Luận văn Thiết kế bài giảng hóa học lớp 11 trung học phổ thông theo tư tưởng dạy học hợp tác

Chúng ta đang sống trong thời đại hội nhập và toàn cầu hóa. Ngoài tri thức cao, con người cần phải có khả năng làm việc hợp tác với nhau nhằm giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra. Để đào tạo nguồn nhân lực có đủ trình độ và năng lực đáp ứng những yêu cầu trên, nền giáo dục phải có sự đổi mới mạnh mẽ từ nội dung đến quan điểm dạy học, tìm ra các phương pháp dạy học, hình thức tổ chức sao cho phù hợp. Một trong những quan điểm đã và đang được nhiều nhà giáo dục quan tâm hiện nay là dạy học hợp tác. Thông qua dạy học hợp tác, người học có thể phát huy tính tự giác, tích cực, sáng tạo của bản thân đồng thời rèn luyện kĩ năng hòa nhập, làm việc trong môi trường tập thể. Chính vì vậy, việc vận dụng tư tưởng hợp tác vào dạy học hóa học ở trường trung học phổ thông là điều rất cần thiết. Tuy nhiên, vận dụng tư tưởng hợp tác như thế nào, tổ chức dạy học ra sao để đạt hiệu quả cao vẫn còn gây nhiều lúng túng cho các giáo viên. Với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về dạy học hợp tác, tìm ra cách thiết kế và tổ chức bài giảng hóa học theo quan điểm này một cách có hiệu quả thiết thực, tôi quyết định chọn đề tài: “THIẾT KẾ BÀI GIẢNG HÓA HỌC LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO TƯ TƯỞNG DẠY HỌC HỢP TÁC”.

pdf137 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1760 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thiết kế bài giảng hóa học lớp 11 trung học phổ thông theo tư tưởng dạy học hợp tác, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN HOÀNG HƯƠNG THẢO THIẾT KẾ BÀI GIẢNG HÓA HỌC LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO TƯ TƯỞNG DẠY HỌC HỢP TÁC LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN HOÀNG HƯƠNG THẢO THIẾT KẾ BÀI GIẢNG HÓA HỌC LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO TƯ TƯỞNG DẠY HỌC HỢP TÁC Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học môn hóa học Mã số: 601410 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. TRỊNH VĂN BIỀU Thành phố Hồ Chí Minh – 2011 LỜI CẢM ƠN Tác giả xin gởi lời cảm ơn chân thành nhất đến Ban Giám hiệu trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, Phòng Sau đại học, quý thầy cô giảng viên đã tận tình giảng dạy, khắc sâu kiến thức và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các học viên được học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa học. Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Trịnh Văn Biều đã dành nhiều thời gian hướng dẫn, động viên và khuyến khích tác giả vượt qua những khó khăn trong quá trình học tập để hoàn thành tốt luận văn. Xin cảm ơn thầy cô giáo ở trường THPT Trần Quang Khải, THPT Trần Văn Quan, THPT Trần Phú đã nhiệt tình cộng tác, giúp đỡ tác giả trong quá trình thực nghiệm sư phạm. Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn là chỗ dựa tinh thần vững chắc nhất cho tác giả trong suốt thời gian thực hiện luận văn này. Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2011 MỤC LỤC 1TLỜI CẢM ƠN1T .................................................................................................................... 3 1TMỤC LỤC1T .................................................................................................................... 4 1TDANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT1T ...................................................... 7 1TMỞ ĐẦU1T .................................................................................................................... 8 1T . Lí do chọn đề tài1T ........................................................................................................ 8 1T2. Khách thể và đối tượng nghiên cứu1T ........................................................................... 8 1T3. Mục đích nghiên cứu1T ................................................................................................. 8 1T4. Nhiệm vụ nghiên cứu1T ................................................................................................ 8 1T5. Phạm vi nghiên cứu1T ................................................................................................... 9 1T6. Giả thuyết khoa học1T ................................................................................................... 