Luận văn Tăng trưởng nguồn vốn tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
1.Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu của mỗi quốc gia và thị trường thế giới trở thành sân chơi chung cho tất cả các cá nhân, doanh nghiệp cũng như các quốc gia khác nhau. Các thị trường tài chính cũng sẽ mở rộng, không còn có giới hạn trong phạm vi một quốc gia tạo điều kiện để tăng cường hợp tác, thúc đẩy thương mại quốc tế, nhưng bên cạnh đó thì nó cũng làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các tổ chức tài chính trong nước với các tổ chức tài chính bên ngoài. Trong nền kinh tế của một quốc gia thì ngân hàng được coi là huyết mạch của nền kinh tế. Sức mạnh của hệ thống ngân hàng sẽ là thước đo quan trọng đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia. Khi chúng ta bước vào hội nhập thì sẽ có rất nhiều tổ chức tài chính quốc tế xâm nhập vào thị trường Việt Nam, vì thế các tổ chức tài chính nói chung cũng như các ngân hàng thương mại nói riêng phải tìm cách nâng cao được khả năng cạnh tranh, một trong những biện pháp nhằm tăng khả cạnh tranh của các ngân hàng đó là phải tìm cách nhằm thúc đẩy nguồn vốn tăng trưởng và tăng trưởng một cách ổn định. 2.Mục đích nghiên cứu Tác giả nghiên cứu về hoạt động huy động vốn và phân tích thực trạng về huy động vốn tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam, từ đó chỉ ra được những vấn đề đã đạt được và chưa đạt được trong nghiệp vụ huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Trên cơ sở đó tác giả đưa ra những giải pháp cũng như kiến nghị nhằm tăng trưởng nguồn vốn tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam trong thời gian tới. 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Trong luận văn, tác giả đã nghiên cứu hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam nói riêng trong thời gian từ năm 2002 đến năm 2005. 4.Phương pháp nghiên cứu Tác giả đã sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử kết hợp với phương pháp thống kê, so sánh và phân tích hệ thống để phục vụ nghiên cứu. 5.Tên và kết cấu của luận văn Tên luận văn: “Tăng trưởng nguồn vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam”. Kết cấu luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Nguồn vốn và phương thức huy động vốn tại NHTM Chương 2. Thực trạng nguồn vốn và huy động vốn tại NH ĐT&PT VN Chương 3. Tăng trưởng nguồn vốn tại NH ĐT&PT VN