Luận văn Thiết kế bài tập âm vần dưới dạng trò chơi flash hỗ trợ học sinh lớp 1 mắc chứng khó đọc

Chứng khó đọc (Dyslexia) hiện nay là một vấn đề khá phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia khác. Tỉ lệ người mắc chứng khó đọc đã đạt tới con số từ 5 - 10% trên tổng số dân trên thế giới (theo UNESCO 2010) [40]. Người mắc chứng khó đọc thường gặp nhiều khó khăn trong việc nhận diện từ, đọc trôi chảy, đọc hiểu và cảm thấy khó khăn ngay cả trong các tình huống giao tiếp thường ngày. Như vậy, việc nghiên cứu trị liệu cho người mắc chứng khó đọc là vấn đề thực sự cấp thiết để giúp họ vượt qua những trở ngại trong cuộc sống. Trị liệu cho người mắc chứng khó đọc cần được tiến hành từ sớm, đặc biệt là trong giai đoạn bắt đầu tiếp xúc với việc đọc. Ở giai đoạn này, HS cần được tác động bằng những biện pháp trị liệu riêng như các tác động về tâm lý, các hệ thống BT chuyên biệt dành cho HS có vấn đề về đọc. Những nghiên cứu cho thấy rằng khó đọc không phải là một bệnh lý nên không dùng biện pháp trị liệu bằng thuốc mà cần có những biện pháp hỗ trợ từ gia sư, chuyên gia hay bác sĩ trị liệu (Tổ chức Chứng khó đọc thế giới) [46]. Do đó, các BT trị liệu riêng cho HS mắc chứng khó đọc thực sự có ý nghĩa quan trọng

pdf124 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 2278 | Lượt tải: 7download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thiết kế bài tập âm vần dưới dạng trò chơi flash hỗ trợ học sinh lớp 1 mắc chứng khó đọc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Thu Trang THIẾT KẾ BÀI TẬP ÂM VẦN DƯỚI DẠNG TRÒ CHƠI FLASH HỖ TRỢ HỌC SINH LỚP 1 MẮC CHỨNG KHÓ ĐỌC LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2014 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Thu Trang THIẾT KẾ BÀI TẬP ÂM VẦN DƯỚI DẠNG TRÒ CHƠI FLASH HỖ TRỢ HỌC SINH LỚP 1 MẮC CHỨNG KHÓ ĐỌC Chuyên ngành : Giáo dục học (Tiểu học) Mã số : 60 14 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS NGUYỄN THỊ LY KHA Thành phố Hồ Chí Minh – 2014 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Nguyễn Thị Thu Trang 2 LỜI CẢM ƠN Khoá học Sau Đại học ngành Giáo dục học (Tiểu học) tại trường ĐH Sư phạm TP. Hồ Chí Minh đã mang lại cho tôi những kiến thức hữu ích về chuyên môn, những kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học và những tình cảm tốt đẹp từ thầy cô, bạn bè. Khoá học đã giúp tôi thay đổi tư duy trong giảng dạy, trong khoa học và cả những kĩ năng cơ bản trong cuộc sống. Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Nguyễn Thị Ly Kha, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Cô đã tận tình chỉ dạy, định hướng cũng như động viên tôi từ việc chọn đề tài, viết bài báo cho đến khi hoàn thành nghiên cứu. Đã có những lúc tôi mệt mỏi, chính cô luôn ủng hộ và thôi thúc tôi đi tiếp. Tôi xin chân thành cảm ơn cô. Với lòng biết ơn của mình, tôi xin gửi đến cô lời chúc sức khoẻ và thành công trong công tác. Bên cạnh đó, tôi cũng trân trọng cảm ơn thầy Dương Thái Sơn, hiệu trưởng trường Tiểu học Đặng Văn Ngữ, quận Phú Nhuận, thầy Lê Văn Trưởng, hiệu trưởng trường Tiểu học Dương Công Khi, huyện Hóc Môn và toàn thể giáo viên khối lớp 1 của hai trường đã tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ cho tôi trong suốt quá trình tìm hiểu thực tế và thực nghiệm ở trường. Tôi cũng xin cảm ơn các Thầy Cô, Cán bộ thuộc phòng Sau Đại học, Trường Đại học Sư phạm TP.HCM đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè đã luôn ở bên cạnh quan tâm, động viên, cảm thông và giúp đỡ tôi trong suốt hai năm theo học. Cuối cùng, tôi muốn gửi lời cảm ơn và lời chúc thành công đến tập thể lớp Cao học Giáo dục học (Tiểu học) K23 vì đã chia sẻ cùng tôi nhiều khó khăn trong quá trình học tập cũng như khi thực hiện luận văn này. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn. 3 DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT SGK Sách giáo khoa GV Giáo viên HS Học sinh PH Phụ huynh BT Bài tập VBT Vở bài tập TV Tiếng Việt 4 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................ 1 LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. 