Thác triển chỉnh hình là một trong những bài toán trung tâm của giải tích phức hữu hạn
chiều cũng như vô hạn chiều. Trên thế giới có nhiều nhà toán học quan tâm và giải quyết vấn đề
này như Ivashkovitch, Shiffman, Nguyễn Thanh Vân, Zeriahi, Ở Việt Nam thì hình thành
một nhóm khá mạnh nghiên cứu về bài toán này, trong đó tập trung các nhà toán học như Hà
Huy Khoái, Lê Mậu Hải, Đỗ Đức Thái,
Cho đến thời điểm gần đây, việc thác triển ánh xạ chỉnh hình có hai dạng đáng chú ý.
Dạng 1: Thác triển ánh xạ chỉnh hình lên bao chỉnh hình, hay người ta còn gọi là thác
triển chỉnh hình kiểu Hartogs.
54 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1199 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thác triển chỉnh hình kiểu hartogs, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Đào Quốc Tuấn
THÁC TRIỂN CHỈNH HÌNH KIỂU HARTOGS
Chuyên ngành: Hình học và tôpô
Mã số: 60 46 10
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THÁI SƠN
Thành phố Hồ Chí Minh - 2010
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Thác triển chỉnh hình là một trong những bài toán trung tâm của giải tích phức hữu hạn
chiều cũng như vô hạn chiều. Trên thế giới có nhiều nhà toán học quan tâm và giải quyết vấn đề
này như Ivashkovitch, Shiffman, Nguyễn Thanh Vân, Zeriahi, Ở Việt Nam thì hình thành
một nhóm khá mạnh nghiên cứu về bài toán này, trong đó tập trung các nhà toán học như Hà
Huy Khoái, Lê Mậu Hải, Đỗ Đức Thái,
Cho đến thời điểm gần đây, việc thác triển ánh xạ chỉnh hình có hai dạng đáng chú ý.
Dạng 1: Thác triển ánh xạ chỉnh hình lên bao chỉnh hình, hay người ta còn gọi là thác
triển chỉnh hình kiểu Hartogs. Trong đó trường hợp đặc biệt (nhưng quan trọng) là với
điều kiện nào của không gian phức X thì mọi ánh xạ chỉnh hình từ 2H r X có thể
thác triển chỉnh hình tới 2 , ở đây 0 1r và
2 22 1 2 1 1 2 1 2, : 1 , : 1, 1H r z z z z z z z r
Với : 1z z
Dạng 2: Thác triển chỉnh hình qua tập mỏng, chẳng hạn qua điểm kì dị cô lập, qua siêu
mặt hoặc qua tập đa cực đóng. Thác triển kiểu này người ta còn gọi là thác triển chỉnh
hình kiểu Riemann.
Trong đa số các trường hợp thì thác triển chỉnh hình kiểu Riemann tỏ ra khó hơn rất
nhiều so với thác triển kiểu Hartogs, tuy nhiên nghiên cứu bài toán thác triển kiểu Hartogs hi
vọng cho chúng ta những phương pháp nhầm tiếp cận bài toán thác triển kiểu Riemann.
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của lý thuyết thế vị, chẳng hạn bài toán
thác triển trên biên dựa vào hàm đa điều hòa dưới, việc nghiên cứu bài toán thác triển chỉnh
hình đã có những bước tiến mạnh mẽ. Nhiều công trình của các nhà toán học như Shiffman,
Suzuki, Đỗ Đức Thái, đã làm xuất hiện một đối tượng mới cho bài toán thác triển chỉnh
hình. Đó là khảo sát việc thác triển qua tập đa cực và tập có dung lượng bằng 0.
Vào những năm 80 của thế kỉ trước, D. Vogt đã đưa ra nhiều kết quả nghiên cứu về các
bất biến tôpô. Các bất biến này mở ra nhiều ứng dụng cho giải tích phức. Một trong những ứng
dụng đó là nghiên cứu tính chỉnh hình của ánh xạ chỉnh hình theo từng biến, một trong những
bài toán được đặt ra bởi nhà toán học Hartogs vào năm 1906. Từ năm 1972, Nguyễn Thanh Vân
lần đầu tiên đã chỉ ra rằng cơ sở Schauder của một vài không gian hàm chỉnh hình có thể dùng
để giải được bài toán về thác triển chỉnh hình của hàm chỉnh hình theo từng biến. Từ phát hiện
đó, năm 1976, Zaharjuta đã nghiên cứu tính chỉnh hình của các hàm chỉnh hình theo từng biến
trên các tập có dạng đặc biệt m n . Các kết quả sau đó được tổng quát hóa thực sự bởi Nguyễn
Thanh Vân và Zeriahi từ năm 1983. Gần như đồng thời, năm 1981, Siciak bằng một phương
pháp tiếp cận khác là sử dụng công thức nội suy Lagrange để nhận được một kết quả tương tự.
