Mục đích, ý nghĩa của đề tài
1.1. “Nhắc đến tên thi sĩ Á Nam Trần Tuấn Khải nhiều người không khỏi cảm
thấy xa xôi như nhắc đến một con người của thế kỷ trước.”. Đó là nhận xét của tác
giả cuốn “Thơ văn Á Nam Trần Tuấn Khải” ở “Lời nói đầu” do nhà xuất bản Văn
học ấn hành năm 1984, một năm sau khi nhà thơ qua đời. Điều đó cho thấy trong
suốt một thời gian dài, tên tuổi và sự nghiệp thơ văn của Á Nam dường như bị lãng
quên. Hơn hai mươi năm nữa trôi qua, nhân loại đã bước sang thế kỷ mới và cái tên
Trần Tuấn Khải dần trở lên gần gũi hơn nhờ thơ văn của ông được đưa vào giảng
dạy ở các cấp học đại học và phổ thông. Tuy nhiên, việc nghiên cứu và xuất bản thơ
văn Á Nam vẫn còn quá ít ỏi, chưa xứng đáng với tầm vóc của một thi gia lớn buổi
giao thời văn học từ trung đại sang hiện đại, người đã cùng Tản Đà tạo nên cái gạch
nối sang Thơ mới, người với những bài thơ tràn đầy tâm huyết yêu nước được diễn
đạt dưới hình thức dân gian - một thời đông đảo quần chúng yêu mến. Bởi vậy,
nghiên cứu thơ ca Á Nam Trần Tuấn Khải để góp phần xác định vị trí vốn có của
một nhà thơ thuộc thế hệ đầu tiên sáng tác bằng chữ quốc ngữ là việc làm cần thiết.
99 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1750 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thế giới nghệ thuật thơ Á Nam Trần Tuấn Khải, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC SÖ PHAÏM TP. HOÀ CHÍ MINH
NGOÂ HOÀNG HIEÄP
THEÁ GIÔÙI NGHEÄ THUAÄT THÔ
AÙ NAM TRAÀN TUAÁN KHAÛI
Chuyeân ngaønh : Vaên hoïc Vieät nam
Maõ soá : 60 22 34
LUẬN VĂN THẠC SỸ VĂN HỌC
NGÖÔØI HÖÔÙNG DAÃN KHOA HOÏC:
PGS. TS. PHUØNG QUYÙ NHAÂM
Thaønh phoá Hoà Chí Minh -2007
2
MỞ ĐẦU
1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài
1.1. “Nhắc đến tên thi sĩ Á Nam Trần Tuấn Khải nhiều người không khỏi cảm
thấy xa xôi như nhắc đến một con người của thế kỷ trước...”. Đó là nhận xét của tác
giả cuốn “Thơ văn Á Nam Trần Tuấn Khải” ở “Lời nói đầu” do nhà xuất bản Văn
học ấn hành năm 1984, một năm sau khi nhà thơ qua đời. Điều đó cho thấy trong
suốt một thời gian dài, tên tuổi và sự nghiệp thơ văn của Á Nam dường như bị lãng
quên. Hơn hai mươi năm nữa trôi qua, nhân loại đã bước sang thế kỷ mới và cái tên
Trần Tuấn Khải dần trở lên gần gũi hơn nhờ thơ văn của ông được đưa vào giảng
dạy ở các cấp học đại học và phổ thông. Tuy nhiên, việc nghiên cứu và xuất bản thơ
văn Á Nam vẫn còn quá ít ỏi, chưa xứng đáng với tầm vóc của một thi gia lớn buổi
giao thời văn học từ trung đại sang hiện đại, người đã cùng Tản Đà tạo nên cái gạch
nối sang Thơ mới, người với những bài thơ tràn đầy tâm huyết yêu nước được diễn
đạt dưới hình thức dân gian - một thời đông đảo quần chúng yêu mến. Bởi vậy,
nghiên cứu thơ ca Á Nam Trần Tuấn Khải để góp phần xác định vị trí vốn có của
một nhà thơ thuộc thế hệ đầu tiên sáng tác bằng chữ quốc ngữ là việc làm cần thiết.
