1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu.
Có người ví rằng: “Tài chính là mạch máu, là nhịp đập con tim của mỗi doanh nghiệp”. Thật vậy, một đơn vị, tổ chức kinh doanh nếu tài chính không mạnh, không vững thì đơn vị, tổ chức đó không thể tồn tại được, nhất là trong điều kiện hiện nay khi nước ta đã và đang từng bước hội nhập kinh tế quốc tế, với nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường dưới sự lãnh đạo của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là nền kinh tế mà mọi đơn vị kinh tế đều phải tự thân vận động theo các quy luật của thị trường để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của chính đơn vị mình. Trong đó, hệ thống ngân hàng cũng không ngoại lệ, vì hầu hết các ngân hàng ở nước ta hiện nay cũng là những đơn vị kinh doanh. Cho nên việc làm thế nào để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, làm sao để lợi nhuận thu về từ đồng vốn tín dụng là tối ưu và làm thế nào để tình hình tài chính của ngân hàng phát triển tốt, ổn định và tăng trưởng luôn là vấn đề được các nhà quản trị của ngân hàng đặc biệt quan tâm.
Cà Mau là một tỉnh cuối cùng của cực nam Tổ quốc, được tách ra từ tỉnh Minh Hải từ tháng 01 năm 1997. Tuy còn không ít những khó khăn, nhưng do sự nổ lực cố gắng của các ngành, các cấp và toàn thể nhân dân đã làm cho bộ mặt của tỉnh không ngừng thay đổi. Hiện nay, tỉnh Cà Mau còn rất nhiều tiềm năng về thủy sản, thương mại, dịch vụ, công nghiệp chế biến, du lịch đang được đầu tư phát triển, nhất là lĩnh vực chế biến thủy sản xuất khẩu là thế mạnh truyền thống của tỉnh đang được ưu tiên khuyến khích. Từ đó, nhiều dự án về chế biến thủy sản không ngừng được xét duyệt đầu tư. Chính vì thế, hơn lúc nào hết, nhu cầu vốn để phát triển các dự án thuộc lĩnh vực nói trên ở Cà Mau hiện nay là rất lớn, nhất là vốn tín dụng từ phía các ngân hàng trên địa bàn tỉnh.
Ngân hàng Công Thương chi nhánh tỉnh Cà Mau là một trong 76 chi nhánh cấp I của Ngân hàng Công Thương Việt Nam, có trụ sở đặt tại số 94 Lý Thường Kiệt, Phường 7, TP Cà Mau, với tên giao dịch là INCOMBANK CA MAU (Industrial and Commercial Bank Of Ca Mau), là ngân hàng quốc doanh lớn trên địa bàn được tách ra từ Ngân hàng Công Thương Minh Hải (thành lập ngày 01/10/1988). Qua gần 18 năm đổi mới và hoạt động, NHCT chi nhánh tỉnh Cà Mau đã đóng góp một vai trò rất lớn vào việc cung cấp vốn tín dụng cho tất cả các lĩnh vực sản xuất, đồng thời góp phần ổn định phát triển kinh tế nông nghiệp, công thương nghiệp, dịch vụ của thành phố Cà Mau nói riêng và tỉnh Cà Mau nói chung. Cà Mau càng phát triển đi lên thì nhu cầu vốn càng tăng lên, các dự án đầu tư cũng tăng lên đáng kể, theo đó sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trên địa bàn cũng trở nên gay gắt hơn trước, nên để tồn tại được NHCT Cà Mau đã không ngừng chú trọng đến hiệu quả món cho vay của mình. Hiệu quả món cho vay phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố mà trong đó khâu đầu tiên là thẩm định để xét duyệt cho vay. Đa số các nhà quản trị của bất cứ ngân hàng nào chứ không riêng gì Ngân hàng Công Thương Cà Mau đều cho rằng đây là khâu then chốt nhất, quan trọng nhất để đảm bảo việc cho vay có hiệu quả và mang lại lợi nhuận chắc chắn cho ngân hàng.
