Luận văn Thiết kế giáo án dạy học theo nhóm môn hóa học 9 trung học cơ sở

Thời đại kinh tế hội nhập đòi hỏi ở con người một số phẩm chất, năng lực nhất định như: làm việc tập thể, giao tiếp, hợp tác nhóm, thích ứng thực tiễn và tự lực giải quyết những vấn đề do cuộc sống đặt ra v.v Đổi mới phương pháp dạy học tạo cho học sinh những cơ hội làm việc, giao lưu trong tập thể để đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo giáo viên dạy học theo nhóm để học sinh hoạt động tích cực, phát huy cao độ tinh thần hợp tác và học hỏi lẫn nhau. Nhưng cách tổ chức dạy học theo nhóm chưa được áp dụng đồng đều cho các môn học và các tiết học mà chỉ tập trung ở vài tiết thao giảng, dự giờ. Môn Hóa học có đặc điểm gắn liền với các thí nghiệm. Giáo viên chuẩn bị một tiết học rất vất vả vì hầu hết các trường không có nhân viên phụ trách phòng thí nghiệm. Việc chia nhóm cho học sinh với các dụng cụ thí nghiệm là một bài toán khó và tổ chức sao cho học sinh hoạt động nhóm một cách hiệu quả càng làm cho công việc giảng dạy của giáo viên khó khăn hơn.

pdf126 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 2280 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thiết kế giáo án dạy học theo nhóm môn hóa học 9 trung học cơ sở, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  PHAN THỊ THÚY NGUYÊN THIẾT KẾ GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO NHÓM MÔN HÓA HỌC 9 TRUNG HỌC CƠ SỞ LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  PHAN THỊ THÚY NGUYÊN THIẾT KẾ GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO NHÓM MÔN HÓA HỌC 9 TRUNG HỌC CƠ SỞ Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học môn Hóa học Mã số: 601410 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM THỊ NGỌC HOA Thành phố Hồ Chí Minh – 2011 0BLỜI CẢM ƠN Bằng tất cả lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến: • TS. Phạm Thị Ngọc Hoa đã tận tình hướng dẫn, động viên tác giả những lúc khó khăn. Cảm ơn cô đã hết lòng dành thời gian và công sức dẫn dắt tác giả hoàn thành tốt luận văn. • PGS. TS. Trịnh Văn Biều đã động viên, giúp đỡ tác giả khi thực hiện luận văn. • TS. Trang Thị Lân và TS. Lê Phi Thúy đã góp ý sữa chữa đề cương hoàn thiện hơn. • Các thầy cô giảng dạy lớp Cao học khóa 18 đã truyền thụ cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu. • Phòng Sau đại học đã tạo điều kiện thuận lợi để các học viên hoàn thành khóa học. • Xin cảm ơn tất cả giáo viên hóa học ở các quận 11, 3, Tân Bình, Tân Phú, Gò Vấp và huyện Củ Chi đã giúp tác giả điều tra thực trạng dạy học ở trường THCS hiện nay. • Xin chân thành cảm ơn các giáo viên hóa học và các em học sinh các trường THCS: Lê Lợi, Lê Quý Đôn, Nguyễn Văn Nghi, Bạch Đằng đã nhiệt tình giúp đỡ tác giả thực nghiệm đề tài. • Cuối cùng, tác giả xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên hỗ trợ tác giả trong suốt thời gian vừa qua. Thành phố Hồ Chí Minh - 2011 Phan Thị Thúy Nguyên 1BMỤC LỤC 0TLỜI CẢM ƠN0T ........................................................................................................... 3 0TMỤC LỤC0T ................................................................................................................ 4 0TDANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT0T ...................................................................... 7 0TMỞ ĐẦU0T ................................................................................................................... 8 0T1. Lý do chọn đề tài0T ......................................................................................................... 8 0T2. Mục đích nghiên cứu0T .................................................................................................. 8 0T3. Nhiệm vụ của đề tài0T .................................................................................................... 9 0T4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu0T ........................................................................... 9 0T5. Phương pháp nghiên cứu0T............................................................................................ 9 0T6. Giả thuyết khoa học0T .................................................................................................... 