1.2. Thế giới nghệ thuật thơ Á Nam Trần Tuấn Khải cần được nhìn nhận như
một chỉnh thể với những quy luật vận động nội tại. Đã có một thời trong nghiên cứu
văn học của chúng ta tồn tại tình trạng tách rời hai phạm trù nội dung và hình thức,
hoặc chỉ tập trung xem xét văn học như một hiện tượng xã hội, lịch sử. Để khắc
phục, phương pháp luận nghiên cứu văn học đòi hỏi phải đi vào thế giới nghệ thuật
của một nhà thơ, nhà văn như đi vào một cấu trúc lôgic của một tổ chức bên trong,
có sự thống nhất biện chứng, hài hòa giữa nội dung và hình thức. Đây chính là
hướng tiếp cận nghiên cứu của luận văn đối với thơ ca Á Nam.
1.3. Nghiên cứu một tác gia văn học không chỉ dừng lại ở việc xác định vị trí
cá nhân của tác gia ấy. Mỗi một nhà văn, nhà thơ đều thuộc về một giai đoạn lịch sử
nhất định. Bởi vậy nghiên cứu tác gia văn học còn có ý nghĩa không nhỏ về mặt lịch
sử văn học. Khám phá thế giới nghệ thuật thơ Á Nam Trần Tuấn Khải vì thế sẽ góp
3
phần giúp cho việc hình dung diện mạo thơ Việt Nam buổi giao thời, giai đoạn khởi
đầu đầy ý nghĩa trên bước đường hiện đại hóa nền văn học dân tộc.
1.4. Trong chương trình của bộ môn Văn học Việt Nam ở Đại học Sư phạm
vài chục năm trở lại đây, thơ văn Trần Tuấn Khải đã được đưa vào giảng dạy. Trần
Tuấn Khải cũng được giới thiệu ở lớp 8 trung học cơ sở với bài thơ “Hai chữ nước
nhà”. Chọn đề tài “Thế giới nghệ thuật thơ Á Nam Trần Tuấn Khải”, chúng tôi
muốn đóng góp một phần nhỏ bé vào việc tìm hiểu, đánh giá một tác gia được dạy
trong nhà trường.
Qua đề tài này với tư cách cá nhân, chúng tôi mong muốn sẽ tích lũy được
nhiều hơn tri thức khoa học và phương pháp nghiên cứu để phục vụ cho quá trình
giảng dạy và nghiên cứu sau này.
2. Lịch sử vấn đề
Á Nam Trần Tuấn Khải sinh năm 1894, mất năm 1983, cuộc đời trải qua nhiều
chế độ. Đời thơ Á Nam dài hơn 70 năm với nhiều biến cố, thăng trầm. Phần có giá
trị nhất của thơ ông, cũng là phần được nhiều người biết đến là những sáng tác được
in vào những năm hai mươi, ba mươi của thế kỷ XX. Như trên đã nói, Á Nam là tác
giả ít được nghiên cứu. Những ý kiến, nhận định về thơ ca Á Nam thường tản mạn,
rải rác đó đây trong các công trình nghiên cứu không phải dành riêng cho ông.
Chúng tôi xin điểm lại những nhận định cơ bản về thơ ca Á Nam qua mấy mốc sau:
2.1. Những ý kiến nhận định trước 1954
2.1.1. Một số ý kiến trên các báo, tạp chí đương thời
- Tạp chí “Nam Phong” tháng 5/1921 đăng bài khen tập “Duyên nợ phù sinh”,
khen các bài thơ “Tiễn chân anh Khóa xuống tàu, “Gánh nước đêm” là “lời giản dị
mà ý tứ sâu xa.” [10, tr.16].
- Báo “Trung Bắc tân văn” số 1282 đăng bài của Hoàng Ngọc Phách khen cuốn
“Duyên nợ phù sinh” là “lời lẽ thanh thoát, ý tứ dồi dào, cảm hoài những việc vẩn
vơ mà cao thượng” [10, tr.16].
2.1.2. Dương Quảng Hàm trong “Việt Nam văn học sử yếu” nhận xét khách
quan về Trần Tuấn Khải: “Nguồn thi hứng của ông thường là cái cảm tình đối với
4
non sông đất nước nên ông thường mượn đề mục ở lịch sử..., mượn cảnh ngộ anh
Khóa để tả thân thế và hoài bão của mình” [21, tr. 430].
