Luận văn Thế giới vật trong “phế đô” của giả bình ao

Những năm đầu thập niên 90 là khoảng thời gian đánh dấu bước chuyển mạnh mẽ, toàn diện của đất nước Trung Quốc theo cơ chế thị trường. Hiện thực xã hội tác động trực tiếp đến hệ tư tưởng, đặt con người trước tình thế bắt buộc phải “tìm đường”. Lúc bấy giờ, độc giả đòi hỏi các nhà văn thực hiện “thiên chức” của mình bằng “con mắt tinh anh”, thể hiện thái độ ứng xử với thực tại và cả những dự cảm về tương lai. Thời gian này tạo điều kiện cho sự xuất hiện của dòng văn học mang đậm tính thị trường, đáp ứng thị hiếu tiếp nhận của xã hội mới, con người mới. Vì thế, cái trần tục, cái tầm thường được quan tâm, chú ý đến.

pdf125 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1411 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thế giới vật trong “phế đô” của giả bình ao, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Trần Huỳnh Anh Thơ THẾ GIỚI VẬT TRONG “PHẾ ĐÔ” CỦA GIẢ BÌNH AO LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Trần Huỳnh Anh Thơ THẾ GIỚI VẬT TRONG “PHẾ ĐÔ” CỦA GIẢ BÌNH AO Chuyên ngành: Văn học nước ngoài Mã số: 60 22 02 45 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐINH PHAN CẨM VÂN Thành phố Hồ Chí Minh – 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tiêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Người thực hiện Trần Huỳnh Anh Thơ LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực hiện luận văn thạc sĩ chuyên ngành Văn học nước ngoài với đề tài “Thế giới vật trong “Phế đô” của Giả Bình Ao”, tôi đã nhận được sự quan tâm của Ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, của quý thầy cô giảng dạy chuyên ngành Văn học nước ngoài (Cao học khóa 23 – Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh). Đặc biệt, tôi đã nhận được sự giúp đỡ hết sức tận tình và nhiệt tâm của Tiến sĩ Đinh Phan Cẩm Vân, người trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin kính gửi lời cảm ơn đến Tiến sĩ Đinh Phan Cẩm Vân, Ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn, quý thầy cô, các phòng ban của trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh (Phòng Sau đại học, Thư viện trường) và gia đình, bạn bè đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt thời gian qua. Xin chân thành cảm ơn! Người thực hiện Trần Huỳnh Anh Thơ MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................ 3 MỤC LỤC ............................................................................................................. 5 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ......................................................................................................... 3 3. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................... 8 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 8 5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 9 6. Đóng góp của đề tài ............................................................................................... 10 7. Cấu trúc luận văn .................................................................................................. 10 CHƯƠNG 1. THẾ GIỚI VẬT DƯỚI GÓC NHÌN BIỂU TƯỢNG .................. 12 1.1. Khái quát về biểu tượng và biểu tượng văn học ................................................ 