Đổi mới phương pháp dạy học đang là vấn đề hết sức cấp bách hiện nay. Thế kỉ XXI là thế kỉ
của sự bùng nổ thông tin, thời đại của toàn cầu hoá, của “xã hội tri thức” vì thế đòi hỏi ngành giáo
dục cần đào tạo những con người có những phẩm chất như năng lực hành động, tính sáng tạo, tính
tự lực và trách nhiệm, năng lực cộng tác làm việc, năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp .đáp
ứng được những đòi hỏi của thị trường lao động, nghề nghiệp cũng như cuộc sống, có khả năng hoà
nhập và cạnh tranh quốc tế. Vì thế, nghị quyết TW2 – khoá VIII của ĐCSVN nhấn mạnh “Đổi mới
mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp
tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến, phương tiện hiện đại
vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh. Phát triển
mạnh mẽ phong trào tự học, tự đào tạo”. Do đó, từ chỗ áp dụng các PPDH mà lấy người thầy làm
trung tâm, thì chúng ta phải chuyển sang hướng dạy học lấy người học làm trung tâm, nhằm phát
huy tính tích cực năng động, sáng tạo, chủ động của người học. Có như vậy thì mới có thể đào tạo
ra nguồn nhân lực có chất lượng tốt đáp ứng được nhu cầu của xã hội, của đất nước.
99 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1215 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thiết kế bài giảng điện tử môn hóa học đại cương hệ cao đẳng theo hướng dạy học tích cực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Trần Ngọc Thành
THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ
MÔN HÓA HỌC ĐẠI CƯƠNG
HỆ CAO ĐẲNG THEO HƯỚNG DẠY
HỌC TÍCH CỰC
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Trần Ngọc Thành
THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ
MÔN HÓA HỌC ĐẠI CƯƠNG
HỆ CAO ĐẲNG THEO HƯỚNG DẠY
HỌC TÍCH CỰC
Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Hoá học
Mã số : 60 14 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN TIẾN CÔNG
Thành phố Hồ Chí Minh – 2011
0BLỜI CẢM ƠN
Sau thời gian nghiên cứu và thực hiện, tôi đã hoàn thành xong luận văn thạc sĩ với đề tài
“Thiết kế bài giảng điện tử môn Hóa học Đại cương hệ Cao đẳng theo hướng dạy học tích cực”.
Tôi vui mừng với thành quả đạt được và xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
- TS. Nguyễn Tiến Công đã trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện đề tài này.
- PGS.TS. Trịnh Văn Biều đã góp ý cho tôi nhiều ý kiến quí báu để luận văn được hoàn thiện
hơn.
- Thầy Trần Quang Hiếu, GV trường Đại học Công nghệ Sài Gòn, đã tạo điều kiện cho tôi tiến
hành thực nghiệm đề tài.
- Chị Đinh Thị Xuân Thảo, GV trường Đại học Tây Nguyên, đã giúp tôi thực nghiệm sư phạm
và gợi ý cho tôi nhiều ý tưởng hay.
- Các thầy cô trường ĐH Sư phạm Tp Hồ Chí Minh, ĐH Sư phạm Hà Nội đã giảng dạy, xây
dựng cho tôi nền tảng kiến thức lí luận vững chắc; tập thể thầy cô, cán bộ công nhân viên phòng
Sau đại học đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi được học tập, hoàn thành các khóa học.
- Cuối cùng, cảm ơn gia đình, bạn bè đã tiếp sức, động viên tôi hoàn thành tốt luận văn.