9 1T7. Điểm mới của đề tài1T................................................................................................... 9 1T8. Phương pháp nghiên cứu1T ........................................................................................... 9 1TCHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI1T .................................. 10 1T .1. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU1T ..................................................................... 10 1T .1.1. Quá trình hình thành của dạy học hợp tác [5], [26], [51]1T ............................... 10 1T .1.2. Một số luận văn – luận án về dạy học hợp tác1T ............................................... 12 1T .1.3. Một số tài liệu và bài báo1T .............................................................................. 13 1T .2. BÀI GIẢNG VÀ CÁC BƯỚC LÊN LỚP1T ............................................................. 16 1T .2.1. Khái niệm bài giảng [24]1T .............................................................................. 16 1T .2.2. Cấu trúc của bài giảng [3]1T ............................................................................ 17 1T .2.3. Khái niệm giáo án1T ......................................................................................... 18 1T .3. TƯ TƯỞNG HỢP TÁC TRONG DẠY HỌC1T ....................................................... 18 1T .3.1. Cơ sở tâm lí – xã hội học của dạy học hợp tác [48]1T ....................................... 18 1T .3.2. Khái niệm dạy học hợp tác1T ........................................................................... 19 1T .3.3. Năm đặc trưng cơ bản của dạy học hợp tác [26], [36], [45], [48]1T .................. 22 1T .3.4. Tầm quan trọng của kĩ năng hợp tác trong đời sống hiện đại1T......................... 23 1T .3.5. Ưu điểm – nhược điểm của dạy học hợp tác [12], [39], [48], [55]1T ................. 24 1T .3.6. Phân loại nhóm [25], [26], [36], [39], [60]1T .................................................... 26 1T .3.7. Tiến trình dạy học hợp tác theo nhóm [29], [36], [39],[45], [48]1T ................... 28 1T .3.8. Các kĩ năng hợp tác [48]1T ............................................................................... 29 1T .4. THỰC TRẠNG VIỆC DẠY HỌC HỢP TÁC Ở MỘT SỐ TỈNH THÀNH PHÍA NAM1T ........................................................................................................................... 30 1T .4.1. Mục đích điều tra1T ......................................................................................... 30 1T .4.2. Đối tượng điều tra1T ......................................................................................... 31 1T .4.3. Kết quả điều tra1T ............................................................................................ 31 1TCHƯƠNG 2: THIẾT KẾ BÀI GIẢNG HÓA HỌC LỚP 11 PHẦN HỮU CƠ THEO TƯ TƯỞNG DẠY HỌC HỢP TÁC1T ................................................................................ 36 1T2.1. TỔNG QUAN PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 THPT1T ................................. 36 1T2.1.1. Hệ thống kiến thức hóa học hữu cơ lớp 11 THPT1T ......................................... 36 1T2.1.2. Những lưu ý khi dạy học phần hóa hữu cơ lớp 11 THPT1T .............................. 37 1T2.2. NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ GIÁO ÁN DẠY HỌC HỢP TÁC1T ............................. 38 1T2.2.1. Đảm bảo tính chính xác - khoa học1T ............................................................... 38 1T2.2.2. Đảm bảo tính sư phạm1T .................................................................................. 38 1T2.2.3. Đảm bảo đặc trưng của bộ môn hóa học1T ....................................................... 39 1T2.2.4. Đảm bảo mục tiêu của bài học1T ...................................................................... 39 1T2.2.5. Số hoạt động hợp tác trong một tiết, một bài cần vừa phải1T ............................ 39 1T2.2.6. Lựa chọn nội dung phù hợp để thiết kế hoạt động hợp tác1T ............................ 40 1T2.2.7. Nhiệm vụ hợp tác có thể thực hiện trong thời gian cho phép1T ......................... 41 1T2.2.8. Qui mô nhóm phải phù hợp với nhiệm vụ hợp tác và thời gian hoạt động1T ..... 42 1T2.2.9. Phải tạo điều kiện cho tất cả các HS hoạt động một cách tích cực, chủ động, sáng tạo1T .................................................................................................................. 