Dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, năm 2008 và 2009 có thể
được coi là thời kỳ suy giảm mạnh mẽ nhất của kinh tế thế giới kể từ sau cuộc đại
khủng hoảng 1929 – 1933. Bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng cho vay địa ốc dưới chuẩn
tại Hoa Kỳ vào cuối năm 2007, cuộc khủng hoảng đã lan rộng ra phạm vi toàn cầu và
gây ra những tác động lớn tới nền kinh tế thế giới. Thị trường tài chính thế giới chao
đảo, hoạt động thương mại quốc tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tăng trưởng kinh tế thế
giới giảm sút. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, Việt Nam
không thể tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Bên cạnh hệ thống tài chính ngân hàng, hoạt động xuất khẩu cũng chịu tác động mạnh
của cuộc khủng hoảng. Do Việt Nam phần lớn xuất khẩu vào thị trường các nước phát
triển, nên hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua bị ảnh hưởng mạnh cả
về tốc độ tăng trưởng, kim ngạch, cơ cấu mặt hàng, và đặc biệt là cơ cấu thị trường do
sự thu hẹp thị trường của các nước như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, ASEAN.
Đây là một hệ quả tất yếu của khủng hoảng tài chính toàn cầu do các thị trường này
chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ cuộc khủng hoảng. Kim ngạch xuất khẩu của Việt
Nam có dấu hiệu suy giảm từ cuối 2008 và thực sự giảm mạnh trong năm 2009. Rất
nhiều thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh
các thị trường truyền thống bị thu hẹp và cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt do nhu
cầu tiêu dùng suy giảm cùng xu hướng áp dụng chính sách bảo hộ của các nước. Chính
vì vậy, việc phân tích sự thay đổi cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam
dưới tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu, trên cơ sở đó đề xuất một số biện
pháp nhằm tìm kiếm, khai thác các thị trường mới phục vụ mục tiêu đa dạng hoá thị
trường xuất khẩu, tránh việc phụ thuộc quá nhiều vào một số thị trường chính là một
yêu cầu cấp bách trong thời điểm hiện tại. Điều này không chỉ có ý nghĩa trong ngắn
2
hạn mà sẽ là cơ sở để hoạch định chiến lược xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ hậu
khủng hoảng. Xuất phát từ thực tế đó, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Thay đổi cơ
cấu thị trường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam trong điều kiện khủng hoảng tài chính
toàn cầu” làm đề tài nghiên cứu của mình.
103 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1729 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thay đổi cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong điều kiện khủng hoảng tài chính toàn cầu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
---------------------------------
NGUYỄN THỊ NGỌC LAN
THAY ĐỔI CƠ CẤU THỊ TRƢỜNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA
CỦA VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN KHỦNG HOẢNG
TÀI CHÍNH TOÀN CẦU
Chuyên ngành : Thƣơng mại
Mã số : 60.34.10
LUẬN VĂN THẠC SỸ THƢƠNG MẠI
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Vũ Hoàng Nam
Hà Nội - 2010
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu trường Đại học Ngoại
Thương, Quý thầy cô Khoa sau đại học đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khóa học
cũng như luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Vũ Hoàng Nam, người đã dành nhiều
thời gian và tâm huyết hướng dẫn, giúp đỡ, góp ý tận tình cho tôi trong quá trình thực
hiện luận văn này.
Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã
giúp đỡ tôi và cung cấp những thông tin bổ ích cho việc nghiên cứu.
Tuy đã có nhiều nỗ lực, cố gắng nhưng do thời gian và khả năng nghiên cứu còn
hạn chế nên luận văn có thể còn thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý nhiệt tình của
Quý thầy cô và các bạn.
Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2010
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Ngọc Lan
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ...................................................................................................................... 1
CHƢƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ CƠ CẤU THỊ TRƢỜNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ
VÀ CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU ................................................... 5
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CƠ CẤU THỊ TRƢỜNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ
............................................................................................................................................... 5
1.1.1. Khái niệm cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hoá ............................................... 5
1.1.2. Các nhân tố tác động đến cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hoá ...................... 7
1.2. KHÁI QUÁT VỀ CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU NĂM 2008 .12
1.2.1. Khái niệm khủng hoảng tài chính ..................................................................... 12
1.2.2. Nguyên nhân, diễn biến của cuộc khủng hoảng tài chính................................. 13
1.2.3. Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tới thương mại quốc tế ... 19
1.3. KINH NGHIỆM CỦA CÁC NƢỚC ỨNG PHÓ VỚI TÁC ĐỘNG CỦA KHỦNG
HOẢNG TỚI CƠ CẤU THỊ TRƢỜNG XUẤT KHẨU .....................................................23
1.3.1. Kinh nghiệm của một số nước trong khu vực.................................................... 23
1.3.2. Bài học từ kinh nghiệm của các nước ............................................................... 30
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ SỰ THAY ĐỔI CƠ CẤU THỊ TRƢỜNG XUẤT
KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM DƢỚI TÁC ĐỘNG CỦA KHỦNG HOẢNG TÀI
CHÍNH TOÀN CẦU ...........................................................................................................32
2.1. KHÁI QUÁT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN
CẦU TỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM ..............................................................................32
2.1.1. Tác động tới hoạt động xuất nhập khẩu ............................................................ 32
2.1.2. Tác động tới thu hút vốn đầu tư nước ngoài ..................................................... 37
2.1.3. Tác động tới lĩnh vực tài chính – ngân hàng .................................................... 38
2.1.4. Tác động tới tăng trưởng kinh tế ....................................................................... 40
2.2. SỰ THAY ĐỔI CƠ CẤU THỊ TRƢỜNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT
NAM DƢỚI TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU ....41
2.2.1. Các nhân tố tác động tới cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam
..................................................................................................................................... 41
2.2.2. Sự thay đổi trong cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam........... 49
2.2.3. Sự thay đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam ..................................... 65
2.3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU
ĐẾN CƠ CẤU THỊ TRƢỜNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM ...............66
CHƢƠNG III: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM
TRONG ĐIÊU KIỆN CƠ CẤU THỊ TRƢỜNG THAY ĐỔI ............................................68
3.1. DỰ BÁO CƠ CẤU THỊ TRƢỜNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM
TRONG THỜI GIAN TỚI..................................................................................................68
3.1.1. Dự báo các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu thị trường xuất khẩu ....................... 68
3.1.2. Dự báo cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam .......................... 74
3.2. CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM
TRONG ĐIỀU KIỆN CƠ CẤU THỊ TRƢỜNG THAY ĐỔI ............................................75
3.2.1. Nhóm các giải pháp vĩ mô ................................................................................. 75
3.2.2. Một số giải pháp cho các thị trường cụ thể ...................................................... 82
KẾT LUẬN ..........................................................................................................................88
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt
AFTA ASEAN Free Trade Area Khu vực thương mại tự do
ASEAN
ASEAN Association of South East Asia
Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam
Á
CIS Commonwealth of Independent
States
Cộng đồng các quốc gia độc lập
(SNG)
EC European Committee Uỷ ban châu Âu
EU European Union Liên minh châu Âu
FED Federal Reserve System Cục dự trữ Liên bang Hoa Kỳ
FLEGT Forest Law Enforcement,
Governance and Trade
Thi hành Lâm luật, Quản trị rừng
và Thương mại
GDP Gross Domestic Production Tổng sản phẩm quốc nội
GSP Generalised System of
Preferences
Hệ thống ưu đãi phổ cập
IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế
IUU Illegal, unreported and
unregulated fishing
Hệ thống kiểm soát nhằm phòng
ngừa, ngăn chặn và xoá bỏ hoạt
động khai thác, đánh bắt thuỷ sản
bất hợp pháp
UNCTAD United Nations Conference on
Trade and Development
Hội nghị của Liên hợp quốc về
Thương mại và Phát triển
VJEPA Vietnam – Japan Economic
Partnership Agreement
Hiệp định đối tác kinh tế Việt
Nam - Nhật Bản
WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Sự thay đổi kim ngạch thương mại thế giới giai đoạn 2007 – 2011 ............. 23
Bảng 1.2: Tỷ lệ tăng trưởng tại các thị trường xuất khẩu chính của Thái Lan.............. 24
Bảng 2.1: Cơ cấu thị trường nhập khẩu của Việt Nam ................................................ 36
Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng GDP và GDP bình quân đầu người tại các khu vực thị