9 0T7. Phạm vi nghiên cứu0T .................................................................................................. 10 0T8. Điểm mới của đề tài0T .................................................................................................. 10 0TCHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI0T ....................... 11 0T1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu0T ............................................................................... 11 0T1.2. Cơ sở lý luận dạy học0T ............................................................................................. 14 0T1.2.1. Quá trình dạy học [40]0T ....................................................................................... 14 0T1.2.2. Phương pháp dạy học [10], [12]0T ........................................................................ 15 0T1.2.3. Dạy học bằng hoạt động của người học [4], [7], [8], [23], [24], [25]0T .................. 16 0T1.2.4. Phát huy tính tích cực của người học [3], [15], [27], [35], [39], [42], [51]0T ......... 17 0T1.2.5. Làm thế nào để phát huy tính tích cực của người học [3], [15], [27], [35], [39], [42]0T ............................................................................................................................. 20 0T1.3. Hoạt động nhóm trong dạy học [2], [7], [8], [13], [16], [18], [21], [22], [30], [40]0T 21 0T1.3.1. Nhóm trong hoạt động dạy học0T .......................................................................... 21 0T1.3.2.Các yếu tố cấu thành hoạt động học tập theo nhóm0T ............................................ 22 0T1.3.3. Chuẩn bị tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học0T ............................................... 22 0T1.3.4. Tiến trình dạy học theo nhóm0T ............................................................................ 23 0T1.3.5. Ưu điểm và nhược điểm của dạy học theo nhóm0T ............................................... 25 0T1.4. Một số đặc điểm tâm lý của HS THCS cần lưu ý khi tổ chức dạy học theo nhóm [24], [25], [33]0T ................................................................................................................ 26 0T1.5. Thực trạng sử dụng HĐN trong dạy học Hóa học hiện nay0T ................................. 28 0T1.5.1. Mục đích điều tra0T .............................................................................................. 28 0T1.5.2. Đối tượng điều tra0T ............................................................................................. 28 0T1.5.3. Kết quả điều tra0T ................................................................................................. 30 0TCHƯƠNG 2:THIẾT KẾ GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO NHÓM MÔN HÓA HỌC 9 TRUNG HỌC CƠ SỞ0T ............................................................................... 35 0T2.1. Nguyên tắc và quy trình thiết kế giáo án dạy học theo nhóm0T .............................. 35 0T2.2. Tổng quan về chương trình hóa học 9 trung học cơ sở [9], [10], [11], [46], [47], [48]0T ................................................................................................................................. 36 0T2.2.1. Mục tiêu của chương trình hóa học 9 trung học cơ sở0T ........................................ 36 0T2.2.2. Kế hoạch dạy học0T .............................................................................................. 38 0T2.2.3. Chương trình hóa học 9 THCS0T .......................................................................... 39 0T2.3. Thiết kế một số giáo án dạy học theo nhóm môn hóa học 90T ................................. 42 0T2.3.1. Hình thức 1: Hoạt động nhóm có sử dụng thí nghiệm0T ........................................ 42 0T2.3.2. Hình thức 2: Hoạt động nhóm chia sẻ kết quả học tập0T ....................................... 59 0T2.3.3. Hình thức 3: Hoạt động nhóm theo mô hình trò chơi0T ......................................... 66 0T2.3.4. Hình thức 4: HĐN ở ngoài lớp học và báo cáo sản phẩm tại lớp0T ........................ 73 0TCHƯƠNG 3:THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM0T ........................................................... 