Thực tế, nhiều trường phổ thông hiện nay, giờ học chính khóa tăng, trong một tuần nhiều ngày
học sinh học cả 2 buổi sáng, chiều; đặc biệt là học sinh các trường tư thục. Vì thế, lượng kiến thức
các em học trong một ngày là rất nhiều, và thời gian học ở nhà của học sinh vào buổi tối xem ra quá
ít so với lượng kiến thức đã tiếp thu.
Với môn hóa học, ở học kỳ II lớp 11 và học kỳ I lớp 12 các em chỉ học về hóa hữu cơ, nên khi
bắt đầu học về kim loại ở cuối học kỳ I lớp 12, đa số các em gặp nhiều khó khăn bỡ ngỡ vì đã quên
khá nhiều, cả về lý thuyết, phương trình phản ứng, các dạng bài tập về kim loại; mà các dạng bài tập
về kim loại thì nhiều và khó.
Bên cạnh đó, do thời gian dạy môn hoá trên lớp còn hạn hẹp, thời gian hệ thống hoá lại lý
thuyết các chất vô cơ và giải bài tập chưa được nhiều, không phải học sinh nào cũng đủ thời gian để
thấu hiểu, ghi nhớ và vận dụng những kiến thức mà giáo viên truyền dạy ngay trên lớp. Vì vậy việc
tự học ở nhà của học sinh là rất quan trọng và cần thiết.
112 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1208 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thiết kế e - Book hỗ trợ khả năng tự học của học sinh lớp 12 chương “đại cương về kim loại” chương trình cơ bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Phạm Thùy Linh
Chuyên ngành : Lý luận và Phương pháp dạy học môn Hóa học
Mã số : 60 14 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. VŨ ANH TUẤN
Thành phố Hồ Chí Minh – 2009
“Ngöôøi thaày trung bình chæ bieát noùi,
Ngöôøi thaày gioûi bieát giaûi thích,
Ngöôøi thaày xuaát chuùng bieát minh hoïa,
Ngöôøi thaày vó ñaïi bieát caùch truyeàn caûm höùng” (William A.Ward)
Vaâng! Baèng taát caû loøng kính troïng vaø bieát ôn, taùc giaû xin göûi lôøi caûm ôn chaân thaønh
nhaát ñeán nhöõng ngöôøi thaày öu tuù ñaõ truyeàn caûm höùng cho taùc giaû ñeå ñaït ñöôïc thaønh
quaû nhö ngaøy hoâm nay:
- Thaày Trònh Vaên Bieàu; Tröôûng Khoa hoùa, tröôøng ÑHSP TP. HCM; ñaõ dìu daét, chæ
baûo, daïy doã taän tình trong suoát khoùa hoïc.
- Thaày Vuõ Anh Tuaán, hieän coâng taùc taïi Vuï Trung hoïc phoå thoâng, Boä GD & ÑT
Vieät Nam. Caûm ôn thaày ñaõ daønh nhieàu thôøi gian vaø coâng söùc, taän tình höôùng daãn,
giuùp ñôõ, ñoäng vieân taùc giaû trong suoát quaù trình laøm luaän vaên.
Taùc giaû cuõng xin göûi lôøi caûm ôn saâu saéc nhaát ñeán:
- Ban giaùm hieäu, Phoøng khoa hoïc coâng ngheä vaø sau ñaïi hoïc, Khoa Hoùa tröôøng
ÑHSP TP. HCM; quyù thaày coâ ñaõ taän tình giaûng daïy vaø taïo moïi ñieàu kieän thuaän lôïi ñeå
caùc hoïc vieân hoaøn thaønh khoùa hoïc.
- Caùc thaày coâ giaùo vaø caùc em hoïc sinh tröôøng Ñinh Tieân Hoaøng, Traán Bieân, Trò An
thuoäc tænh Ñoàng Nai ñaõ giuùp ñôõ taùc giaû raát nhieàu trong quaù trình thöïc nghieäm sö phaïm
ñeà taøi.
- Caùc thaày coâ giaùo tænh Ñoàng Nai, Bình Thuaän, Beán Tre vaø TP. HCM ñaõ nhieät tình
ñoùng goùp yù kieán cho e-book.
Cuoái cuøng, xin caûm ôn gia ñình, ngöôøi thaân, baïn beø ñaõ luoân uûng hoä, ñoäng vieân,
giuùp ñôõ ñeå taùc giaû coù theå hoaøn thaønh toát luaän vaên.
