Luận văn Thiết kế E - Book hướng dẫn học sinh tự học phần hóa vô cơ lớp 10 chương trình nâng cao

Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, tự học đang trở thành chiếc chìa khóa vàng trong việc chiếm lĩnh kho tàng tri thức nhân loại và là con đường tạo ra tri thức bền vững cho mỗi người. Bởi lẽ tự học là một giải pháp khoa học giúp giải quyết mâu thuẫn giữa khối lượng kiến thức đồ sộ với quỹ thời gian ít ỏi ở học đường. Nói về tự học, Bác Hồ đã dạy “Về cách học, phải lấy tự học làm cốt”. Luật Giáo dục (2005), điều 28.2 cũng đã ghi “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.

pdf147 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 938 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thiết kế E - Book hướng dẫn học sinh tự học phần hóa vô cơ lớp 10 chương trình nâng cao, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM Đỗ Thị Việt Phương THIẾT KẾ E-BOOK HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC PHẦN HÓA VÔ CƠ LỚP 10 CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM Đỗ Thị Việt Phương THIẾT KẾ E-BOOK HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC PHẦN HÓA VÔ CƠ LỚP 10 CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn hóa học Mã số: 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ TRỌNG TÍN Thành phố Hồ Chí Minh - 2011 MỤC LỤC MỤC LỤC ............................................................................................................................ 0 MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 4 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ........................................................................................................................ 4 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU................................................................................................................. 5 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU ................................................................................. 5 4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU................................................................................................................. 5 5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................................................................................... 5 6. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC ................................................................................................................ 5 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................................................... 5 8. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .................................................................. 6 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI......................................... 7 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 7 1.2. ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC ...................................................................................... 9 1.2.1. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học [9] ........................................................................... 9 1.2.2. Các xu hướng đổi mới phương pháp dạy và học ......................................................................... 9 1.2.3. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học hoá học trường THPT [9] ...................................... 10 1.2.4. Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong dạy học hóa học........................................................ 12 1.2.5. Ưu điểm và hạn chế của việc ứng dụng ICT trong dạy học hoá học .......................................... 13 1.3. TỰ HỌC ......................................................................................................................................... 14 1.3.1. Tự học là gì? ............................................................................................................................ 14 1.3.2. Vai trò của tự học ..................................................................................................................... 14 1.3.3 Các hình thức của tự học ........................................................................................................... 15 1.3.4. Chu trình học ........................................................................................................................... 15 1.3.5. Vai trò của người thầy đối với việc tự học của học sinh ............................................................ 17 1.3.6. Tự học với việc tiếp cận và tận dụng những công nghệ mới ..................................................... 17 1.4. E-BOOK ......................................................................................................................................... 18 1.4.1.Khái niệm e-book...................................................................................................................... 18 1.4.2. Ưu và nhược điểm của e-book .................................................................................................. 19 1.4.3. Các yêu cầu thiết kế e-book ..................................................................................................... 19 1.4.4. Các công cụ chính thiết kế e-book ............................................................................................ 20 1.4.4.1. ELearning XHTML editor (eXe) [10] ............................................................................... 20 1.4.4.2. Adobe Captivate 3 [10] ..................................................................................................... 22 1.5. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG E-BOOK TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG .............................................................................................................................................................. 27 1.5.1. Mục đích điều tra ..................................................................................................................... 28 1.5.2. Đối tượng điều tra .................................................................................................................... 28 1.5.3. Tiến hành điều tra .................................................................................................................... 28 1.5.4. Kết quả điều tra ........................................................................................................................ 28 1.5.5. Kết luận ................................................................................................................................... 32 Chương 2. THIẾT KẾ E-BOOK HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC PHẦN HÓA VÔ CƠ LỚP 10 CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO .................................................................. 