Luận văn Tăng huyết áp ở người M'Nông tại xã Yang Tao, Lăk, Đăk Lăk năm 2009: Tỷ lệ hiện mắc và một số yếu tố liên quan

Tăng huyết áp (THA) là một vấn ñề sức khỏe cộng ñồng quan trọng tại các nước trên thế giới vì chiếm tỷ lệ khá cao, có xu hướng ngày càng tăng và gây ra nhiều biến chứng gây tử vong và tàn phế. Theo Kearney [63], năm 2000, tỷ lệ hiện mắc THA ở người trưởng thành trên toàn cầu là 26,4% với 972 triệu người bị THA, ñồng thời dự ñoán vào năm 2025, tỷ lệ hiện mắc THA tăng lên 29,2% với 1,56 tỷ người bị THA, tăng khoảng 60% so với năm 2000. THA là yếu tố nguy cơ hàng ñầu ñối với tử vong với 7,1 triệu người chết hằng năm, chiếm khoảng 13% số người tử vong toàn cầu và là nguyên nhân ñứng thứ ba, chiếm 4,5% của gánh nặng bệnh tậttrên toàn cầu với 64 triệu người sống trong tàn phế [50]. Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế và Cục thống kê quốc gia, cho thấy THA là nguyên nhân ñứng thứ ba trong các nguyên nhân tử vong và nguyên nhân thứ 6 ñối với gánh nặng của bệnh tật trong các bệnh viện [6]; ñồng thời tỷ lệ hiện mắc THA trong cộng ñồng gia tăng nhanh theo thời gian: năm 1960 (1%) [7], năm 1992 (11,7%) [31], năm 2002 (16,3%) [17], năm 2005 (26,5%) [27], năm 2008 (27,2%) [12]. Tỷ lệ THA ngày càng gia tăng trên toàn cầu vì sự gia tăng về tuổi thọ và tần suất các yếu tố nguy cơ, ñặc biệt là béo phì dothức ăn nhanh và ít vận ñộng thể lực [3],[22] và tỷ lệ này có khoảng dao ñộng rất lớn phụ thuộc vào ñặc tính của mẫu nghiên cứu, ñặc biệt là về chủng tộc, nhóm tuổi và giới tính [64] và một số yếu tố khác như vùng ñịa lý, lối sống, nghề nghiệp, trình ñộ học vấn, ñiều kiện sống và các hành vi liên quan [44],[53]. Đăk Lăk là tỉnh miền núi, có 44 dân tộc cùng chung sống, ñiều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn, dân tộc thiểu số tại chỗ chủ yếu là người Ê Đê và M’nông [25]. Huyện Lăk nằm phía nam tỉnh Đăk Lăk, bao gồm 16 dân tộc anh em, trong ñó dân tộc M’nông chiếm cao nhất với 31.156 người, chiếm 52% dân số của huyện, trong ñó ñặc biệt Yang Tao làmột xã nằm phía ñông 11 bắc của huyện Lăk, bao gồm khoảng 7.000 nhân khẩu nhưng là xã có ña số người M’nông sinh sống với 6639 người, chiếm 95% dân số toàn xã và 21% người dân tộc M’nông của huyện Lăk [25].