Thành phố Hồ Chí Minh năm 2011
1BMỤC LỤC
2TLỜI CẢM ƠN2T ...................................................................................................................... 1
2TMỤC LỤC2T ............................................................................................................................ 2
2TDANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT2T .................................................................................. 5
2TMỞ ĐẦU2T .............................................................................................................................. 6
2TChương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI2T......................................... 9
2T1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu [17, 29]2T .......................................................................................... 9
2T1.2. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học hóa học [24, 29]2T ............................................................ 10
2T1.3. Dạy học tích cực2T .............................................................................................................................. 11
2T1.3.1. Tính tích cực trong học tập [29, 33]2T ......................................................................................... 11
2T1.3.2. Khái niệm về phương pháp dạy học tích cực [17, 19, 33]2T ......................................................... 12
2T1.3.3. Đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực [20 , 29, 31, 33]2T.................................................. 14
2T1.4. Một số phương pháp dạy học tích cực2T.............................................................................................. 15
2T1.4.1. Phương pháp thuyết trình nêu vấn đề [17, 33]2T .......................................................................... 15
2T1.4.2. Phương pháp đàm thoại (vấn đáp) [17, 33]2T ............................................................................... 16
2T1.4.3. Phương pháp nghiên cứu [17, 33]2T ............................................................................................. 16
2T1.4.4. Dạy học đặt và giải quyết vấn đề [17, 29]2T ................................................................................. 17
2T1.4.5. Phương pháp grap dạy học [17]2T ................................................................................................ 18
2T1.4.6. Phương pháp algorit dạy học [17]2T ............................................................................................ 18
2T1.4.7. Phương pháp seminar [17]2T ....................................................................................................... 19
2T1.4.8. Phương pháp dạy học dự án [17]2T .............................................................................................. 21
2T1.5. Bài giảng điện tử2T ............................................................................................................................. 22
2T1.5.1. Khái quát về bài giảng điện tử [33]2T .......................................................................................... 23
2T1.5.1.1. Khái niệm2T ......................................................................................................................... 23
2T1.5.1.2. Ưu và nhược điểm của bài giảng điện tử2T ........................................................................... 23
2T1.5.2. Thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử [33]2T ................................................................................ 24
2T1.5.2.1. Một số thao tác cơ bản trong MS.Powerpoint2T.................................................................... 24
2T1.5.2.2. Các yêu cầu cơ bản của một bài giảng điện tử2T ................................................................... 25
2T1.5.2.3. Các tiêu chí đánh giá một bài giảng điện tử2T ....................................................................... 25
2T1.6. Thực trạng việc sử dụng bài giảng điện tử và các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học Hóa
học Đại cương hệ Cao đẳng2T .................................................................................................................... 26
2T1.6.1. Mục đích điều tra2T ..................................................................................................................... 26
2T1.6.2. Phương pháp và đối tượng điều tra2T ........................................................................................... 26
2T1.6.3. Tiến trình và kết quả điều tra2T .................................................................................................... 26
2TChương 2. THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ MÔN HÓA HỌC ĐẠI CƯƠNG Ở HỆ
CAO ĐẲNG THEO HƯỚNG DẠY HỌC TÍCH CỰC2T ................................................... 30
2T .1. Tổng quan về môn Hóa học Đại cương ở hệ Cao đẳng2T..................................................................... 30
2T .1.1. Chương trình, nội dung môn Hóa học Đại cương [5, 6, 7, 8, 9, 10, 11]2T ..................................... 30
2T .1.2. Đặc điểm môn Hóa học Đại cương2T ........................................................................................... 31
2T .2. Thiết kế bài giảng điện tử theo hướng dạy học tích cực2T.................................................................... 31
2T .2.1. Nguyên tắc thiết kế bài giảng theo hướng dạy học tích cực2T....................................................... 31
2T .2.2. Qui trình thiết kế bài giảng theo hướng dạy học tích cực2T .......................................................... 32
2T .3. Bài giảng chương “Dung dịch”2T ........................................................................................................ 35
2T .3.1. Mục tiêu2T................................................................................................................................... 35
2T .3.2. Nội dung2T .................................................................................................................................. 35