33 2.1.TỔNG QUAN VỀ PHẦN HÓA VÔ CƠ LỚP 10 NÂNG CAO ........................................................ 33 2.1.1. Mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học của chương 5 [9] ................................................. 33 2.1.1.1. Mục tiêu của chương ........................................................................................................ 33 2.1.1.2. Nội dung của chương ........................................................................................................ 33 2.1.1.3. Phương pháp dạy học ....................................................................................................... 35 2.1.2. Mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học của chương 6 [9] ................................................. 39 2.1.2.1. Mục tiêu của chương ........................................................................................................ 39 2.1.2.2. Nội dung của chương ........................................................................................................ 39 2.1.2.3. Phương pháp dạy học ....................................................................................................... 42 2.1.3. Cấu trúc chung và phương pháp dạy học phần hóa vô cơ lớp 10 nâng cao [29] ......................... 42 2.1.3.1. Cấu trúc chung ................................................................................................................. 43 2.1.3.2. Phương pháp dạy học các bài về chất sau lý thuyết chủ đạo .............................................. 43 2.2.NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ E-BOOK HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC ................................... 43 2.3.QUY TRÌNH THIẾT KẾ E-BOOK HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC ....................................... 44 2.3.1. Chuẩn bị .................................................................................................................................. 44 2.3.2. Xây dựng nội dung................................................................................................................... 44 2.3.2.1. Phiếu học tập trong dạy học hóa học ................................................................................. 45 2.3.2.2. Thiết kế phiếu học tập hướng dẫn tự học lý thuyết ............................................................ 46 2.3.2.3. Thiết kế phần hướng dẫn giải bài tập SGK ........................................................................ 50 2.3.3. Thiết kế e-book ........................................................................................................................ 51 2.3.4. Chạy thử sản phẩm - Ghi đĩa CD .............................................................................................. 51 2.3.5. Thực nghiệm sư phạm .............................................................................................................. 51 2.3.6. Đánh giá kết quả - Rút kinh nghiệm – Hoàn thiện e-book ......................................................... 51 2.4. CẤU TRÚC VÀ NỘI DUNG CỦA E-BOOK HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC .................................... 52 2.4.1. Cấu trúc e-book........................................................................................................................ 52 2.4.2. Nội dung e-book ...................................................................................................................... 52 2.4.2.1. Trang chủ ......................................................................................................................... 52 2.4.2.2. Trang “E-book” ................................................................................................................ 53 2.4.2.3. Thiết kế một bài học cụ thể (ví dụ : Bài Clo) ..................................................................... 57 2.4.2.4. Thiết kế trang “Đố vui hóa học” (ví dụ : chương 6)........................................................... 71 2.4.2.5. Trang “Hướng dẫn” .......................................................................................................... 74 2.4.2.6. Trang “Liên hệ” ................................................................................................................ 75 2.5. SỬ DỤNG E-BOOK HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC PHẦN HÓA VÔ CƠ LỚP 10 CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO.............................................................................................................................. 75 2.5.1 Đặc điểm của e-book hướng dẫn HS tự học ............................................................................... 75 2.5.2 Hình thức sử dụng e-book hướng dẫn HS tự học ....................................................................... 76 1. Hình thức 1: HS nghiên cứu trước e-book ở nhà, GV sử dụng e-book để dạy học trên lớp ......... 76 2. Hình thức 2: HS tự học bài mới bằng e-book ở nhà sau đó thuyết trình trên lớp, GV nhận xét và bổ sung ......................................................................................................................................... 79 3. Hình thức 3: HS tự ôn tập bằng e-book ở nhà sau khi học trên lớp ............................................. 81 2.5.3. Một số lưu ý để sử dụng e-book hướng dẫn HS tự học hiệu quả ............................................... 83 Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .......................................................................... 85 3.1. MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM ......................................................................................................... 85 3.2. NỘI DUNG THỰC NGHIỆM ......................................................................................................... 85 3.3. ĐỐI TƯỢNG THỰC NGHIỆM ...................................................................................................... 85 3.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM .................................................................. 86 3.5. TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM ....................................................................................................... 87 3.5.1. Chọn lớp thực nghiệm – đối chứng .......................................................................................... 87 3.5.2. Gặp GV tham gia thực nghiệm ................................................................................................. 87 3.5.3. Tiến hành sử dụng e-book hướng dẫn HS tự học ...................................................................... 87 3.5.4. Kiểm tra đánh giá kết quả ........................................................................................................ 