Luận văn Thành lập lới khống chế trắc địa mặt bằng và độ cao phục vụ đo vẽ, khảo sát khu xây dựng các công trình thuỷ lợi –thuỷ điện

Hiện nay trong công cuộc xây dựng và phát triển của đất nước, việc xây dựng các công trình thuỷ lợi – thuỷ điện ngày càng được phát triển rộng rãi về quy mô và mức độ hiện đại. Trong xây dựng công trình thuỷ lợi – thuỷ điện đòi hỏi kết hợp của nhiều chuyên ngành khác nhau, trong đó chuyên ngành trắc địa đóng một vai trò rất quan trọng. Công tác trắc địa phải tham gia xây dựng trong suốt quá trình khảo sát, thiết kế, thi công và sử dụng công trình. Một trong những phần việc quan trọng và không thể thiếu của công tác trắc địa, đó là việc thành lập lưới khống chế trắc địa mặt bằng và độ cao phục vụ đo vẽ, khảo sát. Việc thành lập lưới khống chế trắc địa mặt bằng và độ cao phục vụ đo vẽ, khảo sát là một công việc gắn liền với công tác trắc địa, nhưng để thành lập được một lưới có tính khả thi và tối ưu về kỹ thuật cũng như về kinh tế là một vấn đề luôn mang tính thời sự. Vì vậy để thực hiện đồ án tốt nghiệp tôi đã lựa chọn đề tài: “Thành lập lưới khống chế trắc địa mặt bằng và độ cao phục vụ đo vẽ, khảo sát khu xây dựng các công trình thuỷ lợi – thuỷ điện” Bố cục của đồ án bao gồm 3 chương với các tiêu đề như sau: Chương I: Giới thiệu chung về bản đồ địa hình và lưới khống chế trắc địa phục vụ đo vẽ bản đồ địa hình Chương II: Nghiên cứu một số vấn đề cơ bản trong xây dựng lưới khống chế trắc địa phục vụ đo vẽ khảo sát khu xây dựng công trình thuỷ lợi – thuỷ điện Chương III: Tính toán thực nghiệm Trong quá trình làm đồ án, em đã nhận được sự hướng dẫn rất nhiệt tình của thầy giáo ThS. Phan Hồng Tiến và các thầy cô trong Khoa trắc địa Trường Đại học Mỏ - Địa chất, cùng các bạn đã giúp em hoàn thành tốt cuốn đồ án này. Với thời gian và trình độ có hạn nên bản đồ án không tránh khỏi những hạn chế về nội dung và hình thức. Em rất mong được sự chỉ bảo và góp ý của quý thầy cô và các bạn để bản đồ án được hoàn chỉnh hơn.

pdf62 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5718 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thành lập lới khống chế trắc địa mặt bằng và độ cao phục vụ đo vẽ, khảo sát khu xây dựng các công trình thuỷ lợi –thuỷ điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN Đề tài: “Thành lập lới khống chế trắc địa mặt bằng và độ cao phục vụ đo vẽ, khảo sỏt khu xõy dựng cỏc cụng trỡnh thuỷ lợi – thuỷ điện” Trường Đại học Mỏ - Địa Chất Đồ án tốt nghiệp lời nói đầu Hiện nay trong công cuộc xây dựng và phát triển của đất nước, việc xây dựng các công trình thuỷ lợi – thuỷ điện ngày càng được phát triển rộng rãi về quy mô và mức độ hiện đại. Trong xây dựng công trình thuỷ lợi – thuỷ điện đòi hỏi kết hợp của nhiều chuyên ngành khác nhau, trong đó chuyên ngành trắc địa đóng một vai trò rất quan trọng. Công tác trắc địa phải tham gia xây dựng trong suốt quá trình khảo sát, thiết kế, thi công và sử dụng công trình. Một trong những phần việc quan trọng và không thể thiếu của công tác trắc địa, đó là việc thành lập lưới khống chế trắc địa mặt bằng và độ cao phục vụ đo vẽ, khảo sát. Việc thành lập lưới khống chế trắc địa mặt bằng và độ cao phục vụ đo