2.1.3. Vũ Ngọc Phan trong “Nhà văn hiện đại” đã dành 12 trang nhận định về
Trần Tuấn Khải. Tác giả cho rằng: Á Nam là nhà thơ giàu tình cảm, ông “bao giờ
cũng lấy cảnh đời làm đầu đề” và thi ca của ông “là thứ thi ca đầy những ý tưởng
luân lý” [57, tr. 391 – 398]. Về phương diện nghệ thuật, Vũ Ngọc Phan khẳng định:
Thành công nhất của Á Nam là những bài hát theo lối dân gian. “Về loại này,
Nguyễn Khắc Hiếu cũng phải thua ông...” [57, tr.391]; “những bài ca có tiếng của
ông là những bài mà những tay thợ thơ không tạo ra được” [57, tr. 398].
2.2. Những ý kiến nhận định sau 1954 ở miền Nam, vùng Mỹ ngụy kiểm soát
2.2.1. Phạm Thế Ngũ trong “Việt Nam văn học sử giản ước tân biên” cho rằng
thơ Á Nam có ba khuynh hướng: Khuynh hướng đạo lý, khuynh hướng thời thế và
khuynh hướng mà tác giả gọi là “giọng buồn thế hệ” [49, tr. 102]. Tác giả nhận xét
“Á Nam Trần Tuấn Khải có tình của một trí sĩ và ngọn bút của một thi ông” [49, tr.
403]; “Thơ ông đã gây được nhiều tiếng vang trong lòng người đương thời, nhất là
những bài giọng thời thế như: “Tiễn chân anh Khóa xuống tàu”, “Gánh nước
đêm”, ...”[49, tr. 403].
2.2.2. Uyên Thao trong cuốn “Thơ Việt Nam hiện đại” đã đề cập đến Á Nam
rải rác trong một số trang của công trình. Theo tác giả, thơ giai đoạn 1900 - 1930 có
ba dòng chính: Thơ hiếu hỉ, thơ tranh đấu, thơ chính thống. Ở dòng thơ chính thống
(được hiểu là văn học công khai), Uyên Thao chia ra hai khuynh hướng: Khuynh
hướng thời thế tiêu biểu là Tản Đà, Á Nam; khuynh hướng lãng mạn tiêu biểu là
Đông Hồ, Tương Phố. Về Á Nam, tác giả viết: “Á Nam kín đáo gói ghém những
tình cảm yêu nước thương nòi với việc gây dựng lại tinh thần đạo lí” [67, tr. 211]; Á
Nam là “một thi gia vững chãi trong việc sử dụng ngòi bút” [67, tr. 217]; biệt tài
của Á Nam là ở “lối thơ ca Việt: lục bát, hát nói, hát xẩm” [67, tr. 219].
2.3. Những ý kiến, nhận định về thơ Trần Tuấn Khải ở miền Bắc sau 1954
và cả nước sau 1975
2.3.1. Trong cuốn “Giáo trình lịch sử văn học Việt Nam” tập 4b (Nguyễn Đình
5
Chú, Lê Trí Viễn – NXB Giáo dục – 1965), khi nói đến loại hình thơ của văn học
hợp pháp đã đề cập đến Trần Tuấn Khải và các nhà thơ khác như Đông Hồ, Đoàn
Như Khuê, Tản Đà. Nhận xét về những đóng góp của các nhà thơ này ở cả hai
phương diện nội dung và nghệ thuật trong sáng tác, các tác giả giáo trình viết:
“Do ảnh hưởng của các phong trào dân tộc vang dội vào văn học hợp pháp, một
nội dung chủ yếu của thơ ca bấy giờ là yêu nước. Nhưng vì bản chất yếu hèn của
con người tư sản, bản chất yếu của ý thức tư sản, tính chất nửa vời, không triệt để
có khi không đường lối của các phong trào dân tộc theo xu hướng tư sản đương thời
nên đó cũng chỉ là thứ yêu nước mơ hồ, xa xôi, bóng gió. Thứ yêu nước đó không đủ
thúc giục người đọc tiến lên hành động, nhưng vẫn có khả năng nhắc nhở những
tâm hồn tiểu tư sản không được làm ngơ với Tổ quốc...” [7, tr. 101].