Phương pháp này sau đó được Siffmann vận dụng bằng cách phát triển lý thuyết thế vị phức
được xây dựng bởi Siciak để mở rộng các kết quả nói trên vào năm 1989, trong đó ông cải thiện
các điều kiện về L-chính quy.
Như vậy, phương hướng đầu tiên để nghiên cứu bài toán thác triển chỉnh hình đó là
nghiên cứu bài toán thác triển kiểu Hartogs. Công trình đầu tiên được Hartogs công bố đầu thế
kỉ 20 về bài toán này là ánh xạ cần thác triển là hàm số mà miền xác định là tập mở trong 2 .
Tiếp đó các nhà toán học như Andreotti, Stoll, đã phát triển và mở rộng kết quả này bằng
cách thay thế miền xác và miền giá trị bởi các đa tạp phức khác. Năm 1971, Siffmann đưa ra
khái niệm "điều kiện lồi – đĩa" và dạng yếu hơn gọi là "điều kiện lồi – đĩa yếu", sau đó dùng
điều kiện lồi – đĩa yếu ông đã chứng minh được giả thuyết của S.S.Chern đưa ra vào năm 1970
khi miền xác định là một lân cận của một siêu cầu đơn vị và miền giá trị là một đa tạp phức
được trang bị một metric Hermit đầy đủ và có độ cong thiết diện không dương. Cùng năm đó,
độc lập với Siffmann, Griffiths cũng đã chứng minh được giả thuyết của Chern.
Như vậy, các kết quả của Siffmann và Griffiths đã giải quyết được giả thuyết của Chern
trong trường hợp hữu hạn chiều. Mối chốt để giải quyết bài toán là điều kiện lồi – đĩa yếu. Từ
đây xuất hiện bài toán là tìm lớp không gian vô hạn chiều thỏa mãn điều kiện thác triển chỉnh
hình Hartogs. Vào những năm 80, những công trình của Siffmann, Ivashkovitch, đã chỉ ra
những đặc trưng hình học cho phép nhận biết một không gian kiểu như thế, chẳng hạn vào năm
1987 Ivashkovitch [7] chỉ ra rằng đó là các đa tạp Kahler lồi chỉnh hình không chứa đường
cong hữu tỉ nào. Kết quả này sau đó được mở rộng bởi Đỗ Đức Thái sang trường hợp không
gian phức.
Sau đó, năm 1994, Đỗ Đức Thái và Nguyễn Thị Lê Hương đã chứng minh được rằng nếu
X là đa tạp Banach giả lồi và có các 1 phân hoạch đơn vị và X không chứa các đường thẳng
phức thì X có tính chất thác triển chỉnh hình Hartogs. Kết quả này lại được phát triển bởi Đỗ
Đức Thái và Nguyễn Thái Sơn [30] cho các đa tạp rộng hơn, đó là lớp các đa tạp là hợp tăng
của các miền giả lồi.
Dựa vào lịch sử của các vấn đề được nêu trên, chúng tôi nhận thấy vai trò mấu chốt của
việc cần nghiên cứu một cách cẩn thận bài toán thác triển chỉnh hình kiểu Hartogs như là điểm
khởi đầu cho việc nghiên cứu rộng hơn cho lớp các bài toán thác triển khác. Do đó, bài toán đặt
ra cho luận văn là nghiên cứu các chứng minh chi tiết của các công trình gần đây của một tác
giả liên quan đến bài toán thác triển này để tìm ra cách giải quyết cho bài toán thác triển khác.
Và cũng vì lý do đó mà luận văn được mang tên "Thác triển chỉnh hình kiểu Hartogs"
2. Mục đích nghiên cứu :
Nghiên cứu bài toán thác triển chỉnh hình kiểu Hartogs
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
Tôpô và hình học giải tích phức
4. Ý nghĩa khoa học thực tiễn của đề tài
Tìm hiểu bài toán thác triển chỉnh hình kiểu Hartogs, từ cơ sở đó tìm hiểu một cách toàn
diện bài toán thác triển ánh xạ chỉnh hình
5. Cấu trúc của đề tài :
Nội dung luận văn bao gồm phần mở đầu, ba chương nội dung và phần kết luận. Cụ thể:
Phần mở đầu: Nêu xuất xứ của vấn đề và đặt bài toán nghiên cứu.