88 3.6. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM ........................................................................................................... 89 3.6.1. Nhận xét của giáo viên về e-book ............................................................................................. 89 3.6.2. Nhận xét của học sinh về e-book .............................................................................................. 92 3.6.3. Kết quả bài kiểm tra của học sinh ............................................................................................. 94 3.6.3.1. Kết quả kiểm tra lần 1: bài Khái quát nhóm Halogen ........................................................ 94 3.6.3.2. Kết quả kiểm tra lần 2: bài Clo ......................................................................................... 96 3.6.3.3. Kết quả kiểm tra lần 3: bài Hợp chất có oxi của Clo.......................................................... 98 3.6.3.4. Kết quả kiểm tra lần 4: bài Luyện tập Clo và hợp chất của Clo ....................................... 100 3.6.3.5. Kết quả kiểm tra lần 5: bài Brom và Iot .......................................................................... 101 3.6.3.6. Kết quả kiểm tra lần 6: bài Luyện tập chương 5 .............................................................. 103 3.6.3.7. Kết quả kiểm tra lần 7: bài Oxi ....................................................................................... 105 3.6.3.8. Kết quả kiểm tra lần 8: bài Ozon và hidropeoxit ............................................................. 107 3.6.3.9. Kết quả kiểm tra lần 9: bài Lưu huỳnh ............................................................................ 109 3.6.3.10. Kết quả kiểm tra lần 10: bài Hidro sunfua ..................................................................... 111 3.6.3.11. Kết quả kiểm tra lần 11: bài Hợp chất có oxi của lưu huỳnh.......................................... 113 3.6.3.12. Kết quả kiểm tra lần 12: bài Luyện tập chương 6 .......................................................... 114 3.6.3.13. Kết quả tổng hợp 12 bài kiểm tra .................................................................................. 116 3.7. BÀI HỌC KINH NGHIỆM ........................................................................................................... 118 KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 119 1. Kết luận ........................................................................................................................................... 119 2. Kiến nghị và đề xuất ......................................................................................................................... 121 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 123 PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 128 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, tự học đang trở thành chiếc chìa khóa vàng trong việc chiếm lĩnh kho tàng tri thức nhân loại và là con đường tạo ra tri thức bền vững cho mỗi người. Bởi lẽ tự học là một giải pháp khoa học giúp giải quyết mâu thuẫn giữa khối lượng kiến thức đồ sộ với quỹ thời gian ít ỏi ở học đường. Nói về tự học, Bác Hồ đã dạy “Về cách học, phải lấy tự học làm cốt”. Luật Giáo dục (2005), điều 28.2 cũng đã ghi “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Chính vì tầm quan trọng của tự học mà việc phục vụ ngày càng tốt hơn cho hoạt động tự học và phương châm học suốt đời đang là một trong những xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Tuy nhiên, điều cốt lõi là người giáo viên cần giúp học sinh tìm ra phương pháp tự học thích hợp và cung cấp cho học sinh những công cụ tự học có hiệu quả. Ngày nay, bên cạnh những hình thức tự học như học qua sách, báo, nghe radio, xem truyền hình, nghe báo cáo, tham quan thì tự học qua mạng Internet, tự học với sự trợ giúp của công nghệ thông tin đang trở nên hết sức phổ biến. Nắm bắt xu thế đó, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục và đào tạo. Chủ trương này đã được đông đảo các giáo viên hưởng ứng, thể hiện thông qua việc xuất hiện ngày càng nhiều các bài giảng điện tử, các website, blog, e-bookhỗ trợ cho việc dạy và học. Tuy nhiên, dù được hỗ trợ bằng nhiều phương tiện, công cụnhưng nếu không có sự hướng dẫn của giáo viên thì việc tự học của học sinh ắt hẳn sẽ gặp không ít những khó khăn. Người học có thể tự mình duyệt web, đọc các e-book, tham gia các blog, diễn đàn nhưng khó có thể hiểu sâu sắc được các vấn đề khi lượng kiến thức, thông tin đưa ra quá nhiều mà lại thiếu sự hướng dẫn. Vì vậy, nếu có thể cung cấp cho học sinh một tài liệu hướng dẫn cụ thể, giúp học sinh tự học ở nhà như là khi học trên lớp, học sinh được đặt vào những tình huống có vấn đề, được tự tìm cách giải quyết vấn đề thì hiệu quả tự học sẽ tăng lên rất nhiều. Chính vì những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Thiết kế e-book hướng dẫn học sinh tự học phần hóa vô cơ lớp 10 chương trình nâng cao” với mong muốn phát huy tính tự giác, chủ động sáng tạo, bồi dưỡng năng lực tự học, tạo niềm hứng thú học tập cho các em từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Thiết kế e-book hướng dẫn học sinh tự học phần hóa vô cơ lớp 10 chương trình nâng cao. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU  Đối tượng nghiên cứu Việc thiết kế e-book hướng dẫn học sinh tự học phần hóa vô cơ lớp 10 chương trình nâng cao.  Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy và học hóa học ở trường THPT. 4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU  Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài.  Nghiên cứu sách giáo khoa hóa học lớp 10 chương trình nâng cao đặc biệt là phần hóa vô cơ.  Xây dựng nguyên tắc và quy trình thiết kế e-book hướng dẫn học sinh tự học.  Thiết kế e-book hướng dẫn học sinh tự học phần hóa vô cơ lớp 10 chương trình nâng cao.  Nghiên cứu cách sử dụng e-book hướng dẫn học sinh tự học trong dạy học phần hóa vô cơ lớp 10 chương trình nâng cao.  Thực nghiệm sư phạm. 5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Nội dung : Phần hóa vô cơ lớp 10 chương trình nâng cao. - Địa bàn: Tp.HCM. - Thời gian: năm học 2009 – 2010. 6. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Nếu thiết kế e-book có nội dung chính xác, khoa học, dễ hiểu và giao diện đẹp, hấp dẫn; phần hướng dẫn học sinh tự học có tác dụng tích cực trong việc rèn luyện năng lực tự học cho học sinh thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học hóa học. 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí luận - Đọc và nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài. - Phương pháp tổng hợp và khái quát hóa.  Nhóm các phương pháp thực tiễn - Điều tra bằng các phiếu câu hỏi. - Phỏng vấn. - Phương pháp chuyên gia. - Thực nghiệm sư phạm.  Nhóm các phương pháp toán
Luận văn liên quan