“...Sự vận dụng sáng tạo các hình thức dân ca có kết quả, tiết tấu, âm điệu trong
thơ ca của họ, tính chất phóng túng trong hình thức, phong vị ngọt ngào, đậm đà
của ngôn ngữ dân tộc, tất cả còn là những bài học đáng quí” [7, tr. 102].
2.3.2. Trong “Hợp tuyển văn thơ Việt Nam” tập IV (NXB Văn hóa - 1963),
trước khi trích thơ Trần Tuấn Khải, các tác giả hợp tuyển có phần tiểu dẫn về nhà
thơ. Tiểu dẫn có viết: “Nhờ ảnh hưởng của phong trào yêu nước một vài sáng tác
đầu tiên của Trần Tuấn Khải có tính chiến đấu và có giọng ưu ái chân thành. Nhưng
dần dần thơ ca Trần Tuấn Khải mang nặng tư tưởng bi quan, thất bại và khoảng từ
1927 về sau, con người Trần Tuấn Khải trở nên không lành mạnh nên thơ ca cũng
biến chất. Về nghệ thuật, Trần Tuấn Khải dựa trên cơ sở dân ca, sáng tạo ra một số
âm điệu trong thơ ca.” [53, tr.757].
Phần thơ Á Nam được trích trong hợp tuyển gồm các bài “Hai chữ nước nhà”,
“Gánh nước đêm”, “Tiễn chân anh Khóa xuống tàu”, “Mong anh Khóa”,...
2.3.3. Cuốn “Thơ ca Việt Nam, hình thức và thể loại” (Bùi Văn Nguyên, Hà
Minh Đức – NXB Khoa học XH – 1971) là công trình chủ yếu đi sâu nghiên cứu
hình thức thơ ca Việt Nam. Nói về sự phát triển của hình thức thơ ca những năm đầu
thế kỷ, các tác giả nhấn mạnh: Á Nam và Tản Đà là hai thi sĩ “đã thoát khỏi sự ràng
buộc chật hẹp của thể thơ Đường luật mà tìm về với nhiều thể thơ và hình thức diễn
6
đạt của thơ ca dân tộc.” [51, tr. 106].
2.3.4. Báo nhân dân số ra ngày 3/4/1983 đăng bài “Tác giả những bài hát
anh Khóa” của Lữ Huy Nguyên. Bài viết đề cập đến, tuy rất ngắn gọn, quan điểm
nghệ thuật của Á Nam và khẳng định sự sáng tạo của ông trong việc sử dụng nhiều
thể thơ ca và nội dung thơ văn, thể hiện “tính chiến đấu, bồn chồn, day dứt, thương
nước, thương dân.”
Kết luận bài báo, tác giả viết: “Các sáng tác khác nhau về hình thức biểu hiện
nhưng chung một giọng điệu yêu nước thương nòi đã làm cho thơ văn Trần Tuấn
Khải đứng hẳn về dòng thơ văn yêu nước đầu thế kỷ XX. Từ sau những năm ba
mươi, thơ văn của thi sĩ nhuốm mùi bi lụy, cái quí là vẫn giữ được phẩm giá trong
sạch của một nhân cách và một ngòi bút có bản sắc”.
2.3.5. Nguyễn Phương Chi trong mục viết về Trần Tuấn Khải của “Từ điển văn
học” (NXB Khoa học xã hội - 1984) cũng đã nêu bật nội dung yêu nước và những
thành công trong việc vận dụng các thể thơ thuần túy dân tộc của thi sĩ. Tác giả còn
khẳng định: “Á Nam là một trong những dấu nối giữa thơ ca cổ điển và thơ ca hiện
đại.” [54, tr. 438].
2.3.6. Cũng trong năm 1984, NXB Văn học ấn hành cuốn “Thơ ca Á Nam Trần
Tuấn Khải” do Lữ Huy Nguyên sưu tầm, tuyển chọn. Có thể nói sau nhiều thập kỷ,
lúc này đông đảo độc giả mới có được trong tay phần sáng tác quan trọng của Á
Nam. “Lời nói đầu” của cuốn sách gồm những ý kiến nhận định tổng quát về sự
nghiệp thơ văn Á Nam. Phần giới thiệu là tiểu luận “Đọc thơ Á Nam Trần Tuấn
Khải” của nhà thơ Xuân Diệu, dài 47 trang. Đây là bài nghiên cứu đầu tiên có hệ
thống và tương đối sâu sắc về thơ ca Á Nam. Bằng sự cảm thụ tinh tế của một nhà
thơ kiêm nhà phê bình có tài, Xuân Diệu đã đề cập đến ba vấn đề cơ bản sau:
- Á Nam Trần Tuấn Khải là nhà thơ sáng tác chủ yếu vào những năm đầu thế kỷ
XX, dưới “những rung động đầu tiên của chủ nghĩa lãng mạn ở Việt Nam”
[10, tr. 25] cho nên “thế tất phải ôm mang chủ nghĩa lãng mạn” nhưng “vì là những
rung động đầu tiên của chủ nghĩa lãng mạn, cho nên chưa đi sâu” [10, tr. 26].