Chương 1: Trình bày các định nghĩa và các kết quả về bài toán thác triển Hartogs. Trong đó nội
dung chính là định lý mở rộng trên lớp các đa tạp là hợp tăng của các miền giả lồi và mối quan
hệ giữa bài toán thác triển Hartogs và bài toán thác triển trên các siêu mặt.
Chương 2 và chương 3: Trình bày những kết qua sâu sắc hơn về bài toán thác triển Hartogs,
bao gồm các kết quả liên quan đến điều kiện lồi – đĩa và lồi – đĩa yếu cho bài toán thác triển
chỉnh hình kiểu Hartogs trên các tập đa cực và trên các không gian Hyperbolic. Vấn đề cuối
cùng được đề cập là định lý thác triển hội tụ dạng Noguchi cho ,n d - tập.
Phần kết luận: đưa ra những nhận xét và những vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu trong thời
gian tới.
Luận văn được hoàn thành dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Nguyễn Thái Sơn,
người thầy tận tâm và rất nghiêm khắc trong công việc. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
tới người thầy kính yêu đã từng bước hướng dẫn tác giả làm quen với các kiến thức về giải tích
phức, hình học Hyperbolic, để dần nắm bắt bài toán nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn các
thầy trong tổ hình học, Khoa toán – tin Trường Đại học Sư Phạm Tp. Hồ Chí Minh đã giúp đỡ
tác giả nâng cao trình độ chuyên môn và phương pháp làm việc hiệu quả trong quá trình học
cao học. Chân thành cảm ơn ban giám hiệu, phòng tổ chức hành chính, Phòng Khoa học công
nghệ và sau đại học, Phòng Kế hoạch - tài chính Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh đã
động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện cho tác giả hoàn thành luận văn này.
Chương 1. THÁC TRIỂN CỦA ÁNH XẠ CHỈNH HÌNH TRÊN SIÊU MẶT VÀ MỐI
QUAN HỆ VỚI THÁC TRIỂN HARTOGS VÔ HẠN CHIỀU
Như trong phần mở đầu chúng tôi đã nói, hướng tiếp cận đầu tiên cho việc nghiên cứu
bài toán thác triển ánh xạ chỉnh hình đó là thác triển lên bao chỉnh hình hay người ta còn gọi là
thác triển chỉnh hình kiểu Hartogs. Phần mở đầu chương này chủ yếu chúng tôi sẽ nhắc lại một
số khái niệm liên quan đến tính chất thác triển chỉnh hình Hartogs, khái niệm điều kiện lồi - đĩa
và điều kiện lồi – đĩa yếu của Shiffman sử dụng để chứng minh Giả thuyết Shiing – Shen
Chern. Phần sau sẽ trình bày một số kết quả khác liên quan đến thác triển của ánh xạ chỉnh hình
trên siêu mặt và trên hợp tăng các miền giả lồi mà chứng minh của chúng có sử dụng điều kiện
lồi – đĩa yếu.
1.1 . Các định nghĩa và các kết quả đã biết.
Đầu tiên chúng tôi sẽ nhắc lại định nghĩa không gian phức (hữu hạn chiều) có tính chất thác
triển Hartogs (viết tắt là HEP), được đưa ra bởi Ivashkovich [7]
1.1.1. Định nghĩa. Một không gian phức X được gọi là có tính chất thác triển Hartogs nếu
mọi ánh xạ chỉnh hình f từ vào X với là miền Riemann trong n đều có thể thác triển
chỉnh hình được đến bao chỉnh hình của .
Gọi 22 1 2 1 2, ; 1 H r z z z r z r 0 1r là kí hiệu cho miền Hartogs
2 chiều
Theo như đã biết [10] thì X có tính chất HEP nếu và chỉ nếu mọi ánh xạ chỉnh hình
,nf H X thác triển chỉnh hình được đến 2 .
Lớp các không gian phức có tính chất HEP là khá rộng. Nó chứa các không gian phức
hằng, các nhóm Lie phức, các đa tạp phức Hermitian đầy đủ với các đường cong chỉnh hình 2
chiều không dương. Đặc biệt, Ivashkovich [10] đã chỉ ra rằng đa tạp Kahler lồi chỉnh hình có
tính chất HEP nếu và chỉ nếu không có chứa đường cong hữu tỉ nào. Tính chất này đã được Đỗ
Đức Thái tổng quát hóa cho trường hợp các không gian Kahler lồi chỉnh hình .
