Luận văn Thế giới nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh

Trong số các nhà thơ trực tiếp tham gia chiến đấu và trưởng thành trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, Hữu Thỉnh là một nhà thơ có phong cách riêng khá độc đáo. Những nhà thơ thuộc thế hệ trước hay cùng thời với ông như: Thu Bồn, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy hầu hết đã được tìm hiểu một cách có hệ thống qua một số công trình nghiên cứu trong những năm gần đây. Trong khi đó, thế giới nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh, mặc dù đã được khám phá qua một vài công trình và không ít các bài viết, nhưng nhìn chung vẫn chưa có sự có mặt của một công trình hệ thống, có sức mạnh thâu tóm toàn bộ những đặc trưng về nội dung và nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh. Thiết nghĩ, việc tìm hiểu một nhà thơ đã từng được biết đến từ rất sớm và đã có những đóng góp nhất định nền văn học dân tộc nói chung và thơ ca hiện đại nói riêng như Hữu Thỉnh trong tình hình hiện nay là công việc cần thiết. Việc làm này về mặt khoa học không chỉ cho phép chúng ta có cái nhìn bao quát, toàn diện hơn về thế giới nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh; nhận diện ra được đặc trưng phong cách riêng của nhà thơ trong cái nhìn so sánh, mà còn có ý nghĩa lịch sử. Do vậy, luận văn này sẽ tìm hiểu những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh. Trước những lí do trên, chúng tôi đã chọn vấn đề “Thế giới nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh” làm đề

pdf186 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 2525 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thế giới nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ____________________________________ NGUYỄN VĂN THƯƠNG THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ HỮU THỈNH LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2010. MỤC LỤC 3TMỤC LỤC3T ............................................................................................................................................ 2 3TMỞ ĐẦU3T .............................................................................................................................................. 3 3T1.Lí do chọn đề tài:3T ........................................................................................................................................ 3 3T2.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:3T .............................................................................................................. 3 3T .Lịch sử vấn đề:3T............................................................................................................................................ 4 3T4.Phương pháp nghiên cứu:3T .......................................................................................................................... 25 3T5.Những đóng góp mới của luận văn:3T ........................................................................................................... 26 3TCHƯƠNG 1: CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT TRONG THƠ HỮU THỈNH.3T ........................................ 27 3T1.1.Cảm hứng nghệ thuật:3T ............................................................................................................................ 27 3T1.2. Cảm hứng nghệ thuật trong thơ Hữu Thỉnh:3T .......................................................................................... 29 3T1.2.1.Cảm hứng thế sự:3T ............................................................................................................................ 