Bước chuyển mình mới, gia nhập những tổ chức kinh tế như: WTO, APEC, khu mậu dịch tự do ASEAN nhằm phát triển một nền kinh tế vững mạnh. Cũng như các ngành kinh tế khác, xây dựng cơ bản là một ngành sản xuất vật chất đóng vai trò hết sức quan trọng trong toàn bộ nền kinh tế của một quốc gia.
Nền kinh tế xã hội càng phát triển thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp (DN) càng trở nên gay gắt. Để có thể đứng vững trên thị trường, các DN phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá mẫu mã để chiếm lĩnh thị hiếu người tiêu dùng. Do đó, trong cơ chế cạnh tranh như hiện nay, các DN phải luôn nghiên cứu, tìm tòi sao cho chi phí bỏ ra là thấp nhất mà lợi nhuận đem về là cao nhất. Có như vậy mới thúc đẩy được quá trình sản xuất kinh doanh phát triển và tăng nhanh vòng quay của đồng vốn trong DN mình.
Chi phí sản xuất kinh doanh là gì? Làm thế nào để tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận cho DN? Đó là câu hỏi luôn đặt ra cho các nhà quản trị DN và là mối quan tâm hàng đầu trong mỗi DN hiện nay.
Nhận thức rõ được vị trí, vai trò vô cùng quan trọng của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất kết hợp với thực tế thực tập tại xí nghiệp (XN) Bê tông thương phẩm với những đặc thù riêng của nó, em đã chọn đề tài: “Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm” cho luận văn của mình.
Đề tài này gồm ba chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất.
Chương 2: Thực trạng công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở XN Bê tông thương phẩm.
Chương 3: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở XN Bê tông thương phẩm.
99 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4110 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở xí nghiệp bê tông thương phẩm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 3
Chương I: Những vần đề lý luận chung về kế toán tập hợp 6
chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh
nghiệp sản xuất
Sự cần thiết phải tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và 6
tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất
Bản chất của chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong 7
doanh nghiệp sản xuất
1.2.1 Chi phí sản xuất 7
1.2.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất 7
1.2.1.2 Phân loại chi phí sản xuất 7
1.2.2 Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm 10
1.2.2.1 Khái niệm giá thành sản phẩm 10
1.2.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm 10
1.2.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 11
1.2.4 Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm và nhiệm vụ 12
của kế toán
Nội dung kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong DN sản xuất 13
1.3.1 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất 13
1.3.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 14
1.3.3.Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất
1.3.3.1 Tổ chức chứng từ và tài khoản sử dụng 14
1.3.3.2 Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên 15
1.3.3.2.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 15
1.3.3.2.2 Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp 17
1.3.3.2.3 Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung 18
1.3.3.2.4 Kế toán tổng hợp chi phí toàn doanh nghiệp 19
1.3.3.3 Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ 21
1.4 Đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ 22
1.4.1 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí vật liệu chính trực tiếp hoặc 23
chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
1.4.2 Đánh giá SPDD theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương 24
1.4.3 Đánh giá SPDD theo chi phí sản xuất định mức. 26
1.5 Nội dung phương pháp tính giá thành sản phẩm 26
1.5.1 Đối tượng tính giá thành, căn cứ xác định đối tượng tính giá thành SP 26
1.5.2 Các phương pháp tính giá thành sản phẩm 27
1.5.2.1 Phương pháp tính giá thành giản đơn 27
1.5.2.2 Phương pháp tính giá thành phân bước 28
1.5.2.2.1 Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa 28
thành nửa thành phẩm
1.5.2.2.2 Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành 30
nửa thành phẩm
1.5.2.3 Tính giá thành theo phương pháp hệ số 31
1.5.2.4 Phương pháp tính giá thành loại trừ chi phí sản xuất SP phụ 31
1.6 Tổ chức hệ thống sổ kế toán 32
1.7 Tổ chức công tác kế toán trong điều kiện kế toán trên máy 34
1.7.1 Chức năng, nhiệm vụ của kế toán CPSX và tính giá thành sản 34
phẩm trong điều kiện ứng dụng phần mềm kế toán
1.7.2 Nguyên tắc và các bước tiến hành kế toán CPSX và tính giá thành 35
sản phẩm trong điều kiện sử dụng phần mềm kế toán
Chương II: Thực trạng công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí 37
sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại XN Bê tông thương phẩm