Vì thôøi gian vaø khaû naêng coøn haïn cheá neân khoâng theå traùnh khoûi nhöõng thieáu soùt.
Kính mong nhaän ñöôïc nhöõng yù kieán ñoùng goùp quyù baùu cuûa caùc thaày caùc coâ cuøng caùc
baïn ñeå luaän vaên ñöôïc hoaøn thieän hôn.
Traân troïng caûm ôn!
Thaønh phoá Hoà Chí Minh naêm 2009
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNTT : công nghệ thông tin
CSS : cascading Style Sheets – Bảng kiểu xếp chồng
GV : giáo viên
HS : học sinh
HTML : hypertext Markup Language – Ngôn ngữ liên kết siêu văn bản
ICT : information and communication technology – Công nghệ thông tin và truyền thông
PPDH : phương pháp dạy học
PTHH : phương trình hóa học
SGK : sách giáo khoa
THPT : trung học phổ thông
VN : Việt Nam
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thực tế, nhiều trường phổ thông hiện nay, giờ học chính khóa tăng, trong một tuần nhiều ngày
học sinh học cả 2 buổi sáng, chiều; đặc biệt là học sinh các trường tư thục. Vì thế, lượng kiến thức
các em học trong một ngày là rất nhiều, và thời gian học ở nhà của học sinh vào buổi tối xem ra quá
ít so với lượng kiến thức đã tiếp thu.
Với môn hóa học, ở học kỳ II lớp 11 và học kỳ I lớp 12 các em chỉ học về hóa hữu cơ, nên khi
bắt đầu học về kim loại ở cuối học kỳ I lớp 12, đa số các em gặp nhiều khó khăn bỡ ngỡ vì đã quên
khá nhiều, cả về lý thuyết, phương trình phản ứng, các dạng bài tập về kim loại; mà các dạng bài tập
về kim loại thì nhiều và khó.
Bên cạnh đó, do thời gian dạy môn hoá trên lớp còn hạn hẹp, thời gian hệ thống hoá lại lý
thuyết các chất vô cơ và giải bài tập chưa được nhiều, không phải học sinh nào cũng đủ thời gian để
thấu hiểu, ghi nhớ và vận dụng những kiến thức mà giáo viên truyền dạy ngay trên lớp. Vì vậy việc
tự học ở nhà của học sinh là rất quan trọng và cần thiết.
Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy là một bước tiến mới, thúc đẩy
quá trình đổi mới phương pháp dạy học. Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến vấn đề này và đã
cụ thể hóa bằng chỉ thị số 29/2001/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày
30/7/2001 về việc tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo
dục. Một trong bốn mục tiêu được đặt ra là: “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công
tác giáo dục và đào tạo ở các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng sử dụng công nghệ thông tin
như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập ở tất cả các
môn học”.
Từ những lí do trên, với mong muốn hỗ trợ hoạt động tự học hóa học của học sinh và góp phần
vào việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, chúng tôi chọn đề tài: THIẾT KẾ E- BOOK HỖ
TRỢ KHẢ NĂNG TỰ HỌC CỦA HỌC SINH LỚP 12 CHƯƠNG “ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI”
CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN.
2. Mục đích nghiên cứu
Thiết kế E- book để hỗ trợ hoạt động tự học môn Hóa lớp 12 của học sinh THPT chương “Đại
cương về kim loại” chương trình cơ bản.
3. Nhiệm vụ và đề tài
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài:
Cơ sở lí thuyết về hoạt động tự học ;
Cơ sở lí thuyết về E-book ;
Cơ sở lí thuyết về các phần mềm thiết kế E-book ;
Cơ sở lí thuyết của chương “Đại cương về kim loại lớp 12” - Chương trình Cơ Bản.
- Thiết kế E- book chương “Đại cương về kim loại” Lớp 12 chương trình cơ bản, gồm các
trang:
Giáo khoa ;
Bài tập ;
Tài liệu học thi ;
Tài nguyên học tập;
Liên hệ;
Trợ giúp;
Bảng tuần hoàn.
- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của E-book đã thiết kế.
-Tổng kết và rút ra bài học kinh nghiệm.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
a. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học hoá học trường THPT ở VN
b. Đối tượng nghiên cứu
Thiết kế E- book để hỗ trợ hoạt động tự học của học sinh
5. Phạm vi nghiên cứu
Chương 5. “ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI” Hoá Học 12- Chương trình cơ bản
6. Giả thuyết khoa học
Nếu thiết kế E- book có nội dung hấp dẫn, giao diện đẹp và dễ sử dụng sẽ kích thích hứng thú
tự học của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Hóa học lớp 12.
7. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp chuyên gia
- Đọc và nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài
- Truy cập thông tin trên Internet
- Điều tra bằng các phiếu câu hỏi và phỏng vấn.
- Thiết kế nội dung E-book bằng các phần mềm tin học
- Phân tích và tổng hợp.
- Thực nghiệm sư phạm
- Sử dụng toán thống kê để xử lý số liệu
8. Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu
E-book thiết kế thành công sẽ cung cấp cho học sinh một công cụ tự học, cho giáo viên một
phương tiện dạy học; và khẳng định sự cần thiết của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy
học.
Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Đến nay, số lượng đề tài về thiết kế website và E-book tự học hóa học cho HS phổ thông trong
các khóa luận và luận văn tốt nghiệp vẫn chưa nhiều.
Sau đây là một số khoá luận và luận văn tốt nghiệp chuyên ngành hóa học, trường ĐHSP TP.
Hồ Chí Minh và ĐHSP Hà Nội:
1. Hỉ A Mổi (2005), Thiết kế website tự học môn hóa học lớp 11 chương trình phân ban thí
điểm, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM.
2. Phạm Dương Hoàng Anh (2006), Phối hợp phần mềm Macromedia Dreamweaver MX và
Macromedia Flash MX 2004 để thiết kế website hỗ trợ cho việc học tập và củng cố kiến thức môn
Hóa học phần Hiđrocacbon không no mạch hở dành cho học sinh THPT, Khóa luận tốt nghiệp,
ĐHSP TP.HCM.
3. Nguyễn Thị Thanh Hà (2006), Ứng dụng phần mềm Macromedia Flash và Macromedia
Dreamver để thiết kế website về lịch sử hóa học 10 góp phần nâng cao chất lượng dạy học, Khóa
luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM.
4. Phạm Duy Nghĩa (2006), Thiết kế Website phục vụ việc học tập và ôn tập chương nguyên tử
cho học sinh lớp 10 bằng phần mềm Macromedia Flash và Dreamweaver, Khóa luận tốt nghiệp,
ĐHSP TP.HCM.
5. Nguyễn Ngọc Anh Thư (2006), Phối hợp phần mềm Macromedia Dreamweaver MX và
Macromedia Flash MX 2004 để tạo trang web hỗ trợ cho học sinh trong việc tự học môn hóa học
lớp 11 nhóm Nitơ chương trình phân ban thí điểm, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM.
6. Phạm Thị Phương Uyên (2006), Phối hợp phần mềm Macromedia Dreamweaver MX 2004
và Macromedia Flash MX 2004 thiết kế website hỗ trợ cho việc học tập và củng cố kiến thức cho
học sinh môn hoá học nhóm oxi – lưu huỳnh chương trình cải cách, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP
TP.HCM.
7. Đỗ Thị Việt Phương (2006), Ứng dụng Macromedia Flash MX 2004 và Dreamweaver MX
2004 để thiết kế website hỗ trợ cho hoạt động tự học hoá học của học sinh phổ thông trong chương
halogen lớp 10, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM.
8. Lê Thị Xuân Hương (2007), Thiết kế website hỗ trợ việc dạy và tự học chương Halogen lớp
10 THPT, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM.
9. Trịnh Lê Hồng Phương (2008), Thiết kế học liệu điện tử chương oxi – lưu huỳnh lớp 10 hỗ
trợ hoạt động tự học hóa học cho học sinh trung học phổ thông, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP
TP.HCM.
10. Nguyễn Thị Ánh Mai (2006), Thiết kế sách giáo khoa điện tử (E-book) các chương về lý
thuyết chủ đạo sách giáo khoa hoá học lớp 10 THPT, Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục, ĐHSP
Hà Nội.
11. Nguyễn Thị Thu Hà (2008), Thiết kế sách giáo khoa điện tử lớp 10 - nâng cao chương
“nhóm halogen”, Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục, ĐHSP TP. HCM.
12. Trần Tuyết Nhung (2009), Thiết kế Sách giáo khoa điện tử chương “Dung dịch- Sự điện
li” lớp 10 chuyên hóa học, Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục, ĐHSP TP. HCM.