93 0T3.1. Mục đích thực nghiệm0T ........................................................................................... 93 0T3.2. Nội dung thực nghiệm0T............................................................................................ 93 0T3.3. Đối tượng thực nghiệm0T .......................................................................................... 94 0T3.4. Phương pháp xử lí kết quả thực nghiệm0T ............................................................... 94 0T3.4.1. Xử lý định tính0T .................................................................................................. 94 0T3.4.2. Xử lý định lượng0T ............................................................................................... 94 0T3.5. Tiến hành thực nghiệm0T .......................................................................................... 96 0T3.6. Kết quả thực nghiệm0T ............................................................................................. 96 0T3.6.1. Diễn biến và kết quả của một số tiết thực nghiệm sư phạm0T ................................ 96 0T3.6.2. Kết quả bài kiểm tra 15 phút0T ............................................................................ 100 0T3.6.3. Kết quả bài kiểm tra 1 tiết0T ............................................................................... 101 0T3.6.4. Kết quả bài kiểm tra học kì 10T ........................................................................... 102 0T3.6.5. Phân tích kết quả thực nghiệm định lượng0T ....................................................... 103 0T3.7. Đánh giá việc hình thành các kĩ năng làm việc tập thể của HS0T ......................... 103 0T3.7.1. Thái độ của HS đối với PPDH hợp tác nhóm nhỏ0T ............................................ 104 0T3.7.2. Sự thay đổi các kĩ năng của HS trước và sau TNSP0T ......................................... 104 0T3.7.3. Ý kiến của GV tham gia TNSP0T ........................................................................ 108 0TKẾT LUẬN0T ........................................................................................................... 112 0T1. Kết luận0T ................................................................................................................... 112 0T2. Đề xuất0T .................................................................................................................... 114 0T ÀI LIỆU THAM KHẢO0T ................................................................................... 115 0TPHỤ LỤC0T ............................................................................................................. 119 2BDANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Dd : Dung dịch. ĐC : Đối chứng. ĐHSP : Đại học Sư phạm. GV : Giáo viên. HCVC : Hợp chất vô cơ. HĐ : Hoạt động. HĐN : Hoạt động nhóm. HS : Học sinh. NXB : Nhà xuất bản. PPDH : Phương pháp dạy học. PTHH : Phương trình hóa học. SGK : Sách giáo khoa. THCS : Trung học cơ sở. TN : Thí nghiệm. TNSP : Thực nghiệm sư phạm. TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh. 3BMỞ ĐẦU 10B . Lý do chọn đề tài Thời đại kinh tế hội nhập đòi hỏi ở con người một số phẩm chất, năng lực nhất định như: làm việc tập thể, giao tiếp, hợp tác nhóm, thích ứng thực tiễn và tự lực giải quyết những vấn đề do cuộc sống đặt ra v.v Đổi mới phương pháp dạy học tạo cho học sinh những cơ hội làm việc, giao lưu trong tập thể để đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo giáo viên dạy học theo nhóm để học sinh hoạt động tích cực, phát huy cao độ tinh thần hợp tác và học hỏi lẫn nhau. Nhưng cách tổ chức dạy học theo nhóm chưa được áp dụng đồng đều cho các môn học và các tiết học mà chỉ tập trung ở vài tiết thao giảng, dự giờ. Môn Hóa học có đặc điểm gắn liền với các thí nghiệm. Giáo viên chuẩn bị một tiết học rất vất vả vì hầu hết các trường không có nhân viên phụ trách phòng thí nghiệm. Việc chia nhóm cho học sinh với các dụng cụ thí nghiệm là một bài toán khó và tổ chức sao cho học sinh hoạt động nhóm một cách hiệu quả càng làm cho công việc giảng dạy của giáo viên khó khăn hơn. Đặc biệt, đối với học sinh lớp 9 – lứa tuổi thiếu niên hiếu động, lại chưa quen với các dụng cụ thí nghiệm, hóa chất. Sĩ số HS ở THCS thường khoảng 45 – 50 HS/lớp nên GV hóa học ngại tổ chức dạy học theo nhóm. Trong nỗ lực giải quyết mâu thuẫn giữa yêu cầu xã hội đặt ra và thực trạng dạy học hiện nay, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Thiết kế giáo án dạy học theo nhóm môn Hóa học 9 Trung học cơ sở”. 