42 1T2.3. QUI TRÌNH THIẾT KẾ GIÁO ÁN DẠY HỌC HỢP TÁC1T .................................. 43 1T2.3.1. Bước 1: Xác định mục tiêu dạy học của bài giảng1T ......................................... 43 1T2.3.2. Bước 2: Chia nội dung bài học thành từng phần ứng với các hoạt động1T ........ 44 1T2.3.3. Bước 3: Chọn hoạt động có thể tiến hành dưới hình thức hợp tác1T ................. 44 1T2.3.4. Bước 4: Dự tính thời gian cho từng hoạt động1T .............................................. 45 1T2.3.5. Bước 5: Lựa chọn số lượng thành viên trong nhóm tương ứng với nhiệm vụ học tập1T.................................................................................................................... 45 1T2.3.6. Bước 6: Chọn lựa hình thức tổ chức hoạt động hợp tác1T ................................. 46 1T2.3.7. Bước 7: Thiết kế các hoạt động ứng với từng nội dung bài học1T ..................... 47 1T2.3.8. Bước 8: Xây dựng tiêu chí đánh giá hoạt động của các nhóm1T ....................... 48 1T2.3.9. Bước 9: Chuẩn bị đồ dùng dạy học1T ............................................................... 48 1T2.3.10. Bước 10: Dự đoán các tình huống phát sinh và biện pháp xử lí1T ................... 49 1T2.3.11. Bước 11: Xin ý kiến của đồng nghiệp, chỉnh sửa để hoàn thiện1T .................. 49 1T2.4. GIÁO ÁN MỘT SỐ BÀI PHẦN HỮU CƠ HÓA HỌC LỚP 11 THEO TƯ TƯỞNG DẠY HỌC HỢP TÁC1T .................................................................................. 50 1T2.4.1. Giáo án bài 20 – MỞ ĐẦU VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ (tiết 29)1T ..................... 50 1T2.4.2. Giáo án bài 22 – CẤU TRÚC PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU CƠ (tiết 32, 33)1T .. .................................................................................................................... 55 1T2.4.3. Giáo án bài 24 – LUYỆN TẬP HỢP CHẤT HỮU CƠ, CÔNG THỨC PHÂN TỬ VÀ CÔNG THỨC CẤU TẠO (tiết 35)1T ............................................................ 64 1T2.4.4. Giáo án bài 25 – ANKAN (tiết 39, 40)1T.......................................................... 69 1T2.4.5. Giáo án bài 29 – ANKEN (tiết 44, 45)1T ......................................................... 78 1T2.4.6. Tự chọn – BÀI TẬP CHỦ ĐỀ ANKIN1T ......................................................... 88 1T2.4.7. Giáo án bài 37 – NGUỒN HIĐROCACBON THIÊN NHIÊN (tiết 55)1T ........ 92 1T2.5. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG KHI TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC THEO GIÁO ÁN ĐÃ THIẾT KẾ1T ........................................................................................... 98 1TCHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM1T .................................................................. 102 1T3.1. MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM1T ............................................................................ 102 1T3.2. ĐỐI TƯỢNG THỰC NGHIỆM1T ......................................................................... 102 1T3.3. TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM1T ........................................................ 103 1T3.3.1. Bước 1: Chọn lớp thực nghiệm1T ................................................................... 103 1T3.3.2. Bước 2: Gặp gỡ GV thực nghiệm để trao đổi1T .............................................. 103 1T3.3.3. Bước 3: Tiến hành thực nghiệm1T .................................................................. 103 1T3.3.4. Bước 4: Tiến hành kiểm tra1T ........................................................................ 104 1T3.3.5. Bước 5: Xử lí kết quả thực nghiệm1T ............................................................. 104 1T3.4. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM1T .............................................................................. 106 1T3.4.1. Kết quả kiểm tra định lượng1T ....................................................................... 106 1T3.4.2. Kết quả kiểm tra định tính1T .......................................................................... 112 1T3.5. BÀI HỌC RÚT RA TỪ THỰC NGHIỆM1T .......................................................... 117 1T3.5.1. Kinh nghiệm về chia nhóm1T ......................................................................... 