12 1.1.1. Vấn đề khái niệm ........................................................................................ 12 1.1.2. Tính chất của biểu tượng văn học ............................................................... 14 1.2. Những biểu tượng tiêu biểu trong tác phẩm “Phế đô” ....................................... 21 1.2.1. Con bò – biểu tượng giễu nhại .................................................................... 21 1.2.2. Biểu tượng theo kiểu tầm căn ..................................................................... 32 1.2.2.1. Phế đô ................................................................................................... 33 1.2.2.2. Đôi giày cao gót .................................................................................... 44 CHƯƠNG 2. THẾ GIỚI VẬT DƯỚI GÓC NHÌN LÝ THUYẾT PHÂN TÂM HỌC CỦA FREUD ............................................................................................. 52 2.1. Đôi nét về lý thuyết phân tâm học của Freud và văn học nghệ thuật ................ 52 2.2. Kiến giải ý nghĩa của thế giới vật bằng lý thuyết phân tâm học ........................ 57 2.2.1. Vô thức và tác phẩm nghệ thuật ................................................................. 57 2.2.2. Vật trong giấc mơ và những ảo giác ........................................................... 63 2.2.3. Quá trình vật hóa con người – sự vật lộn giữa ý thức và vô thức .............. 68 CHƯƠNG 3. THẾ GIỚI VẬT DƯỚI GÓC NHÌN CỦA LÝ THUYẾT YẾU TỐ KỲ ẢO ................................................................................................................ 80 3.1. Văn học và yếu tố kỳ ảo ..................................................................................... 80 3.2. Các vật điển hình được xây dựng bằng yếu tố kỳ ảo ......................................... 86 3.2.1. Vật kỳ ảo trong đoạn văn mang tính lung khởi .......................................... 88 3.2.2. “Lá số tiền định” ......................................................................................... 93 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 108 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 111 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Những năm đầu thập niên 90 là khoảng thời gian đánh dấu bước chuyển mạnh mẽ, toàn diện của đất nước Trung Quốc theo cơ chế thị trường. Hiện thực xã hội tác động trực tiếp đến hệ tư tưởng, đặt con người trước tình thế bắt buộc phải “tìm đường”. Lúc bấy giờ, độc giả đòi hỏi các nhà văn thực hiện “thiên chức” của mình bằng “con mắt tinh anh”, thể hiện thái độ ứng xử với thực tại và cả những dự cảm về tương lai. Thời gian này tạo điều kiện cho sự xuất hiện của dòng văn học mang đậm tính thị trường, đáp ứng thị hiếu tiếp nhận của xã hội mới, con người mới. Vì thế, cái trần tục, cái tầm thường được quan tâm, chú ý đến. Năm 1993 là năm mang tính bản lề cho dòng văn học theo xu hướng thị trường ở Trung Quốc với sự góp mặt của hàng loạt các tác phẩm, trong đó không thể không nhắc đến “Phế đô” của Giả Bình Ao. “Phế đô” đánh dấu bước ngoặt đối với nhà văn và với cả bạn đọc về cách tiếp cận tư tưởng mới, vấn đề mới. Cũng chính vì “mới” mà “Phế đô” phải đối mặt với nhiều luồng dư luận khác nhau, được “khen khắp thiên hạ” và cũng bị “chửi khắp thiên hạ”. Đến thời điểm hiện tại, “Phế đô” vẫn chưa nhận được sự đánh giá thống