vẽ, khảo sát là một công việc gắn liền với công tác trắc địa, nhưng để thành lập được một lưới có tính khả thi và tối ưu về kỹ thuật cũng như về kinh tế là một vấn đề luôn mang tính thời sự. Vì vậy để thực hiện đồ án tốt nghiệp tôi đã lựa chọn đề tài: “Thành lập lưới khống chế trắc địa mặt bằng và độ cao phục vụ đo vẽ, khảo sát khu xây dựng các công trình thuỷ lợi – thuỷ điện” Bố cục của đồ án bao gồm 3 chương với các tiêu đề như sau: Chương I: Giới thiệu chung về bản đồ địa hình và lưới khống chế trắc địa phục vụ đo vẽ bản đồ địa hình Chương II: Nghiên cứu một số vấn đề cơ bản trong xây dựng lưới khống chế trắc địa phục vụ đo vẽ khảo sát khu xây dựng công trình thuỷ lợi – thuỷ điện Chương III: Tính toán thực nghiệm Trong quá trình làm đồ án, em đã nhận được sự hướng dẫn rất nhiệt tình của thầy giáo ThS. Phan Hồng Tiến và các thầy cô trong Khoa trắc địa Trường Đại học Mỏ - Địa chất, cùng các bạn đã giúp em hoàn thành tốt cuốn đồ án này. Với thời gian và trình độ có hạn nên bản đồ án không tránh khỏi những hạn chế về nội dung và hình thức. Em rất mong được sự chỉ bảo và góp ý của quý thầy cô và các bạn để bản đồ án được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà nội, tháng 06 năm 2008 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Thụ Nguyễn Văn Thụ 1 Lớp: Trắc Địa B – K48 Trường Đại học Mỏ - Địa Chất Đồ án tốt nghiệp Chương I Giới thiệu chung về bản đồ địa hình và lưới khống chế trắc địa phục vụ đo vẽ bản đồ địa hình I.1. Giới thiệu chung về bản đồ địa hình I.1.1. Định nghĩa, phân loại bản đồ theo tỷ lệ và các nội dung cơ bản của bản đồ 1. Định nghĩa: Bản đồ địa hình là loại bản đồ thể hiện một khu vực trên bề mặt trái đất. Trên bản đồ này phản ánh những thành phần thành tạo của thiên nhiên, những kết quả hoạt động thực tiễn của con người mà mắt người ta có thể quan sát được. Chúng được xây dựng theo một quy luật toán học nhất định bằng một hệ thống ký hiệu quy ước và các yếu tố nội dung đã được tổng quát hoá. 2. Phân loại bản đồ theo tỷ lệ Phân loại bản đồ như sau: - Bản đồ tỷ lệ lớn: gồm các bản đồ có tỷ lệ 1: 500, 1: 1000, 1: 2000, 1: 5000 - Bản đồ tỷ lệ trung bình: Gồm các bản đồ có tỷ lệ từ 1: 10.000,1: 25.000, 1: 50.000. - Bản đồ tỷ lệ nhỏ gồm các bản đồ có tỷ lệ 1: 100.000, 1: 500.000, 1: 1.000.000. Trong xây dựng công trình, ở giai đoạn khảo sát thiết kế cần các bản đồ tỷ lệ sau: - Bản đồ tỷ lệ 1: 10.000 với khoảng cao đều 1  2m, được dùng để chọn tuyến, chọn địa điểm xây dựng công trình. Dùng trong thiết kế sơ bộ, xác định diện tích, khối lượng hồ chứa. - Bản đồ tỷ lệ 1: 5000 với khoảng cao đều 0,5  1m, được dùng cho mục đích lập các thiết kế quy hoạch tổng thể cho các khu xây dựng lớn và lập thiết kế sơ bộ khu vực xây dựng các công trình. - Bản đồ tỷ lệ 1: 2000 với khoảng cao đều 0,5  1m, được dùng để lập tổng bình đồ cho khu xây dựng và lập các bản thiết kế kỹ thuật xây dựng công trình. Bản đồ địa hình thể hiện đầy đủ các yếu tố địa hình, địa vật, cho phép người sử dụng bản đồ nghiên cứu một cách đầy đủ toàn bộ khu đất. Do vậy, Nguyễn Văn Thụ 2 Lớp: Trắc Địa B – K48 Trường Đại học Mỏ - Địa Chất Đồ án tốt nghiệp bản đồ địa hình không chỉ được sử dụng rộng rãi trong nền