pdf146 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 2836 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tăng huyết áp ở người M'Nông tại xã Yang Tao, Lăk, Đăk Lăk năm 2009: Tỷ lệ hiện mắc và một số yếu tố liên quan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VĂN HỮU TÀI TĂNG HUYẾT ÁP Ở NGƯỜI M’NÔNG TẠI XÃ YANG TAO, LĂK, ĐĂK LĂK NĂM 2009: TỶ LỆ HIỆN MẮC VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CHUYÊN NGÀNH : NỘI KHOA MÃ SỐ : 60 72 20 LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trương Quang Bình THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - Năm 2009 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. TP. Hồ Chí Minh, năm 2009 Văn Hữu Tài 3 MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ và sơ đồ Trang ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................................... 01 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................... 04 1.1. Tổng quan về bệnh tăng huyết áp .............................................................................. 04 1.2. Tỷ lệ hiện mắc và xu hướng THA trong các nghiên cứu trước đây ............................ 10 1.3. Một số yếu tố liên quan với THA trong các nghiên cứu trước đây ............................. 16 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................... 32 2.1. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................................... 32 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 32 2.3. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................ 32 2.4. Thu thập số liệu ......................................................................................................... 35 2.5. Xử lý và phân tích số liệu .......................................................................................... 44 2.6. Điều tra thử ............................................................................................................... 45 2.7. Các bước tiến hành nghiên cứu trên thực địa ............................................................. 46 2.8. Y đức ........................................................................................................................ 47 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................................. 48 3.1. Đặc tính chung của mẫu nghiên cứu .......................................................................... 48 3.2. Tỷ lệ hiện mắc và phân bố THA theo một số biến số nền .......................................... 49 3.3. Về tỷ lệ, phân bố và liên quan của một số yếu tố với THA ........................................ 53 3.4. Mối liên quan giữa một số yếu tố với THA qua phân tích đa biến .............................. 72 Chương 4: BÀN LUẬN ........................................................................................................ 74 4.1. Về mẫu nghiên cứu ................................................................................................... 74 4.2. Về tỷ lệ hiện mắc và phân bố THA theo một số biến số nền ...................................... 76 4.3. Về tỷ lệ, phân bố và liên quan của một số yếu tố với THA ........................................ 84 4.4. Về mối liên quan giữa một số yếu tố với THA qua phân tích hồi quy đa 4 biến ................................................................................................................................ 98 4.5. Những điểm mạnh và yếu của đề tài ........................................................................ 100 KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 102 KIẾN NGHỊ ....................................................................................................................... 