2T .3.3. Phương pháp dạy học2T ............................................................................................................... 36
2T .3.4. Tiến trình dạy học2T .................................................................................................................... 37
2T .3.5. Hệ thống bài tập sử dụng trong bài giảng2T ................................................................................. 51
2T .3.5.1. Bài tập tự luận2T .................................................................................................................. 51
2T .3.5.2. Bài tập trắc nghiệm2T ........................................................................................................... 53
2T .4. Bài giảng chương “Hóa học và dòng điện”2T ...................................................................................... 57
2T .4.1. Mục tiêu2T................................................................................................................................... 57
2T .4.2. Nội dung2T .................................................................................................................................. 58
2T .4.3. Phương pháp dạy học2T ............................................................................................................... 58
2T .4.4. Tiến trình dạy học2T .................................................................................................................... 59
2T .4.5. Hệ thống bài tập sử dụng trong bài giảng2T ................................................................................. 68
2T .4.5.1. Bài tập tự luận2T .................................................................................................................. 68
2T .4.5.2. Bài tập trắc nghiệm2T ........................................................................................................... 70
2TChương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM2T .......................................................................... 75
2T3.1. Mục đích thực nghiệm2T ..................................................................................................................... 75
2T3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm2T .................................................................................................................... 75
2T3.3. Quá trình thực nghiệm2T ..................................................................................................................... 75
2T3.4. Phương pháp xử lí kết quả thực nghiệm sư phạm2T ............................................................................. 76
2T3.5. Kết quả thực nghiệm2T ....................................................................................................................... 78
2T3.5.1. Kết quả định lượng2T .................................................................................................................. 78
2T3.5.1.1. Bài kiểm tra chương “Dung dịch”2T ..................................................................................... 78
2T3.5.1.2. Bài kiểm tra chương “Hóa học và dòng điện”2T ................................................................... 80
2T3.5.1.3. Phân tích định lượng kết quả thu được2T .............................................................................. 82
2T3.5.2. Kết quả định tính2T...................................................................................................................... 82
2TKẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ2T ........................................................................................... 84
2T ÀI LIỆU THAM KHẢO2T ................................................................................................. 87
2TPHỤ LỤC2T ............................................................................................................................. 1
2BDANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNTT : Công nghệ thông tin
DD, dd : Dung dịch
ĐC : Đối chứng
ĐHSP : Đại học Sư phạm
GV : Giáo viên
HS : Học sinh
PPDH : Phương pháp dạy học
SV : Sinh viên
THPT : Trung học phổ thông
Th.S : Thạc sĩ
TN : Thực nghiệm
Tp.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
TS : Tiến sĩ
3BMỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đổi mới phương pháp dạy học đang là vấn đề hết sức cấp bách hiện nay. Thế kỉ XXI là thế kỉ
của sự bùng nổ thông tin, thời đại của toàn cầu hoá, của “xã hội tri thức” vì thế đòi hỏi ngành giáo
dục cần đào tạo những con người có những phẩm chất như năng lực hành động, tính sáng tạo, tính
tự lực và trách nhiệm, năng lực cộng tác làm việc, năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp .đáp
ứng được những đòi hỏi của thị trường lao động, nghề nghiệp cũng như cuộc sống, có khả năng hoà
nhập và cạnh tranh quốc tế. Vì thế, nghị quyết TW2 – khoá VIII của ĐCSVN nhấn mạnh “Đổi mới
mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp
tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến, phương tiện hiện đại
vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh. Phát triển
mạnh mẽ phong trào tự học, tự đào tạo”. Do đó, từ chỗ áp dụng các PPDH mà lấy người thầy làm
trung tâm, thì chúng ta phải chuyển sang hướng dạy học lấy người học làm trung tâm, nhằm phát
huy tính tích cực năng động, sáng tạo, chủ động của người học. Có như vậy thì mới có thể đào tạo
ra nguồn nhân lực có chất lượng tốt đáp ứng được nhu cầu của xã hội, của đất nước.
Nhìn chung, khi xã hội phát triển thì luôn đặt ra những yêu cầu mới cho ngành giáo dục. Bên
cạnh đó thì sự phát triển này cũng mang lại cho ngành giáo dục nhiều phương tiện mới để thực hiện
nhiệm vụ của mình. Ở đây, chúng ta đang nói đến sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và
các ứng dụng to lớn của nó đang có sức ảnh hưởng rất lớn với giáo dục. Đối với trình độ nước ta thì
việc sử dụng phần mềm Microsoft Powerpoint và một số phần mềm khác để thiết kế bài giảng điện
phục vụ cho giảng dạy là phù hợp nhất. Trong khi đó nếu như giáo viên có được một hệ thống các
bài giảng điện tử được thiết kế hay, theo hướng dạy học tích cực thì chắc chắn sẽ nâng cao được
hiệu quả dạy học.