29 3T1.2.2. Cảm hứng trữ tình:3T ......................................................................................................................... 54 3TCHƯƠNG 2: HÌNH TƯỢNG QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC VÀ HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI TRONG THƠ HỮU THỈNH.3T .............................................................................................................. 71 3T2.1. Hình tượng quê hương, đất nước trong thơ Hữu Thỉnh:3T ......................................................................... 71 3T2.1.1 Hình tượng quê hương, đất nước trong chiến tranh.3T ......................................................................... 72 3T2.2.2 Hình tượng quê hương, đất nước trong thời bình.3T ............................................................................ 78 3T2.2 Hình tượng con người trong thơ Hữu Thỉnh:3T .......................................................................................... 87 3T2.2.1 Hình tượng người lính:3T .................................................................................................................... 87 3T2.2.1.1. Hình tượng người lính trong chiến tranh:3T ................................................................................. 87 3T2.2.1.2. Hình tượng người lính sau chiến tranh:3T .................................................................................... 97 3T2. 2. 2 Hình tượng người mẹ:3T ................................................................................................................. 106 3T2.2.2.1. Hình tượng người mẹ trong chiến tranh.3T ............................................................................... 106 3T2.2.2.2. Hình tượng người mẹ sau chiến tranh.3T .................................................................................. 120 3TCHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT THƠ HỮU THỈNH3T ........................................................................... 128 3T .1. Ngôn ngữ:3T ........................................................................................................................................... 128 3T .1.1. Tiếp thu văn học, văn hóa dân gian:3T .............................................................................................. 128 3T .1.2. Ngôn ngữ đời thường.3T .................................................................................................................. 137 3T .2. Giọng điệu:3T ........................................................................................................................................ 142 3T .2.1. Giọng điệu tâm tình:3T ..................................................................................................................... 145 3T .2.2. Giọng điệu suy tư, triết lí:3T ............................................................................................................. 153 3T .3. Nghệ thuật cấu tứ trong thơ Hữu Thỉnh:3T .............................................................................................. 164 3T .3.1. Khái niệm cấu tứ trong thơ trữ tình:3T .............................................................................................. 164 3T .3.2. Cấu tứ trong thơ Hữu Thỉnh:3T ........................................................................................................ 167 3TKẾT LUẬN3T ....................................................................................................................................... 174 3T ÀI LIỆU THAM KHẢO3T ................................................................................................................. 