104 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 5 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BMI : Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể) HA : Huyết áp JNC : Joint National Committee (Ủy ban liên hợp quốc gia) KNLĐ : Khả năng lao động KTC 95% : Khoảng tin cậy 95% OR : Odds Ratio (Tỷ số chênh) PR : Prevalence Ratio (Tỷ số tỷ lệ hiện mắc) THA : Tăng huyết áp WHO : World Health Organization (Tổ chức y tế thế giới) WHR : Waist Hip Ratio (Tỷ số vòng bụng/mông) 6 DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1: Phân loại HA theo Tổ chức y tế thế giới (1978) .................................................... 04 Bảng 1.2: Phân loại HA theo JNC 5 (1993) .......................................................................... 05 Bảng 1.3: Phân loại HA theo JNC 6 (1997) .......................................................................... 05 Bảng 1.4: Phân loại HA theo JNC 7 (2003) .......................................................................... 06 Bảng 1.5: Phân loại các mức THA theo Hiệp hội THA và Hiệp hội tim mạch châu Âu (2007) ................................................................................................................ 07 Bảng 1.6: Các ngưỡng HA áp dụng để chẩn đoán THA theo cách đo .................................... 08 Bảng 1.7: Tỷ lệ hiện mắc THA qua một số nghiên cứu tại Việt Nam ................... 13 Bảng 1.8: Tỷ lệ các phân mức HA theo JNC 6 trong các nghiên cứu trước đây tại Việt Nam ........................................................................................................................... 15 Bảng 1.9: Tỷ lệ các phân mức HA theo JNC 7 trong các nghiên cứu trước đây tại Việt Nam ........................................................................................................................... 16 Bảng 1.10: Tỷ lệ THA theo giới trong các nghiên cứu trước đây tại Việt Nam ..................... 18 Bảng 2.1: Cỡ mẫu cho ước lượng tỷ lệ yếu tố liên quan với THA dựa vào tỷ lệ trong một số nghiên cứu trước đây ................................................................................... 33 Bảng 2.2: Phân loại các mức cân nặng theo BMI áp dụng cho người châu Á trưởng thành ... 36 Bảng 3.1: Đặc tính chung của mẫu nghiên cứu ..................................................................... 48 Bảng 3.2: Phân bố các mức HA theo JNC 7 ............................................................. 49 Bảng 3.3: Phân bố tỷ lệ THA theo nhóm tuổi và giới .............................................. 50 Bảng 3.4: Tỷ lệ THA điều chỉnh theo tuổi tại cộng đồng. ....................................... 51 Bảng 3.5: Phân bố tỷ lệ THA theo giới tính, học vấn, nghề nghiệp và tình trạng hôn nhân ................................................................................................ 52 Bảng 3.6: Phân bố tỷ lệ tiền sử gia đình có THA ...................................................... 53 Bảng 3.7: Phân bố tỷ lệ người thân trong gia đình bị THA ..................................... 54 Bảng 3.8: Phân bố tỷ lệ THA theo tiền sử gia đình có THA ................................... 54 Bảng 3.9: Phân bố tỷ lệ các mức cân nặng theo BMI ............................................... 55 Bảng 3.10: Phân loại thừa cân và béo phì theo theo một số biến số nền .............. 55 7 Bảng 3.11: Phân bố tỷ lệ THA theo mức độ BMI ..................................................... 56 Bảng 3.12: Phân bố béo bụng theo giới tính và nhóm tuổi ...................................... 57 Bảng 3.13: Phân bố tỷ lệ THA theo béo bụng .......................................................... 57 Bảng 3.14: Phân bố tỷ lệ tình trạng hút thuốc lá ........................................................ 58 Bảng 3.15: Tỷ lệ người đang hút thuốc lá phân theo giới và nhóm tuổi ............... 59 Bảng 3.16: Phân bố mức độ và thời gian hút thuốc ở những người hiện đang hút thuốc ........................................................................................................ 