Từ những lí do nêu trên, tôi quyết định chọn đề tài: “THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ MÔN
HÓA HỌC ĐẠI CƯƠNG HỆ CAO ĐẲNG THEO HƯỚNG DẠY HỌC TÍCH CỰC”.
2. Mục đích nghiên cứu
Thiết kế bài giảng điện tử môn Hóa học Đại cương hệ cao đẳng trong đó có áp dụng các PPDH
tích cực.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu : Việc thiết kế bài giảng điện tử môn Hóa học Đại cương hệ cao đẳng
theo hướng dạy học tích cực.
- Khách thể nghiên cứu : Quá trình dạy học Hóa học Đại cương ở hệ cao đẳng.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về các PPDH tích cực.
- Nghiên cứu cách sử dụng phần mềm Microsoft Powerpoint và một số phần mềm khác như
Macromedia Flash
- Điều tra thực tiễn việc sử dụng bài giảng điện tử và các PPDH tích cực ở một số trường cao
đẳng.
- Thiết kế giáo điện tử môn Hóa học Đại cương hệ cao đẳng theo hướng dạy học tích cực.
- Thực nghiệm sư phạm trên một số lớp để đánh giá hiệu quả và tính khả thi của các bài giảng
điện tử này.
5. Giới hạn đề tài
- Về nội dung: môn Hóa học Đại cương hệ cao đẳng.
- Về địa bàn, phạm vi thực nghiệm sư phạm: với giáo viên và sinh viên hệ cao đẳng ở trường
Đại học Công nghệ Sài Gòn, Đại học Tây Nguyên
- Về thời gian: học kì I năm học 2010 – 2011.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí thuyết
- Đọc và nghiên cứu các tài liệu về tâm lí học, giáo dục học, PPDH hóa học và các tài liệu liên
quan đến đề tài.
- Truy cập thông tin liên quan đến đề tài trên internet.
- Sử dụng các phần mềm tin học.
- Phân tích và tổng hợp.
- Phân loại, hệ thống hoá.
6.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Điều tra bằng các phiếu câu hỏi.
- Phỏng vấn.
- Phương pháp chuyên gia.
- Thực nghiệm sư phạm đánh giá hiệu quả, tính khả thi của hệ thống bài giảng điện tử và các
biện pháp đã đề xuất nhằm nâng cao chất lượng dạy – học môn Hóa học Đại cương ở hệ cao đẳng.
6.3. Sử dụng toán thống kê để xử lý số liệu thực nghiệm sư phạm.
7. Những đóng góp của đề tài
- Thiết kế một hệ thống bài giảng điện tử môn Hóa học Đại cương hệ cao đẳng, phục vụ cho
các giảng viên trong việc dạy học môn học này.
- Mỗi bài giảng điện tử đều có áp dụng các PPDH tích cực, phát huy được tính tích cực, tự lực,
sáng tạo của người học, nâng cao hiệu quả dạy học.
- Mỗi bài giảng điện tử đều cố gắng khai thác tối đa ưu điểm mà phần mềm Microsoft
Powerpoint để tạo những hiệu ứng sinh động, khắc phục tính trừu tượng môn học, khơi dậy sự yêu
thích và hứng thú học tập cho học viên.
8. Giả thuyết khoa học
Nếu sử dụng bài giảng điện tử trong đó có áp dụng các PPDH tích cực thì sẽ khắc phục được
tính trừu tượng trong việc dạy học môn Hóa học Đại cương, sẽ hoạt động hóa người học, từ đó nâng
cao chất lượng và hiệu quả dạy học.