Định nghĩa trên có thể được mở rộng một cách tự nhiên cho trường hợp không gian
Banach giải tích bằng việc thay thế n bởi một không gian Banach B nào đó. Tuy nhiên, vì
những lý do mang tính kĩ thuật nên ta cần thêm điều kiện mọi miền giả lồi Riemann trên một
không gian Banach B đều tồn tại. Ví dụ cho trường hợp này là không gian Banach có cơ sở
Schauder ( xem Mujica [18, Định lý 54.12, Trang 390]). Do đó, trong trường hợp vô hạn chiều
ta có định nghĩa sau.
1.1.2. Định nghĩa. Một không gian Banach giải tích X được gọi là có tính chất thác triển
Hartogs nếu với mọi ánh xạ chỉnh hình từ một miền Riemann trên không gian Banach B với
cơ sở Schauder vào X đều có thể được thác triển chỉnh hình đến bao chỉnh hình của .
Về lịch sử, ví dụ đầu tiên được Hartogs đưa ra đầu thế kỷ 20 về ánh xạ chỉnh hình thác
triển được là hàm số mà miền xác định là một tập mở trong 2 . Cho đến nay, kết quả này đã
được phát triển mở rộng cho nhiều ánh xạ chỉnh hình khác với miền xác định và miền giá trị là
các đa tạp phức có cấu trúc phức tạp hơn.
1.1.3. Giả thuyết Shiing – Chen Chern. Trong hội nghị Nice năm 1970, Shiing – Chen Chern
đã đưa ra giả thuyết sau:
Cho X là một đa tạp phức với mêtric Hermit đầy đủ và có độ cong thiết diện chỉnh hình
không dương. Gọi 221: ... 1 , 2k kB z z z k
và kU là một lân cận của B . Khi đó mọi ánh xạ chỉnh hình :f U X đều thác triển
chỉnh hình lên B .
Giả thuyết này ngay lập tức được nhiều nhà toán học trên thế giới quan tâm. Năm 1971,
Shiffman lần đầu tiên đưa ra khái niệm "điều kiện lồi – đĩa" như sau.
1.1.4. Định nghĩa. Với mọi 0 1, 0r s kí hiệu
1 1: , , : 1 .s rz z s z r z
Một không gian Banach giải tích X được gọi là lồi – đĩa yếu nếu mọi dãy
,nf Hol X sẽ hội tụ trong ,Hol X khi dãy 1rnf hội tụ trong 1,rHol X với
1r .
Ở đây ,Hol X Y kí hiệu không gian các ánh xạ chỉnh hình từ X vào Y cùng với tôpô
compact mở.
Theo định lý Montel, một không gian phức hằng (hữu hạn chiều) là lồi – đĩa và
hyperbolic. Ngược lại thì không đúng trong trường hợp tổng quát.
Một dạng yếu của điều kiện lồi – đĩa mà dưới đây ta gọi là điều kiện lồi – đĩa yếu
1.1.5. Định nghĩa. Một không gian phức X được gọi là lồi – đĩa yếu nếu mọi dãy
,nf Hol X hội tụ trong ,Hol X khi dãy * *,nf H X hội tụ trong
*,Hol X . Ở đây và * \ 0 lần lượt là kí hiệu của đĩa đơn vị và đĩa đơn vị thủng
trong .
Dùng điều kiện lồi – đĩa yếu, Shiffman đã chứng minh được định lý sau.
1.1.6. Định lý. Cho X là đa tạp phức sau cho đa tạp phủ phổ dụng của nó có một mêtric
Hermit đầy đủ với độ cong thiết diện chỉnh hình không dương. Gọi D là một tập mở của đa tạp
Stein M sao cho M là bao chỉnh hình của D . Khi đó mọi ánh xạ chỉnh hình :f D X đều
có một thác triển chỉnh hình lên M .
Áp dụng định lý này bằng cách đặt D U B và M B , Shiffman đã chứng minh được
Giả thuyết Shiing – Chen Chern.
Ngoài ra, cũng trong năm đó, Griffiths đã chứng minh một cách độc lập Giả thuyết
Shiing – Chen Chern. Đó là nội dung của định lý sau.