kinh tế quốc dân mà còn được sử dụng trong đời sống hàng ngày. 3. Các nội dung cơ bản của bản đồ địa hình Đối với bản đồ tỷ lệ lớn, các yếu tố cần thiết được biểu diễn trên bản đồ bao gồm: - Điểm khống chế trắc địa Bao gồm các điểm khống chế trắc địa về mặt bằng và độ cao. Tất cả các điểm khống chế trắc địa có chôn mốc cố định phải được biểu diễn trên bản đồ. - Điểm dân cư Phạm vi dân cư phải được biểu thị theo các ký hiệu tương ứng, nhà trong vùng dân cư phải được biểu diễn sao cho người đọc bản đồ có thể phân biệt rõ tính chất, quy mô của từng nhà. Nếu khoảng cách giữa các nhà  0,2mm trên bản đồ thì vẽ chung tường hoặc vẽ gộp và chỉ vẽ gộp các nhà có cùng tính chất. Nếu khoảng cách giữa các nhà lớn hơn 0,2mm thì vẽ tách ra từng nhà riêng biệt. - Điểm địa vật kinh tế xã hội Các công trình công cộng như nhà thờ lớn, nhà hát, đền, chùa… phải được biểu thị tính chất kinh tế, xã hội, văn hoá của các công trình đó. - Đường giao thông và thiết bị phụ thuộc Trên bản đồ địa hình tỷ lệ lớn phải biểu thị các cột cây số, các cột điện cao thế, hạ thế và đường dây thông tin. Khi biểu thị đường có rải mặt thì cứ cách 15  20mm trên bản đồ phải ghi chú tên đường, độ rộng lòng đường, mép đường… - Thuỷ hệ và các công trình phụ thuộc Đối với mạng lưới thuỷ hệ phải biểu thị đường bờ biển, bờ hồ, bờ mương…, các mép nước thì phải đo độ rộng, độ sâu, hướng dòng chảy. Trên bản đồ cứ cách 15cm phải ghi chú độ cao mực nước của dòng chảy và kèm theo thời gian xác định mực nước. Sông ngòi, mương máng có độ rộng dưới 0,5mm trên bản đồ thì vẽ một nét, từ 0,5mm trên bản đồ thì vẽ nét đôi. - Dáng đất và chất đất Dáng đất được biểu thị trên bản đồ bằng đường bình độ kết hợp với kí hiệu và ghi chú độ cao tại các điểm đặc trưng của dáng đất như đỉnh núi, thung lũng, yên ngựa, bãi bồi của sông… Khi khoảng cao đều của đường đồng mức là 1m trở lên thì độ cao của điểm mia phải tính chính xác đến 0,01m và Nguyễn Văn Thụ 3 Lớp: Trắc Địa B – K48 Trường Đại học Mỏ - Địa Chất Đồ án tốt nghiệp ghi trên bản đồ làm tròn đến 0,1m. Khi khoảng cao đều có đường bình độ dưới 1m thì độ cao điểm mia được tính và ghi trên bản đồ chính xác đến 0,01m. Đối với loại đất và chất đất thì phải biểu thị trạng thái bề mặt và phân loại chất đất. - Thực vật Khi đo vẽ rừng phải xác định loại cây, độ cao trung bình của cây, đường kính của cây… và phải điều tra biểu thị loại rừng. -Ranh giới và tường rào Đường và mốc biên giới quốc gia, đường và mốc ranh giới hành chính các cấp phải được điều tra và biểu thị theo quy định của Nhà nước. Đường ranh giới hành chính cấp cao được thay thế cho đường ranh giới hành chính cấp thấp và phải được khép kín. - Địa danh và các ghi chú cần thiết khác Địa danh vùng dân cư phải được điều tra tại Uỷ ban nhân dân các địa phương. Tên sông, núi, các di tích văn hoá… phải được biểu thị theo cách gọi phổ thông lâu đời, theo cách gọi của người dân địa phương. Khi thành lập bản đồ tỷ lệ lớn cần lưu ý là các yếu tố địa vật trên thực địa đều phải được lựa chọn để biểu diễn trên bản đồ. Có một số địa vật sẽ được biểu diễn theo những ký hiệu quy ước và các ký hiệu quy ước này phải rõ ràng, trực quan, được chuẩn hoá cho các loại bản đồ địa