Chương 1. 4BCƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu [17, 29]
Phát huy tính tích cực trong học tập là một trong các phương hướng cải cách, đổi mới giáo dục
nhằm đào tạo ra thế hệ trẻ mới năng động, sáng tạo, khả năng tự học, tự đánh giá, biết cách cộng tác
với mọi người và nhân cách tốt làm chủ đất nước. Điều này giúp xây dựng con người theo quan
điểm về bốn trụ cột trong giáo dục theo quan điểm của UNESCO.
Ở bậc học giáo dục THPT, đã có nhiều tác giả nghiên cứu và viết về các phương pháp dạy học
tích cực như Nguyễn Ngọc Quang, Nguyễn Cương, Nguyễn Văn Cường... và một số luận án tiến sĩ
và luận văn thạc sĩ gần đây như:
- Tích cực hóa hoạt động nhận thức cho HS miền núi tỉnh Thanh Hóa qua giảng dạy hóa học –
Lê Như Xuyên – Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội, 1997.
- Sử dụng phương pháp dạy học tích cực và phương tiện kĩ thuật dạy học để nâng cao chất
lượng bài lên lớp hóa học ở trường THPT Hà Nội – Trần Thị Thu Huệ – Luận văn thạc sĩ, ĐHSP
Hà Nội, 2002.
- Nghiên cứu các biện pháp nâng cao chất lượng bài lên lớp hóa học ở trường THPT – Lê
Trọng Tín – Luận án tiến sĩ, ĐHSP Hà Nội, 2002.
- Sử dụng thí nghiệm và các phương tiện kĩ thuật dạy học để nâng cao tính tích cực, chủ động
của HS trong học tập hóa học lớp 10, lớp 11 trường THPT ở Hà Nội – Nguyễn Thị Hoa – Luận văn
thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội, 2003.
- Tích cực hóa hoạt động nhận thức cho HS dân tộc các trường dự bị đại học dân tộc trung
ương Việt Trì – Phú Thọ qua giảng dạy phần kim loại trong chương trình hóa học phổ thông trung
học – Hoàng Thị Tuyết Mai – Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội, 2003.
- Xây dựng hệ thống bài tập nâng cao về hợp chất hữu cơ nhóm chức nhằm phát huy tính tích
cực, chủ động, sáng tạo của HS trong dạy học hóa học ở trường THPT – Nguyễn Thị Hà – Luận
văn thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội, 2005.
- Đổi mới phương pháp dạy học hóa học lớp 10 theo hướng tích cực hóa hoạt động của HS –
Thái Hải Hà – Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Tp.HCM, 2008.
- Thiết kế và thực hiện bài giảng hóa học lớp 10 cơ bản trường THPT theo hướng dạy học tích
cực – Nguyễn Hoàng Uyên – Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Tp.HCM, 2008.
- Thiết kế giáo án điện tử môn hóa học lớp 10 chương trình nâng cao theo hướng dạy học tích
cực – Hà Tú Vân – Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Tp.HCM, 2008 .
- Thiết kế bài giảng hóa học vô cơ ở trường THPT (Ban cơ bản) theo hướng dạy học tích cực –
Nguyễn Cẩm Thạch – Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Tp.HCM, 2009.
Về môn học hóa đại cương cũng đã có một số tác giả nghiên cứu theo một số hướng sau:
- Xây dựng E-learning chương Hóa học và dòng điện phần Hóa Đại cương trường Cao đẳng
kĩ thuật Cao Thắng – Nguyễn Phúc Hậu – Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Tp.HCM, 2009 .
Trong số các luận văn, luận án trên, chúng tôi nhận thấy luận văn của tác giả Hà Tú Vân khá
gần với hướng nghiên cứu của chúng tôi. Do vậy, chúng tôi học hỏi được nhiều bài học từ luận văn
này. Mặc dù, tác giả Hà Tú Vân nghiên cứu vấn đề ở trường THPT nhưng chúng tôi nhận thấy phần
cơ sở lí luận về quá trình dạy học nói chung và việc thiết kế bài giảng điện tử theo hướng dạy học
tích cực được đề cập rất chi tiết.
Được tiếp xúc, tìm hiểu các luận văn cùng hướng nghiên cứu này giúp chúng tôi có rất nhiều
bài học bổ ích trong quá trình thực hiện luận văn của mình. Và chúng t