Nhận thức được điều này, NHCT Cà Mau theo sự hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước và NHCT Việt Nam đã nghiên cứu và đề ra quy trình thẩm định thực tế áp dụng tại chi nhánh mình nhằm phát huy tối đa hiệu quả của công tác thẩm định các dự án đầu tư xin vay vốn tại ngân hàng. Vậy, thực tế quá trình thẩm định một dự án đầu tư tại NHCT Cà Mau diễn ra như thế nào? Tiến hành ra sao? Và NHCT Cà Mau đã làm gì để có thể hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro có thể phát sinh đối với việc thẩm định dự án nhằm mang lại lợi nhuận cao nhất cho đơn vị? Với mong muốn tìm hiểu và giải đáp những thắc mắc trên, tôi đã chọn đề tài: “Thẩm định dự án đầu tư xây mới nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu CMFISH tại Ngân hàng Công Thương chi nhánh tỉnh Cà Mau” để làm luận văn tốt nghiệp.
Hơn nữa, đây là một dự án đầu tư có quy mô khá lớn trong tỉnh mà NHCT Cà Mau vừa mới tiếp nhận và đang trong quá trình chuẩn bị cho công tác thẩm định để xét duyệt cho vay, nên việc nghiên cứu đề tài này sẽ giúp tôi có điều kiện tiếp cận một cách thực tế hơn, sâu sắc hơn về công tác thẩm định dự án mà ngân hàng tiến hành, đồng thời thấy được tầm quan trọng của công tác này đối với sự tồn tại và phát triển của NHCT Cà Mau nói riêng và đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh Cà Mau nói chung.
1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn.
Luận văn được xây dựng và hoàn thành dựa trên các căn cứ mang tính chất khoa học và lý luận, đồng thời cũng dựa trên những căn cứ mang tính chất thực tiễn tại Ngân hàng Công Thương Cà Mau.
Những căn cứ khoa học và lý luận:
- Dựa trên những vấn đề cơ bản của dự án đầu tư, về công tác thẩm định một dự án đầu tư, quy trình thẩm định một dự án đầu tư nói chung và các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả của một dự án đầu tư được trình bày trong các sách kinh tế, sách về thẩm định dự án đầu tư của nhiều tác giả và vận dụng những kiến thức từ nhà trường để làm cơ sở cho việc tìm hiểu và thẩm định dự án đầu tư cụ thể trên thực tế.
- Dựa trên những hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước và NHCT Việt Nam về những vấn đề liên quan đến thẩm định và xét duyệt cho vay đối với các dự án đầu tư của các tổ chức kinh tế để vận dụng vào thực tiễn đề tài.
Các căn cứ thực tiễn:
- Tìm hiểu và tiếp cận với công tác thẩm định thực tế tại Ngân hàng Công Thương chi nhánh tỉnh Cà Mau để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.
- Tham gia công việc thẩm định “Dự án đầu tư xây mới nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu CMFISH” cùng các cán bộ thẩm định của NHCT Cà Mau, để từ đó đút kết được những kinh nghiệm thực tế hơn, sâu sắc hơn, đồng thời kết quả thẩm định sẽ mang tính chất thực tiễn và thật sự có ý nghĩa.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
1.2.1. Mục tiêu chung.
Mục tiêu tổng quát cần đạt tới trong luận văn tốt nghiệp này là vận dụng quy trình thẩm định thực tế tại Ngân hàng Công Thương chi nhánh tỉnh Cà Mau để tiến hành thẩm định dự án đầu tư xây mới nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu CMFISH trên tất cả các phương diện về mặt khách hàng xin vay, về tính khả thi của dự án đầu tư và nhất là về mặt lợi ích của ngân hàng, từ đó nhằm đánh giá hiệu quả của dự án ở mức độ nào để xét duyệt cho vay.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể.
Căn cứ trên mục tiêu chung, trong khuôn khổ của đề tài này, mục tiêu cụ thể mà tôi đề ra và cần đạt được khi hoàn thành luận văn này là:
- Thẩm định khách hàng vay vốn hay còn gọi là chủ đầu tư (công ty CMFISH) xem công ty này có đủ điều kiện vay vốn tại Ngân hàng Công Thương Cà Mau hay không?
- Dự kiến các lợi ích mang lại cho ngân hàng nếu ngân hàng xét duyệt khoản vay cho dự án này.
- Thẩm định tính khả thi của dự án đầu tư trên tất cả các phương diện thị trường, các yếu tố đảm bảo đầu vào, phương diện kỹ thuật, tổ chức và quản lý, khả năng trả nợ và cả lợi ích về mặt xã hội của dự án.