1.1.7. Định lý. Cho M là đa tạp phức có một mêtric Hermit đầy đủ với độ cong thiết diện
chỉnh hình không dương. Khi đó hiện tượng Hartogs đúng với M , nghĩa là mọi ánh xạ chỉnh
hình : \f N U X đều có một thác triển chỉnh hình lên N , ở đây N là một đa tạp phức liên
thông và U là một lân cận mở đủ nhỏ của một đa tạp con S của N .
Như vậy, xuất phát từ Giả thuyết của Chern, Shiffman và Griffiths đã đồng thời giải
quyết bài toán trong trường hợp hữu hạn chiều. Trong đó để chứng minh Định lý 1.1.6 ở trên,
Shiffman đã dùng điều kiện lồi – đĩa yếu, từ điều kiện này ông cũng đã chứng minh được kết
quả tổng quát hơn như sau.
Cho X là một đa tạp thỏa mãn điều kiện lồi - đĩa yếu. D là một tập con của một đa tạp
Stein M sao cho M là bao chỉnh hình của D . Khi đó mọi ánh xạ chỉnh hình :f D X đều
có một thác triển chỉnh hình lên M .
1.2. Tính chất thác triển chỉnh hình Hartogs trên hợp tăng các miền giả lồi.
1.2.1. Định lý. Cho X là một không gian giải tích Banach thỏa mãn điều kiện lồi – đĩa yếu.
Khi đó X có tính chất thác triển chỉnh hình Hartogs.
Chứng minh. Gọi :f X là ánh xạ chỉnh hình, ở đây là một miền Riemann trên một
không gian Banach B có cơ sở Schauder. Xét sơ đồ giao hoán sau:
X
B
f p
p
f
f e
ở đây f chỉ miền tồn tại của f .
Trước hết ta chứng minh bổ đề sau.
1.2.2. Bổ đề. Ánh xạ : ff X là giả lồi địa phương, tức là với mọi x X tồn tại một lân
cận giả lồi V của x trong X sao cho 1f V là giả lồi.
Chứng minh. Cho x X . Chọn một lân cận V của x trong X sao cho V đẳng cấu với một
tập giải tích trong quả cầu mở của không gian Banach. Xét ánh xạ hạn chế 1f Vf . Gọi
^ 1:g f V V là thác triển chình của 1f Vf đến bao chỉnh hình ^ 1f V của 1f V . Vì
f là miền tồn tại của f nên dẫn tới ^ 1f V .
Mặt khác, từ ^ 1 ^ 1f f V g f V V ta có 1 ^ 1f V f V . Suy ra
: ff X là giả lồi địa phương.
Bây giờ ta tiếp tục chứng minh định lý.
Vì B có cơ sở Schauder nên để chỉ ra ^f chúng ta chỉ cần chứng minh 1p E giả lồi
với mọi không gian con hữu hạn chiều của B . Muốn vậy ta phải kiểm chứng 1p E thỏa mãn
điều kiện lồi - đĩa yếu.
Thật vậy, gọi 1,k Hol p E sao cho dãy *k hội tụ về trong
* 1,Hol p E . Vì X là lồi – đĩa yếu nên dãy ,kf Hol X hội tụ về trong
,Hol X . Lưu ý * f .
Chọn một lân cận giả lồi V của 0 trong X sao cho V đẳng cấu với một tập giải tích
trong quả cầu mở của không gian Banach và 1f V giả lồi. Vì 1f V là miền Riemann giả
lồi trên không gian Banach B với cơ sở Schauder nên 1f V là miền chỉnh hình. Dể dàng
thấy rằng tồn tại số 0k và 0 sao cho kf V với mọi 0k k và V , ở đây
:z z . Suy ra 1k f V với mọi 0k k . Điều này dẫn tới k
trong 1,Hol f V (xem [6, Định lý 5 và Bổ đề 6]). Do đó dãy k hội tụ trong
1,Hol f E . Đến đây định lý đã được chứng minh hoàn toàn.
Vào những năm 80 của thế kỷ trước, những công trình của Shiffmann, Ivashkovitch, ...
đã chỉ ra những đặc trưng hình học cho phép nhận biết một không gian có tính chất thác triển
chỉnh hình kiểu Hartogs. Chẳng hạn vào năm 1987, Ivashkovitch đã chứng minh được một đặc
trưng hình học rất quan trọng cho tính thác triển chỉnh hình kiểu Hartogs của những đa tạp
Kahler lồi chỉnh hình đó là:
Một đa tạp Kahler lồi chỉnh hình X có tính chất thác triển chỉnh hình Hartogs khi và chỉ
khi X không chứa đường cong hữu tỉ.