nhất và vẫn là một trong những chủ đề khá nóng bỏng được tranh luận trên văn đàn trong và ngoài Trung Quốc. Thực tế cho chúng ta thấy càng ngày càng có nhiều ý kiến ủng hộ, đề cao tác phẩm này. Đây là một dấu hiệu khởi sắc về sự chuyển biến thái độ của người đọc trước những vấn đề mà lâu nay vốn được xem là “vùng đất cấm”. Ở Việt Nam, việc nghiên cứu văn học Trung Quốc từ lâu đã trở thành một chủ lưu quan trọng. Những nhà văn đương đại Trung Quốc như Mạc Ngôn, Vương Mông, Giả Bình Ao, Vương Sóc, Vệ Tuệ, đã không còn xa lạ với độc 2 giả. Trên thực tế, dựa vào nguồn tài liệu mà người viết tham khảo được thì Mạc Ngôn được giới nghiên cứu nước ta đặc biệt chú ý đến, còn Giả Bình Ao thì ít nhiều vẫn còn hạn chế. Tác phẩm của nhà văn họ Giả được dịch ra tiếng Việt chưa nhiều, in thành sách thì nổi bật hơn cả là “Phế đô”, còn tản văn và truyện ngắn phần nhiều tản mát trên internet. Nhắc đến “Phế đô” người đọc nghĩ ngay đến thiên “sử thi về tâm hồn của trí thức Trung Quốc hôm nay”. Nhưng ở đề tài này, chúng tôi không tập trung nghiên cứu về hình tượng người trí thức mà đi sâu vào thế giới vật tồn tại trong tác phẩm. Những tưởng thế giới vật là thế giới “bên lề” so với thế giới con người trong văn bản nghệ thuật ngôn từ nhưng thực chất nó là một nhân vật vô cùng đặc biệt và quan trọng. Thế giới vật là tập hợp những sự vật gồm cả đồ vật, thực vật, động vật cùng với những dạng tồn tại khác. Thêm vào đó, thế giới vật còn được mở rộng ra trên phương diện con người bị “vật hóa”, tức là ở một góc độ nhất định nhân vật là con người tồn tại với tư cách vật. Có thể khẳng định rằng, chưa có một nhà tiểu thuyết nào khước từ sự có mặt của thế giới vật trong tác phẩm của mình. Theo tìm hiểu, chúng tôi nhận ra rằng nghiên cứu thế giới vật là một việc làm cần thiết. Vì trong quá trình sáng tạo, nhà văn không hề vô ý khi đưa những vật dù vô tri vô giác vào công trình nghệ thuật của mình. Nó giúp ta nhìn rõ hơn về thế giới người, đồng thời chiếm một vị trí hết sức đặc biệt trong cốt truyện và đôi khi còn là cái “loa phát ngôn” khá thẳng thắn của tác giả. “Là phần thiết yếu của đời sống, thế giới đồ vật gắn bó với con người ở cả bề vật chất lẫn tinh thần, càng ngày càng khẳng định được vai trò như một loại hình nhân vật văn học giàu giá trị biểu cảm, có sức sống và quyền năng đặc biệt. Theo dõi diễn tiến của loại nhân vật này cũng là theo dõi hành trình cách tân của nghệ thuật thế giới” (Phạm Thị Phương). Đến nay, thế giới vật được nghiên cứu dưới góc độ biểu tượng là nhiều hơn cả. Chúng tôi kế thừa điều này và mạnh dạn khai thác chi tiết hơn, nhiều góc nhìn hơn về thế giới vật trong “Phế đô”. 3 Với đề tài “Thế giới vật trong “Phế đô” của Giả Bình Ao” người viết có tham vọng phần nào giải mã được ý đồ nghệ thuật của nhà văn. Và từ thế giới vật phóng chiếu đến hình tượng người trí thức trong tác phẩm. Trong quá trình hoàn thành đề tài, đã tạo điều kiện cho người viết tích lũy thêm một lượng kiến thức khá phong phú về cuộc đời, tư tưởng, sự nghiệp cùng với một số thông tin quan trọng liên quan đến “đại gia” Giả Bình Ao. Vì thế hoàn thành đề tài cũng đồng nghĩa với việc tạo bước đà để tìm hiểu những phạm trù khác trong tác phẩm “Phế đô” nói riêng và tác phẩm của nhà văn Giả Bình Ao nói chung. Bên cạnh đó còn tạo nền tảng để tiếp xúc với những tác phẩm văn học Trung