- Phân tích những thuận lợi và những rủi ro có thể phát sinh khi thẩm định và xét duyệt cho vay dự án này, đồng thời tìm ra những giải pháp tối ưu để hạn chế những rủi ro đó nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho chi nhánh Ngân hàng Công Thương Cà Mau trong việc thẩm định và cho vay dự án nói trên.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:
1.3.1. Không gian
Dựa trên những thông tin thu thập từ phòng Khách hàng doanh nghiệp lớn (phòng Khách hàng số 1), phòng kế toán, phòng xử lý rủi ro tín dụng của chi nhánh NHCT tỉnh Cà Mau, đồng thời thu thập thêm những thông tin có liên quan từ công ty CMFISH cung cấp, từ nghiên cứu thực tế và hơn nữa là được sự hướng dẫn, giúp đỡ của các cô chú, anh chị cán bộ tín dụng, thẩm định trong ngân hàng đã cung cấp những thông tin bổ ích và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành được đề tài này.
1.3.2. Thời gian.
Khi đánh giá khả năng của công ty CMFISH, tôi đã nghiên cứu số liệu về công ty từ năm 2005 – 2006 để làm cơ sở.
Khi thẩm định và đánh giá dự án, tôi dùng số liệu dự kiến về dự án từ năm 2008 – 2017 do CMFISH cung cấp và những số liệu mà tôi cùng các anh chị trong phòng Khách hàng số 1 của Ngân hàng Công Thương Cà Mau đã trực tiếp thu thập được trên thực tế để làm căn cứ phân tích và cho nhận xét về tính khả thi của dự án này.
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu.
Vì thời gian nghiên cứu và thực tập có hạn nên tôi chỉ tập trung nghiên cứu một dự án đầu tư cụ thể tại ngân hàng Công Thương Cà Mau, vì thế đối tượng nghiên cứu chính trong đề tài này là dự án: “Đầu tư xây mới nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu của công ty TNHH KDCB thuỷ sản & XNK CMFISH” vừa trình ngân hàng để xin thẩm định và xét duyệt cho vay.
107 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2581 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thẩm định dự án đầu tư xây mới nhà máy chế biến thủy sản CMFISH tại ngân hàng công thương Cà Mau, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
----(((----
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY MỚI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỦY SẢN CMFISH TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CÀ MAU
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
TS: LƯU THANH ĐỨC HẢI BIỆN HỮU ÁI
MSSV: 4031176
LỚP: TÀI CHÍNH 01_K29
LỜI CAM ĐOAN
Luận văn này trình bày vấn đề nghiên cứu là thẩm định dự án đầu tư nhà máy CMFISH tại Ngân hàng Công Thương chi nhánh tỉnh Cà Mau nên hầu hết các thông tin trong đề tài được thu thập tại đơn vị thực tập và đã được sự đồng ý, cho phép sử dụng của lãnh đạo cơ quan. Tuy nhiên, đây là dự án đang trong quá trình khởi động đầu tư và sẽ hoàn thành vào cuối năm 2007 nên lãnh đạo Ngân hàng Công Thương Cà Mau đề nghị phải giữ bí mật về công ty CMFISH, do đó trong luận văn này tôi không thể trình bày tên thật và địa chỉ của công ty CMFISH cũng như một số phụ lục về căn cứ pháp lý của công ty và của dự án, rất mong quý thầy cô thông cảm.
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào.