117 1T3.5.2. Chuẩn bị tâm lí HS cho việc thành lập nhóm hợp tác1T .................................. 118 1T3.5.3. Tạo sự phụ thuộc tích cực giữa các thành viên1T ............................................ 118 1T3.5.4. Chọn nội dung để hoạt động nhóm1T ............................................................. 119 1T3.5.5. Theo dõi các hoạt động nhóm để điều chỉnh kịp thời1T .................................. 120 1T3.5.6. Đảm bảo thời gian dự kiến1T .......................................................................... 120 1T3.5.7. Rèn cho HS một số kĩ năng trong hoạt động hợp tác1T ................................... 120 1TKẾT LUẬN 1T ................................................................................................................ 125 1T ÀI LIỆU THAM KHẢO1T .............................................................................................. 128 1TPHỤ LỤC 1T ................................................................................................................ 132 DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT CTCT : công thức cấu tạo CTĐGN : công thức đơn giản nhất CTPT : công thức phân tử dd : dung dịch ĐC : đối chứng ĐHSP : Đại học Sư phạm đktc : điều kiện tiêu chuẩn HS : học sinh GV : giáo viên NXB : Nhà xuất bản SGK : sách giáo khoa THPT : Trung học phổ thông TN : thực nghiệm tRnc R:R Rnhiệt độ nóng chảy tRs R: nhiệt độ sôi tr. : trang MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Chúng ta đang sống trong thời đại hội nhập và toàn cầu hóa. Ngoài tri thức cao, con người cần phải có khả năng làm việc hợp tác với nhau nhằm giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra. Để đào tạo nguồn nhân lực có đủ trình độ và năng lực đáp ứng những yêu cầu trên, nền giáo dục phải có sự đổi mới mạnh mẽ từ nội dung đến quan điểm dạy học, tìm ra các phương pháp dạy học, hình thức tổ chức sao cho phù hợp. Một trong những quan điểm đã và đang được nhiều nhà giáo dục quan tâm hiện nay là dạy học hợp tác. Thông qua dạy học hợp tác, người học có thể phát huy tính tự giác, tích cực, sáng tạo của bản thân đồng thời rèn luyện kĩ năng hòa nhập, làm việc trong môi trường tập thể. Chính vì vậy, việc vận dụng tư tưởng hợp tác vào dạy học hóa học ở trường trung học phổ thông là điều rất cần thiết. Tuy nhiên, vận dụng tư tưởng hợp tác như thế nào, tổ chức dạy học ra sao để đạt hiệu quả cao vẫn còn gây nhiều lúng túng cho các giáo viên. Với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về dạy học hợp tác, tìm ra cách thiết kế và tổ chức bài giảng hóa học theo quan điểm này một cách có hiệu quả thiết thực, tôi quyết định chọn đề tài: “THIẾT KẾ BÀI GIẢNG HÓA HỌC LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO TƯ TƯỞNG DẠY HỌC HỢP TÁC”. 2. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2.1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học môn hóa học ở trường trung học phổ thông. 2.2. Đối tượng nghiên cứu: Việc vận dụng tư tưởng hợp tác vào dạy học hóa học lớp 11 trung học phổ thông. 3. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu việc thiết kế bài giảng hóa học lớp 11 theo tư tưởng hợp tác nhằm nâng cao hiệu quả dạy học. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận về dạy học hợp tác và việc vận dụng tư tưởng này trong dạy học hóa học. - Tìm hiểu thực trạng của việc dạy học hợp tác ở một số tỉnh, thành phía Nam. - Đề xuất các hình thức tổ chức bài giảng phần hữu cơ lớp 11 theo tư tưởng dạy học hợp tác. - Thiết kế một số giáo án phần hóa học hữu cơ lớp 11 cơ bản. - Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng tính khả thi và hiệu quả của đề tài. 5. Phạm vi nghiên cứu 2.3.Nội dung nghiên cứu: Phần hóa học hữu cơ lớp 11 cơ bản trường trung học phổ thông. 2.4.Địa bàn nghiên cứu: Một số trường trung học phổ thông tại Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. 6. Giả thuyết khoa học Nếu giáo viên nắm được nguyên tắc, biết cách thiết kế bài giảng và tổ chức các hoạt động học tập theo tư tưởng dạy học hợp tác thì bài lên lớp sẽ đạt chất lượng cao. 7. Điểm mới của đề tài - Hoàn thiện lí luận về dạy học hợp tác. - Xây dựng các nguyên tắc, qui trình thiết kế bài giảng theo tư tưởng dạy học hợp tác. - Vận dụng vào thiết kế các giáo án dạy học hóa học lớp 11 THPT. - Rút ra các bài học kinh nghiệm trong dạy học hợp tác phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương. 8. Phương pháp nghiên cứu 8.1. Các phương pháp nghiên cứu lí luận: đọc và nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài, phân tích và tổng hợp, khái quát hóa. 8.