Quốc đương đại. Đối với bản thân người viết, đề tài này là một môi trường phong phú, đa chiều giúp trau dồi và phát huy kỹ năng tìm hiểu, phân tích cũng như khả năng cảm thụ tác phẩm văn học. Từ đó, tự tin hơn với công tác giảng dạy ở nhà trường phổ thông và chắc chắn sẽ có nhiều liên hệ thú vị cho các em học sinh. Hơn nữa, bản thân có điều kiện mở rộng cách nhìn về cuộc sống và có cơ hội trải nghiệm trong một “thế giới mới”. Đấy là một kinh nghiệm sống, một trải nghiệm “thực tiễn” vô cùng quý giá. 2. Lịch sử vấn đề Tác phẩm “Phế đô” của Giả Bình Ao được giới thiệu ở Việt Nam năm 2003 do Vũ Công Hoan dịch, cho đến nay “Phế đô” đã trở thành một trong những tác phẩm được bạn đọc yêu thích. Mặc dù vậy nhưng các công trình nghiên cứu về Giả Bình Ao cũng như “Phế đô” không nhiều, có thể nói là hạn chế về nguồn tài liệu. Những công trình, bài viết chúng tôi tìm được và tham khảo chủ yếu đều hướng đến hình tượng trung tâm – người trí thức. Ở phạm vi đề tài, tuy tập trung vào thế giới vật nhưng chúng tôi vẫn ý thức rất rõ nhiệm vụ của đối tượng nghiên cứu đối với toàn bộ tác phẩm nên đã kế thừa không ít nội dung từ các bài viết sau: 4 PGS. TS Hồ Sĩ Hiệp có hai bài viết nhắc đến “Phế đô” của Giả Bình Ao. Bài thứ nhất là “Đọc một số tác phẩm đương đại dịch ra tiếng Việt”. Ở bài viết này, tác giả đề cập đến các tên tuổi như Giả Bình Ao, Vương Sóc, Mạc Ngôn, Vệ Tuệ với các tác phẩm mang đậm yếu tố tính dục. Trong đó, “Phế đô” được “minh oan” đồng thời điểm qua nét tương đồng giữa người trí thức đồi bại ngày xưa và ngày nay. Bài thứ hai viết riêng về Giả Bình Ao nên “Phế đô” được phân tích kỹ hơn tuy nhiên vẫn chỉ dừng lại ở những khái quát chung về hình tượng người trí thức. Vì rằng “Hiện tượng Giả Bình Ao” – đồng thời là tên bài viết – không chỉ gói gọn trong tác phẩm “Phế đô” mà còn ở nhiều thể loại như: tản văn, truyện ngắn, các tiểu thuyết khác. Nhìn chung, hai bài viết của PGS.TS Hồ Sĩ Hiệp mặc dù chưa đi sâu vào phân tích hình tượng người trí thức nhưng đã mang lại những nhận định bổ ích, những bài học tích cực thông qua những kết luận hết sức tinh tế, giàu ý nghĩa. Tác giả Chu Thị Thanh Hiên đăng bài viết “Người trí thức trong “Phế đô” của Giả Bình Ao” trên website phamngochien.com vào ngày 28/1/2010 đã đi vào phân tích hai khía cạnh xoay quanh hình tượng người trí thức là: Trí thức và giấc mộng danh vọng, vật chất; Trí thức và nghệ thuật chân chính. Tác giả đã khá thành công khi “gọi tên” những loại trí thức và cách họ chọn để thành danh như: loại thứ nhất có danh vọng nhờ sự phấn đấu của bản thân, đi lên bằng chính tài năng và sự khổ luyện của mình; loại thứ hai có danh vọng cũng nhờ tài năng, nhưng một phần họ dựa vào người khác; loại người trí thức muốn có danh tiếng nhưng lại đi lên nhờ lợi dụng danh tiếng của người khác. Và ứng với mỗi loại đều có những nhân vật đại diện. Thế nhưng, ở hai mục tách rời nhau như trên ta vẫn thấy có sự trùng lặp đáng kể giữa về những nguyên nhân làm cho người trí thức đánh mất nghệ thuật chân chính. Với tên bài viết “Đọc Phế đô của Giả Bình Ao”, tác giả Đỗ Ngọc Yên không chia theo đề mục mà bình tác phẩm trên diện rộng – tức là đưa vào bài viết những gì ấn tượng nhất khi đọc “Phế đô” với hầu hết các nhân vật chứ 5 không riêng gì giới trí thức. Trước khi bước vào phân tích, Đỗ Ngọc Yên nhận định: Ở cái đất