Ngày 24 tháng 05 năm 2007
Sinh viên thực hiện
Biện Hữu Ái
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. Ngày tháng năm 2007
Thủ trưởng đơn vị
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. Ngày tháng năm 2007
Giáo viên hướng dẫn
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. Ngày tháng năm 2007
Giáo viên phản biện
MỤC LỤC
---((---
Trang
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1
1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu 1
1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn 3
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3
1.2.1. Mục tiêu chung 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 3
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 4
1.3.1. Không gian 4
1.3.2. Thời gian 4
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu 4
1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 5
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ NGHIÊN CỨU 7
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 7
2.1.1 Dự án đầu tư và các loại dự án đầu tư 7
2.1.2 Thẩm định dự án đầu tư, vai trò, mục đích 8
2.1.3 Quy trình thẩm định dự án đầu tư nói chung 9
2.1.4 Các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả dự án đầu tư 14
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu 16
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu 16
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu 17
CHƯƠNG 3. THẨM ĐỊNH DỰ ÁN NHÀ MÁY CMFISH TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG TỈNH CÀ MAU 18
3.1. GIỚI THIỆU ĐÔI NÉT VỀ NHCT CÀ MAU 18
3.1.1. Quá trình hình thành, hoạt động và phát triển 18
3.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh thời gian qua 19
3.2. NỘI DUNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NHCT CÀ MAU 20
3.3. THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY MỚI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU CMFISH TẠI NHCT CÀ MAU 25
3.3.1 Thẩm định sơ bộ dự án 25
3.3.2 Thẩm định công ty CMFISH (chủ đầu tư dự án) 29
3.3.3 Thẩm định tính khả thi của dự án đầu tư 38
3.3.4 Thẩm định lợi ích của Ngân hàng khi cho vay vào dự án 56
3.3.5 Thẩm định đảm bảo tín dụng và rủi ro tín dụng của dự án 59
3.3.6 Đánh giá chung về dự án dưới góc độ NHCT Cà Mau 60
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH NHỮNG THUẬN LỢI VÀ RỦI RO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY MỚI NHÀ MÁY CMFISH ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CÀ MAU 62
4.1. PHÂN TÍCH NHỮNG ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN NHÀ MÁY CMFISH 62
4.1.1 Các yếu tố thuận lợi từ bản thân dự án 62
4.1.2 Thuận lợi từ phía Ngân hàng Công Thương Cà Mau 64
4.1.3 Những yếu tố thuận lợi từ môi trường khách quan 66
4.2. PHÂN TÍCH NHỮNG RỦI RO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN NHÀ MÁY CMFISH 67
4.2.1 Rủi ro từ bản thân dự án 67
4.2.2 Rủi ro từ phía NH Công Thương Cà Mau 68
4.2.3 Rủi ro từ môi trường vĩ mô và các rủi ro khác 69
CHƯƠNG 5. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN XÂY MỚI NHÀ MÁY CMFISH ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CÀ MAU 71
5.1. CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN 71
5.1.1 Hoàn thiện và phát huy hiệu quả hơn nữa quy trình thẩm định dự án đầu tư 71
5.1.2 Dự đoán, phân tích và hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro có thể phát sinh khi thẩm định dự án 72
5.1.3 Đẩy mạnh công tác đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng nói chung và thẩm định nói riêng của ngân hàng 73
5.1.4 Lập kế hoạch thẩm định rõ ràng và thẩm định đúng quy trình của Ngân hàng Công Thương Cà Mau đã đề ra 73
5.1.5 Đánh giá đúng khả năng trả nợ của khách hàng 74
5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHÁC 75
5.2.1 Phân công cán bộ thẩm định có kinh nghiệm vì là dự án lớn 75
5.2.2 Thỏa thuận các điều kiện đi kèm với dự án khi thẩm định và xét duyệt cho vay để đảm bảo trách nhiệm của chủ đầu tư đối với dự án 75
5.2.3 Thu thập thông tin đầy đủ, chính xác và từ nhiều nguồn khác nhau để phòng ngừa chủ đầu tư cung cấp thông tin không tin cậy về dự án 76
5.2.4 Đề nghị công ty CMFISH điều chỉnh dự án ở một số mặt chưa hoàn chỉnh 76
5.2.5 Phối hợp với các cơ quan có liên quan để thu thập thêm những thông tin về công ty CMFISH và dự án cần thẩm định 77
CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 78
6.1 Kết luận chung 78
6.2 Những kiến nghị 79
6.2.1 Đối với Ngân hàng Công Thương Việt Nam 79
6.2.2 Đối với Ngân hàng Công Thương Cà Mau 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN PHỤ LỤC
Phụ lục 01: Dữ liệu dự án chưa thẩm định.
Phụ lục 02: Dữ liệu dự án đã thẩm định.
Phụ lục 03: Quy trình xử lý chất thải của dự án.
Phụ lục 04: Phương pháp tính một số chỉ tiêu tài chính khi đánh giá khách hàng.
Phụ lục 05: Quy hoạch tổng thể của dự án.
Phụ lục 06: Bản đồ định vị của dự án.