Các website và E-book này đều có điểm chung là giúp HS có một công cụ tự học hiệu quả.
Mặc dù vậy, các tác giả chưa quan tâm nhiều đến một số vấn đề sau:
- Nội dung kiến thức trình bày chưa thật sự hấp dẫn, chủ yếu được xây dựng trên phần mềm
Dreamweaver mà không phối hợp một số phần mềm khác.
- Ở mỗi bài học chưa có phần trọng tâm; không có các câu hỏi hướng dẫn tư duy để HS suy
luận tự tìm ra kiến thức.
- Ở phần bài tập, chưa cung cấp đủ các câu hỏi lí thuyết và đáp án cho từng bài học.
Phần bài tập trắc nghiệm, các tác giả chủ yếu đưa ra những câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra chung
cho cả chương mà chưa có những câu hỏi trắc nghiệm cho mỗi bài học.
- Phim thí nghiệm không thể xem trực tiếp trên nội dung bài học mà thường phải download về
máy tính rồi mới xem được.
- Chưa cung cấp cho HS các phương pháp giải nhanh các bài toán hoá học.
Ngoài ra, đa số các website và E-book trên chú trọng đến những vấn đề thuộc chương trình lớp
10 và 11, còn chương trình lớp 12 thì chưa đi sâu vào nghiên cứu.
1.2. Đổi mới phương pháp dạy học
1.2.1. Các xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay
Theo TS. Trịnh Văn Biều [5], một số xu hướng đổi mới phương pháp dạy học trên thế giới
và ở nước ta hiện nay là:
1. Phát huy tính tích cực, tự lực, chủ động, sáng tạo của người học. Chuyển trọng tâm hoạt
động từ GV sang HS. Chuyển lối học từ thông báo tái hiện sang sáng tạo, tìm tòi, khám phá.
2. Cá thể hóa việc dạy học.
3. Sử dụng tối ưu các phương tiện dạy học đặc biệt là tin học và công nghệ thông tin vào dạy
học.
4. Tăng cường khả năng vận dụng kiến thức vào đời sống. Chuyển từ lối học nặng về tiêu hóa
kiến thức sang lối học coi trọng việc vận dụng kiến thức.
5. Cải tiến việc kiểm tra và đánh giá kiến thức.
6. Phục vụ ngày càng tốt hơn hoạt động tự học và phương châm học suốt đời.
7. Gắn dạy học với nghiên cứu khoa học với mức độ ngày càng cao (theo sự phát triển của HS,
theo cấp học, bậc học).
Trong 7 xu hướng đổi mới trên thì việc phát huy tính tích cực và khả năng tự học của HS
đang là những xu hướng đổi mới quan trọng về phương pháp dạy và học hiện nay (xu hướng 1 và
6).
1.2.2. Phương pháp dạy học tích cực
1.2.2.1. Tính tích cực
Tính tích cực là một phẩm chất vốn có của con người. Con người không chỉ tiêu thụ những gì sẵn có
trong thiên nhiên mà còn chủ động sản xuất ra của cải vật chất cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xã
hội, chủ động cải biến môi trường tự nhiên, cải tạo xã hội.
Hình thành và phát triển tính tích cực là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục,
nhằm đào tạo những con người năng động, thích ứng và góp phần phát triển xã hội.
Tính tích cực trong hoạt động học tập là tính tích cực nhận thức, đăc trưng ở khát vọng hiểu biết,
cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức.
Trong học tập, học sinh phải “khám phá” ra những hiểu biết mới đối với bản thân dưới sự tổ chức và
hướng dẫn của giáo viên.
Như Xocrates đã nói: “Tôi không thể dạy cho ai bất cứ điều gì, tôi chỉ có thể bắt họ suy nghĩ”
1.2.2.2. Phương pháp học tập tích cực
Hiện nay việc thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đòi hỏi phải đổi mới đồng bộ
từ mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương pháp dạy học đến cách thức đánh giá kết quả dạy học,
trong đó khâu đột phá là đổi mới phương pháp dạy học.
Mục đích trong việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là thay đổi lối dạy học
truyền thụ một chiều sang dạy học theo “phương pháp dạy - học tích cực” nhằm giúp học sinh phát
huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp
tác, kĩ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn;
tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú trong học tập. Làm cho “học” là quá trình kiến tạo: học sinh tìm
tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác và xử lý thông tin, tự hình thành hiểu biết, năng lực
và phẩm chất. Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh, dạy học sinh cách tìm ra chân lý. Chú
trọng hình thành các năng lực (tự học, sáng tạo, hợp tác) dạy phương pháp và kĩ thuật lao động
khoa học, dạy cách học. Học để đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống hiện tại và tương lai. Những
điều đã học cần thiết, bổ ích cho bản thân học sinh và cho sự phát triển xã hội.
