Tràm (Melaleuca cajuputi) là một trong số220 loài trong chi Melaleucathuộc họ
Sim (MYRTACEAE). Là loài cây gỗnhỏ, thường xanh, có phạm vi phân bốrộng
trên vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Thường được tìm thấy ởnhững vùng đất nghèo
dinh dưỡng và ẫm ướt. Ở Đồng bằng sông Cửu Long, rừng tràm phát triển mạnh ở
các vùng đất phèn ngập nước không hoặc ít bịnhiễm mặn.
Tỉnh Cà Mau là một trong những địa phương có diện tích rừng tràm tập trung khá
lớn, phân bốchủyếu ởcác huyện U Minh, Trần Văn Thời, Thới Bình trên hai nhóm
đất phèn điển hình là đất phèn than bùn và đất phèn không có lớp than bùn.
Lợi ích của rừng tràm đã được biết đến trong việc phòng hộchắn gió bão, là nơi cư
trú của rất nhiều loài động vật hoang dã nhất là các loài bò sát,cá, các loài chim
Những sản phẩm kinh tếtừrừng tràm cũng rất đa dạng: Tinh dầu tràm, mật ong,
được sửdụng trong chếbiến dược phẩm, gỗtràm được sửdụng phổbiến trong việc
gia cốnền móng các công trình xây dựng, làm chất đốt Đặc biệt, trên các khu vực
giao đất giao rừng trên địa bàn U Minh tỉnh Cà Mau cùng một số địa phương ở
đồng bằng sông Cửu Long, tràm được xem là loài cây chủlực trong việc phát triển
kinh tếnông hộ.
Trong những năm gần đây đểtăng cường hiệu quảvà đẩy mạnh công tác bảo vệvà
phòng chống cháy rừng tràm, việc đắp các đập giữnước trong mùa khô và hoàn
thiện dần hệthống kênh mương nội đồng trong khu vực rừng U Minh đã đem lại kết
quảkhảquan, tình trạng cháy rừng được từng bước ngăn chặn. Tuy nhiên, bên cạnh
những ưu điểm do việc giữnước mang lai, một sốyếu tốbất lợi đã phát sinh như đã
có một sốdiện tích rừng Tràm bịchết đồng loạt (1998) mà không rõ nguyên nhân
cụthể, chủyếu là trên các vùng đất bịngập quanh năm (do việc quản lý nước phòng
chống cháy rừng). Do đó, việc nghiên cứu ảnh hưởng của độsâu ngập với các chế
độngập nước khác nhau (độngập thấp, ngập thường xuyên; độngập cao, không/ít
ngập và độngập trung bình, ngập theo mùa) đến sinh trưởng và phát triển của rừng
tràm trên đất phèn rất cần thiết và có ý nghĩa trong công tác quản lý, bảo vệvà kinh
doanh hiệu quả, bền vững rừng Tràm.
Tuy nhiên, nghiên cứu đánh giá sinh khối rừng là một trong những công trình
nghiên cứu có rất nhiều trởngại. Có 3 nhược điểm lớn đối với các nghiên cứu về
rừng, đó là: (1) qui mô thí nghiệm thường rất lớn (nhiều ha) và việc xác lập các
nhân tốthí nghiệm rất tốn kém; (2) thời gian thí nghiệm rất dài (nhiều năm) và (3)
mỗi lần thu thập sốliệu sẽlàm hưhại khu rừng thí nghiệm (phải chặt hạtoàn bộ để
cân đo sinh khối). Do đó thông thường người ta áp dụng phương pháp “lấy không
gian bù thời gian”: Lựa chọn các khu rừng có sẳn ngoài hiện trường đểbốtrí đồng
15
loạt các ô mẫu. Tuy nhiên tìm được những điểm nghiên cứu đồng nhất vềcác yếu tố
nhưmột bốtrí thí nghiệm tiêu chuẩn đểcó thểso sánh các nhân tốthí nghiệm là
công việc hết sức khó khăn. Vấn đềlà làm thếnào đểkhắc phục được các trởngại
nêu trên đểtrong một thời gian tương đối ngắn có thể đánh giá được năng suất lập
địa rừng Tràm với độchính xác chấp nhận được.