2 DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT .................................................... 3 MỤC LỤC ........................................................................................................ 4 DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................. 8 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ......................................................................... 9 MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 10 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................. 10 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................. 12 3. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 19 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................... 19 5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu .............................................................. 19 6. Giả thuyết nghiên cứu .................................................................................... 19 7. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu của đề tài ..................................................... 20 8. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 20 9. Đóng góp của đề tài ........................................................................................ 24 10. Bố cục của luận văn ..................................................................................... 24 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN ............................ 25 1.1. Cơ sở lí luận ................................................................................................. 25 1.1.1. Khái niệm về đọc và chứng khó đọc ..................................................... 25 1.1.2. Đặc điểm tâm lý, ngôn ngữ của HS lớp 1 mắc chứng khó đọc ............. 26 5 1.1.3. BT âm - vần cho HS lớp 1 mắc chứng khó đọc ..................................... 27 1.1.4. Flash và tác dụng của BT dưới dạng trò chơi Flash trong việc hỗ trợ hoạt động đọc của HS lớp 1 mắc chứng khó đọc ................................................. 29 1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................. 32 1.2.1. Những khó khăn của của trẻ mắc chứng khó đọc khi học âm - vần theo chương trình SGK ........................................................................................ 32 1.2.2. Tác dụng của BT - trò chơi Flash trong việc hỗ trợ hoạt động đọc của HS mắc chứng khó đọc trong các công trình nhiên cứu trước đây .................... 38 Tiểu kết chương 1 .......................................................................................... 40 Chương 2. BÀI TẬP ÂM VẦN DƯỚI DẠNG TRÒ CHƠI FLASH HỖ TRỢ CHO HỌC SINH LỚP 1 MẮC CHỨNG KHÓ ĐỌC ............................... 41 2.1. Cơ sở xây dựng bài tập âm vần dưới dạng trò chơi Flash hỗ trợ học sinh lớp 1 mắc chứng khó đọc ................................................................................... 41 2.1.1. Bài tập nhận thức âm vị - tự vị và âm thanh .......................................... 41 2.1.2. Đặc điểm âm tiết, âm vị, chữ viết và từ tiếng Việt ................................ 43 2.1.3. Những lỗi sai về âm vần của nhóm học sinh lớp 1 mắc chứng khó đọc đang tác động ........................................................................................................ 46 2.1.4. Phát huy vai trò của công nghệ thông tin đồng thời tránh tình trạng trẻ “nghiện game” .............................................................................................. 48 2.2. Nguyên tắc, phương pháp xây dựng hệ thống bài tập âm vần dưới dạng trò chơi Flash hỗ trợ học sinh lớp 1 mắc chứng khó đọc ...................................... 49 2.2.1. Nguyên tắc ............................................................................................. 49 2.2.2. Phương pháp .......................................................................................... 50 2.3. Hệ thống BT âm vần dưới dạng trò chơi Flash hỗ trợ HS lớp 1 mắc chứng khó đọc ................................................................................................................ 