nước có số dân gần bằng 1/4 dân số thế giới với một truyền thống văn hóa đặc sắc và lâu đời, là một trong những cái nôi sớm nhất của văn minh nhân loại, và cũng là một đất nước được coi là trì trệ nhất về kinh tế cho đến những năm cuối của thập kỷ 70. Đấy là một hệ vấn đề kép với đầy những nghịch lý mà không phải ai cũng có được một cái nhìn thật sự khách quan và đầy đủ về nó. Thế nhưng chỉ từ khi mở cửa thì bức màn bí hiểm nơi đây mới được vén lên. Và có biết bao sự thật ở bên trong dần được sáng tỏ. Giả Bình Ao qua tác phẩm “Phế đô” của mình đã đem đến cho bạn đọc gần xa cái nhìn khái quát về một phần sự thật ấy [69]. Thế nên trong suốt quá trình phân tích bên dưới, tác giả tập trung làm sáng tỏ sự đổi thay của con người trong thời đại mới qua các mối quan hệ của nhà văn Trang Chi Điệp. Đỗ Ngọc Yên đã bao quát và phân tích khá sâu hai vấn đề chính trong đời sống của người trí thức là: danh vọng, tính dục. Các bài viết được nêu ra trên đây tập trung nhiều vào phương diện nội dung còn bài viết của tác giả Phạm Ánh Sao đi sâu vào đặc điểm nghệ thuật của tác phẩm “Phế đô”. Bài viết “Giả Bình Ao nhà văn không ngừng khám phá những chân trời nghệ thuật mới” của Th.s Phạm Ánh Sao được chia làm ba phần. Phần đầu giới thiệu khá ngắn gọn tiểu sử của nhà văn họ Giả về cuộc đời và sự nghiệp. Phần thứ hai viết về đặc điểm thể loại truyện ngắn và phần thứ ba tập trung vào thiên tiểu thuyết “Phế đô”. Tuy xét trên phương diện nghệ thuật của toàn bộ tác phẩm nhưng không vì thế mà làm lu mờ vai trò của hình tượng người trí thức, ngược lại càng làm cho giá trị nội dung được khẳng định. Với tiêu chí thứ nhất là sự tăng cường tính chủ thể trong văn học, tương ứng với quá trình chủ quan hóa trong tự sự, tác giả đã đưa ra nhận định: “từ những mảnh đời tưởng như vụn vặt ấy, chúng ta vẫn cảm nhận hết vị đắng chát của cuộc sống, 6 sự bấp bênh và không toàn vẹn của nhân cách và số phận con người, sự bất lực của con người trước những điều “phi lý” ngang nhiên tồn tại, hiển nhiên chi phối cuộc sống con người” [36]. Tiêu chí thứ hai xét về mặt kết cấu, “Phế đô” thuộc dạng kết cấu mảng. Kết cấu này thuận lợi cho việc nhà văn bố trí sự kiện, đặt Trang Chi Điệp vào vai “người quan sát” và từ đó “gạt bỏ lớp phấn son màu mè bao phủ lên người các nhân vật, phơi bày họ trước cuộc sống thực” [36]. Bài viết “Bàn về cấu trúc một tuyến nhân vật truyện Phế đô trên cơ sở đồ hậu thiên bát quái – Kinh Dịch” của Đỗ Trọng Khơi được đăng vào ngày 27 tháng 6 năm 2010 trên trang web đã mở ra một hướng tiếp cận rất thú vị. Tác giả đã vận dụng những hiểu biết về đồ hậu thiên bát quái để đọc và giải mã cách xây dựng hình tượng nhân vật cũng như diễn biến cốt truyện. Mỗi nhân vật theo sự lý giải của Đỗ Trọng Khơi đều ứng với một quái cố định. Chính tính chất, đặc điểm của các quái ấy tạo nên sự chi phối xuyên suốt và thường trực đối với tính cách, tâm tư tình cảm, quy định luôn cả những vật mang theo bên mình thậm chí định hướng số phận cho nhân vật. Cuối cùng tác giả khẳng định: “Một tác phẩm văn học đã vận dụng đồ “Hậu thiên bát quái” để xây dựng nhân vật, lấy nguyên lý vận động của Dịch để dựng cấu trúc tư tưởng nghệ thuật truyện, quả ngoài Phế đô chưa dễ có tác phẩm nào làm được vậy” [58]. Sáu bài viết trên là giới hạn khiêm tốn về nguồn tài liệu liên quan đến tác giả và tác phẩm mà chúng