Nhằm giải quyết vấn đềtrên, đềtài “Phương pháp đánh giá nhanh sinh khối và
ảnh hưởng của độsâu ngập lên sinh khối rừng Tràm trên đất than bùn và đát
phèn khu vực U Minh Hạtỉnh Cà Mau” đã được thực hiện
80 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2714 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thạc sĩ Phương pháp đánh giá nhanh sinh khối và ảnh hưởng của độ sâu ngập lên sinh khối rừng tràm trên đất than bùn và đất phèn khu vực U Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
Năm học 2004 - 2005
PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ NHANH SINH KHỐI
VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ SÂU NGẬP LÊN SINH KHỐI
RỪNG TRÀM (Melaleuca cajuputi) TRÊN ĐẤT THAN BÙN
VÀ ĐẤT PHÈN KHU VỰC U MINH HẠ TỈNH CÀ MAU
(Evaluation biomass and Effect of submergence depth on growth of
Melaleuca planting on peat soil and acid sulfate soil
in U Minh Ha area - Ca Mau province)
Lê Minh Lộc
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
CẦN THƠ - 2005
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
Năm học 2004 - 2005
PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ NHANH SINH KHỐI
VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ SÂU NGẬP LÊN SINH KHỐI
RỪNG TRÀM (Melaleuca cajuputi) TRÊN ĐẤT THAN BÙN
VÀ ĐẤT PHÈN KHU VỰC U MINH HẠ TỈNH CÀ MAU
(Evaluation biomass and Effect of submergence depth on growth of
Melaleuca planting on peat soil and acid sulffate Soil
in U Minh Ha area - Ca Mau province)
Lê Minh Lộc
Luận văn thạc sỹ
Chuyên ngành Khoa học Môi trường
Mã số: 60 85 02
Đã bảo vệ và được duyệt
Hiệu trưởng: PGs. Ts. Lê Quang Minh
Trưởng Khoa CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGs. Ts. Nguyễn Bảo Vệ 1. Ts. Võ Thị Gương
2. PGs. Ts. Lê Quang Trí
CẦN THƠ – 2005
3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả
trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình luận văn nào trước đây.
Tác giả luận án
Lê Minh Lộc
4
BẢNG TÓM TẮT QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC VÀ
HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC KỸ THUẬT
Họ tên: LÊ MINH LỘC Lớp: Khoa học Môi trường Khóa: 8
Ngày sinh: 15/05/1959 Nơi sinh: Thành phố Cần Thơ
Cơ quan công tác: Trung Tâm Nghiên Cứu & Ứng Dụng Kỹ Thuật Rừng Ngập
Minh Hải
Tốt nghiệp đại học: Ngành Lâm Nghiệp, năm 1986 Trường: Đại học Nông Lâm
Thành phố Hồ Chí Minh
Thời gian và nơi công tác từ ngày ra trường đến nay:
Thời gian Nơi công tác Công việc đảm nhiệm
3/1987-3/2000
Lâm ngư trường Tam Giang III,
huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau
Trưởng phòng kỹ thuật
4/2000-12/2002
Công Ty Dịch vụ kỹ thuật Lâm
Nghiệp Minh Hải
Đội phó Dội Điều tra
Thiết kế rừng
1/2003 - nay Trung tâm Nghiên cứu & Ứng
dụng Kỹ thuật rừng ngập Minh
Hải, Viện Khoa học Lâm nghiệp
Việt Nam.
Trưởng phòng Khoa
Học
TÓM TẮT QUÁ TRÌNH HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
1. Bồi dưỡng kiến thức trong và ngoài nước (từ sau ngày tốt nghiệp đại học)
- Hệ sinh thái rừng ngập mặn – chương trình MHO8 – Đại học Cần thơ từ
11-19/10/1996.
2. Các công trình đã nghiên cứu có liên quan đến đề tài:
- Sinh khối rừng Đước (Rhizophora apiculata), 1998.
Tên đề tài: Phương pháp đánh giá nhanh sinh khối và Ảnh hưởng của độ sâu ngập
lên sinh khối rừng Tràm (Melaleuca cajuputi) trên đất than bùn và đất phèn khu vực
U Minh Hạ tỉnh Cà Mau.