hình, giúp cho người sử dụng bản đồ hình dung ra được tình hình thực địa mà tờ bản đồ biểu diễn. Thông thường những ký hiệu này được quy định thống nhất theo các tài liệu quy định về ký hiệu bản đồ do Bộ Tài Nguyên và Môi trường ban hành. Nếu có đối tượng địa vật hoàn toàn mới xuất hiện, không biểu diễn theo tỷ lệ được mà phải biểu diễn bằng ký hiệu nhưng không có trong quyển ký hiệu bản đồ, khi đó người thành lập bản đồ có thể đặt ra ký hiệu mới và ký hiệu mới này phải được ghi chú rõ ràng. I.1.2. Các phương pháp đo vẽ bản đồ Các phương pháp chủ yếu để đo vẽ bản đồ là: - Phương pháp đo vẽ lập thể bằng ảnh hàng không: Phương pháp này thường áp dụng cho những khu vực lớn, địa hình phức tạp, khó khăn khi di chuyển máy móc và trang thiết bị. - Phương pháp đo vẽ trực tiếp bằng việc sử dụng các máy kinh vĩ, máy toàn đạc điện tử. Phương pháp này được áp dụng để thành lập bản đồ tỷ lệ lớn Nguyễn Văn Thụ 4 Lớp: Trắc Địa B – K48 Trường Đại học Mỏ - Địa Chất Đồ án tốt nghiệp khu vực xây dựng công trình và hiện đang là phương pháp thông dụng nhất hiện nay. 1. Các phương pháp đo vẽ khu vực đã xây dựng Khu vực đã xây dựng là những nơi như thành phố, khu công nghiệp… ở những khu vực này mức độ thông thoáng kém, trên khu vực có các điểm trắc địa đã được lập ở những giai đoạn xây dựng trước đó. Thông thường, người ta áp dụng các phương pháp đo vẽ sau: - Phương pháp toạ độ cực: Sử dụng máy kinh vĩ và thước thép hoặc sử dụng máy toàn đạc điện tử. - Phương pháp giao hội góc hoặc giao hội cạnh: Được áp dụng để đo các điểm chi tiết không thể dựng mia (hoặc gương) hoặc không nhìn thông từ trạm máy. Phương pháp này ít được áp dụng ví tốn thời gian và hiệu quả không cao. - Phương pháp toạ độ vuông góc: Sử dụng máy kinh vĩ để định tuyến, êke quang học để xác định góc vuông và thước thép để đo khoảng cách. Phương pháp này sẽ có độ chính xác cao nếu điểm chi tiết gần với hướng chuẩn. Trong đo vẽ bản đồ tỷ lệ lớn khu vực thành phố thường áp dụng phương pháp toạ độ vuông góc. Độ cao của điểm được xác định đồng thời với toạ độ mặt bằng. 2. Các phương pháp đo vẽ khu vực chưa xây dựng Đặc điểm của khu vực chưa xây dựng là ít có các điểm địa vật, mức độ thông thoáng tốt. Trên khu đo chưa có các điểm trắc địa, do vậy mật độ điểm khống chế phụ thuộc vào tỷ lệ bản đồ cần đo vẽ và mức độ thông thoáng của khu đo vẽ. - Phương pháp toàn đạc: Phương pháp này được sử dụng ở khu vực nhỏ, địa hình phức tạp. Mật độ điểm khống chế trên một bản vẽ phụ thuộc vào tỷ lệ bản đồ cần thành lập và đặc điểm của khu vực đo vẽ. ở những khu vực có ít địa vật rõ ràng thì mật độ điểm khống chế có thể giảm đi một nửa. ở những khu vực có địa hình phức tạp, nhiều địa vật thì có thể tăng dày bằng đường chuyền thị cự. - Phương pháp bàn đạc: Phương pháp này được áp dụng trong đo vẽ bản đồ 1: 1000 hoặc 1: 2000 ở vùng bằng phẳng với khoảng cao đều là 0,5m Nguyễn Văn Thụ 5 Lớp: Trắc Địa B – K48 Trường Đại học Mỏ - Địa Chất Đồ án tốt nghiệp hoặc 1m với vùng đồi. Lưới khống chế đo vẽ được thành lập bằng phương pháp giải tích và có thể được tăng dày bằng đường chuyền bàn đạc. - Phương pháp đo cao bề mặt: Phương pháp này được áp dụng khi đo vẽ bản đồ ở khu vực bằng