51 6 2.3.1. Bài tập “Dẫn thỏ về nhà” ....................................................................... 52 2.3.2. Bài tập “Vườn hoa của bé” .................................................................... 54 2.3.3. Bài tập “Cùng đi tàu lửa” ....................................................................... 57 2.3.4. Bài tập “Gà con tìm mẹ” ........................................................................ 59 2.3.5. Bài tập “Hái quả” ................................................................................... 62 2.3.6. Bài tập “Câu cá” .................................................................................... 64 2.3.7. Bài tập “Bé đi nhà sách” ........................................................................ 67 2.4. Độ khó và độ tin cậy của BT âm vần dưới dạng trò chơi Flash hỗ trợ HS lớp 1 mắc chứng khó đọc ................................................................................... 69 2.4.1. Độ khó của hệ thống BT âm vần dưới dạng trò chơi Flash ................... 69 2.4.2. Độ tin cậy của hệ thống BT âm vần dưới dạng trò chơi Flash .............. 72 Chương 3. THỰC NGHIỆM BÀI TẬP ÂM VẦN DƯỚI DẠNG TRÒ CHƠI FLASH HỖ TRỢ HS LỚP 1 MẮC CHỨNG KHÓ ĐỌC ............. 75 3.1. Chọn mẫu thực nghiệm .............................................................................. 75 3.1.1. Nguyên tắc chọn mẫu ............................................................................ 75 3.1.2. Phương pháp chọn mẫu ......................................................................... 75 3.1.3. Mô tả mẫu chọn thực nghiệm ................................................................ 76 3.2. Tổ chức thực nghiệm................................................................................... 80 3.2.1. Nguyên tắc thực nghiệm ........................................................................ 80 3.2.2. Quy trình thực nghiệm ........................................................................... 80 3.2.3. Hình thức tổ chức thực nghiệm ............................................................. 83 3.3. Kết quả thực nghiệm và bàn luận về kết quả ........................................... 86 3.3.1. Kết quả thực nghiệm đợt 1 và bàn luận về kết quả................................ 86 3.3.2. Kết quả thực nghiệm đợt 2 và bàn luận về kết quả................................ 89 7 Tiểu kết chương 3 .......................................................................................... 95 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 99 PHỤ LỤC ......................................................................................................... 1 8 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Những lỗi sai HS lớp 1 mắc chứng khó đọc thường mắc phải ........... 35 Bảng 2.1. Sự phân nhóm chữ cái Tiếng Việt ...................................................... 45 Bảng 2.2. Thống kê lỗi sai về âm/vần của nhóm HS lớp 1 mắc chứng khó đọc đang tác động .................................................................................... 46 Bảng 2.3. Kết quả thử nghiệm đo độ khó của hệ thống BT MRVT theo hướng đa giác quan ........................................................................................... 71 Bảng 2.4. Kết quả thử nhiệm đo độ tin cậy bằng hệ thống BT âm vần dưới dạng trò chơi Flash .................................................................................... 73 Bảng 3.1. Kết quả khả năng ngôn ngữ của đối tượng nghiên cứu ...................... 76 Bảng 3.2. So sánh khả năng ngôn ngữ của đối tượng nghiên cứu với HS lớp 1 79 Bảng 3.3. So sánh độ chú ý và tính tự giác phát âm các loại âm - tiếng - từ của nhóm thực nghiệm trong đợt 1 .......................................................... 86 Bảng 3.4. Bảng thống kê tỉ lệ lỗi đọc sai của đối tượng nghiên cứu trước và sau khi thực nghiệm đợt 1(tỉ lệ %) .......................................................... 87 Bảng 3.5. So sánh độ chú ý và tính tự giác phát âm các loại âm - tiếng - từ của nhóm thực nghiệm trong đợt 2 .......................................................... 