Phụ lục 07: Hoạ đồ vị trí của dự án.
DANH MỤC BIỂU BẢNG – SƠ ĐỒ
---((---
Trang
Bảng 1: Kết quả hoạt động của NHCT Cà Mau (2004 – 2006) 19
Bảng 2: Chấm điểm và xác định quy mô của công ty CMFISH 33
Bảng 3: Chấm điểm các chỉ số tài chính CMFISH 34
Bảng 4: Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí lưu chuyển tiền tệ 34
Bảng 5: Chấm điểm theo tiêu chí năng lực và kinh nghiệm 35
Bảng 6: Chấm điểm theo tiêu chí uy tín giao dịch với NHCT-CM 35
Bảng 7: Chấm điểm theo tiêu chí môi trường kinh doanh 36
Bảng 8: Chấm điểm theo tiêu chí đặc điểm hoạt động khác 36
Bảng 9: Trọng số áp dụng cho các tiêu chí phi tài chính 37
Bảng 10: Tổng hợp điểm và xếp hạng doanh nghiệp 37
Bảng 11: Sản lượng xuất khẩu của CMFISH theo thị trường 38
Bảng 12: Dự kiến sản lượng sản xuất và xuất khẩu trung bình 41
Bảng 13: Khả năng sản xuất và tiêu thụ đầu ra của sản phẩm dự án 41
Bảng 14: Máy móc thiết bị cơ bản của dự án 44
Bảng 15: Tổng vốn đầu tư của dự án CMFISH được thẩm định lại 46
Bảng 16: Thẩm định doanh thu - chi phí - lãi lỗ của dự án 47
Bảng 17: Phân tích điểm hòa vốn của dự án 49
Bảng 18: Thời gian hòa vốn của dự án 51
Bảng 19: Hiện giá thu nhập thuần của dự án 52
Bảng 20: Suất thu hồi nội bộ của dự án 53
Bảng 21: Các tỷ suất lợi nhuận của dự án 54
Bảng 22: Phân tích độ nhạy của dự án 55
Bảng 23: Lãi vay vốn cố định của dự án 58
Bảng 24: Thẩm định tài sản đảm bảo tín dụng của dự án 59
Bảng 25: Phương án thu nợ của dự án 61
Sơ đồ 1: Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại NHCT Cà Mau 21
Sơ đồ 2:Quy trình chế biến tôm của nhà máy CMFISH 44
Sơ đồ 3: Cơ cấu tổ chức và quản lý của công ty CMFISH 45
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
---((---
NHCT: Ngân hàng Công Thương
NHCT Cà Mau: Ngân hàng Công Thương Cà Mau.
NHCT VN: Ngân hàng Công Thương Việt Nam.
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
KDCB & XNK: Kinh doanh chế biến và xuất nhập khẩu
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
TNR: Thu nhập ròng
HSCK: Hệ số chiết khấu
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
---((---
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu.
Có người ví rằng: “Tài chính là mạch máu, là nhịp đập con tim của mỗi doanh nghiệp”. Thật vậy, một đơn vị, tổ chức kinh doanh nếu tài chính không mạnh, không vững thì đơn vị, tổ chức đó không thể tồn tại được, nhất là trong điều kiện hiện nay khi nước ta đã và đang từng bước hội nhập kinh tế quốc tế, với nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường dưới sự lãnh đạo của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là nền kinh tế mà mọi đơn vị kinh tế đều phải tự thân vận động theo các quy luật của thị trường để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của chính đơn vị mình. Trong đó, hệ thống ngân hàng cũng không ngoại lệ, vì hầu hết các ngân hàng ở nước ta hiện nay cũng là những đơn vị kinh doanh. Cho nên việc làm thế nào để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, làm sao để lợi nhuận thu về từ đồng vốn tín dụng là tối ưu và làm thế nào để tình hình tài chính của ngân hàng phát triển tốt, ổn định và tăng trưởng luôn là vấn đề được các nhà quản trị của ngân hàng đặc biệt quan tâm.