trường xuất khẩu chính của Việt Nam ........................................................................ 43
Bảng 2.3 : Hoạt động xúc tiến thương mại theo khu vực thị trường ............................ 44
Bảng 2.4: Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Nhật Bản ...................... 54
Bảng 2.5: Cơ cấu mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 2007 – 2009 .. 57
Bảng 2.6: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU (2005 - 2009) ....................... 58
Bảng 2.7: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang EU theo mặt hàng ....... 60
Bảng 2.8: Một số mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Hoa Kỳ.................... 62
Bảng 2.9: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Châu Đại Dương ........................ 63
Bảng 2.10: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các quốc gia thuộc Châu Đại
Dương ........................................................................................................................ 64
Bảng 2.11: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Châu Phi (2007 - 2009) ............ 65
Bảng 2.12: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang một số nước ở Châu Phi ........... 65
Bảng 2.13: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam 2009........................................ 66
Bảng 3.1: Tốc độ tăng GDP của một số khu vực thị trường xuất khẩu chính .............. 69
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Mô hình hấp dẫn (Gravity Model) trong thương mại quốc tế......................... 8
Hình 1.2: Giá trị và khối lượng thương mại thế giới từ tháng 1/2000 đến tháng 4/2009
(Chỉ số: Năm 2000 = 100) .......................................................................................... 20
Hình 2.1: Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam (2007 – 2009) ...................... 32
Hình 2.2: Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam 2008 – 2009 ........................ 33
Hình 2.3: Sự thay đổi cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam................. 35
Hình 2.4: Kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam (2007 - 2009) ...................... 36
Hình 2.5: Nhập khẩu một số mặt hàng chính năm 2009 so với năm 2008 ................... 37
Hình 2.6: Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam từng quý giai đoạn 2006 – 2010 .... 40
Hình 2.7: Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế thế giới và các khu vực trước và sau khủng
hoảng tài chính toàn cầu ............................................................................................. 42
Hình 2.8: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN 2008 – 2009 ................. 50
Hình 2.9: Kim ngạch xuất khẩu sang các nước ASEAN 8 tháng đầu năm 2008 – 2009
................................................................................................................................... 51
Hình 2.10: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản 2008 – 2009 .............. 53
Hình 2.11: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc 2008 – 2009 ......... 56
Hình 2.12: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang một số nước EU ....................... 59
Hình 2.13: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ 2008 – 2009 ................ 61
1
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, năm 2008 và 2009 có thể
được coi là thời kỳ suy giảm mạnh mẽ nhất của kinh tế thế giới kể từ sau cuộc đại
khủng hoảng 1929 – 1933. Bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng cho vay địa ốc dưới chuẩn
tại Hoa Kỳ vào cuối năm 2007, cuộc khủng hoảng đã lan rộng ra phạm vi toàn cầu và
gây ra những tác động lớn tới nền kinh tế thế giới. Thị trường tài chính thế giới chao
đảo, hoạt động thương mại quốc tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tăng trưởng kinh tế thế
giới giảm sút. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, Việt Nam
không thể tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Bên cạnh hệ thống tài chính ngân hàng, hoạt động xuất khẩu cũng chịu tác động mạnh
của cuộc khủng hoảng. Do Việt Nam phần lớn xuất khẩu vào thị trường các nước phát
triển, nên hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua bị ảnh hưởng mạnh cả
về tốc độ tăng trưởng, kim ngạch, cơ cấu mặt hàng, và đặc biệt là cơ cấu thị trường do
sự thu hẹp thị trường của các nước như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, ASEAN.
Đây là một hệ quả tất yếu của khủng hoảng tài chính toàn cầu do các thị trường này
chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ cuộc khủng hoảng. Kim ngạch xuất khẩu của Việt
Nam có dấu hiệu suy giảm từ cuối 2008 và thực sự giảm mạnh trong năm 2009. Rất
nhiều thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh
các thị trường truyền thống bị thu hẹp và cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt do nhu
cầu tiêu dùng suy giảm cùng xu hướng áp dụng chính sách bảo hộ của các nước. Chính
vì vậy, việc phân tích sự thay đổi cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam
dưới tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu, trên cơ sở đó đề xuất một số biện
pháp nhằm tìm kiếm, khai thác các thị trường mới phục vụ mục tiêu đa dạng hoá thị
trường xuất khẩu, tránh việc phụ thuộc quá nhiều vào một số thị trường chính là một
yêu cầu cấp bách trong thời điểm hiện tại. Điều này không chỉ có ý nghĩa trong ngắn
2
hạn mà sẽ là cơ sở để hoạch định chiến lược xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ hậu
khủng hoảng. Xuất phát từ thực tế đó, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Thay đổi cơ
cấu thị trường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam trong điều kiện khủng hoảng tài chính
toàn cầu” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Cho đến nay, ở nước ngoài đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về cơ cấu thị
trường xuất khẩu. Các nghiên cứu này chủ yếu sử dụng mô hình cân bằng tổng quát
(Computable General Equilibrium - CGE) hoặc mô hình hấp dẫn (Gravity Model).