Người hướng dẫn chính: Ts. Võ Thị Gương
Người hướng dẫn phụ: PGs. Ts Lê Quang Trí
4. Ý kiến nhận xét của đơn vị quản lý
5
Tổng số môn đã học:
Tổng số đơn vị học trình đã học:
Điểm trung bình chung học tập:
Đã hoàn thành chương trình học tập
Phòng QLKH - ĐTSĐH Người khai
Lê Minh Lộc
v
CẢM TẠ
Nghiên cứu phương pháp đánh giá nhanh sinh khối và ảnh hưởng của độ sâu ngập
lên sinh khối rừng Tràm trên đất than bùn và đất phèn khu vực U Minh Hạ tỉnh Cà
Mau là công việc phức tạp, đòi hỏi thời gian và kinh phí. Đề tài đã được triển khai
thực hiện với khối lượng công việc khảo sát hiện trường khá lớn và tỉ mĩ, cần có sự
tham gia hỗ trợ của mhiều người. Để hoàn thành được đề tài nầy, ngoài những nỗ
lực cá nhân, chúng tôi cũng đã nhận được sự động viên, giúp đở, chỉ dẫn nhiệt tình
của các Thầy, Cô Trường Đại học Cần Thơ, sự giúp đỡ của các cơ quan chuyên
ngành và của các đồng nghiệp.
Trong những lúc khó khăn nhất, tưởng như đề tài đã không thể hoàn thành được.
Tuy nhiên, Sau thời gian dài nỗ lực, đề tài đã được hoàn thành. Chúng tôi xin chân
thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Ts. Võ Thị Gương PGs. Ts. Lê Quang Trí
đã động viên và chỉ dẫn tận tình trong quá trình thực hiện luận án. Cảm ơn Ban
Giám Đốc, các CB khoa học cùng các kỹ thuật viên Trung tâm Nghiên cứu và Ứng
dụng Kỹ thuật Rừng ngập Minh Hải đã tạo điều kiện hỗ trợ về thời gian, trang thiết
bị, tài liệu và nhân lực tham gia công tác ngoại nghiệp tại hiện trường. Cảm ơn tập
thể cán bộ, công nhân viên các Lâm Ngư Trường U Minh I, U Minh III, huyện U
Minh và Lâm Ngư Trường Trần Văn Thời huyện Trần Văn Thời và Khu Bảo Tồn
Thiên Nhiên Vồ Dơi tỉnh Cà Mau đã tạo điều kiện ăn, ở và làm việc trong suốt quá
trình thu thập số liệu ở hiện trường. Đồng thời chúng tôi cũng xin chân thành cảm
ơn sự hỗ trợ kinh phí đào tạo và nghiên cứu của Dự án CAULESS Đan Mạch trong
suốt thời gian học tập và triển khai thực hiện đề tài. Chúng tôi cũng xin ghi nhận và
cảm tạ sự động viên, khuyến khích của Ts. Viên Ngọc Nam, ThS. Hồ Văn Phúc,
ThS. Nguyễn Vũ Khôi trong quá trình xây dựng đề cương và thực hiện đề tài.
Tuy nhiên, dù thời gian thực hiện đề tài không quá ngắn, nhưng do điều kiện thực
hiện có những khó khăn khách quan bởi nạn cháy rừng, địa bàn khảo sát tương đối
hẹp, nên kết quả nghiên cứu của đề tài chắc chắn còn có những điểm chưa thật hoàn
chỉnh. Rất mong, nhận được sự chỉ dẫn của các thầy cô, sự đóng góp ý kiến của các
nhà khoa học và các bạn đồng nghiệp để đề tài được hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
Cà Mau, ngày 2 tháng 05 năm 2005
Lê Minh Lộc
6
TÓM LƯỢC ĐỀ TÀI
PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ NHANH SINH KHỐI
VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ SÂU NGẬP LÊN SINH KHỐI RỪNG
TRÀM (Melaleuca cajuputi) TRÊN ĐẤT THAN BÙN VÀ ĐẤT PHÈN
KHU VỰC U MINH HẠ TỈNH CÀ MAU
Mục tiêu của đề tài là (i) xây dựng phương pháp đánh giá nhanh sinh khối rừng
bằng một mô hình toán học giữa sinh khối (tươi và khô) của các bộ phân trên mặt
đất của cây Tràm (thân, cành, lá) trên đất than bùn và đất phèn với đường kính thân
cây ở vị trí ngang ngực (DBH); (ii) làm rõ những đặc trưng lâm học của rừng Tràm
và mối quan hệ giữa sinh khối các thành phần trên mặt đất (thân, cành, lá) với DBH
trên đất than bùn và đất phèn; (iii) phân tích rõ ảnh hưởng của chế độ ngập và loại
đất đến sinh khối (tươi và khô) của các thành phần trên mặt đất của rừng Tràm.