Năm 1994, Đỗ Đức Thái và Nguyễn Thị Lê Hương đã chứng minh được rằng nếu X là
một đa tạp Banach lồi có các 1 - phân hoạch đơn vị và X không chứa các đường thẳng phức
thì X có tính chất thác triển chỉnh hình Hartogs.
Năm 1998, Đỗ Đức Thái và Nguyễn Thái Sơn [30] tiếp tục mở rộng kết quả trên cho các
lớp đa tạp rộng hơn, đó là lớp các đa tạp là hợp tăng của các miền giả lồi.
1.2.3. Định lý. Cho X là không gian Banach giải tích và là hợp tăng dần các miền giả lồi. Giả
sử X không chứa đường thẳng phức nào. Khi đó X có thác triển Hartogs.
Chứng minh:
(i) Đầu tiên ta giả sử X là giả lồi. Gọi :f X là ánh xạ chỉnh hình. Xét sơ đồ giao hoán
sau:
ở đây f chỉ miền tồn tại của f với thác triển chính tắc : ff X và , ,e là các ánh xạ
chính tắc song chỉnh hình địa phương. Chứng minh tương tự Bổ đề 1.2.2, ta có
1.2.4. Bổ đề. Ánh xạ : ff X là giả lồi địa phương.
Để chỉ ra rằng ^f chúng ta chỉ cần kiểm tra f thỏa mãn điều kiện lồi – đĩa yếu.
Thật vậy, gọi , fk Hol sao cho dãy *k hội tụ về trong *, fHol .
Và X là giả lồi và mọi tập mở compact tương đối trong X không chứa đường thẳng phức nào
X
B
f
f
f e
nên X thỏa mãn điều kiện giả lồi – đĩa yếu (xem [29, Mệnh đề 2.3]). Do đó dãy
,kf Hol X hội tụ về f trong ,Hol X .
Chọn một lân cận giả lồi V của 0f đẳng cấu với một tập giải tích trong quả cầu
mở của không gian Banach và 1f V giả lồi. Vì 1f V là miền Riemann giả lồi trên không
gian Banach B với cơ sở Schauder, 1f V là miền chỉnh hình. Dể dàng thấy rằng tồn tại số
0k và 0 sao cho kf V với mọi 0k k và f V , ở đây
:z z . Suy ra 1k f V với mọi 0k k . Điều này dẫn tới dãy
k trong 1,Hol f V ( xem [6, Định lý 5 và Bổ đề 6]). Do đó dãy k hội tụ
trong , fHol .
(ii) Giả sử
1
n
n
X X
, ở đây nX là miền giả lồi và 1 2 ...X X
Đặt 1n nf X với 1n .
Theo (i), với mỗi 1n ánh xạ
nnf f thác triển được tới ánh xạ chỉnh hình
^ ^:n nf X . Dể dàng thấy rằng với mỗi 1n tồn tại duy nhất ánh xạ chỉnh hình địa phương
^ ^
1:n n ne sao cho sơ đồ sau giao hoán :
Và ^ ^1n n nf e f với 1n , ở đây ^:n B xác định ^ n như là một miền Riemann trên
B . Do đó ta có thể định nghĩa các ánh xạ ^: lim nf ind X và : B bởi công thức
: ^ ˆn nf f với mọi 1n và ^ n n với mọi 1n . Vì n là đồng phôi địa phương với
1n nên cũng đồng phôi địa phương.
Hơn nữa, ta có 1n n nd z d e z với mọi ^ nz và 1n , ở đây nd là kí hiệu
khoảng cách biên tương ứng : ^n n B với 1n .
ne ^
1n ^ n
B
n
1n
Vì ^ n là giả lồi nên log nd là đa điều hòa dưới với mọi 1n . Do đó hàm
log lim log nnd d z , với mọi z , là đa điều hòa dưới. Điều này có nghĩa là đa điều
hòa và suy ra là miền chỉnh hình. Do đó ^ . Định lý được chứng minh hoàn toàn.
1.2.5. Chú ý. Tồn tại đa tạp phức X không giả lồi, chẳng hạn như
1
n
n
X X
với nX là đa tạp
Stein.
Thật vậy, với mỗi n đặt:
3
1
1, , : ,
n
n n n
k
X z p z p z z
k
Hiển nhiên, nX là các đa tạp đóng của 3 do đó nX là đa tạp Stein. Với mỗi n xét ánh
xạ 1:n n nX X được định nghĩa như sau:
1, , ,