tôi có được. Từ đó cho thấy, thế giới vật trong “Phế đô” hầu như chưa nhận được sự quan tâm đặc biệt và chưa được khai thác một cách cụ thể, chuyên sâu. Đây là một khó khăn lớn đối với chúng tôi. Chúng tôi chỉ có thể dẫn ra một tài liệu có liên quan đến cách nhìn nhận thế giới vật trong tác phẩm văn học trên góc độ lý thuyết nói chung và một vài tác phẩm cụ thể nói riêng qua bài viết “Khi đồ vật là nhân vật” của nhà nghiên cứu Phạm Thị Phương được đăng trên Cổng thông tin điện tử trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh ngày 27 tháng 2 năm 2013. Trước hết, bài viết nhấn mạnh “đồ 7 vật cũng là nhân vật văn học” [66]. Đồ vật “không chỉ được nhìn nhận về mặt giá trị sử dụng như sản phẩm tiện ích, mà còn được xem xét như giá trị văn hóa, giá trị thẩm mỹ và triết học, như một Kẻ Khác, sở hữu nhiều phẩm chất và có tư cách đối thoại vô tận với con người trong suốt hành trình văn hóa nhân loại” [66]. Trong mục này, tác giả đã minh chứng luận điểm bằng sự có mặt của đồ vật trong thế giới nghệ thuật từ thời cổ xưa cho đến thế kỷ XX. Và sự thật là đồ vật ngày càng được quan tâm chú ý đến đồng thời trở thành một “nhân vật có thể xông lên “tiếm ngôi” nhân vật – người” [66]. Ở phần tiếp theo, tác giả luận giải và trả lời câu hỏi “đồ vật trong văn học là gì?”. Phạm Thị Phương đưa ra hai cách nhìn đồ vật khác nhau giữa một bên là nhà khoa học và một bên là nhà nghệ sĩ. Trong khi đồ vật là một thực thể khách quan đối với nhà khoa học thì nó lại trở thành một cá thể năng động dưới con mắt người nghệ sĩ. Có một điều đặc biệt rằng, đồ vật tuy vô tri vô giác nhưng nó mang trên mình những “đặc tính của văn hóa, chính trị, đạo đức thời đại, dân tộc nơi nó phát sinh” [66]. Vì thế, trong thế giới nghệ thuật, đồ vật không bao giờ xuất hiện một cách ngẫu nhiên không dụng ý mà nó luôn gắn liền với ý đồ sáng tác của nhà văn. Đối với cốt truyện, đồ vật đóng vai trò là một mắt xích gắn kết các sự kiện hay lý giải các sự kiện; còn đối với nhân vật thì nó là dấu hiệu về sự phát triển tính cách, số phận. Đồ vật không là những hình ảnh đóng khung, đơn nghĩa mà nó luôn là “hình ảnh mở” và mang nhiều tầng ý nghĩa ở nghĩa tường minh, nghĩa hàm ẩn; đồng thời biểu thị cái đã hoàn thành, cái đang diễn tiến và cả cái khả thiên. Bằng những ví dụ hết sức điển hình, tác giả Phạm Thị Phương đã hoàn toàn thuyết phục được người đọc và khẳng định sự “không thể thiếu” của đồ vật trong văn học. Theo Phạm Thị Phương thì đồ vật trong văn học có ba chức năng chính: chức năng văn hóa – lịch sử, chức năng tính cách và chức năng kết cấu – cốt truyện. Và mục cuối cùng trong bài viết là “có một “Chủ nghĩa đồ vật” trong văn học hiện đại”. Trong văn học phi lý và tiểu thuyết mới thì “phép ẩn dụ đồ 8 vật – người” được thể hiện một cách rõ nét. Con người tồn tại không bằng hình dạng người hoặc còn nhân dạng nhưng bị tha hóa về nhân tính. Con người bị đồ vật hóa một cách nghiêm trọng đến mức không còn được thừa nhận trong chính cộng đồng của mình. Ví như nhân vật Samsa trong “Hóa thân” của Kafka. Mặt khác, việc miêu tả chi tiết đồ vật, để đồ vật ngập tràn trong thế giới ẩn bóng con người cũng góp phần thể hiện bề sâu nội tâm nhân vật. Nhìn chung, bài viết “Khi đồ vật là nhân vật” của tác giả Phạm Thị Phương cho chúng ta cái nhìn từ bao quát đến vị trí, vai trò cụ th
Luận văn liên quan