Thí nghiệm đã được thực hiện trên rừng Tràm tuổi 5, 8 và 11 tại khu vực U Minh
Hạ sinh trưởng trên hai loại đất than bùn và đất phèn. Độ sâu ngập được lựa chọn là
từ thấp hơn 30cm, 30 – 60cm đến sâu hơn 60cm tương ứng với thời gian ngập là
4 tháng/năm, 4 – 7 tháng/năm và trên 7 tháng/năm. Phương pháp điều tra kết hợp
với phân tích so sánh đã được sử dụng trong quá trình thực hiện.
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng phân bố N-D của rừng Tràm tuổi 5, 8 và 11 có
thể mô tả bằng hàm mật độ xác suất Weibull. Sinh khối của rừng Tràm có thể xác
định nhanh ngoài thực địa thông qua chỉ tiêu đường kính thân cây ngang ngực
(DBH) với sai số nhỏ hơn 10%, đây là chỉ tiêu sử dụng tốt trong ước lượng sinh
khối nhanh rừng Tràm ở thực địa. Tổng sinh khối phần trên mặt đất của rừng Tràm
trên đất than bùn và đất phèn có thể tính toán bằng một hàm số hoặc biểu sinh khối
đã được lập cho rừng Tràm
Tổng sinh khối (TSK) = a x DBHb.
Với a = 0.258 và b = 2.352
Sinh khối (tươi và khô) của thân, cành, lá của cây Tràm sinh trưởng trên đất than
bùn và đất phèn cũng có thể xác định nhanh ngoài thực địa thông qua mối liên hệ
của chúng với DBH
Trên cùng loại đất và tuổi rừng, sinh khối rừng Tràm có sự khác biệt rõ rệt theo độ
sâu ngập. Tổng sinh khối của rừng Tràm đạt lớn nhất ở độ ngập <30cm, và kém
nhất ở độ ngập > 60cm. Sự khác biệt về sinh khối khô cũng có ý nghĩa giữa các độ
sâu ngập khác nhau. Ngoài ra, mật độ cây rừng ở độ sâu ngập cao luôn thấp hơn ở
độ ngập trung bình và thấp đã dẫn đến tổng sinh khối cũng thấp hơn.
7
So với đất phèn, mật độ cây rừng tuổi 5, 8 và 11 trên đất than bùn cũng thấp hơn.
Đường kính trung bình trong từng cấp tuổi rừng ở đất than bùn luôn lớn hơn trên
đất phèn nhưng chiều cao trung bình lại thấp hơn. Tổng sinh khối và năng suất sinh
khối khô ở rừng trên đất phèn cao hơn từ 1.3 đến 1.6 lần sinh khối trên đất than bùn.
ĐIều nầy có thể được giải thích bởi mật độ cây rừng ở đất phèn cao hơn gấp đôi so
với mật độ cây trên đất than bùn
_________________________________________________________
Evaluation of biomass and effect of submergence depth on growth
of Melaleuca planting on peat soil and acid sulfate soil
in U Minh Ha area Ca Mau province
ABSTRACT
The objectives of the study are (i) to find a fast evaluation method to measure
Melaleuca forest biomass on the field based on measuring diameter at breast height
(DBH) of plant. (ii) clarify a number of sylviculture characteristics of five to eleven
years old Melaleuca forests and relation between the biomass of above - ground
parts (trunks, branches and leaves) and the DBH of plant grown on peat soil and
acid sulphate soil; (iii) observe the effects of submergence depth and types of soil
on biomass products of Melaleuca forests.
Experiments were carried out at Melaleuca forests at the ages of 5, 8 and 11 grown
on peat soil and acid sulphate soil in U Minh Ha area with the selected submergence
depth in a range of less than 30 cm, 30-60 cm and more than 60 cm during a period
of less than four months, from four months to seven months and more than seven
months on the basis of the application of field survey combined with data analysis
method
Research results showed that Weibull function can be used to describe N-D
distribution of Melaleuca forests at the ages of 5, 8 and 11. Melaleuca forest
biomass can be fast evaluated on the field based on the DBH of plant with the error
of less than 10%, which is considered as a reliable level. Total biomass of
Melaleuca on peat soil and acid sulphate soil can be calculated by using the
equation below and Biomass deducible table for Melaleuca forest was formulated.