Để chứng minh, Xuân Diệu đã phân tích, chỉ ra những biểu hiện của chủ nghĩa lãng
7
mạn trong thơ ca Á Nam.
- Một số thành công của Á Nam trong việc vận dụng các thể thơ dân gian, dân
tộc. Xuân Diệu đặc biệt chú ý đến những bài đặt dưới nhan đề “Câu hát vặt” và
tuyển chọn một số bài ca dao mà tác giả cho là đặc sắc.
- Nhấn mạnh và phân tích nội dung yêu nước trong thơ Á Nam ở một số bài
tiêu biểu: "Nỗi chị khuyên em”, “Bà Trưng tế chồng”, “Trường thán thi”, “Hai chữ
nước nhà”, ...
Tiểu luận của Xuân Diệu cho người đọc thấy phần nào một gương mặt thi ca
thuộc “Thế hệ đầu tiên sáng tác bằng chữ quốc ngữ trước khi có Đảng”.
2.3.7. Báo Văn nghệ số ra ngày 23/8/1987 đăng bài “Nghĩ từ ca dao của một
nhà nho” của Vũ Ngọc Duật. Bài báo nêu bật tính chất “bình dân” và “dấu ấn
riêng” của Á Nam Trần Tuấn Khải trong mảng sáng tác này.
2.3.8. Cuối năm 1987, Vũ Văn Ký bảo vệ luận văn Cao học tại khoa Văn, Đại
học Sư phạm Hà Nội với đề tài “Nội dung trữ tình yêu nước và những nét đặc sắc
nghệ thuật thơ ca Á Nam Trần Tuấn Khải”. Trong luận văn này, tác giả khai thác
đóng góp cơ bản của thơ ca Trần Tuấn Khải ở cả hai phương diện nội dung và hình
thức biểu hiện, trên cơ sở đó khẳng định vị trí của nhà thơ trong nền thơ ca cận hiện
đại Việt Nam. Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận văn và với phương pháp tiếp cận cụ
thể, tác giả chưa đi sâu cũng như chưa làm nổi bật thế giới nghệ thuật thơ Á Nam
như một chỉnh thể toàn vẹn. Tác giả cũng chỉ mới chú ý khẳng định đóng góp của
thơ Á Nam, bản sắc của ngòi bút Á Nam mà chưa đề cập đến nhà thơ với tư cách
của một “kiểu nhà thơ” buổi giao thời văn viết chuyển từ trung đại sang hiện đại.
2.3.9. Trong hai năm 1991 và 1992, Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành hai tập
“Tác giả văn học Việt Nam” do tập thể các nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Chú,
Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn An biên soạn, nhằm phục vụ cho việc dạy văn trong
nhà trường. Tập 1 có phần viết về Trần Tuấn Khải của Nguyễn Đình Chú, gồm 2
trang. Bài viết, tuy rất ngắn gọn, nhưng đã khái quát được những nét cơ bản về cuộc
đời và sự nghiệp sáng tác văn học của Á Nam, khẳng định vị trí của ông là một nhà
thơ lớn trong nền thơ ca dân tộc. Đặc biệt, bài viết nhấn mạnh: việc trở đi trở lại với
8
cùng một chủ đề (yêu nước) trong suốt cả một đời thơ mà không tạo nên sự nhàm
chán, không những thể hiện tấm lòng của Trần Tuấn Khải với non sông đất nước mà
còn cho thấy bút lực dồi dào của nhà thơ.