phẳng nhưng có yêu cầu biểu diễn địa hình với độ chính xác cao. Đo cao bề mặt được tiến hành với các điểm mia tạo thành các lưới ô vuông có kích thước tuỳ theo tỷ lệ bản đồ cần đo vẽ. Theo đỉnh của các ô vuông bố trí đường chuyền kinh vĩ và đo cao kỹ thuật. I.1.3. ý nghĩa và các đặc trưng cơ bản của bản đồ địa hình tỷ lệ lớn 1. ý nghĩa của bản đồ địa hình tỷ lệ lớn Trong xây dựng công trình thì bản đồ tỷ lệ lớn đóng vai trò quan trọng. Bản đồ địa hình công trình được sử dụng trong cả giai đoạn khảo sát, thiết kế xây dựng và sử dụng công trình. Trong giai đoạn khảo sát, bản đồ khảo sát được thành lập nhằm mục đích phục vụ cho công tác khảo sát, lựa chọn các phương án tối ưu của tuyến, hoặc lựa chọn khu vực xây dựng công trình. Ngoài ra bản đồ khảo sát còn được sử dụng để thiết kế chi tiết những bộ phận của công trình. Do vậy, thiết kế càng chi tiết, công trình càng phức tạp thì yêu cầu thành lập bản đồ tỷ lệ càng lớn. Sau khi xây dựng xong công trình thì bản đồ hoàn công được thành lập nhằm mục đích kiểm tra sự phù hợp, tính chính xác của kết quả thi công so với thiết kế. Trong giai đoạn vận hành công trình thì bản đồ kiểm kê được thành lập nhằm mục đích kiểm tra sự vận hành đúng đắn của công trình và công tác bảo dưỡng, sửa chữa công trình. 2. Các đặc trưng cơ bản của bản đồ địa hình tỷ lệ lớn a. Độ chính xác Bản đồ tỷ lệ lớn được đặc trưng bởi sai số trung phương tổng hợp vị trí mặt bằng và độ cao của điểm địa vật. Sai số trung phương vị trí điểm được xác định theo công thức: 2 2 mP = mX  mY (I- 1) Nếu coi mX = mY = mk thì chúng ta xẽ có: mP = mk 2 (I- 2) Nguyễn Văn Thụ 6 Lớp: Trắc Địa B – K48 Trường Đại học Mỏ - Địa Chất Đồ án tốt nghiệp Trong đó: mX và mY: Sai số trung phương tung độ và hoành độ của điểm được đo trên bản đồ. Sai số vị trí điểm trên bản đồ bao gồm: sai số điểm khống chế đo vẽ, sai số đo vẽ và sai số do biến dạng bản vẽ. Đối với công tác thiết kế yêu cầu quan trọng là sai số vị trí điểm tương hỗ giữa các vật kiến trúc không vượt quá 0,2m trên thực địa. b. Độ chi tiết của bản đồ Độ chi tiết của bản đồ được đặc trưng bằng mức độ đồng dạng của các yếu tố biểu diễn trên bản đồ so với thực tế của chúng ở trên mặt đất, nói cách khác là mức độ khái quát của địa vật, địa hình trên bản đồ. Tỷ lệ bản đồ càng lớn thì độ chi tiết càng cao. Đối với bản đồ tỷ lệ lớn, sai số khái quát địa vật rõ nét không được vượt quá 0,5mm.M (M: mẫu số tỷ lệ bản đồ). c. Độ đầy đủ Độ đầy đủ của bản đồ được đặc trưng bằng mức độ dày đặc của các đối tượng cần và có thể biểu diễn trên bản đồ. Độ đầy đủ được biểu thị bằng kích thước nhỏ nhất của đối tượng và khoảng cách nhỏ nhất giữa các đối tượng ở thực địa cần phải được biểu diễn trên bản đồ. I.1.4. Chia mảnh và đặt danh pháp bản đồ địa hình tỷ lệ lớn Bản đồ địa hình tỷ lệ lớn bao gồm các bản đồ tỷ lệ từ 1: 500  1: 5000 - Lấy bản đồ 1: 100.000 làm cơ sở, chia thành 256 mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 5000, có kích thước 1'52",5 x 1'52",5, ký hiệu bằng chữ ả Rập từ 1 đến 256. Danh pháp của tờ bản đồ 1: 5000 là danh pháp của tờ bản đồ 1: 100.000 chứa mảnh bản đồ 1: 5000 đó, thêm gạch nối và sau đó là ký hiệu mảnh bản đồ 1: 5000 đặt trong