90 Bảng 3.6. Bảng thống kê tỉ lệ lỗi đọc sai của đối tượng nghiên cứu trước và sau khi thực nghiệm đợt 2(tỉ lệ %) .......................................................... 91 Bảng 3.7. Nhận xét của GV về khả năng đọc của HS nhóm thực nghiệm trước và sau quá trình thực nghiệm ................................................................. 94 9 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1. Mật độ các lỗi sai của HS lớp 1 mắc chứng khó đọc .......................... 36 Hình 2.1. Tỉ lệ lỗi sai về âm, vần của HS mắc chứng khó đọc đang tác động .. 47 Hình 3.1. Tỉ lệ lỗi đọc sai của đối tượng nghiên cứu trước khi thực nghiệm .... 88 Hình 3.2. Tỉ lệ lỗi đọc sai của đối tượng nghiên cứu sau khi thực nghiệm đợt 188 Hình 3.3. Tỉ lệ lỗi đọc sai của đối tượng nghiên cứu sau khi thực nghiệm đợt 291 10 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Chứng khó đọc (Dyslexia) hiện nay là một vấn đề khá phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia khác. Tỉ lệ người mắc chứng khó đọc đã đạt tới con số từ 5 - 10% trên tổng số dân trên thế giới (theo UNESCO 2010) [40]. Người mắc chứng khó đọc thường gặp nhiều khó khăn trong việc nhận diện từ, đọc trôi chảy, đọc hiểu và cảm thấy khó khăn ngay cả trong các tình huống giao tiếp thường ngày. Như vậy, việc nghiên cứu trị liệu cho người mắc chứng khó đọc là vấn đề thực sự cấp thiết để giúp họ vượt qua những trở ngại trong cuộc sống. Trị liệu cho người mắc chứng khó đọc cần được tiến hành từ sớm, đặc biệt là trong giai đoạn bắt đầu tiếp xúc với việc đọc. Ở giai đoạn này, HS cần được tác động bằng những biện pháp trị liệu riêng như các tác động về tâm lý, các hệ thống BT chuyên biệt dành cho HS có vấn đề về đọc. Những nghiên cứu cho thấy rằng khó đọc không phải là một bệnh lý nên không dùng biện pháp trị liệu bằng thuốc mà cần có những biện pháp hỗ trợ từ gia sư, chuyên gia hay bác sĩ trị liệu (Tổ chức Chứng khó đọc thế giới) [46]. Do đó, các BT trị liệu riêng cho HS mắc chứng khó đọc thực sự có ý nghĩa quan trọng. Để trị liệu cho HS mắc chứng khó đọc, cần tìm hiểu trẻ thường gặp phải những khó khăn nào, mắc phải những lỗi nào để có những biện pháp thích hợp trong việc dạy đọc cho HS. Qua khảo sát cho thấy HS mắc chứng khó đọc thường gặp khó khăn nhiều ở việc rèn đọc và phân biệt âm - vần. Cần có những BT phù hợp có thể hỗ trợ cho HS mắc chứng khó đọc trong quá trình học âm vần. Quá trình đọc của HS lớp 1 là giai đoạn đọc giải mã bậc 1, giai đoạn này chủ yếu là nhận thức âm, vần để ghép vần và đọc thành tiếng. HS cần có ý thức âm vần tốt mới có thể thực hiện tốt việc đọc các văn bản. Tuy nhiên, hệ thống 11 BT rèn kĩ năng đọc và phân biệt âm - vần trong SGK và VBT TV lớp 1 vẫn chưa thực sự giúp HS thực hành rèn luyện nhiều về kĩ năng này. Máy vi tính và những ứng dụng của nó được xem là công cụ hỗ trợ đắc lực cho HS mắc chứng khó đọc, giúp HS vượt qua rào cản trong việc hình thành văn bản. Đây cũng là công cụ hỗ trợ hiệu quả cho giáo viên giảng dạy HS mắc chứng khó đọc (Tổ chức Chứng khó đọc thế giới) [46]. Trên thế giới đã có nhiều trang web, phần mềm cung cấp những BT dưới dạng phim hoạt hình, trò chơi hoạt hình để hỗ trợ cho HS mắc chứng khó đọc tiếng Anh. Có thể kể đến như Nessy Learning Program (từ 1999), Fast ForWord Language, Tutoring with Alphie’s Alley (2008), Như vậy việc xây dựng BT có ứng dụng công nghệ thông tin thực sự mang lại hiệu quả trong việc trị liệu cho HS lớp 1 mắc chứng khó đọc. Trong đó, BT được xây dựng bằng phần mềm Adobe Flash CS4 Professional thực sự mang lại sự hứng thú, có tác động tích cực đối với HS có khó khăn về đọc [6]. Ở Việt Nam cũng đã có những nghiên cứu xây dựng BT trị liệu cho HS lớp 1 mắc chứng khó đọc. Tác giả Mai Thị Hương (2011) đã bước đầu cung cấp một hệ thống BT trị liệu can thiệp có hiệu quả cho 1 trường hợp HS lớp 1 mắc chứng khó đọc với những phương tiện dạy học tĩnh. Nhóm tác giả Võ Thị Tuyết Mai, Vũ Ngọc Mai Nhi, Võ Ngọc Nhi, Huỳnh Thanh Trúc, Phạm Tường Yến Vũ (2013) cũng đưa ra những BT thú vị được xây đựng bằng chương trình Microsoft PowerPoint để giúp HS mắc chứng