178 MỞ ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài: Trong số các nhà thơ trực tiếp tham gia chiến đấu và trưởng thành trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, Hữu Thỉnh là một nhà thơ có phong cách riêng khá độc đáo. Những nhà thơ thuộc thế hệ trước hay cùng thời với ông như: Thu Bồn, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duyhầu hết đã được tìm hiểu một cách có hệ thống qua một số công trình nghiên cứu trong những năm gần đây. Trong khi đó, thế giới nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh, mặc dù đã được khám phá qua một vài công trình và không ít các bài viết, nhưng nhìn chung vẫn chưa có sự có mặt của một công trình hệ thống, có sức mạnh thâu tóm toàn bộ những đặc trưng về nội dung và nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh. Thiết nghĩ, việc tìm hiểu một nhà thơ đã từng được biết đến từ rất sớm và đã có những đóng góp nhất định nền văn học dân tộc nói chung và thơ ca hiện đại nói riêng như Hữu Thỉnh trong tình hình hiện nay là công việc cần thiết. Việc làm này về mặt khoa học không chỉ cho phép chúng ta có cái nhìn bao quát, toàn diện hơn về thế giới nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh; nhận diện ra được đặc trưng phong cách riêng của nhà thơ trong cái nhìn so sánh, mà còn có ý nghĩa lịch sử. Do vậy, luận văn này sẽ tìm hiểu những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh. Trước những lí do trên, chúng tôi đã chọn vấn đề “Thế giới nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn. 2.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Xuất phát từ mục đích của đề tài, chúng tôi xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn này như sau: chúng tôi chỉ nghiên cứu thơ của Hữu Thỉnh (không xét đến thể loại trường ca) bao gồm tất cả những tập thơ của Hữu Thỉnh. Do đó, có thể xác định các tài liệu chủ yếu sử dụng trong luận văn là: Toàn bộ các tập thơ của Hữu Thỉnh và các bài thơ lẻ được in chung với trường ca của ông. Những bài nghiên cứu, bài giới thiệu thơ Hữu Thỉnh. Những tài liệu lí luận văn học nói chung và thơ ca nói riêng. Bên cạnh đó, trong những trường hợp cụ thể nhất định, không loại trừ khả năng chúng tôi sử dụng trường ca của chính tác giả hay một số tác phẩm thơ, tập thơ của những nhà thơ khác để liên hệ đối chiếu. 3.Lịch sử vấn đề: Sau khi tìm hiểu những nguồn tư liệu khác nhau, chúng tôi nhận thấy có không ít các bài viết về thơ Hữu Thỉnh. Ở đây, chúng tôi xin được phép sơ lược nội dung cơ bản của số bài viết mà theo chúng tôi chúng có giá trị thiết thực đối với luận văn. Có thể nói công trình nghiên cứu thơ Hữu Thỉnh một cách có hệ thống và công phu đầu tiên là chuyên luận Thi pháp thơ Hữu Thỉnh của Nguyễn Nguyên Tản [130]. Chuyên luận gồm 4 chương, “chương thứ nhất nhằm giới thiệu khái quát về thơ Hữu Thỉnh, còn lại ba chương là để lần lượt giải quyết ba nhiệm vụ quan trọng. Thứ nhất, tìm hiểu con người với tư cách là hạt nhân cốt lõi của thế giới nghệ thuật; thứ hai, tìm hiểu về không gian, thời gian, những hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật; và cuối cùng là tìm hiểu những phương thức và phương tiện tổ chức thế giới nghệ thuật như kết cấu, ngôn ngữ” [130, 179]. Trong chương thứ hai: quan niệm nghệ thuật về con người, Nguyễn Nguyên Tản đã trình bày ba dạng con người quan trọng nhất trong thơ Hữu Thỉnh: con người đồng cảm, con người tình nghĩa và con người cô đơn. Thứ nhất: con người đồng cảm. Theo Nguyễn Nguyên Tản, có hai chiều đồng cảm chủ yếu trong thơ Hữu Thỉnh, và hai chiều đồng cảm này tạo thành một thể thống nhất trong tác