Trung tâm thương mại quốc tế ITC (2005) đã sử dụng mô hình hấp dẫn để tính toán
tiềm năng thương mại cho các nền kinh tế đang phát triển và các nền kinh tế chuyển
đổi. Quỹ tiền tệ quốc tế IMF (2006) cũng áp dụng mô hình hấp dẫn để đánh giá tác
động của liên kết kinh tế ASEAN và APEC đến các luồng thương mại trong khu vực.
Hoạt động ngoại thương nói chung và xuất khẩu nói riêng cũng đã được đề cập
đến nhiều trong các đề tài nghiên cứu khoa học trong nước. Có thể kể tới các đề tài
như: Khả năng và những giải pháp tổng thể để kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của
Việt Nam đạt 50 tỷ USD vào năm 2010 (Nguyễn Thị Nhiễu, 2005); Đánh giá thực
trạng và định hướng chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam thời kỳ 2005 -
2015 (Nguyễn Hữu Khải, 2005); Luận cứ khoa học xây dựng chiến lược đẩy mạnh
xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường châu Âu giai đoạn 2001 - 2010 (Vũ
Chí Lộc, 2003). Khi phân tích về cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam,
luận án tiến sỹ kinh tế đã được bảo vệ cấp cơ sở “Điều chỉnh cơ cấu thị trường xuất
khẩu hàng hoá của Việt Nam trong xu thế tự do hoá thương mại” của Đào Ngọc Tiến
(2009) đã đề cập tới cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam nghiên cứu
trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
Mặc dù vậy có thể nói rằng hiện chưa có một công trình khoa học nào nghiên
cứu một cách toàn diện về sự thay đổi cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hoá của Việt
Nam dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
3
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu sự thay đổi về kim ngạch xuất
khẩu hàng hóa của Việt Nam tại các thị trường xuất khẩu quan trọng như Hoa Kỳ, EU,
Nhật Bản, ASEAN và Trung Quốc, sự thay đổi về cơ cấu thị trường của một số mặt
hàng xuất khẩu chính của Việt Nam, phân tích các nguyên nhân gây ra sự thay đổi
trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu. Bên cạnh đó, luận văn cũng nghiên cứu
kinh nghiệm hoạch định chính sách thúc đẩy xuất khẩu của một số nước trong bối cảnh
cơ cấu thị trường xuất khẩu thay đổi. Trên cơ sở đó, luận văn đề xuất các giải pháp
thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam trong điều kiện cơ cấu thị trường thay đổi
sau khủng hoảng tài chính toàn cầu.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận văn là thực trạng sự thay đổi về cơ cấu thị
trường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn sẽ phân tích tổng quan về sự thay đổi cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng
hoá của Việt Nam giới hạn phạm vi ở một số khu vực thị trường quan trọng trước và
sau khủng hoảng tài chính toàn cầu. Bên cạnh đó, đề tài cũng sẽ tiến hành phân tích sự
thay đổi kim ngạch xuất khẩu của một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu. Số liệu xuất
khẩu của Việt Nam trong khoảng thời gian từ 2006 đến nay sẽ được sử dụng trong luận văn.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa
Mác – Lênin, đề tài sẽ sử dụng các phương pháp thu thập tài liệu và số liệu thứ cấp,
tổng hợp, phân tích, so sánh, và đánh giá các số liệu này.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, đề tài được chia làm 3 chương:
4
Chƣơng 1: Khái quát về cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu hàng hoá và cuộc
khủng hoảng tài chính toàn cầu
Chƣơng 2: Thực trạng về sự thay đổi cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu hàng hoá
của Việt Nam dƣới tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu
Chƣơng 3: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam trong điều
kiện cơ cấu thị trƣờng thay đổi
5
CHƢƠNG I
KHÁI QUÁT VỀ CƠ CẤU THỊ TRƢỜNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ VÀ
CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CƠ CẤU THỊ TRƢỜNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ
1.1.1. Khái niệm cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu hàng hoá
Khái niệm thị trường
Khái niệm thị trường đã được nghiên cứu trong khá nhiều lĩnh vực. Trong lĩnh
vực kinh tế chính trị, các nhà kinh tế học hiện đại định nghĩa: “Thị trường là lĩnh
vực lưu thông, ở đó hàng hoá thực hiện được giá trị của mình đã được tạo ra trong
lĩnh vực sản xuất” [4]. Như vậy, trong định nghĩa này, thị trường là một khâu của
quá trình tái sản xuất, là nơi hàng hoá thực hiện được giá trị của mình.