ngoặc đơn. Ví dụ: Số hiệu tờ bản đồ 1: 100.000 là F-48-96, thì số hiệu của tờ bản đồ 1: 5000 là F-48-96-(256) - Bản đồ tỷ lệ 1: 2000: Lấy cơ sở là mảnh bản đồ 1: 5000 được chia thành 9 mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 2000, có kích thước 37",5 x 37",5, ký hiệu bằng chữ La- Tinh a, b, c, d, e, f, g, h, k theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Danh pháp tờ bản đồ 1: 2000 là danh pháp của tờ bản đồ 1: 5000 chứa mảnh bản đồ 1: 2000 đó, thêm gạch nối và ký hiệu mảnh bản đồ 1: 2000 Ví dụ: F-48-96-(256-c) - Bản đồ tỷ lệ 1: 1000: Lấy cơ sở là mảnh bản đồ 1: 2000 được chia thành 4 mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 1000, ký hiệu bằng chữ số La Mã I, II, III, IV Nguyễn Văn Thụ 7 Lớp: Trắc Địa B – K48 Trường Đại học Mỏ - Địa Chất Đồ án tốt nghiệp theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Danh pháp tờ bản đồ 1: 1000 là danh pháp của tờ bản đồ 1: 2000 chứa mảnh bản đồ 1: 1000 đó, thêm gạch nối và sau đó là ký hiệu mảnh bản đồ 1: 1000. Ví dụ: F-48-96-(256-c-IV) - Bản đồ tỷ lệ 1: 500: Lấy cơ sở là mảnh bản đồ 1: 2000 được chia thành 16 mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 500, ký hiệu bằng chữ số ả Rập từ 1 đến 16 theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Danh pháp tờ bản đồ 1: 500 gồm danh pháp của tờ bản đồ 1: 2000 chứa mảnh bản đồ 1: 500 đó, thêm gạch nối và sau đó là ký hiệu mảnh bản đồ 1: 500. Ví dụ: F-48-96-(256-c-16) I.2. lưới khống chế trắc địa phục vụ đo vẽ bản đồ địa hình I.2.1. Lưới khống chế mặt bằng Lưới khống chế mặt bằng được thành lập ở khu vực thành phố, khu công nghiệp, khu năng lượng, sân bay, bến cảng, nhà máy thuỷ điện, cầu cống, đường hầm... là cơ sở trắc địa phục vụ cho việc khảo sát, thiết kế và thi công xây dựng các công trình. Lưới khống chế trắc địa công trình có thể được thành lập dưới dạng lưới tam giác đo góc, lưới tam giác đo cạnh, lưới đo góc- cạnh kết hợp hoặc lưới đường chuyền. Lưới khống chế trắc địa phải đảm bảo độ chính xác toạ độ và độ cao các tuyên theo yêu cầu đã đề ra trong quy phạm của nhà nước. Mạng lưới khống chế trắc địa phải đủ mật độ điểm theo quy định, đủ độ vững vàng về đồ hình trong thiết kế và trình tự phát triển lưới. Do vậy lưới khống chế mặt bằng cơ sở phải được xây dựng bao trùm lên toàn bộ khu đo vẽ, trên cơ sở mạng lưới này, người ta sẽ chêm dày mạng lưới để đảm bảo đủ mật độ điểm cho thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ lớn. Mật độ điểm của lưới khống chế mặt bằng phục vụ đo vẽ bản đồ địa hình công trình tỷ lệ lớn phụ thuộc vào tỷ lệ bản đồ, mức độ phức tạp của địa hình và các yêu cầu nhiệm vụ khác trong giai đoạn khảo sát, thiết kế, thi công và sử dụng công trình. Mật độ điểm phải đủ và phân bố đều. ở những nơi đo vẽ tỷ lệ lớn cần có mật độ điểm khống chế dày hơn. Đối với khu vực xây dựng, mật độ điểm của lưới nhà nước không nhỏ hơn 1 điểm/5km2, sau khi tăng dày phải đạt 4 điểm/km2, với khu vực chưa xây dựng phải đạt 1 Nguyễn Văn Thụ 8 Lớp: Trắc Địa B – K48 Trường Đại học Mỏ - Địa Chất Đồ án tốt nghiệp điểm/km2. Vị trí các điểm phải thuận lợi cho việc đo nối, phát triển các cấp khống chế tiếp theo cũng như việc đo vẽ chi tiết sau