Total biomass (TB) = a x DBHb
Where a = 0.258 and b = 2.352
8
The biomass (raw and dry) of trunks, branches and leaves of Melaleuca trees living
on peat soil and acid sulphate soil can be fast calculated on the field using the
correlation with DBH.
On the same type of soil and with the same age class, the growth of Melaleuca
forest was markedly affected by the depth of submergence. The best growth of
Melaleuca trees, which was indicated by trunk biomass, was found in
submergence depth of less than 30cm, while the worst was found in the depth of
more than 60cm. The difference of dry biomass was also significant between
different flood levels. In addition, the density of Melaleuca forest at high
submergence level was always lower than that at average and shallow levels which
resulted in reduced total biomass.
The density of Melaleuca forests at the ages of 5, 8 and 11 found on peat soil was
lower than that on acid sulphate soil. Average diameter of trees in Melaleuca forests
at the ages of 5, 8 and 11 on peat soil was larger than that on acid sulphate soil, but
their average height was lower. Total dry biomass and biomass products of forests
on acid sulphate soil were 1.3 – 1.6 higher than those on peat soil. This result can be
explained due to the density of Melaleuca forest on acid sulphate soil was about
twice as much as that on peat soil.
9
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa i
Lời cam đoan ii
Lý lịch khoa học iii
Cảm tạ v
Tóm lược vi
Abstract viii
Danh sách ký hiệu, chữ viết tắt xiii
Danh sách bảng xiv
Danh sách hình xv
Chương 1:MỞ ĐẦU 1
Chương 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3
2.1. Lịch sử và nguồn gốc cây Tràm 3
2.2. Các đặc điểm sinh thái, phân bố, sinh trưởng và giá trị sử dụng
của loài tràm (Melaleuca cajuputi) 3
2.2.1. Đặc điểm hình thái 3
2.2.2. Đặc điểm phân bố và sinh thái 5
2.2.3. Sinh trưởng rừng Tràm 6
2.2.4. Công dụng 7
2.3. Sinh khối rừng 9
2.4. Đặc điểm vùng nghiên cứu 12
Chương III: PHƯƠNG TIỆN - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
3.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 16
3.2. Phương tiện 16
3.3. Phương pháp nghiên cứu 16
3.3.1. Phân chia các lâm phần Tràm theo độ sâu ngập và đất 16
3.3.2. Phương pháp nghiên cứu đặc trưng lâm học của rừng Tràm 20
3.3.3. Phương pháp nghiên cứu sinh khối rừng Tràm 21
3.3.4. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của độ sâu ngập và đất
đến sinh khối cây Tràm và rừng Tràm 24
3.3.5. Thu thập những dữ liệu khác 26
10
CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 27
4.1. Kết quả khảo sát đặc trưng lâm học của rừng Tràm 27
4.1.1. Kết quả khảo sát tổng quát trong khu vực nghiên cứu
giữa đất than bùn và đất phèn 27
4.1.2. Đặc trưng mật độ, đường kính, chiều cao và trữ lượng rừng
trên đất than bùn và đất phèn 28
4.1.3. Thảo luận chung về các đặc trưng lâm học của rừng Tràm 31
4.2. Quan hệ giữa các bộ phận sinh khối của cây Tràm 33
4.2.1. Rừng Tràm trên đất than bùn 33
4.2.2. Rừng tràm trên đất phèn 37
4.2.3. Thảo luận chung về quan hệ giữa các bộ phận sinh khối 41
4.3. Xây dựng biểu sinh khối rừng Tràm 42
4.4. Ảnh hưởng của địa hình và đất đến sinh khối rừng Tràm ở Cà Mau 51
4.4.1. Ảnh hưởng của độ sâu ngập đến sinh khối rừng Tràm 51