Vậy, Phương pháp dạy học tích cực được dùng với nghĩa là hoạt động, chủ động trái với
không hoạt động, thụ động. Phương pháp dạy học tích cực hướng tới việc tích cực hoá hoạt động
nhận thức của học sinh, nghĩa là hướng vào phát huy tính tích cực, chủ động của người học chứ
không chỉ hướng vào việc phát huy tính tích cực của người dạy.
1.2.3. Ứng dụng CNTT trong dạy học
Trong báo cáo về “Công nghệ thông tin trong giáo dục” ngày 2/11/2005 [26], tác giả Quách
Tuấn Ngọc đã đưa ra một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy và học với sự hỗ trợ của CNTT:
a. Xu hướng đổi mới nhờ CNTT
Bảng 1.1. Xu hướng đổi mới nhờ CNTT
Từ Đến
Xây dựng trường lớp với bảng, bàn Một hạ tầng tri thức (trường học, phòng thí nghiệm,
radio, TV, Internet)
Các lớp học Từng người học một (tính cá thể)
Giáo viên như là người cung cấp tri thức Giáo viên như là người hướng dẫn và tạo điều kiện
tìm tri thức
Bộ sách giáo khoa và một vài đồ dùng phụ trợ
nghe nhìn tương tự (radio-cassette)
Dụng cụ đa phương tiện Multimedia (in ấn, âm
thanh, thiết bị số...) và nguồn thông tin trên mạng
máy tính
b. Đổi mới phương pháp dạy và học
Bảng 1.2. Đổi mới phương pháp dạy và học
Cũ Mới
Về phương pháp trình
bày
Từ phấn bảng
độc thoại, thầy đọc trò chép
sang trình chiếu điện tử.
đối thoại, diễn giả, trình bày.
Về phương tiện trình
chiếu
máy chiếu overhead (ảnh
tĩnh) đơn giản máy chiếu multimedia
Về bài thí nghiệm thí nghiệm trên hiện vật
trực quan
thí nghiệm ảo, sinh động, không độc hại, đỡ
tốn kém, cá thể hoá
Về phương tiện
truyền tải thông tin
Từ kênh chữ
Từ SGK thuần chữ (text)
sang multimedia (đa phương tiện) với hình
ảnh, video, tiếng nói, âm thanh sinh
động.
sang e - book đa phương tiện (multimedia).
Vai trò thầy Từ độc thoại, người dạy dỗ
sang vai trò hướng dẫn, kích hoạt các hoạt
động, để HS tự động não thu nhận, thảo
luận
Thầy soạn bài, soạn giáo án ngay trên máy
vi tính bằng word, powerpoint...
Vai trò học sinh: Tăng cường tính tự học, giao lưu quốc tế,
nhiều khi trò giỏi hơn thầy
1.3. Tự học
1.3.1. Tự học là gì?
Theo từ điển Giáo dục học – NXB Từ điển Bách khoa 2001 [18], tự học là: “quá trình tự
mình hoạt động lĩnh hội tri thức khoa học và rèn luyện kỹ năng thực hành”.
Tiến sĩ Võ Quang Phúc cho rằng: “Tự học là một bộ phận của học, nó cũng được hình thành
bởi những thao tác, cử chỉ, ngôn ngữ, hành động của người học trong hệ thống tương tác của hoạt
động dạy học. Tự học phản ánh rõ nhất nhu cầu bức xúc về học tập của người học, phản ánh tính tự
giác và sự nỗ lực của người học, phản ánh năng lực tổ chức và tự điều khiển của người học nhằm
đạt được kết quả nhất định trong hoàn cảnh nhất định với nồng độ học tập nhất định”.
Tự học thể hiện bằng cách tự đọc tài liệu giáo khoa, sách báo các loại, nghe radio, truyền hình,
nghe nói chuyện, báo cáo, tham quan bảo tàng, triễn lãm, xem phim, kịch, giao tiếp với những
người có học, với các chuyên gia và những người hoạt động thực tiễn trong các lĩnh vực khác nhau.