Cà Mau là một tỉnh cuối cùng của cực nam Tổ quốc, được tách ra từ tỉnh Minh Hải từ tháng 01 năm 1997. Tuy còn không ít những khó khăn, nhưng do sự nổ lực cố gắng của các ngành, các cấp và toàn thể nhân dân đã làm cho bộ mặt của tỉnh không ngừng thay đổi. Hiện nay, tỉnh Cà Mau còn rất nhiều tiềm năng về thủy sản, thương mại, dịch vụ, công nghiệp chế biến, du lịch… đang được đầu tư phát triển, nhất là lĩnh vực chế biến thủy sản xuất khẩu là thế mạnh truyền thống của tỉnh đang được ưu tiên khuyến khích. Từ đó, nhiều dự án về chế biến thủy sản không ngừng được xét duyệt đầu tư. Chính vì thế, hơn lúc nào hết, nhu cầu vốn để phát triển các dự án thuộc lĩnh vực nói trên ở Cà Mau hiện nay là rất lớn, nhất là vốn tín dụng từ phía các ngân hàng trên địa bàn tỉnh.
Ngân hàng Công Thương chi nhánh tỉnh Cà Mau là một trong 76 chi nhánh cấp I của Ngân hàng Công Thương Việt Nam, có trụ sở đặt tại số 94 Lý Thường Kiệt, Phường 7, TP Cà Mau, với tên giao dịch là INCOMBANK CA MAU (Industrial and Commercial Bank Of Ca Mau), là ngân hàng quốc doanh lớn trên địa bàn được tách ra từ Ngân hàng Công Thương Minh Hải (thành lập ngày 01/10/1988). Qua gần 18 năm đổi mới và hoạt động, NHCT chi nhánh tỉnh Cà Mau đã đóng góp một vai trò rất lớn vào việc cung cấp vốn tín dụng cho tất cả các lĩnh vực sản xuất, đồng thời góp phần ổn định phát triển kinh tế nông nghiệp, công thương nghiệp, dịch vụ của thành phố Cà Mau nói riêng và tỉnh Cà Mau nói chung. Cà Mau càng phát triển đi lên thì nhu cầu vốn càng tăng lên, các dự án đầu tư cũng tăng lên đáng kể, theo đó sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trên địa bàn cũng trở nên gay gắt hơn trước, nên để tồn tại được NHCT Cà Mau đã không ngừng chú trọng đến hiệu quả món cho vay của mình. Hiệu quả món cho vay phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố mà trong đó khâu đầu tiên là thẩm định để xét duyệt cho vay. Đa số các nhà quản trị của bất cứ ngân hàng nào chứ không riêng gì Ngân hàng Công Thương Cà Mau đều cho rằng đây là khâu then chốt nhất, quan trọng nhất để đảm bảo việc cho vay có hiệu quả và mang lại lợi nhuận chắc chắn cho ngân hàng.
Nhận thức được điều này, NHCT Cà Mau theo sự hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước và NHCT Việt Nam đã nghiên cứu và đề ra quy trình thẩm định thực tế áp dụng tại chi nhánh mình nhằm phát huy tối đa hiệu quả của công tác thẩm định các dự án đầu tư xin vay vốn tại ngân hàng. Vậy, thực tế quá trình thẩm định một dự án đầu tư tại NHCT Cà Mau diễn ra như thế nào? Tiến hành ra sao? Và NHCT Cà Mau đã làm gì để có thể hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro có thể phát sinh đối với việc thẩm định dự án nhằm mang lại lợi nhuận cao nhất cho đơn vị? Với mong muốn tìm hiểu và giải đáp những thắc mắc trên, tôi đã chọn đề tài: “Thẩm định dự án đầu tư xây mới nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu CMFISH tại Ngân hàng Công Thương chi nhánh tỉnh Cà Mau” để làm luận văn tốt nghiệp.
Hơn nữa, đây là một dự án đầu tư có quy mô khá lớn trong tỉnh mà NHCT Cà Mau vừa mới tiếp nhận và đang trong quá trình chuẩn bị cho công tác thẩm định để xét duyệt cho vay, nên việc nghiên cứu đề tài này sẽ giúp tôi có điều kiện tiếp cận một cách thực tế hơn, sâu sắc hơn về công tác thẩm định dự án mà ngân hàng tiến hành, đồng thời thấy được tầm quan trọng của công tác này đối với sự tồn tại và phát triển của NHCT Cà Mau nói riêng và đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh Cà Mau nói chung.
1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn.