4.4.2. Ảnh hưởng của đất đến sinh khối rừng Tràm 53
4.4.3. Thảo luận về ảnh hưởng của độ sâu ngập và loại đất đến sinh khối Tràm 58
4.5. Một số đề xuất 59
4.5.1. Phương pháp xác định nhanh sinh khối rừng Tràm ở ngoài rừng. 59
4.5.2. Biện pháp nâng cao năng suất, cải thiện chất lượng rừng Tràm
và giảm thấp sự phân hoá cấp sinh trưởng của cây Tràm. 60
Chương V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63
5.1. Kết luận 63
5.2. Kiến nghị 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Kiểm định phân bố N - D
Phụ lục 2: Tương quan giữa sinh khối rừng Tràm với DBH trên đất than bùn
Phụ lục 3: Quan hệ giữa sinh khối cây Tràm với DBH trên đất Phèn
Phụ lục 4: Kiểm nghiệm sinh khối cây Tràm
Phụ lục 5: Kiểm định sự khác biệt về mật độ cây thheo độ sâu ngập
Phụ lục 6: Kiểm nghiệm sự khác biệt sinh khối thân khô giữa hai loại đất
Phụ lục 7: Số liệu sinh khối thực đo ngoài thực địa
11
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT TÊN ĐẦY ĐỦ
Phân bố N - D Phân bố mật độ cây rừng theo cấp đường kính
DBH(cm) Đường kính thân cây ngang ngực tính bằng cm
(qui ước ở vị trí 1.3m tính từ mặt đất)
H(m) Chiều cao thân cây tính bằng mét
N(cây/ha) Mật độ rừng tính bằng cây/ha
N - D Phân bố mật độ cây theo cấp kính
M(m3/ha) Trữ lượng rừng tính bằng m3/ha
OTC(m2) Ô tiêu chuẩn hay ô mẫu (diện tích ô tính = m2)
TSKt Tổng sinh khối tươi
TSKt Tổng sinh khối khô
SKTt Sinh khối thân cây tươi
SKTk Sinh khối thân cây khô
SKCt Sinh khối cành cây tươi
SKCk Sinh khối cành cây khô
SKLt Sinh khối lá cây tươi
SKLk Sinh khối lá cây khô
12
DANH SÁCH BẢNG
Bảng Tựa bảng Trang
4.1
4.2
4.3
4.4
4.5
4.6
4.7
4.8
4.9
4.10
4.11
4.12
4.13.
4.14
4.15
4.16
4.17
4.18
4.19
4.20
4.21
4.22
Đặc tính rừng Tràm trên khu vực nghiên cứu
Phân bố N - D của rừng Tràm 5 – 8 - 11 tuổi ở Cà Mau
Đồng hoá phân bố N - D của rừng Tràm với phân bố Weibull
Đặc điểm phân hoá cấp sinh trưởng trên đất than bùn
Đặc điểm phân hoá cấp sinh trưởng ở tuổi 5 trên đất phèn
Tương quan giữa các bộ phận sinh khối tươi của rừng Tràm trên đất
than bùn (n = 44)
Tương quan giữa các bộ phận sinh khối khô của rừng Tràm trên đất
than bùn (n = 44)
Quan hệ giữa sinh khối rừng Tràm trên đất than bùn với đường kính
thân cây cả vỏ
Ma trận tương quan giữa các bộ phận sinh khối tươi của rừng Tràm
trên đất phèn (n = 52)
Ma trận tương quan giữa các bộ phận sinh khối khô của rừng Tràm
trên đất phèn (n = 52)
Quan hệ giữa sinh khối rừng Tràm trên đất phèn với đường kính thân
cây cả vỏ
Biểu sinh khối cây Tràm trên đất than bùn (tính theo các hàm
41 - 4.8)
Biểu sinh khối cây Tràm trên đất than bùn đã được hiệu chỉnh (tính
theo các hàm 4.1 - 4.8)
Biểu sinh khối cây Tràm trên đất phèn (tính theo các hàm 4.10 - 4.17)
Biểu sinh khối cây Tràm trên đất phèn đã được hiệu chỉnh (tính theo
các hàm 4.10 - 4.17)
Kiểm nghiệm sinh khối thân cây Tràm trên đất than bùn
Kiểm nghiệm sinh khối thân cây Tràm trên đất phèn
Năng suất gỗ thân phát triển trung bình/năm của rừng Tràm theo độ
sâu ngập
So sánh sinh khối của cây Tràm cùng cấp DBH trên loại đất khác nhau
ở Cà Mau (tính theo các hàm 4.1 – 4.8)
Sinh khối bình quân theo tuổi rừng trên 2 loại đất
Sự khác biệt giữa sinh khối rừng Tràm trên đất than bùn (I) và đất phèn
(II)
Năng suất sinh khối trung bình/năm của rừng Tràm trên đất phèn và