phẩm trữ tình trên cơ sở gắn bó giữa nhân tố tự thuật tâm trạng và nhân tố nhập vai. “Trong đó, ở chiều thứ nhất, nhà thơ tìm sự đồng cảm của mọi người với những tâm tư tình cảm của anh và thế hệ. Nhà thơ không ngần ngại bộc lộ thân phận và những nỗi niềm của thế hệ mình, thế hệ nhà thơ tự ý thức [130, 20]. Và trong chiều kích thứ nhất, “con người trong thơ Hữu Thỉnh là con người - tâm sự, con người - đối thoại”. Tác giả cũng không quên chỉ ra đặc trưng của đối tượng hô gọi trong thơ Hữu Thỉnh trong sự đối chiếu với các nhà thơ đương thời. Đó là “những người, vật cụ thể, những người thân, đồng đội, rất xác đinh; gọi để giãi bày, chia sẻ tâm tình” [130, 24]. Và một đặc điểm đáng lưu tâm nữa, “nhân vật đối thoại trong thơ Hữu Thỉnh phần nhiều là vắng mặt trong cuộc thoại, cách trở không gian, có khi cách trở âm dương, nhưng lại hiện ra rõ nét trong tâm tưởng và hình dung của nhà thơ” [130, 24]. Biểu hiện cụ thể của con người tâm sự trong thơ Hữu Thỉnh cũng được khám phá đúng mực. Theo đó, “con người tâm sự nhìn vào mọi vật đều thấy có tâm sự” [130, 25] và điều này được đảm bảo bằng một suối nguồn sức mạnh lí tưởng của chủ thể:“thường đồng nhất suy tư của mình với những vui buồn, ấm lạnh của thế giới xung quanh, và nhiều khi nó là cái cớ để nhà thơ bộc lộ tâm tình, thể hiện tư tưởng “đồng hóa thế giới”” [130, 26]. Đây cũng là lời giải thích hợp lí cho việc “không e ngại bộc lộ những tình cảm riêng tư, đời thường ngay cả trong thơ về chiến tranh” [130, 29]. Nhưng có lẽ điều khiến suy nghĩ chúng ta dừng lại lâu hơn ở sự ngẫm nghĩ về nét đặc trưng của con người tâm sự trong thơ Hữu Thỉnh không phải là những đặc điểm nêu trên. Và theo Nguyễn Nguyên Tản, nét khu biệt này là “cái riêng tư đôi khi lại trổi lên” một cách mạnh mẽ rõ rệt so với những đồng nghiệp đương thời bởi lẽ “theo quan niệm của Hữu Thỉnh, cá nhân là chủ thể đất nước nương theo, sự tồn vong của đất nước được quyết định bởi từng cá nhân, từng cá nhân hợp thành dân tộc, đất nước; hạnh phúc của dân tộc không thể nào trọn vẹn, nếu một cá nhân còn đau khổ, bất hạnh” [130, 32]. Ở chiều kích thứ hai con người đồng cảm trong thơ Hữu Thỉnh đã “hóa thân sâu sắc vào các “nhân vật trữ tình nhập vai”, diễn tả một cách xúc động và tinh tế thế giới tâm hồn của chúng trong từng cảnh ngộ cụ thể” [130, 34]. Và nét đặc sắc nhất trong cách thể hiện của Hữu Thỉnh chính là những nét vẽ thành hình của chiều sâu tâm lí, tình cảm: “Nhà thơ đồng cảm da diết đến cháy lòng với con người ở mọi chiều cảm xúc, nỗi niềm hạnh phúc và khổ đau, nhẫn nại hi sinh mà chứa chan hy vọng, nhưng chủ yếu là sự đồng cảm với nỗi đau thương bất hạnh, thiệt thòi, hi sinh” [130, 34]. Thứ hai: Con người tình nghĩa. Con người tình nghĩa trong thơ Hữu Thỉnh luôn mang tấm lòng thơm thảo với quê hương và hiếu nghĩa với mẹ. Đó cũng là con người của sự biết ơn sâu sắc trước tình thương lớn lao từ hậu phương, từ sự sẻ chia đùm bọc của các đồng nơi chiến trường. Mọi vật của quê hương (con suối, bờ tre, cánh rừng, ngôi nhà, bầu trời, ngọn lửa) đều trở thành đối tượng để nhà thơ bộc bạch tiếng nói tri ân. Sở hữu một tấm lòng trắc ẩn luôn tồn tại dưới dạng thức sẵn sàng rung động một cách mãnh liệt trước những éo le của đời sống cũng là một khía cạnh vô cùng quan trọng của con người tình nghĩa trong thơ Hữu Thỉnh (những ai vắng mặt trên đời khi chưa kịp ăn bữa cơm cuối cùng, những người vợ có chồng hi sinh ngoài biển, giờ bước thêm bước nữa, những người vượt biên, xác để lại giữa biển khơi,). Thứ đến là những nỗi niềm nhớ thương vời vợi của con người tình nghĩa. Thơ Hữu Thỉnh có sự hiện hữu một tần số cao của các từ “nhớ thương” trong tất cả các thể loại, trường ca cũng như thơ ngắn. Thứ ba: Con người cô đơn. Trong phần này tác giả chỉ ra nguyên nhân khách quan và chủ quan của sự hình thành con người cô đơn trong thơ Hữu Thỉnh. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh đến nguyên nhân chủ quan: “Con người cô đơn trong thơ Hữu Thỉnh xuất hiện trên cái nền chung ấy, nhưng cô đơn cũng cô đơn hơn, thất vọng cũng thất vọng hơn, đau xót cũng đau xót hơn. Bởi như đã nêu ở trên, anh là người của khát vọng được đồng cảm, cháy bỏng, da diết, bức xúc” [130, 53]. Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra những biểu hiện cụ thể của con người này trong thơ Hữu Thỉnh (chủ yếu là trường ca Biển và tập Thư mùa đông). Sự góp mặt ở tần số cao của cảm giác này trong mảng thơ tình Hữu Thỉnh cũng được tác giả chú ý phân tích ở hầu hết các vết xước dễ nhận diện của nó. Nhưng quan trọng hơn, người viết đã tựa vào đặc điểm này để làm đòn bẩy cho một sự giải thích mang tính chất nhân quả: chính sự cô đơn dày đặc đã thai nghén và chỉ huy sở thích ưa triết lí của thơ Hữu Thỉnh. Trong chương tiếp theo, Nguyễn Nguyên Tản trình bày những biểu hiện của không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật trong thơ Hữu Thỉnh. Về không gian nghệ thuật. Trong phần này, tác giả khảo sát các dạng không gian nghệ thuật cụ thể như: không gian con đường; không gian thiên nhiên, đất nước; không gian làng quê và một số dạng không gian khác. Thứ nhất: không gian con đường. Nguyễn Nguyên Tản tiếp cận đối tượng của mình bằng cách chia nhỏ nó thành hai dạng cơ bản: con đường trong thời chiến và trong thời bình. Trong thời chiến không gian con đường trước hết là những con đường cụ thể trên những nẻo trường xung trận của người lính. Đó có thể là con đường đầy chông gai, gian khổ; nhưng cũng không vắng bóng niềm vui, những âm thanh rộn rã, những màu sắc rợn ngợp hết lòng cổ vũ cho người chiến sĩ cách mạng. Một cách cụ thể, “con đường trong trường ca Đường tới thành phố là con đường vận động có hướng của tập thể người lính” [130, 72] để “trở thành biểu tượng khái quát cho bước trưởng thành của quân đội cách mạng. Mỗi địa danh trên con đường ấy như những cột mốc trên chặng đường giải phóng nhân dân, gợi lên chiều sâu lịch sử” [130, 74]. Trong giai đoạn thời bình, không gian con đường cũng có những biểu hiện khá rõ nét của nó. “Trong trường ca Biển có con đường từ đất liền đến các đảo xa. Con đường mà người lính trải qua từ tuổi thơ tràn đầy kỉ niệm, qua những năm tháng ở chiến trường đánh Mỹ đến khi làm người lính đảo, mang ý nghĩa điển hình cho một thế hệ con người” [130,78]. Còn “con đường trong Thư mùa đông là đường đời, con đường của nhà thơ với tư cách một cá nhân – đi tìm người, tìm tri âm tri kỉ, tìm cái đẹp và cái thiện như mơ ước và quan niệm của mình” [130, 78]. Tác giả còn chỉ rõ những điểm khác biệt cơ bản về chất của không gian con đường trong hai giai đoạn sáng tác này: “So với con đường viết trong chiến tranh, con đường trong thơ viết vào thời bình, tính chất cụ thể ít đi, tính ước lệ tăng lên” [130, 78]. Thứ hai: Không gian thiên nhiên, đất nước. Theo Nguyễn Nguyên Tản, không gian thiên nhiên nổi bật nhất trong thơ Hữu Thỉnh là không gian rừng và biển. Trong đó, việc nhân hóa không gian rừng núi Trường Sơn là nét đặc trưng quan trọng nhất của dạng không gian này cũng như tính ước lệ, tượng trưng là trái tim của dạng không gian biển. Thứ ba: Không gian làng quê. Tiếp thu một số ý kiến nhận xét về không gian làng quê trong thơ Hữu Thỉnh, Nguyễn Nguyễn Tản cũng cho rằng nét đặc trưng dễ nhận biết nhất của không gian làng quê trong thơ Hữu Thỉnh là những yếu tố mang đậm màu sắc của hồn quê