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp điều tra và thu thập thông tin, phương pháp thực nghiệm sư phạm. 8.3. Phương pháp thống kê toán học. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Quá trình hình thành của dạy học hợp tác [5], [26], [51] Dạy học hợp tác có cơ sở xã hội học. Auguste Comte (1798 – 1857), nhà tư tưởng Pháp, người có công tạo ra ngành xã hội học, đã từng nói tới vai trò của các nhân tố xã hội trong giáo dục. Nhưng các nhà xã hội chưa mấy quan tâm đến vấn đề này trong nhà trường; mặt khác trong nhiều năm nhà trường vẫn tồn tại như một hệ thống khép kín. Mãi đến đầu những năm 1900, John Dewey, nhà giáo dục theo xu hướng thực dụng Mỹ, được coi là người đầu tiên khởi xướng ra xu thế dạy học hợp tác. Nếu như trước đây người ta quan niệm giáo dục là quá trình truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm, hoặc một quá trình khai sáng nhằm giúp con người tự do sử dụng lí trí; thì John Dewey lại có một quan niệm khá độc đáo: giáo dục chính là bản thân cuộc sống (Education is life itself). Ông luôn nhấn mạnh vai trò của giáo dục như là một phương tiện dạy cho con người cách sống hợp tác trong một chế độ xã hội dân chủ. Từ năm 1930 đến năm 1940, nhà tâm lí học xã hội Kurt Lewin đã tạo nên một dấu ấn mới trong lịch sử phát triển của tư tưởng giáo dục hợp tác. Ông đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của cách thức cư xử trong nhóm khi nghiên cứu hành vi của các nhà lãnh đạo và thành viên ở các nhóm dân chủ. Sau đó, Mornton Deutsch, một HS của Lewin, đã phát triển lí luận về hợp tác và cạnh tranh trên cơ sở “những lí luận nền tảng” của Lewin. Elliot Aronson (Mỹ) với mô hình lớp học Jigsaw đầu tiên (1978) đã có những đóng góp lớn trong việc hoàn thiện các hình thức dạy học hợp tác. Nhiều công trình nghiên cứu của ông cho thấy rằng, thành tích cá nhân cũng như tập thể luôn luôn cao hơn khi mọi người hợp tác với nhau thay vì ganh đua. Bởi vì kết quả cạnh tranh khiến cho một người thành công trên thất bại của người khác và đương nhiên điều đó làm giảm hiệu quả làm việc; mặt khác môi trường cạnh tranh chú trọng vào việc thúc đẩy người ta làm việc xuất sắc hơn người khác, chứ không phải là cùng nhau làm việc tốt. Theo Alfie Koln, nguyên nhân khiến cho hợp tác luôn đem lại kết quả cao hơn so với cạnh tranh, là vì tư tưởng cạnh tranh (chỉ có được hoặc mất) sẽ làm người ta căng thẳng và lo lắng nhiều hơn trong cuộc đua; còn trong môi trường hợp tác, mọi người đều muốn làm việc và giúp đỡ lẫn nhau để cùng đạt được mục đích. Với rất nhiều công trình nghiên cứu từ năm 1981 đến 1989 về giáo dục hợp tác, D. W.Johnson, Roger T.Johnson Johnson và các cộng sự của mình đã nhận thấy rằng giáo dục hợp tác có nhiều khả năng tạo nên thành công hơn các hình thái tác động khác, kể từ cấp tiểu học đến phổ thông trung học. Các nghiên cứu của nhóm về ảnh hưởng của giáo dục hợp tác tới tư duy phê phán, lòng tự trọng; các mối quan hệ về chủng tộc và dân tộc, các hành vi xã hội cùng nhiều tiêu chuẩn khác, đã chỉ ra rằng giáo dục hợp tác tỏ ra ưu việt hơn đa số các hình thức giáo dục truyền thống. J. Cooper, và các tác giả khác (1990) cho rằng: học tập hợp tác là một chiến lược học tập có cấu trúc, có chỉ dẫn một cách hệ thống, được thực hiện cùng nhau trong các nhóm nhỏ, nhằm đạt được nhiệm vụ chung. Năm 1992, với việc nghiên cứu trên 200 trường đại học, cao đẳng, Astin đã rút ra kết luận: sự tương tác giữa người học với nhau và giữa người học với GV là những cơ sở rõ ràng giúp dự đoán những thay đổi tích cực về quan điểm và nhận thức trong sinh viên đại học, cao đẳng. Trên cơ sở nghiên cứu này, Astin đã nhấn mạnh đến yêu cầu phải sử dụng nhiều hơn nữa giáo dục hợp tác trong các trường đại học, cao đẳng. Đến năm 1996, lần đầu tiên phương pháp dạy học hợp tác được đưa vào chương trình học chính thức hàng năm của một số trường đại học ở Mỹ. Theo D. W.Johnson, Roger T.Johnson & Holubec (1998): học tập hợp tác là toàn bộ những hoạt động học tập mà HS thực hiện cùng nhau trong các nhóm, trong hoặc ngoài phạm vi lớp học. Có 5 đặc điểm quan trọng nhất mà mỗi một giờ học hợp tác phải đảm bảo được: Sự phụ thuộc lẫn nhau một cách tích cực; Ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân; Sự tác độn
Luận văn liên quan