khó đọc cải thiện khả năng viết chính tả. Có thể nói những nghiên cứu trong việc xây dựng BT trên máy vi tính để trị liệu cho HS lớp 1 mắc chứng khó đọc ở Việt Nam thực sự chưa nhiều, đặc biệt là việc thiết kế BT trên phần mềm Flash. Nghiên cứu của Đặng Ngọc Hân (2012) là hệ thống BT Flash gồm nhiều dạng bài như: BT nhận thức âm vị - tự vị và âm thanh; BT nhận thức chính tả và viết; BT đọc lưu loát; BT đọc hiểu; 12 BT mở rộng vốn từ. Như vậy, vẫn chưa có nghiên cứu nào xây dựng hệ thống BT chuyên biệt để cải thiện khả năng học âm vần cho đối tượng HS có khó khăn về đọc. Ứng dụng công nghệ thông tin ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống, công nghệ thông tin gia tăng tốc độ tìm hiểu và nhận thức của con người thông qua các kênh hình ảnh, tin tức, tài liệu thường xuyên được cập nhật. Chính vì vậy, định hướng chương trình và SGK sau 2015 có nội dung tìm hiểu thế giới công nghệ bên cạnh nội dung tìm hiểu tự nhiên, tìm hiểu xã hội [9]. Việc chọn lựa xây dựng BT dưới dạng trò chơi Flash thực sự phù hợp với xu hướng phát triển công nghệ hiện nay. BT âm vần dưới dạng trò chơi Flash có thể tích hợp trong các nội dung, phương pháp dạy học cho HS mắc chứng khó đọc đã nghiên cứu trước đây để mang lại hiệu quả tác động tốt nhất. Cụ thể như tích hợp trong các BT đa giác quan, các BT giải nghĩa từ, các BT vận động tri nhận không gian Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Thiết kế BT âm vần dưới dạng trò chơi Flash hỗ trợ HS lớp 1 mắc chứng khó đọc” nhằm góp phần giúp HS mắc chứng khó đọc cải thiện khả năng đọc, đạt hiệu quả tốt hơn trong học tập. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Tài liệu John Stein (2006), trang web của Hiệp hội Dyslexia Úc [45], The Dyslexia Center [46] đã có những nghiên cứu về các đặc điểm cụ thể của HS mắc chứng khó đọc, trong đó có các biểu hiện trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng phân biệt và nhận biết âm vần của HS như: lẫn lộn giữa các chữ cái, từ; khi đọc hoặc viết thường lẫn lộn, đảo, đổi, bỏ sót; thêm từ, chữ; hoặc thay thế từ; khó khăn trong việc học những tiếng - chữ có nhiều chữ cái và học cách đánh vần chính xác; khó khăn trong nhận thức âm vị học; khó khăn trong việc gọi tên kí tự trong một chuỗi một cách nhanh chóng UNESCO 2010 [40, tr.2] nhấn 13 mạnh việc HS đọc và viết chính tả lộn xộn là do gặp khó khăn khi ghi nhớ các biểu tượng từ âm thanh và hình thành ký hiệu cho các từ. Như vậy, việc xây dựng một hệ thống BT chuyên biệt về âm vần cho đối tượng HS mắc chứng khó đọc là một trong những cách thức hiệu quả để hỗ trợ hoạt động nhận thức âm vị của đối tượng HS này. Nhận thức âm vị là khả năng nhận biết, khả năng suy nghĩ và thao tác trên âm vị, giúp HS nhận biết và xác định các âm vị trong lời nói. Khả năng nhận thức âm vị chỉ được hình thành qua quá trình huấn luyện và học tập, chứ không thể phát triển một cách tự phát [34]; những HS không có khả năng nhận thức âm vị hay có khả năng nhận thức âm vị kém thường có xu hướng đọc kém bởi vì chúng gặp khó khăn trong việc nắm được các nguyên tắc chữ cái và nhận biết từ [37], [38]. Việc rèn luyện khả năng nhận thức âm vị tăng khả năng đọc từ và đánh vần, cũng như khả năng đọc hiểu [25]. Từ cuối thập niên 80, nhận thức âm vị bắt đầu là phần phổ biến trong chương trình trị liệu cho HS mắc chứng khó đọc. Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu những trẻ em ở Italy và Pháp trong độ tuổi từ 8-14 bị mắc chứng khó đọc. Ở cả hai quốc gia, mở rộng khoảng cách giúp trẻ cải thiện khả năng đọc về cả tốc độ và sự chính xác. Trẻ em đọc nhanh hơn 20% và tốc độ chính xác của việc đọc tăng gấp đôi. Bên cạnh đó, một ứng dụng iPad/iPhone được gọi là “DYS” được phát triển để điều chỉnh khoảng cách giữa các chữ cái và kiểm tra sự thay đổi trên việc đọc [28, tr.318-323]. Chúng ta thấy rằng, khoảng cách cũng như độ lớn của chữ có tầm ảnh hưởng quan trọng đến khả năng đọc của HS. Hay cũng có thể nói, khả năng đọc của HS chịu chi phối khá nhiều từ tương quan về kích thước, màu sắc, khoảng cách của các chữ trong văn bản cần đọc. Ứng dụng công nghệ thông
Luận văn liên quan