Luận văn được xây dựng và hoàn thành dựa trên các căn cứ mang tính chất khoa học và lý luận, đồng thời cũng dựa trên những căn cứ mang tính chất thực tiễn tại Ngân hàng Công Thương Cà Mau.
Những căn cứ khoa học và lý luận:
- Dựa trên những vấn đề cơ bản của dự án đầu tư, về công tác thẩm định một dự án đầu tư, quy trình thẩm định một dự án đầu tư nói chung và các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả của một dự án đầu tư được trình bày trong các sách kinh tế, sách về thẩm định dự án đầu tư của nhiều tác giả và vận dụng những kiến thức từ nhà trường để làm cơ sở cho việc tìm hiểu và thẩm định dự án đầu tư cụ thể trên thực tế.
- Dựa trên những hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước và NHCT Việt Nam về những vấn đề liên quan đến thẩm định và xét duyệt cho vay đối với các dự án đầu tư của các tổ chức kinh tế để vận dụng vào thực tiễn đề tài.
Các căn cứ thực tiễn:
- Tìm hiểu và tiếp cận với công tác thẩm định thực tế tại Ngân hàng Công Thương chi nhánh tỉnh Cà Mau để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.
- Tham gia công việc thẩm định “Dự án đầu tư xây mới nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu CMFISH” cùng các cán bộ thẩm định của NHCT Cà Mau, để từ đó đút kết được những kinh nghiệm thực tế hơn, sâu sắc hơn, đồng thời kết quả thẩm định sẽ mang tính chất thực tiễn và thật sự có ý nghĩa.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
1.2.1. Mục tiêu chung.
Mục tiêu tổng quát cần đạt tới trong luận văn tốt nghiệp này là vận dụng quy trình thẩm định thực tế tại Ngân hàng Công Thương chi nhánh tỉnh Cà Mau để tiến hành thẩm định dự án đầu tư xây mới nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu CMFISH trên tất cả các phương diện về mặt khách hàng xin vay, về tính khả thi của dự án đầu tư và nhất là về mặt lợi ích của ngân hàng, từ đó nhằm đánh giá hiệu quả của dự án ở mức độ nào để xét duyệt cho vay.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể.
Căn cứ trên mục tiêu chung, trong khuôn khổ của đề tài này, mục tiêu cụ thể mà tôi đề ra và cần đạt được khi hoàn thành luận văn này là:
- Thẩm định khách hàng vay vốn hay còn gọi là chủ đầu tư (công ty CMFISH) xem công ty này có đủ điều kiện vay vốn tại Ngân hàng Công Thương Cà Mau hay không?
- Dự kiến các lợi ích mang lại cho ngân hàng nếu ngân hàng xét duyệt khoản vay cho dự án này.
- Thẩm định tính khả thi của dự án đầu tư trên tất cả các phương diện thị trường, các yếu tố đảm bảo đầu vào, phương diện kỹ thuật, tổ chức và quản lý, khả năng trả nợ và cả lợi ích về mặt xã hội của dự án.
- Phân tích những thuận lợi và những rủi ro có thể phát sinh khi thẩm định và xét duyệt cho vay dự án này, đồng thời tìm ra những giải pháp tối ưu để hạn chế những rủi ro đó nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho chi nhánh Ngân hàng Công Thương Cà Mau trong việc thẩm định và cho vay dự án nói trên.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:
1.3.1. Không gian
Dựa trên những thông tin thu thập từ phòng Khách hàng doanh nghiệp lớn (phòng Khách hàng số 1), phòng kế toán, phòng xử lý rủi ro tín dụng của chi nhánh NHCT tỉnh Cà Mau, đồng thời thu thập thêm những thông tin có liên quan từ công ty CMFISH cung cấp, từ nghiên cứu thực tế và hơn nữa là được sự hướng dẫn, giúp đỡ của các cô chú, anh chị cán bộ tín dụng, thẩm định trong ngân hàng đã cung cấp những thông tin bổ ích và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành được đề tài này.
1.3.2. Thời gian.
Khi đánh giá khả năng của công ty CMFISH, tôi đã nghiên cứu số liệu về công ty từ năm 2005 – 2006 để làm cơ sở.