2.1 Tổng quan về XN Bê tông thương phẩm – Công ty cổ phần Bê 37
tông xây dựng Hà Nội
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty CP Bê tông Xây dựng 37
Hà Nội và Xí nghiệp Bê tông thương phẩm
2.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất của Xí nghiệp Bê 39
tông thương phẩm
2.1.2.1 Đặc điểm về bộ máy quản lý của XN 39
2.1.2.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất của XN 41
2.1.3 Quy trình công nghệ sản xuất SP của XN Bê tông thương phẩm 42
2.1.4 Đặc điểm tổ chức kế toán tại XN Bê tông thương phẩm 43
2.1.4.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại XN 43
2.1.4.2 Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán tại XN 45
2.1.4.3 Phần mềm kế toán được sử dụng tại XN 47
2.2 Thực trạng tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và 49
tính giá thành sản phẩm ở XN Bê tông thương phẩm
2.2.1 Đặc điểm và quản lý chi phí sản xuất của XN 49
2.2.1.1 Đặc điểm và phân loại chi phí sản xuất tại XN 49
2.2.1.2 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 52
2.2.1.3 Nội dung phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 52
2.2.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại XN Bê tông thương phẩm 54
2.2.2.1 Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 54
2.2.2.2 Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp 61
2.2.2.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung 66
2.2.2.3.1 Kế toán tập hợp chi phí công cụ dụng cụ trạm sản xuất 67
2.2.2.3.2 Tập hợp chi phí khấu hao tài sản cố định 69
2.2.2.3.3 Tập hợp chi phí dịch vụ mua ngoài 70
2.2.2.3.4 Tập hợp chi phí khác bằng tiền 73
2.2.2.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn XN 77
2.2.3 Kế toán tính giá thành sản phẩm hoàn thành tại Xí nghiệp Bê 79
tông thương phẩm
Chương III: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác 83
kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Xí
nghiệp Bê tông thương phẩm
3.1 Nhận xét chung về kế toán tập chi phí sản xuất và tính giá 83
thành sản phẩm ở XN Bê tông thương phẩm
3.1.1 Những ưu điểm cơ bản 84
3.1.2 Những hạn chế 86
3.2 Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập 88
hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở XN Bê tông
thương phẩm
Kết luận 95
Danh mục tài liệu tham khảo 96
LỜI MỞ ĐẦU
Bước chuyển mình mới, gia nhập những tổ chức kinh tế như: WTO, APEC, khu mậu dịch tự do ASEAN… nhằm phát triển một nền kinh tế vững mạnh. Cũng như các ngành kinh tế khác, xây dựng cơ bản là một ngành sản xuất vật chất đóng vai trò hết sức quan trọng trong toàn bộ nền kinh tế của một quốc gia.
Nền kinh tế xã hội càng phát triển thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp (DN) càng trở nên gay gắt. Để có thể đứng vững trên thị trường, các DN phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá mẫu mã để chiếm lĩnh thị hiếu người tiêu dùng. Do đó, trong cơ chế cạnh tranh như hiện nay, các DN phải luôn nghiên cứu, tìm tòi sao cho chi phí bỏ ra là thấp nhất mà lợi nhuận đem về là cao nhất. Có như vậy mới thúc đẩy được quá trình sản xuất kinh doanh phát triển và tăng nhanh vòng quay của đồng vốn trong DN mình.
Chi phí sản xuất kinh doanh là gì? Làm thế nào để tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận cho DN? Đó là câu hỏi luôn đặt ra cho các nhà quản trị DN và là mối quan tâm hàng đầu trong mỗi DN hiện nay.
Nhận thức rõ được vị trí, vai trò vô cùng quan trọng của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất kết hợp với thực tế thực tập tại xí nghiệp (XN) Bê tông thương phẩm với những đặc thù riêng của nó, em đã chọn đề tài: “Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm” cho luận văn của mình.
Đề tài này gồm ba chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất.
Chương 2: Thực trạng công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở XN Bê tông thương phẩm.
Chương 3: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở XN Bê tông thương phẩm.
Mặc dù trong quá trình tìm hiểu về lý luận và thực tế, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo- Thạc sỹ Nguyễn Thị Hồng Vân, các thầy cô giáo trong bộ môn, các cô, chú, anh, chị trong phòng kế toán cũng như phòng ban chức năng khác của XN cùng với sự cố gắng nỗ lực của bản thân nhưng do nhận thức và thời gian có hạn nên chắc chắn trong bài viết của em không tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy em mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô để em có được bổ sung, nâng cao kiến thức phục vụ tốt hơn cho công tác thực tế sau này.
Em xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ, chỉ bảo của cô giáo-Thạc sỹ Nguyễn Thị Hồng Vân, các thầy cô và các cô chú trong phòng kế toán của XN Bê tông thương phẩm trong thời gian em thực tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình.