Người tự học phải biết cách lựa chọn tài liệu, tìm ra những điểm chính, điểm quan trọng trong các
tài liệu đã đọc, đã nghe, phải biết cách ghi chép những điều cần thiết, biết viết tóm tắt và làm đề
cương, biết cách tra cứu từ điển và sách tham khảo, biết cách làm việc trong thư viện Đối với HS,
tự học còn thể hiện bằng cách tự làm các bài tập chuyên môn, các câu lạc bộ, các nhóm thực nghiệm
và các hoạt động ngoại khóa khác. Tự học đòi hỏi phải có tính độc lập, tự chủ, tự giác và kiên trì
cao.
1.3.2. Các hình thức tự học [14]
Tự học có thể diễn ra theo 3 hình thức:
- Tự học không có hướng dẫn: Người học tự tìm lấy tài liệu để đọc, hiểu, vận dụng các kiến
thức trong đó.
- Tự học có hướng dẫn: Có giáo viên ở xa hướng dẫn người học bằng tài liệu hoặc bằng các
phương tiện thông tin khác.
- Tự học có hướng dẫn trực tiếp: Có tài liệu và giáp mặt với giáo viên một số tiết trong ngày,
trong tuần, được thầy hướng dẫn giảng giải sau đó về nhà tự học.
1.3.3. Chu trình tự học của học sinh [14]
Chu trình tự học của học sinh là một chu trình 3 thời:
- Tự nghiên cứu
- Tự thể hiện
- Tự kiểm tra, tự điều chỉnh
Hình 1.1. Chu trình học 3 thời
Thời (1): Tự nghiên cứu
Người học tự tìm tòi, quan sát, mô tả, giải thích, phát hiện vấn đề, định hướng, giải quyết vấn
đề, tự tìm ra kiến thức mới (chỉ mới đối với người học) và tạo ra sản phẩm ban đầu hay sản phẩm
thô có tính chất cá nhân.
Thời (2): Tự thể hiện
Người học tự thể hiện mình bằng văn bản, bằng lời nói, tự sắm vai trong các tình huống, vấn
đề, tự trình bày, bảo vệ kiến thức hay sản phẩm cá nhân ban đầu của mình, tự thể hiện qua sự hợp
tác, trao đổi, đối thoại, giao tiếp với các bạn và thầy, tạo ra sản phẩm có tính chất xã hội của cộng
đồng lớp học.
Thời (3): Tự kiểm tra, tự điều chỉnh
Sau khi tự thể hiện mình qua sự hợp tác, trao đổi với các bạn và thầy, sau khi thầy kết luận,
người học tự kiểm tra, tự đánh giá sản phẩm ban đầu của mình, tự sửa sai, tự điều chỉnh thành sản
phẩm khoa học (tri thức).
1.3.4. Vai trò tự học [14]
- Tự học có ý nghĩa quyết định quan trọng đối với sự thành đạt của mỗi người.
- Tự học là con đường tự khẳng định của mỗi người. Tự học giúp cho con người giải quyết
mâu thuẫn giữa khát vọng cao đẹp về học vấn với hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống cá nhân.
- Tự học khắc phục nghịch lý: học vấn thì vô hạn mà tuổi học đường thì có hạn. Sự bùng nổ
thông tin làm cho người thầy không có cách nào truyền thụ hết kiến thức cho trò, trò phải học cách
học, tự học, tự đào tạo để không bị rơi vào tình trạng “tụt hậu”. Đối với học sinh THPT, quỹ thời
gian 3 năm được đào tạo ở bậc học này chắc chắn sẽ không thể nào tiếp thu được hết khối lượng
kiến thức khổng lồ trong chương trình. Vì vậy, tự học là một giải pháp khoa học giúp giải quyết
mâu thuẫn giữa khối lượng kiến thức đồ sộ với quỹ thời gian ít ỏi ở nhà trường.
Chu trình tự học
(3)
Tự kiểm tra,
Tự điểu chỉnh
(2)
Tự thể hiện
(1)
Tự nghiên cứu
Tự học
- Tự học là con đường tạo ra tri thức bền vững cho mỗi người. Quá trình tự học khác hẳn với
quá trình học tập thụ động, nhồi nhét, áp đặt. Quá trình tự học diễn ra theo đúng quy luật của hoạt
động nhận thức. Kiến thức có được do tự học là kết quả của sự hứng thú, của sự tìm tòi, lựa chọn
nên bao giờ cũng vững chắc bền l