Khi thẩm định và đánh giá dự án, tôi dùng số liệu dự kiến về dự án từ năm 2008 – 2017 do CMFISH cung cấp và những số liệu mà tôi cùng các anh chị trong phòng Khách hàng số 1 của Ngân hàng Công Thương Cà Mau đã trực tiếp thu thập được trên thực tế để làm căn cứ phân tích và cho nhận xét về tính khả thi của dự án này.
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu.
Vì thời gian nghiên cứu và thực tập có hạn nên tôi chỉ tập trung nghiên cứu một dự án đầu tư cụ thể tại ngân hàng Công Thương Cà Mau, vì thế đối tượng nghiên cứu chính trong đề tài này là dự án: “Đầu tư xây mới nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu của công ty TNHH KDCB thuỷ sản & XNK CMFISH” vừa trình ngân hàng để xin thẩm định và xét duyệt cho vay.
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI.
Thẩm định dự án đầu tư là một công tác khá quan trọng trong nền kinh tế, bao gồm cả ở góc độ Nhà nước và góc độ doanh nghiệp. Thẩm định đúng hay sai một dự án đều có những ảnh hưởng nhất định đến một hoặc một số chủ thể kinh tế nói riêng và sự phát triển kinh tế đất nước nói chung. Vì thế, ngày 17/06/2003 Bộ Kế hoạch và đầu tư đã ban hành thông tư 04/2003/TT-BKH “Hướng dẫn về thẩm tra, thẩm định dự án đầu tư; sữa đổi bổ sung một số điểm về hồ sơ thẩm định dự án” để làm cơ sở chung nhất cho các chủ thể trong nền kinh tế.
Vận dụng lý thuyết chung của thông tư 04/2003/TT-BKH và một số sách chuyên ngành có liên quan, NHCT Việt Nam đã cải tiến và ban hành “Sổ tay tín dụng NHCT 2004”, trong đó có đề cập đến việc thẩm định một dự án đầu tư như thế nào để làm cơ sở cho các chi nhánh Ngân hàng Công Thương trong cả nước áp dụng. Ngày 15/12/2006, quy trình thẩm định trong Sổ tay tín dụng được thay thế bằng “Quy trình cho vay theo dự án đầu tư đối với khách hàng là tổ chức kinh tế trong hệ thống NHCT VN” nhằm giúp cho các chi nhánh thẩm định dự án đầu tư trong giai đoạn mới hiện nay.
NHCT Cà Mau đã vận dụng sáng tạo quy trình trên từ NHCT Việt Nam để tạo ra quy trình thẩm định mang nét đặc thù tại chi nhánh mình, vừa đảm bảo chất lượng thẩm định, vừa phù hợp hơn đối với điều kiện thực tế tại tỉnh Cà Mau.
Theo kết quả nghiên cứu của một số đề tài thì trước năm 2003 ở hệ thống NHCT việc thẩm định dự án đầu tư chỉ trải qua 3 bước là: Thẩm định chủ đầu tư, thẩm định phương án, thẩm định đảm bảo tín dụng và sau đó là xét duyệt cho vay. Từ năm 2003 đến năm 2006 quy trình này đã được cải thiện thành 5 bước: thẩm định sơ bộ, thẩm định chủ đầu tư, thẩm định phương án, thẩm định lợi ích ngân hàng và đảm bảo tín dụng và xét duyệt. Một số đề tài gần đây có liên quan đến vấn đề thẩm định dự án đầu tư trong hệ thống NHCT nói chung và tại chi nhánh NHCT tỉnh Cà Mau nói riêng, được nhiều người quan tâm như “Dự án nhà máy chế biến thủy sản Ngọc Châu”, “Dự án nhà máy chế biến thủy sản Ngọc Sinh”, “Dự án nhà máy chế biến thủy sản Nhật Đức”, “Dự án nhà máy Quốc Việt” và “Dự án Nam Bắc”… Nhìn chung hầu hết các đề tài này đều chỉ đề cập đến việc thẩm định hiệu quả kinh tế, tài chính của các dự án và hiệu quả của ngân hàng cho vay là chủ yếu, bởi vì trong giai đoạn này các nhà thẩm định chỉ chú trọng đến việc làm thế nào cho vay nhiều là được, tức là chỉ chạy theo doanh số cho vay, chứ chưa quan tâm nhiều đến hiệu quả món vay và những vấn đề khác xung quanh dự án như: môi trường,