này. Lưới khống chế trắc địa dùng cho mục đích đo vẽ bản đồ địa hình được phát triển theo nguyên tắc thông thường từ hạng cao đến hạng thấp, từ toàn diện đến cục bộ, từ độ chính xác cao đến độ chính xác thấp. Lưới tam giác nhà nước được phân thành các cấp hạng I, II, III, IV. Lưới khống chế mặt bằng được tăng dày bằng lưới đường chuyền cấp 1, cấp 2, lưới giải tích cấp 1, cấp 2 hoặc lưới tam giác. Trong thiết kế lưới cần chú ý đến khả năng sử dụng tối đa các điểm của lưới khống chế nhà nước cho công tác đo vẽ. Lưới khống chế mặt bằng phục vụ cho đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ lớn khu vực xây dựng công trình được thiết kế theo hướng: - Tối ưu hoá về độ chình xác: Lưới có độ chính xác cao nhất với chi phí lao động và thời gian cho trước. - Tối ưu hoá về giá thành: Lưới có độ chính xác cho trước với giá thành nhỏ nhất. Lưới khống chế trắc địa mặt bằng phục vụ cho đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ lớn phải đảm bảo độ chính xác yêu cầu đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ lớn nhất. I.2.2. Các phương pháp xây dựng lưới trắc địa mặt bằng Lưới khống chế trắc địa mặt bằng phục vụ cho thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ lớn có thể được thành lập theo các phương pháp như tam giác, đa giác, giao hội và phương pháp có ứng dụng công nghệ GPS. 1. Phương pháp lưới tam giác a. Lưới tam giác đo góc 2 4 i  3 4 7 8 C1 C3 C5  12 C2 C4 1  10 2 5 6 9 3 5 j 1 Hình 1.1 Các điểm 1, 2, 3, …, i trên mặt đất hợp thành một chuỗi tam giác(hình I.1) Tiến hành đo tất cả các góc trong mạng lưới tam giác và từ toạ độ điểm gốc, đo chiều dài cạnh gốc, phương vị gốc ta tính ra được toạ độ các điểm trong mạng lưới. Nguyễn Văn Thụ 9 Lớp: Trắc Địa B – K48 Trường Đại học Mỏ - Địa Chất Đồ án tốt nghiệp - ưu điểm: Lưới có kết cấu đồ hình chặt chẽ khống chế toàn bộ khu đo, trong lưới có nhiều trị đo thừa nên có nhiều điều kiện để kiểm tra kết quả đo. - Nhược điểm: Công tác chọn điểm rất khó khăn vì các điểm được chọn đòi hỏi phải thông hướng nhiều nên việc bố trí mạng lưới khó khăn ở nơi có địa hình phức tạp. b. Lưới tam giác đo cạnh Trong lưới tam giác đo cạnh, tất cả các cạnh của tam giác được đo (hìnhI.2). Lưới tam giác đo cạnh thường có ít trị đo thừa hơn lưới tam giác đo góc, độ chính xác tính chuyền phương vị trong lưới tam giác đo cạnh kém hơn so với lưới tam giác đo góc vì các góc trong lưới được xác định gián tiếp qua các cạnh đo, do vậy lưới tam giác đo cạnh có độ tin cậy không cao. Trong điều kiện kỹ thuật như nhau thì lưới tam giác đo góc vẫn có tính ưu việt hơn lưới tam giác đo cạnh. B D F S3 S1 A S2 C E Hình 1.2 - ưu điểm: Độ chính xác các yếu tố trong lưới tam giác đo cạnh ít phụ thuộc vào đồ hình hơn lưới tam giác đo góc. Với sự phát triển của các máy đo xa điện tử thì phương pháp xây dựng lưới mặt bằng theo phương pháp lưới tam giác đo cạnh sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao. - Nhược điểm: Lưới có ít trị đo thừa nên không có điều kiện để kiểm tra chất lượng đo trong lưới. Để có trị đo thừa và nâng cao độ chính xác của lưới tam giác đo cạnh người ta thường chọn lưới có đồ hình bao gồm các đa giác trung tâm hay tứ giác tr