2.3.10. Năm 1997, Nhà xuất bản Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh ấn hành
cuốn “Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu – Á Nam Trần Tuấn Khải” do Hồ Sĩ Hiệp, Lâm
Quế Phong biên soạn. Trong đó phần viết về Trần Tuấn Khải gồm những nét lớn về
cuộc đời và văn nghiệp, tuyển 17 bài thơ tiêu biểu cùng một số bài ca dao của Á
Nam; một số đoạn trích các bài nghiên cứu, bình luận của Xuân Diệu, Vũ Ngọc
Phan, Khương Hữu Dụng và phần hướng dẫn phân tích tác phẩm “Gánh nước đêm”
cũng như bài phân tích của Trịnh Bích Ba đối với nhà thơ này.
2.3.11. Cũng nhằm mục đích phục vụ cho giảng dạy trong nhà trường, năm
1999, nhà xuất bản Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh cho in cuốn “Trần Tuấn Khải,
Phạm Huy Thông, Hoàng Trung Thông” do Vũ Tiến Quỳnh tuyển chọn những bài
nghiên cứu tiêu biểu về ba nhà thơ này. Phần Trần Tuấn Khải có một số đoạn trích
các tác phẩm phê bình thơ ông của Xuân Diệu, Khương Hữu Dụng và một số giai
thoại về nhà thơ.
Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu thơ ca Á Nam Trần Tuấn Khải:
- Việc tìm hiểu, nghiên cứu thơ ca Á Nam Trần Tuấn Khải chưa được nhiều
người quan tâm. Hầu hết các nhận định về Á Nam và thơ ca của ông đều nằm trong
các công trình không chuyên về tác giả.
- Các nghiên cứu nhìn chung đều thống nhất ở một số điểm sau: Về phương
diện nội dung, thơ Á Nam thuộc khuynh hướng thời thế, chứa đựng tình cảm yêu
nước chân thành ẩn dưới giọng xa xôi bóng gió; về nghệ thuật, phần thành công nhất
của Á Nam là vận dụng các thể thơ truyền thống của dân tộc một cách điêu luyện và
sáng tạo.
Vấn đề còn tồn tại trong việc nghiên cứu thơ ca Á Nam Trần Tuấn Khải hiện nay là:
- Thiếu hẳn những công trình có tính chất khái quát, toàn diện, chuyên biệt về
cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ để độc giả có được cái nhìn đầy đủ về một tác gia
đã một thời có tiếng vang không nhỏ.
9
- Nghiên cứu thơ ca Trần Tuấn Khải còn rất nhiều vấn đề cần được đi sâu khai
thác những khía cạnh tiêu biểu, nổi bật tạo nên gương mặt thơ ca của ông; việc tiếp
cận cũng cần được tiến hành từ nhiều hướng phong phú hơn.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu và đóng góp mới của luận văn
3.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở khảo sát, nghiên cứu văn bản thơ có kết hợp với các yếu tố thời đại,
thân thế và hoàn cảnh cá nhân của nhà thơ, luận văn nhằm khám phá thế giới nghệ
thuật thơ Á Nam Trần Tuấn Khải.
3.1.1. Thế giới nghệ thuật thơ trữ tình là một chỉnh thể thống nhất bao hàm các
thành tố cấu trúc và quy luật cấu trúc riêng, thể hiện quá trình cái tôi nhà thơ nội
cảm hóa thế giới khách quan bằng tưởng tượng của mình. Một mặt, thế giới nghệ
thuật ấy gắn liền với kinh nghiệm cá nhân, với phong cách sáng tác chủ quan của
nhà thơ, mặt khác nó phản ảnh trình độ nghệ thuật của một giai đoạn lịch sử, một
thời đại nhất định. Bởi vậy, luận văn nhằm khám phá thế giới nghệ thuật thơ Trần
Tuấn Khải vừa như sản phẩm sáng tạo độc đáo của một cá nhân, vừa đại diện cho
kiểu sáng tác, kiểu tư duy nghệ thuật của bộ phận thơ đóng vai trò làm gạch nối giữa
thơ cũ trung đại và thơ mới lãng mạn.
3.1.2. Tìm hiểu thế giới nghệ thuật thơ Á Nam Trần Tuấn Khải, luận văn đặt ra
nhiệm vụ nghiên cứu hình tượng cái tôi trữ tình, không gian và thời gian nghệ thuật.