Khái niệm thị trường cũng được Paul Samuelson, nhà kinh tế học thuộc trường
phái chính trị hiện đại đưa ra như sau: “Thị trường là một quá trình mà trong đó,
người mua và người bán một thứ hàng hoá tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá
cả và số lượng hàng hoá” [19]. Theo khái niệm này, thị trường là một quá trình mua
bán diễn ra trực tiếp giữa người mua và người bán mà ít chịu tác động của các yếu
tố bên ngoài.
Trong lĩnh vực marketing, Philip Kotler cho rằng: “Thị trường là tập hợp tất cả
những người mua thực sự hay những người mua tiềm tàng đối với một sản phẩm”
[20]. Quan điểm này coi thị trường là người mua, kể cả người mua thực sự và người
mua tiềm tàng, thể hiện rõ sự đề cao vai trò quyết định của người mua.
Với các cách tiếp cận khác nhau, các khái niệm trên đã đưa ra những nét cơ
bản của thị trường. Như vậy, có thể thấy thị trường là tập hợp tất cả các người mua
thực sự và tiềm năng (bao gồm các doanh nghiệp và cá nhân) có các tác động qua
lại với người bán để quyết định giá cả và số lượng hàng hoá.
6
Khái niệm thị trường xuất khẩu
Căn cứ vào quốc tịch của người mua và người bán, có thể thấy thị trường xuất
khẩu là thị trường trong đó người mua mang quốc tịch nước ngoài, quan hệ với người bán
trong nước để xác định giá cả và số lượng hàng hoá mua bán, chất lượng hàng hoá theo
tiêu chuẩn quốc tế, thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi và phải làm thủ tục hải quan.
Khái niệm cơ cấu thị trường xuất khẩu
Theo triết học duy vât biện chứng, cơ cấu là khái niệm dùng để chỉ cách thức tổ
chức bên trong của một hệ thống, biểu hiện sự thống nhất của các mối quan hệ qua lại,
vững chắc giữa các bộ phận của nó. Trong khi chỉ rõ mối quan hệ biện chứng giữa bộ
phận và toàn thể, nó biểu hiện ra như là một thuộc tính của sự vật hiện tượng và biến
đổi cùng với sự biến đổi sự vật, hiện tượng.
Cũng như vậy, đối với nền kinh tế, khi xem xét nó là một hệ thống phức tạp thì có
thể thấy rất nhiều các bộ phận và các kiểu cơ cấu hợp thành, tuỳ theo cách mà chúng ta
tiếp cận khi nghiên cứu hệ thống đó. Đặc biệt, sự vận động và phát triển của nền kinh
tế theo thời gian bao hàm trong đó sự thay đổi bản thân các bộ phận cũng như sự thay
đổi của các kiểu cơ cấu. Vì vậy, có thể thấy rằng, “Cơ cấu kinh tế là tổng thể các
ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế với vị trí, tỷ trọng tương ứng với chúng và mối quan
hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành”.
Dựa trên quan điểm về cơ cấu kinh tế, có thể hiểu “Cơ cấu hàng xuất khẩu là tổng
thể các nhóm hàng, mặt hàng xuất khẩu trong toàn bộ kim ngạch xuất khẩu với vị trí, tỷ
trọng tương ứng và mối liên hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành”.
Có khá nhiều cách tiếp cận để nghiên cứu cơ cấu thị trường xuất khẩu. Cơ cấu thị
trường xuất khẩu có thể được thể hiện thông qua việc nghiên cứu tỷ trọng của mỗi
quốc gia trong tổng thể cơ cấu thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, cách tiếp cận này
tương đối khó khăn do có nhiều thị trường có kim ngạch quá nhỏ nên không được ghi
nhận vào số liệu thống kê. Chính vì vậy, bên cạnh đó còn có cách tiếp cận tập tr