1B2. Mục đích nghiên cứu Giúp cho giáo viên trường THCS có những bài lên lớp được thiết kế dạy học theo nhóm phù hợp với các dạng bài Hóa học lớp 9 nhằm phát huy tính tích cực học tập cho học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học. 12B3. Nhiệm vụ của đề tài - Đọc và nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài. - Điều tra thực trạng dạy học theo nhóm ở một số trường THCS tại TPHCM. - Phân tích chương trình hóa học 9, phân loại các bài học phù hợp với những cách tổ chức dạy học theo nhóm khác nhau. - Xây dựng nguyên tắc và quy trình thiết kế giáo án dạy học theo nhóm môn Hóa học 9. - Thiết kế giáo án dạy học theo nhóm với các dạng bài Hóa học 9. - Thực nghiệm sư phạm để khẳng định tính khả thi và hiệu quả của các giáo án đã thiết kế. 13B4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu - Khách thể: Quá trình dạy và học môn Hóa học ở trường trung học cơ sở. - Đối tượng nghiên cứu: Dạy học theo nhóm phù hợp với các dạng bài Hóa học 9 ở trường THCS tại TPHCM. 14B5. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu lý luận: Các hình thức dạy học và dạy học theo nhóm. - Điều tra trực trạng dạy học theo nhóm ở một số trường THCS tại TPHCM, tham khảo ý kiến các chuyên gia về dạy học theo nhóm. - Thực nghiệm sư phạm. - Sử dụng thống kê toán học để xử lý số liệu. 15B6. Giả thuyết khoa học Trong điều kiện dạy học hiện nay nếu thiết kế và sử dụng tốt các giáo án dạy học theo nhóm tương ứng với từng dạng bài Hóa học 9 sẽ phát huy tính tích cực học tập; phát triển kỹ năng giao tiếp, làm việc tập thể và nâng cao kết quả học tập cho học sinh. 16B7. Phạm vi nghiên cứu Dạy học theo nhóm môn Hóa học 9 ở một số trường THCS tại TPHCM. 17B8. Điểm mới của đề tài - Các giáo án được thiết kế dạy học theo nhóm ứng với các dạng bài lên lớp khác nhau môn Hóa học 9 đã qua thực nghiệm khẳng định phù hợp với điều kiện dạy học hiện nay ở TPHCM. - Tổ chức hoạt động lĩnh hội kiến thức và kỹ năng cho HS bằng chính hoạt động của người học. 4BCHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 18B .1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Trong thời gian gần đây, nền giáo dục đã có nhiều đổi mới, từ mục tiêu, nội dung đến phương pháp nhằm đào tạo ra những con người mới không những có hiểu biết về các tri thức khoa học mà còn có năng lực hoạt động thực tiễn, biết liên kết và hòa nhập khi làm việc. Chính vì thế đã có nhiều công trình nghiên cứu về nhóm, hoạt động nhóm trong dạy học. Những nghiên cứu về hoạt động nhóm trong dạy học hóa học hiện nay [30] Bài báo “Cooperative learning: An overview from Psychological and cultural perspective” của tài liệu hội thảo “Về đào tạo giáo viên và phương pháp dạy học hiện đại”, viện Nghiên cứu Sư phạm Hà Nội (2007) đã viết: Kurt Lewin – nhà khoa học được coi là cha đẻ của tâm lý học xã hội. Ông là người có ảnh hưởng chính đến sự hình thành và phát triển của trào lưu tương tác nhóm vào đầu những năm 1940. Một vài học trò của ông đã kế thừa dòng nghiên cứu này. Ngoài những kết quả khả quan về chất lượng học tập, mức độ nhận thức, khả năng suy luận, các nghiên cứu về dạy học hợp tác còn đem lại những kết quả bất ngờ về kỹ năng giao tiếp đa văn hóa, mở ra một phương hướng áp dụng mới để giải quyết xung đột sắc tộc và các vấn đề do đa văn hóa gây ra, đặc biệt tại các nước có số dân nhập cư cao. Tóm lại, dạy học theo nhóm đã được quan tâm từ thế kỷ 20, bắt nguồn từ các nước phương Tây. Nhiều nghiên cứu về hoạt động nhóm trong dạy học được xây dựng mang tính ứng dụng thực tiễn cao qua nhiều thời kì lịch sử khác nhau. Nổi bật là sự nỗ lực hợp tác dựa trên động cơ phát triển cá nhân khi làm việc tập thể và nguyện vọng chung để đạt được thành quả có ý nghĩa cho cá nhân và nhóm. Vấn đề đặt ra là làm sao vận dụng phương pháp này vào Việt Nam cho phù hợp với thực tiễn để đạt được hiệu quả cao. Những năm gần đây có nhiều công trình nghiên cứu về tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học.  Luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục “Dạy học bằng phương pháp tổ chức hoạt động nhóm nhằm nâng cao chất lượng lĩnh hội kiến thức cho học sinh lớp 10 nâng cao qua chương nhóm oxi” của học viên Phan Đồng Châu Thủy, ĐHSP Huế (2008) [40]. Luận văn đã đề ra một số biện pháp tổ chức hoạt động nhóm cho các dạng bài lên lớp thuộc chương “nhóm oxi”, hóa học lớp 10 nâng cao: - Dạng bài truyền thụ kiến thức mới có tổ chức hoạt động nhóm sử dụng bài tập, thí nghiệm biểu diễn, phim thí nghiệm, hình ảnh. - Dạng bài thực hành. - Dạng bài luyện tập có tổ chức hoạt động nhóm sử dụng bài tập trắc nghiệm khách quan và bài tập tự luận. Tác giả đã thiết kế được 11 giáo án chương “nhóm oxi” hóa học 10 nâng cao theo phương pháp tổ chức hoạt động nhóm. Tác giả chủ yếu xây dựng hoạt động nhóm nhỏ trong thời gian ngắn (3 – 5 phút), tuy nhiên chưa chú trọng đến cách chia nhóm và rèn luyện các kỹ năng hoạt động cho HS, chưa đánh giá được sự đóng góp của mỗi thành viên vào kết quả chung của nhóm.  Luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục “Tổ chức hoạt động nhóm trong dạy và học môn hóa học ở trường trung học phổ thông – phần hóa 10 chương trình nâng cao” của Hỉ A Mổi (2009), trường ĐHSP TPHCM. [30] Tác giả đã đề xuất 5 hình thức tổ chức hoạt động nhóm thích hợp với dạy học môn hóa và chỉ ra những bài Hóa học lớp 10 nâng cao có thể áp dụng vào mỗi hình thức hoạt động nhóm đó là: nhóm chuyên gia, nhóm chia sẻ kết quả học tập, nhóm theo mô hình trò chơi, nhóm có sử dụng thí nghiệm và nhóm ở ngoài lớp học và báo cáo sản phẩm tại lớp. Tác giả thiết kế 10 bài lên lớp có tổ chức hoạt động nhóm đã đề xuất thuộc chương trình hóa học 10 nâng cao. Điều đáng ghi nhận là sự phù hợp giữa hình thức tổ chức nhóm với các dạng bài khác nhau trong chương trình Hóa học 10 nâng cao. Tác giả chưa chú ý tới điều kiện dạy học như hiện nay lớp chật người đông nên đề tài có tính khả thi chưa cao nhất là cách thức chia nhóm, sắp xếp bàn ghế phù hợp với mỗi hình thức hoạt động và phương thức đánh giá tốn quá nhiều thời gian càng làm cho giáo viên ngại vận dụng vào các bài học cụ thể trong quá trình dạy học. Khóa luận tốt nghiệp đại học “Thử nghiệm phương pháp hợp tác nhóm nhỏ và phương pháp đóng vai trong dạy học môn hoá lớp 10 nâng cao nhằm phát huy tính tích cực của HS” của sinh viên Nguyễn Thị Khánh Chi (2007), trường ĐHSP TPHCM. [13] Tác giả xây dựng được: + 8 hình thức dạy học hợp tác nhóm nhỏ:  Trả lời câu hỏi trong phiếu học tập.  Trả lời câu hỏi do GV trực tiếp đưa ra.  Thực hành thí nghiệm theo nhóm.  Mô tả thí nghiệm.  Quan sát hình vẽ hay mô hình.  Hỏi đáp giữa các nhóm.  Cùng nhau nghiên cứu nội dung của bài học.  Giải bài tập hoá học theo nhóm. + 12 kịch bản đóng vai. + 14 phiếu ghi bài và nhiều phiếu học tập cho các hoạt động nhóm. + Thiết kế được 16 giáo án thuộc chương trình hoá học lớp 10 nâng cao có vận dụng phương pháp hợp tác nhóm nhỏ.  Khoá luận tốt nghiệp đại học “Thiết kế giáo án dạy học theo nhóm nhỏ kết hợp công nghệ thông tin” của Đoàn Ngọc Anh (2007), trường ĐHSP TPHCM. [1] Khoá luận đó nghiên cứu những vấn đề liên quan đến tổ chức hoạt động nhóm là: - Những nội dung cụ thể cho HS thảo luận nhóm. - Một số kinh nghiệm khi tổ chức thảo luận nhóm. - Qui trình tiến hành hoạt động nhóm. Tác giả đã thiết kế được 6 giáo án chương Oxi – Lưu huỳnh hóa học 10 ban cơ bản, các dạng bài đều kết hợp công nghệ thông tin, hoạt động nhóm, thí nghiệm và các phương pháp dạy học khác.  Khóa luận tốt nghiệp đại học “Tổ chức hoạt động nhóm ghép đôi nhằm rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên” của Vũ Thị Kim Trinh (2006), trường ĐHSP TPHCM. [45] Đề tài đã đề xuất các hình thức HĐN ghép đôi: - Làm quen giao tiếp. - Học tập trên lớp theo nhóm ghép đôi. - Thực hành một số kỹ năng dạy học trong nhóm ghép đôi. - Thi đố vui, hỏi đáp nhanh. - Hình thức ôn tập nhóm. - Học ngoại khóa theo nhóm ghép đôi. - Hoạt động Đoàn – Hội ở nhóm ghép đôi. - Sinh hoạt tập thể theo nhóm ghép đôi. Tác giả tiến hành thực nghiệm hoạt động làm quen giao tiếp và học tập theo nhóm ghép đôi trên lớp cho sinh viên khoa Hóa học trường ĐHSP TPHCM. Các bài báo, khoá luận và luận văn trong những năm gần đây cho thấy sự quan tâm đặc
Luận văn liên quan