đồng bằng trung du Bắc Bộ (từ khung cảnh thiên nhiên đến đồ vật, cây cối). Tác giả cũng chỉ ra được mối liên đối âm thầm nhưng vô cùng hiệu quả của dạng không gian này với các dạng không gian khác như: chiến trường, hải đảo,để chỉ ra những giá trị thiết thực của chúng trong việc thể hiện tư tưởng chủ đề. Bên cạnh ba dạng không gian chính yếu trên, người viết còn dẫn chúng ta lướt qua một sô biểu tượng không gian khác như: hình tượng cỏ, gốc sim, đất đai, ngọn lửa. Về thời gian nghệ thuật. Thời gian nghệ thuật được tác giả mổ xẻ trên hai phương diện: trong thơ trữ tình – sử thi và trong thơ trữ tình thế sự. - Trong thơ trữ tình sử thi. Vấn đề này được giải mã ở ba khía cạnh then chốt của nó: điểm nhìn trần thuật, thời gian đồng hiện và nhịp độ trần thuật. + Điểm nhìn trần thuật. Trên cơ sở phân tích và chứng minh cụ thể, tác giả đã đưa ra những mô hình chung nhất của điểm nhìn nghệ thuật trong thơ Hữu Thỉnh và chốt lại những điểm nhấn sinh động đó bằng một nhận xét mang tính kết luận: “Sự miêu tả, trần thuật trong thơ Hữu Thỉnh có một điểm chung là bao giờ cũng bắt đầu từ một điểm nhìn hiện tại (). Anh thường chọn một mốc thời gian nào đó của hiện tại rồi từ đó ngược dòng quá khứ hồi tưởng và liên tưởng; thời gian quá khứ được tái hiện bao giờ cũng được quy kết về cái mốc hiện tại đó. Từ cái mốc đã cắm anh tiếp tục triển khai “cái hiện tại tiếp diễn” cho đến đích của sự kiện” [130, 100]. + Thời gian đồng hiện: “Đồng hiện quá khứ với hiện tại đã trở thành thủ pháp chính trong miêu tả nhân vật ở các trường ca và thơ trữ tình của Hữu Thỉnh” [130,104]. Và “trong sự kết hợp giữa quá khứ hiện tại và tương lai nhìn chung ở các trường ca Hữu Thỉnh, thời gian hiện tại thường chiếm vị trí ưu tiên, nhưng không phải là cái hiện tại đứng yên mà là hiện tại đang vận động” [130, 108]. + Nhịp độ trần thuật. Trong phần này, tác giả chỉ ra các cách thức cơ bản tạo nên nhịp độ trần thuật trong thơ Hữu Thỉnh: sự phối hợp giữa các thành phần trần thuật, sự luân phiên, phối xen các sự kiện cũng như các đoạn tả cảnh, tả tình, hồi tưởng - Trong thơ trữ tình thế sự. Đặc điểm đáng lưu tâm nhất của thời gian nghệ thuật trong thơ trữ tình thế sự của Hữu Thỉnh là thước đo âm bản cho những nỗi thảng thốt lo ngại không ngừng trước sự hủy hoại của các giá trị, là sự ngưng trệ trong cảm giác trước những nỗi đau muôn thuở của con người, là sự nhanh chân trong toan tính để đưa con người tiến gần hơn đến bến bờ tuyệt vọng. Trong chương bốn, tác giả chuyên luận trình bày những đặc điểm cơ bản về thi pháp kết cấu và ngôn từ nghệ thuật của thơ Hữu Thỉnh. - Thi pháp kết cấu chia thành hai phần nhỏ: kết cấu trường ca và kết cấu thơ trữ tình. Về kết cấu của trường ca. Người viết đã cố gắng nêu lên những đặc điểm cơ bản về mặt kết cấu của trường ca Hữu Thỉnh và khá thành công với kết quả thu được của mình. Theo tác giả, phép liên tưởng như là một nguyên tắc kết cấu chủ yếu nhất trong trường ca Hữu Thỉnh. Nhưng rõ ràng đó không phải nhân vật duy nhất ta bắt gặp trong vở tuồng sinh động này. Bởi lẽ nhà thơ còn kết hợp nó với các thủ pháp khác như: kết cấu theo chủ đề và tư tưởng chủ đề (chẳng hạn trường ca Sức bền của đất), theo thời gian - không gian (Đường tới thành phố), theo lịch trình nhân vật, theo chuỗi liên tưởng ( đây là dạng kết cấu “phổ biến và nổi bật nhất trong các trường ca của Hữu Thỉnh” [130, 127]). Về kết cấu của thơ trữ tình. Theo Nguyễn Nguyên Tản, các bài thơ ngắn trong Tiếng hát trong rừng và Thư mùa đông “có kết cấu thật đa dạng, tuy nhiên có thể quy về 6 kiểu kết cấu: kết cấu theo bằng liên tưởng kết hợp với kết cấu theo thời gian và không gian, kết
Luận văn liên quan