CHƯƠNG I:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN
TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
SỰ CẦN THIẾT PHẢI TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ
SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
Một doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế luôn phát sinh các khoản chi phí và doanh thu, và nguyên tắc đầu tiên của các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh là phải đảm bảo trang trải được các phí tổn đã đầu tư để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Để tồn tại và phát triển trong sự cạnh tranh gay gắt của thị trường, các doanh nghiệp đều cố gắng tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành sản phẩm. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là khâu cực kỳ quan trọng đối với doanh nghiệp trong thực hiện sản xuất kinh doanh. Bởi vì thông qua khâu này doanh nghiệp có thể so sánh phần chi phí sản xuất sản phẩm với doanh thu từ việc tiêu thụ sản phẩm đó, từ đó có thể thấy được kết quả thu được là cao hay thấp.
Quá trình sản xuất là quá trình tiêu hao lao động sống và lao động vật hoá để tạo ra các loại sản phẩm lao vụ và dịch vụ, để quá trình sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao thì các doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ những chi phí đã bỏ ra trong quá trình sản xuất. Trong quá trình quản lý người ta thường sử dụng những công cụ quản lý kinh tế khác nhau sao cho phù hợp với từng doanh nghiệp như hạch toán thống kê, hạch toán kế toán, phân tích hoạt động kinh tế. Trong đó kế toán được coi là một công cụ quan trọng nhất, vì với chức năng ghi chép, tính toán, phản ánh, đánh giá và giám đốc một cách thường xuyên liên tục của lao động vật tư, tiền vốn, kế toán sử dụng cả thước đo giá trị và cả thước đo hiện vật để quản lý chi phí. Do đó có thể cung cấp một cách kịp thời những thông tin về chi phí sản xuất đối với từng loại sản phẩm lao vụ dịch vụ cho nhà quản lý, từ đó so sánh định mức chi phí với chi phí thực tế đã bỏ ra để từ đó có những quyết định phù hợp với thực tế.
Nếu doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm, chất lượng sản phẩm vẫn đảm bảo thì uy tín doanh nghiệp sẽ ngày càng được khẳng định. Vì thế kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm không thể thiếu được khi thực hiện công tác kế toán.
1.2. BẢN CHẤT CỦA CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
1.2.1. Chi phí sản xuất.
1.2.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất
Để tiến hành hoạt động sản xuất, doanh nghiệp hoạt động ở bất cứ lĩnh vực nào cũng phải có đủ 3 yếu tố: tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Sự tiêu hao các yếu tố này trong quá trình sản xuất kinh doanh đã tạo ra các chi phí tương ứng, đó là các chi phí về tư liệu lao động, chi phí về đối tượng lao động và chi phí về lao động sống. Để xác định và tổng hợp được những chi phí doanh nghiệp đã chi ra trong quá trình sản xuất thì mọi chi phí phải được biểu hiện bằng thước đo tiền tệ.Tuy nhiên trong quá trình sản xuất, doanh nghiệp còn phải bỏ ra rất nhiều các khoản chi phí khác như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, nhưng không phải mọi chi phí mà doanh nghiệp đã đầu tư đều là chi phí sản xuất.
Hoạt động sản xuất kinh doanh là một lĩnh vực rất đa dạng và phức tạp do đó nó kéo theo sự đa dạng phong phú của các loại chi phí sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên chúng ta có thể khái quát về chi phí sản xuất kinh doanh như sau: Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đã chi ra trong quá trình tiến hành các hoạt động sản xuất trong một thời kỳ nhất định.
1.2.1.2 Phân loại chi phí sản xuất
Để phục vụ cho công tác quản lý nói chung và kế toán nói riêng, cần phải phân loại chi phí theo những tiêu thức thích hợp. Phân loại chi phí sản xuất là việc sắp sếp chi phí sản xuất vào từng nhóm khác nhau theo những tiêu thức nhất định.
Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố đầu vào của quá
trình sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp
Nghiên cứu chi phí theo yêú tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh thì toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được chia thành chi phí ban đầu và chi phí luân chuyển nội bộ.
- Chi phí ban đầu bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền.
- Chi phí luân chuyển nội bộ: là các chi phí phát sinh trong quá trình phân công và hợp tác lao động trong doanh nghiệp.
Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh có ý nghĩa rất quan trọng đối với quản lý vĩ mô cũng như đối với quản trị doanh nghiệp. Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố đầu vào là cơ sở để lập và kiểm tra việc thực hiện dự toán chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố, là cơ sở để lập kế hoạch cân đối trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân cũng như ở từng doanh nghiệp; là cơ sở xác định mức tiêu hao vật chất, tính thu nhập quốc dân cho từng nghành, toàn bộ nền kinh tế.
Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo hoạt động và công dụng
kinh tế:
Căn cứ vào mục đích của từng loại hoạt động trong doanh nghiệp,căn cứ vào công dụng kinh tế của chi phí, thì chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành:
*Chi phí hoạt động chính và phụ:
- Chi phí sản xuất: Là toàn bộ hao phí về lao động sống cần thiết và lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp chi ra có liên quan đến việc chế tạo sản phẩm, lao vụ dịch vụ trong một thời kỳ nhất định, biểu hiện bằng tiền. Chi phí sản xuất của doanh nghiệp bao gồm:
+Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm chi phí về các loại NVL chính, VL phụ, nhiên liệu… sử dụng trực tiếp vào việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện công việc, lao vụ.
+ Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm chi phí về tiền lương, phụ cấp và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất theo quy định. Không tính vào khoản mục này khoản tiền lương, phụ cấp và các khoản trích tiền lương của nhân viên phân xưởng, nhân viên bán hàng, nhân viên quản lý doanh nghiệp hay các nhân viên khác.
+ Chi phí sản xuất chung: là chi phí dùng vào việc quản lý và phục vụ sản xuất chung tại bộ phận sản xuất (phân xưởng, đội trại…) như: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, dụng cụ sản xuất…
- Chi phí ngoài sản xuất: Bao gồm
+ Chi phí bán hàng:là chi phí lưu thông và chi phí tiếp thị phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, lao vụ dịch vụ. Như chi phí quảng cáo, tiếp thị, chi nhân viên bán hàng…
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là các khoản chi phí liên quan đến việc phục vụ và quản lý sản xuất kinh doanh có tính chất chung toàn doanh nghiệp. Như chi phí nhân viên quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng…
*Chi phí khác: Là các khoản chi phí liên quan đến các hoạt động ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh chức năng của doanh nghiệp. Chi phí khác bao gồm: Chi phí hoạt động tài chính và chi phí bất thường.
Phân loại chi phí theo mục đích công dụng kinh tế có tác dụng phục vụ cho việc quản lý chi phí theo định mức, là cơ sở kế toán tập hợp CPSX tính giá thành và định mức chi phí tính cho kỳ sau.
Ngoài 2 cách phân loại chủ yếu trên để phục vụ trực tiếp cho công tác quản lý, công tác kế toán, chi phí còn được chia theo các tiêu thức sau:
Phân loại chi phí theo mối quan hệ với mức độ hoạt động: Chi phí
được chia thành 3 loại: Biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp.
Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo khả năng quy nạp chi phí
vào đối tượng các kế toán chi phí (Theo phương pháp quy nạp): Chi phí được chia thành: Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp
Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo mối quan hệ của chi phí
với các khoản mục trên báo cáo tài chính được chia thành: Chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ.
Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh căn cứ vào mối quan hệ của chi
phí với quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và quá trình kinh doanh: thì toàn bộ chi phí được chia thành: Chi phí cơ bản và chi phí chung.
1.2.2 Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm.
1.2.2.1 Khái niệm giá thành sản phẩm
Giá thành sản xuất là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất và chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất, bao gồm chi phí vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của chi phí sản xuất tình cho một khối lượng sản phẩm, công việc, lao vụ nhất định đã hoàn thành. Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả sử dụng tài sản, vật tư, lao động và tiền vốn trong quá trình sản xuất, cũng như tính đúng đắn của các giải pháp kinh tế, kỹ thuật và công nghệ mà doanh nghiệp đã sử dụng nhằm nâng cao năng xuất lao động, nâng cao chất lượng sản xuất, hạ thấp chi phí và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Giá thành còn là một căn cứ quan trọng để xác định giá bán và xác định hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất.
1.2.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm
Để thuận tiện cho việc quản lý giá thành sản phẩm, kế toán cần phân biệt thành các loại giá thành khác nhau. Có hai cách phân loại giá thành sản phẩm chủ yếu sau:
Phân loại giá thành theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành
Theo cách phân loại này giá thành được chia thành 3 loại:
- Giá thành kế hoạch: Là giá thành được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Việc tính giá thành kế hoạch được tiến hành trước khi bắt đầu quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm.
- Giá thành định mức: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho các đơn vị sản phẩm. Việc tính giá thành định mức cũng được thực hiện trước khi tiến hành sản xuất, chế tạo sản phẩm.
- Giá thành thực tế: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh và tập hợp được trong kỳ cũng như sản lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất trong kỳ. Giá thành thực tế chỉ có thể tính toán được sau khi kết thúc quá trình sản xuất.
Cách phân loại này có tác dụng trong việc quản lý và giám sát chi phí, xác định được các nguyên nhân vượt (hụt) định mức chi phí trong kỳ kế toán. Từ đó điều chỉnh kế hoạch hoặc định mức cho phù hợp.