đất than bùn
27
28
29
30
30
33
34
35
37
38
39
42
45
46
48
49
50
53
54
56
57
57
13
DANH SÁCH HÌNH
Hình Tựa hình Trang
3.1
4.1
4.2
4.3
4.4
4.5
4.6
4.7a
4.7b
4.8a
4.8b
4.9a
4.9b
4.10a
4.10b
4.11
4.12
4.13
4.14
Biểu đồ nhiệt - ẩm ở khu vực Cà Mau
Đồ thị biểu diễn quan hệ giữa sinh khối tươi các bộ phận với DBH của
cây Tràm trên đất than bùn
Đồ thị biểu diễn quan hệ giữa sinh khối khô với DBH của cây Tràm trên
đất than bùn
Đồ thị biểu diễn quan hệ giữa Tổng sinh khối tươi và Tổng sinh khối khô
của cây Tràm trên đất than bùn
Đồ thị biểu diễn quan hệ giữa sinh khối tươi các bộ phận với DBH của
cây Tràm trên đất phèn
Đồ thị biểu diễn quan hệ giữa sinh khối khô các bộ phận với DBH của cây
Tràm trên đất phèn
Đồ thị biểu diễn quan hệ giữa Tổng sinh khối tươi và Tổng sinh khối khô
của cây Tràm trên đất phèn
Sự thay đổi sinh khối tươi của cây Tràm (kg) theo DBH(cm) trên đất than
bùn
Sự thay đổi tỉ lệ sinh khối tươi (kg) các thành phần theo DBH(cm) trên
đất than bùn
Sự thay đổi sinh khối khô của cây Tràm (kg) theo DBH (cm) trên đất than
bùn ở Cà Mau
Sự thay đổi tỉ lệ sinh khối khô (kg) các thành phần theo DBH (cm) trên
đất than bùn
Sự thay đổi sinh khối tươi của cây Tràm (kg) theo DBH(cm) trên đất phèn
Sự thay đổi tỉ lệ sinh khối tươi (kg) các thành phần theo DBH(cm) trên
đất phèn
Sự thay đổi sinh khối khô của cây Tràm (kg) theo DBH(cm) trên đất phèn
Sự thay đổi tỉ lệ sinh khối khô (kg) các thành phần theo DBH (cm) trên
đất phèn
Biến động sinh khối khô của rừng Tràm trên đất than bùn theo tuổi và độ
ngập
Biến động sinh khối khô của rừng Tràm trên đất phèn theo tuổi và độ
ngập
Sinh khối (tươi và khô) của cây Tràm mọc trên đất than bùn và đất phèn
Sinh khối khô của rừng Tràm trên đất than bùn và đất phèn
14
35
36
36
39
40
40
43
43
44
44
46
47
47
48
51
52
54
56
14
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU
Tràm (Melaleuca cajuputi) là một trong số 220 loài trong chi Melaleuca thuộc họ
Sim (MYRTACEAE). Là loài cây gỗ nhỏ, thường xanh, có phạm vi phân bố rộng
trên vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Thường được tìm thấy ở những vùng đất nghèo
dinh dưỡng và ẫm ướt. Ở Đồng bằng sông Cửu Long, rừng tràm phát triển mạnh ở
các vùng đất phèn ngập nước không hoặc ít bị nhiễm mặn.
Tỉnh Cà Mau là một trong những địa phương có diện tích rừng tràm tập trung khá
lớn, phân bố chủ yếu ở các huyện U Minh, Trần Văn Thời, Thới Bình trên hai nhóm
đất phèn điển hình là đất phèn than bùn và đất phèn không có lớp than bùn.
Lợi ích của rừng tràm đã được biết đến trong việc phòng hộ chắn gió bão, là nơi cư
trú của rất nhiều loài động vật hoang dã nhất là các loài bò sát, cá, các loài chim …
Những sản phẩm kinh tế từ rừng tràm cũng rất đa dạng: Tinh dầu tràm, mật ong,
được sử dụng trong chế biến dược phẩm, gỗ tràm được sử dụng phổ biến trong việc
gia cố nền móng các công trình xây dựng, làm chất đốt… Đặc biệt, trên các khu vực
giao đất giao rừng trên địa bàn U Minh tỉnh Cà Mau cùng một số địa phương ở
đồng bằng sông Cửu Long, tràm được xem là loài cây chủ lực trong việc phát triển
kinh tế nông hộ.
Trong những năm gần đây để tăng cường hiệu quả và đẩy mạnh công tác bảo vệ và
phòng chống cháy rừng tràm, việc đắp các đập giữ nước trong mùa khô và hoàn
thiện dần hệ thống k