60 Bảng 3.17: Phân bố tỷ lệ THA theo hút thuốc lá ....................................................... 61 Bảng 3.18: Phân bố tỷ lệ tình trạng uống rượu .......................................................... 62 Bảng 3.19: Tỷ lệ người đang uống rượu phân theo giới và nhóm tuổi.................. 63 Bảng 3.20: Tỷ lệ uống rượu nhiều phân theo giới và nhóm tuổi ........................... 64 Bảng 3.21: Phân bố tỷ lệ các loại rượu bia thường uống ........................................ 65 Bảng 3.22: Phân bố tỷ lệ THA theo uống rượu ......................................................... 65 Bảng 3.23: Phân bố tỷ lệ ăn mặn theo giới và nhóm tuổi ........................................ 66 Bảng 3.24: Phân bố tỷ lệ THA theo thói quen ăn mặn ............................................. 67 Bảng 3.25: Phân bố tỷ lệ người có thói quen ăn chất béo động vật theo giới và nhóm tuổi ...................................................................................................... 67 Bảng 3.26: Phân bố tỷ lệ các dầu mỡ thường sử dụng khi chế biến thức ăn ........ 68 Bảng 3.27: Phân bố tỷ lệ THA theo thói quen ăn chất béo động vật ..................... 68 Bảng 3.28: Phân bố tỷ lệ các mức hoạt động thể lực theo giới ............................... 69 Bảng 3.29: Tỷ lệ các mức hoạt động thể lực phân theo nhóm tuổi ....................... 69 Bảng 3.30: Phân bố tỷ lệ THA theo hoạt động thể lực ............................................. 70 Bảng 3.31: Phân bố tỷ lệ không có thói quen đi bộ thường xuyên theo giới và nhóm tuổi ..................................................................................................... 70 Bảng 3.32: Phân bố tỷ lệ THA theo không có thói quen đi bộ thường xuyên ..... 71 Bảng 3.33: Mối liên quan giữa một số yếu tố với THA có ý nghĩa thống kê qua phân tích đa biến bằng hồi qui Poisson ........................................... 73 8 Bảng 4.1: So sánh dân số mục tiêu và mẫu nghiên cứu về tỷ lệ giới tính và nhóm tuổi ...................................................................................................... 75 Bảng 4.2: Phân bố tỷ lệ các mức HA trong nghiên cứu chúng tôi và một số nghiên cứu khác ................................................................................................................. 79 Bảng 4.3: Các yếu tố có liên quan độc lập với THA trong một số nghiên cứu ... 99 9 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ Sơ đồ 2.1: Bản đồ hành chính huyện Lăk, tỉnh Đăk Lăk ....................................................... 32 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức điều tra .................................................................................. 40 Biểu đồ 3.1: Phân bố PR của THA theo nhóm tuổi và giới tính ............................. 51 Biểu đồ 3.2: Phân bố tỷ lệ hút thuốc lá theo giới tính .............................................. 58 Biểu đồ 3.3: Phân bố tỷ lệ uống rượu theo giới tính ................................................. 62 Biểu đồ 3.4: PR của mối liên quan giữa một số yếu tố với THA qua phân tích hồi quy đa biến Poisson ........................................................................... 72 10 ĐẶT VẤN ĐỀ Tăng huyết áp (THA) là một vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng tại các nước trên thế giới vì chiếm tỷ lệ khá cao, có xu hướng ngày càng tăng và gây ra nhiều biến chứng gây tử vong và tàn phế. Theo Kearney [63], năm 2000, tỷ lệ hiện mắc THA ở người trưởng thành trên toàn cầu là 26,4% với 972 triệu người bị THA, đồng thời dự đoán vào năm 2025, tỷ lệ hiện mắc THA tăng lên 29,2% với 1,56 tỷ người bị THA, tăng khoảng 60% so với năm 2000. THA là yếu tố nguy cơ hàng đầu đối với tử vong với 7,1 triệu người chết hằng năm, chiếm khoảng 13% số người tử vong toàn cầu và là nguyên nhân đứng thứ ba, chiếm 4,5% của gánh nặng bệnh tật trên toàn cầu với 64 triệu người sống trong tàn phế [50]. Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế và Cục thống kê quốc gia, cho thấy THA là nguyên nhân đứng thứ ba trong các nguyên nhân tử vong và nguyên nhân thứ 6 đối với gánh nặng của bệnh tật trong các bệnh viện [6]; đồng thời tỷ lệ hiện mắc THA trong cộng đồng gia tăng nhanh theo thời gian: năm 1960 (1%) [7], năm 1992 (11,7%) [31], năm 2002 (16,3%) [17], năm 2005 (26,5%) [27], năm 2008 (27,2%) [12]. Tỷ lệ THA ngày càng gia tăng trên toàn cầu vì sự gia tăng về tuổi thọ và tần suất các yếu tố nguy cơ, đặc biệt là béo phì do thức ăn nhanh và ít vận động thể lực [3],[22] và tỷ lệ này có khoảng dao động rất lớn phụ thuộc vào đặc tính của mẫu nghiên cứu, đặc biệt là về chủng tộc, nhóm tuổi và giới tính [64] và một số yếu tố khác như vùng địa lý, lối sống, nghề nghiệp, trình độ học vấn, điều kiện sống và các hành vi liên quan [44],[53]. Đăk Lăk là tỉnh miền núi, có 44 dân tộc cùng chung sống, điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn, dân tộc thiểu số tại chỗ chủ yếu là người Ê Đê và M’nông [25]. Huyện Lăk nằm phía nam tỉnh Đăk Lăk, bao gồm 16 dân tộc anh em, trong đó dân tộc M’nông chiếm cao nhất với 31.156 người, chiếm 52% dân số của huyện, trong đó đặc biệt Yang Tao là một xã nằm phía đông 11 bắc của huyện Lăk, bao gồm khoảng 7.000 nhân khẩu nhưng là xã có đa số người M’nông sinh sống với 6639 người, chiếm 95% dân số toàn xã và 21% người dân tộc M’nông của huyện Lăk [25]. Việc điều tra tỷ lệ hiện mắc THA và các yếu tố liên quan đến THA ở từng dân tộc cũng như ở các vùng địa lý khác nhau là cần thiết, nhằm đề ra các biện pháp truyền thông về giáo dục sức khỏe để chăm sóc tốt sức khỏe cho đồng bào các dân tộc. Nhiều nghiên cứu về THA đã được tiến hành nhiều nơi ở Việt Nam và khu vực Tây Nguyên nhưng ít thấy nghiên cứu trên các dân tộc thiểu số. Một số nghiên cứu trước đây trên dân tộc thiểu số ở khu vực Tây Nguyên cho thấy tỷ lệ THA ở các dân tộc thiểu số Kon Tum năm 2002 là 12,54% [2]; ở dân tộc Nùng tại xã Cuôr Knia, Buôn Đôn, Đăk Lăk năm 2005 là 15,4% [1]; ở dân tộc Ê Đê tại thành phố Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk năm 2008 là 21% [30]. Hiện tại chưa có nghiên cứu nào về tình trạng THA và các yếu tố liên quan đến THA của người dân tộc M’nông trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk nói riêng và ở Việt Nam nói chung. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm xác định tỷ lệ và một số yếu tố liên quan đến THA ở người dân tộc M’nông trên địa bàn xã Yang Tao, huyện Lăk, tỉnh Đăk Lăk năm 2009. Câu hỏi nghiên cứu: Tỷ lệ hiện mắc THA và một số yếu tố liên quan đến THA ở người M’nông từ 18 tuổi trở lên tại xã Yang Tao, huyện Lăk, tỉnh Đăk Lăk trong năm 2009 là bao nhiêu? Yếu tố nào liên quan độc lập với tỷ lệ hiện mắc THA? Mục tiêu nghiên cứu: 1. Mục tiêu tổng quát Xác định tỷ lệ hiện mắc THA và một số yếu tố liên quan đến THA ở người M’nông từ 18 tuổi trở lên tại xã Yang Tao, huyện Lăk, tỉnh Đăk Lăk trong năm 2009. 12 2. Mục tiêu cụ thể 2.1 Xác định tỷ lệ hiện mắc THA ở người M’nông từ 18 tuổi trở lên tại xã Yang Tao, huyện Lăk, tỉnh Đăk Lăk trong năm 2009. 2.2 Xác định tỷ lệ và phân bố một số yếu tố liên quan đến THA ở người M’nông từ 18 tuổi trở lên tại xã Yang Tao, huyện Lăk, tỉnh Đăk Lăk trong năm 2009. 2.3 Xác định mối liên quan giữa một số yếu tố với tỷ lệ hiện mắc THA ở người M’nông từ 18 tuổi trở lên tại xã Yang Tao, huyện Lăk, tỉnh Đăk Lăk trong năm 2009. 