPING: bao gồm đi chiêm ngưỡng và
thưởng thức các cảnh đẹp, tham gia các môn thể thao mạo hiểm, và đi dạo phố kết
hợp mua sắm.
5H: HOSPITALITY + HONESTY + HERITAGE + HISTORY + HEROIC:
khách du lịch thường tìm đến các địa điểm du lịch mà ở đó người hiếu khách, chân
thật, có nhiều di sản, bề dày lịch sử và truyền thống anh hùng để tìm hiểu.
Ngoài ra còn có loại hình du lịch đã phổ biến trên thế giới nhưng chưa phát
triển ở nước ta như:
Du lịch thời trang thường được tổ chức ở Paris hay Milan.
Hình thức điện ảnh đi trước du lịch theo sau: ví dụ như thăm trường quay, rạp
chiếu phim công nghệ cao, gặp gỡ thần tượng điện ảnh…tại Hollywood. [22]
4. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc thu hút khách du lịch quốc tế
Thứ nhất là tính thời vụ đến hoạt động du lịch
11
Đối với du khách, tính thời vụ làm hạn chế khả năng tìm chỗ nghỉ thích hợp
với thời gian tự chọn theo ý muốn. Vào mùa du lịch chính, du khách tập trung quá
đông tại các điểm du lịch, vùng du lịch làm giảm chất lượng phục vụ cho du khách.
Tác động của tính thời vụ vào hoạt động du lịch là rất lớn, như với mùa hè du lịch
cửa lò, sầm sơn, các du lịch bãi biển rất phát triển, khách đông, nhưng đến 3 mùa
còn lại thì rất vắng khách. Nhưng ngược lại, với khách quốc tế đến Việt Nam thì
mùa đông lại là mùa đông khách nhất, các điểm đến cho mùa đông như Ha long,
Sapa, ...
Thứ hai là ăn uống nghỉ ngơi
Việc tìm kiếm nơi ăn nghỉ là nhu cầu thiết yếu đối với mỗi người. Vì thế các
dịch vụ ăn uồng và nghỉ ngơi là trọng tâm, là nhu cầu thiết yếu so với các nhu cầu
khác của khách. Trên thế giới, 40% lượng tiền du khách chi tiêu là dành cho chỗ ở.
Ở Việt Nam cũng như các nơi khác, ngành khách sạn rất quan trọng vì nó chiếm
một phần lớn doanh thu của ngành du lịch. Nhiều du khách quốc tế đến Việt Nam
đã đánh giá “Việt Nam là thiên đường ẩm thực” với những món ăn đặc sắc, hương
vị thơm ngon không thể quên ở mỗi điểm đến. Đến Hà Nội không du khách nào có
thể quên hương vị của phở, bún riêu cua, bún ốc, xôi gà, chả cá Lã Vọng, bánh tôm
hồ Tây, bánh cốm, các món nem cuốn. Ẩm thực miền Trung hấp dẫn du khách bởi
các món bánh, món chè xứ Huế, mỳ Quảng, cao lầu…; còn vùng đất Nam Bộ lại
đặc trưng bởi các món lẩu, nướng từ thủy, hải sản với các loại cây trái sẵn có.
Người dân Việt Nam đã không còn xa lạ với hình ảnh những người nước ngoài ngồi
vỉa hè cầm đũa chỉ để thưởng thức một bát phở sáng hay bát bún ốc nóng khói nơi
góc phố quen thuộc. Một số nhà nghiên cứu ẩm thực Việt Nam và nước ngoài đã
nhận xét, các món ăn Việt Nam ngày càng hấp dẫn du khách bởi nguyên liệu chủ
yếu là các loại rau, củ,quả, hạt, thủy, hải sản, không quá nhiều thịt như món Âu, ít
dầu mỡ hơn các món Trung Quốc, ít cay hơn đồ ăn Thái Lan.
Thứ ba là quảng cáo xúc tiến
Để thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam thì giải pháp chủ yếu là tăng
cường công tác quảng bá, xúc tiến. Từ nay đến cuối năm 2008, ngành du lịch sẽ chi
khoảng 16 tỷ đồng để quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam trên các phương tiện
12
truyền thông quốc tế như CNN, Discovery cũng như các đài truyền hình ở các thị
trường trọng điểm của du lịch Việt Nam như kênh KBS - Hàn Quốc, NHK - Nhật
Bản; các kênh truyền hình các tỉnh gần Việt Nam của Trung Quốc như Quảng
Đông, Quảng Tây, Vân Nam; trên các báo Singapore, Malayxia, Thái Lan,
Campuchia; mời các đoàn khảo sát du lịch quốc tế đến viết bài về du lịch Việt Nam.
Phối hợp chặt chẽ với ngành hàng không, ngoại giao, giao thông vận tải đẩy mạnh
tuyên truyền, xúc tiến quảng bá cho du lịch Việt Nam như quảng bá cho năm du
lịch Cần Thơ 2008.
Thứ tư là chất lượng dịch vụ
Chất lượng dịch vụ du lịch là yếu tố then chốt tạo nên uy tín, thương hiệu cho
từng đơn vị kinh doanh du lịch nói riêng và của ngành du lịch Việt Nam nói chung.
Sự khẳng định thương hiệu của từng doanh nghiệp du lịch thể hiện ở việc tôn trọng
khách hàng, luôn luôn cho ra đời nhiều sản phẩm mới, nâng cao chất lượng đội ngũ
làm công tác dịch vụ du lịch, tiết kiệm chi tiêu và những khâu trung gian không cần
thiết khác. Chất lượng dịch vụ du lịch là yếu tố then chốt tạo nên uy tín, thương
hiệu cho các đơn vị kinh doanh du lịch nói riêng và của ngành du lịch nói chung.
Nhưng chất lượng dịch vụ của ngành du lịch Việt Nam trong thời gian qua là khâu
yếu kém nhất, chưa đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ hội nhập. Chính vì thế, về lâu
dài, giả