Hình tượng cái tôi chính là hình tượng nhân vật trung tâm, là hạt nhân của cấu trúc
chỉnh thể. Gắn bó chặt chẽ với hình tượng cái tôi là không gian và thời gian nghệ
thuật.
3.1.3. Các hình tượng nghệ thuật nói trên tất yếu phải được thể hiện ra bằng
văn bản ngôn từ. Bởi vậy, một nhiệm vụ nữa không kém phần quan trọng mà luận
văn đặt ra để giải quyết là: Nghiên cứu những phương thức, phương tiện tiêu biểu
đặc sắc trong thơ Á Nam. Trên cơ sở đó, luận văn phân tích mối tương quan biện
chứng giữa nội dung và hình thức trong sáng tác thơ của ông.
3.2. Đóng góp mới của luận văn
Thực hiện được các nhiệm vụ trên, luận văn sẽ làm nổi bật được những nét đặc
10
sắc của thế giới nghệ thuật thơ Á Nam Trần Tuấn Khải trong cái nhìn chỉnh thể. Kết
quả của luận văn một mặt khẳng định bản sắc riêng độc đáo của ngòi bút Á Nam,
mặt khác làm toát lên nét tiêu biểu trong sáng tạo thơ ca của Á Nam ở bộ phận văn
học của các nhà nho có lương tri thuộc dòng văn học hợp pháp đầu thế kỷ XX. Từ
đó, luận văn góp phần nhìn nhận quá trình vận động của lịch sử thơ ca dân tộc từ
góc độ văn hóa nghệ thuật.
Hy vọng kết quả của luận văn cũng có tác dụng góp phần phục vụ công việc
giảng dạy, học tập thơ Trần Tuấn Khải trong nhà trường hiện nay.
4. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phạm vi nghiên cứu
Trên cơ sở nguồn tư liệu có được, luận văn tập trung nghiên cứu thế giới nghệ
thuật thơ Á Nam Trần Tuấn Khải và một số phương thức biểu hiện đặc sắc của nó
dưới cái nhìn tổng thể. Những khía cạnh khác không thuộc phạm vi nghiên cứu của
luận văn.
Luận văn tập trung khảo sát thơ được in trong cuốn “Thơ văn Á Nam Trần
Tuấn Khải” và thơ trong một số tác phẩm gốc của Á Nam được lưu tại thư viện
quốc gia. Phần văn xuôi, khi cần thiết luận văn mới liên hệ phần nào để có cái nhìn
toàn diện, bao quát hơn.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Xử lý đề tài này, chúng tôi vận dụng các phương pháp chủ yếu sau đây:
4.2.1. Phương pháp cấu trúc – hệ thống
Quan niệm thế giới nghệ thuật thơ Trần Tuấn Khải là một chỉnh thể, luận văn
chú ý tìm ra những thành tựu tạo nên chỉnh thể này và quy luật cấu trúc nó. Mọi đối
tượng và vấn đề khảo sát của luận văn được đặt trong tương quan hệ thống và trong
quy luật cấu trúc này.
4.2.2. Phương pháp phân loại, thống kê
Với từng thành tố của chỉnh thể thế giới nghệ thuật cũng như các yếu tố thuộc
phương thức, phương tiện biểu hiện thế giới nghệ thuật ấy, khi cần thiết luận văn sẽ
thực hiện phân loại và thống kê qua các con số cụ thể.
11
4.2.3. Phương pháp so sánh đối chiếu
Để khẳng định những nét tiêu biểu cũng như những nét riêng thuộc phong cách
của Á Nam (trong phạm vi giới hạn của đề tài), luận văn đặt tác giả và tác phẩm
trong mối tương quan so sánh với các tác giả, tác phẩm khác ở cả 2 chiều đồng đại và
lịch đại.
5. Cấu trúc của luận văn
Phù hợp với lôgic nội tại của vấn đề đặt ra nghiên cứu, ngoài mở đầu và kết
luận, luận văn được triển khai trong 4 chương:
Chương 1: Khái niệm thế giới nghệ thuật và thế giới nghệ thuật thơ trữ
tình.
Chương 2: Hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ Á Nam Trần Tuấn Khải.
Chương 3:Thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật trong thơ Á
Nam Trần Tuấn Khải.
Chương 4: Phương thức biểu hiện trong thơ Á Nam Trần Tuấn Khải.
Cuối cù