13 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan về bệnh tăng huyết áp 1.1.1. Định nghĩa và phân loại THA Định nghĩa và phân loại THA thay đổi theo thời gian để đáp ứng với sự hiểu biết tốt hơn về sinh bệnh học, sự xem xét tỷ lệ tử vong trong ngành công nghiệp bảo hiểm cuộc sống, các nghiên cứu về huyết áp (HA) trong các dân số khác nhau, sự tương tác giữa các mức HA với bệnh kèm theo, các nghiên cứu giới hạn của hậu quả sức khỏe liên quan đến HA và lượng giá liệu pháp dùng thuốc hạ áp hiệu quả. Xác định giới hạn trên của khoảng HA bình thường cho người trưởng thành dựa trên phát hiện mang tính dịch tễ học, liên quan đến các mức HA đến nguy cơ cho hậu quả bất lợi trong dân số và các bằng chứng từ các thử nghiệm lâm sàng chứng minh giảm yếu tố nguy cơ cho hậu quả bất lợi khi điều trị thuốc hạ áp [55]. Năm 1978, WHO đưa ra phân loại HA, gồm 3 mức độ sau: Bảng 1.1: Phân loại HA theo WHO (1978) [7] Phân loại HA tâm thu HA tâm trương Bình thường < 140 mmHg và <90 mmHg THA giới hạn 140-159 mmHg và/hoặc 90-94 mmHg THA ≥ 160 mmHg và/hoặc ≥ 95 mmHg Phân loại này đưa ra hai vấn đề chính: (1) mức HA dùng chẩn đoán THA là 160/95 mmHg, và (2) đưa phân loại THA giới hạn, mà không đưa ra phân độ THA. Áp dụng phân loại này trong chẩn đoán THA kéo dài suốt 15 năm nhưng người ta thấy rằng có một số vấn đề bất hợp lý vì có những bệnh nhân có HA là 150/90 mmHg nhưng có một số tai biến như suy tim, bệnh mạch vành, đột quỵ nên JNC 5 ra đời vào năm 1993 nhằm xác định mức HA mới dùng để chẩn đoán THA. 14 Bảng 1.2: Phân loại HA theo JNC 5 (1993) [7] Phân loại HA tâm thu HA tâm trương Bình thường < 130 mmHg và <85 mmHg Bình thường cao 130-139 mmHg và/hoặc 85-89 mmHg THA độ 1 140-159 mmHg và/hoặc 90-99 mmHg THA độ 2 160-179 mmHg và/hoặc 100-109 mmHg THA độ 3 180-209 mmHg và/hoặc 110-119 mmHg THA độ 4 ≥ 210 mmHg và/hoặc ≥ 120 mmHg JNC 5 đã bỏ khái niệm THA giới hạn, khẳng định mức chẩn đoán THA mới là 140/90 mmHg, thấp hơn so với WHO đã đưa ra. Tuy nhiên các nghiên cứu và theo dõi tiếp đã khẳng định rằng đã bỏ sót vấn đề trong bệnh lý THA, bên cạnh con số THA còn có yếu tố nguy cơ tim mạch; vì thế JNC 6 ra đời vào năm 1997. Bảng 1.3: Phân loại HA theo JNC 6 (1997) [7] Phân loại HA tâm thu HA tâm trương Tối ưu < 120 mmHg và <80 mmHg Bình thường 120-129 mmHg và 80-84 mmHg Bình thường cao 130-139 mmHg và/hoặc 85-89 mmHg THA độ 1 140-159 mmHg và/hoặc 90-99 mmHg THA độ 2 160-179 mmHg và/hoặc 100-109 mmHg THA độ 3 ≥ 180 mmHg và/hoặc ≥ 110 mmHg JNC 6 ra đời đã phân tích những thất bại của JNC 5 và đưa ra ba vấn đề chính: (1) Xếp lại phân loại THA, bao gồm chỉ 3 độ; (2) Khẳng định THA không đơn thuần là con số HA mà còn bao gồm cả yếu tố nguy cơ làm tăng thái độ điều trị THA; (3) Phân tầng nguy cơ và điều trị. Năm 2003, JNC 7 đưa ra cách phân loại THA mới thay đổi cách nhìn về các mức HA. 15 Bảng 1.4: Phân loại HA theo JNC 7 (2003) [44] Phân loại HA tâm thu HA tâm trương Bình thường < 120 mmHg và <80 mmHg Tiền THA 120-139 mmHg và 80-89 mmHg THA độ 1 140-159 mmHg và/hoặc 90-99 mmHg THA độ 2 ≥ 160 mmHg và/hoặc ≥ 100 mmHg JNC 7 ra đời và đưa ra 3 vấn đề chính: (1) Đưa ra phân loại tiền THA, một mức phân loại gộp chung hai loại mức HA bình thường và HA bình thường cao trong phân loại JNC 6, vì quan sát trên 1 triệu người đã chỉ ra rằng tử vong do bệnh tim thiếu máu cục bộ và đột quỵ gia tăng nhanh chóng theo đường thẳng hướng lên trên, bắt đầu từ mức HA 115/75 mmHg; khi HA tâm thu tăng 20 mmHg hoặc HA tâm trương tăng 10 mmHg thì tử suất do bệnh tim thiếu máu cục bộ và đột quỵ gia tăng gấp đôi và nó được nêu ra để nhận biết những người có tăng nguy cơ bị THA, nhằm lưu ý cho bác sỹ và bệnh nhân về nguy cơ này và khuyến khích việc can thiệp để phòng ngừa hoặc làm chậm tiến triển bệnh; (2) kết hợp THA độ 2 và độ 3 trong JNC 6 thành một nhóm là THA độ 2, nguyên nhân xuất phát từ thực tế là cách điều trị hai nhóm này trước đây là tương đương nhau; (3) Bổ sung thêm 4 yếu tố nguy cơ tim mạch đi kèm so với JNC 6; như vậy 10 yếu tố nguy cơ tim mạch chính được đưa ra trong JNC 7 bao gồm: tuổi > 60; giới (nam giới, phụ nữ mãn kinh); tiền căn gia đình mắc bệnh tim mạch sớm (nam <45 tuổi, nữ < 55 tuổi); hút thuốc lá; đái tháo đường; rối loạn lipid máu; béo phì; lối sống tĩnh tại; đạm niệu vi thể; mức độ suy thận (creatinin máu ở nam >1,5 mg/dl, ở nữ >1,3 mg/dl). Phân loại HA theo JNC 7 cơ bản dựa vào số liệu mang tính chất dịch tễ học hơn là dựa vào kết
Luận văn liên quan