Luận văn Thiết kế hệ thống bài toán hóa học nhiều cách giải nhằm phát triển tư duy và nâng cao hiệu quả dạy học ở trường trung học phổ thông

Xu hướng dạy học hiện nay là chuyển trọng tâm của người dạy sang người học. Người học có thể tự làm chủ kiến thức của mình, tự tìm tòi khám phá kiến thức, giành lấy kiến thức cho bản thân mình. Vì vậy, dạy học hiện nay ngoài việc cung cấp kiến thức cho học sin h thì việc nâng cao khả năng tư duy cho học sinh là một vấn đề quan trọng. Tư duy phát triển người học mới có khả năng tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức cho riêng mình. Bài tập hóa học có thể xem là phương tiện tốt nhất để rèn tư duy cho học sinh. Tuy nhiên sử dụng bài tập như thế nào để có thể rèn tư duy một cách hiệu quả nhất đó cũng là cả một vấn đề. Qua quá trình giảng dạy ở trường phổ thông chúng tôi nhận thấy rằng việc dạy học sinh giải bài tập bằng nhiều cách có tác dụng phát triển tư duy tốt hơn việc dạy học sinh giải nhiều bài tập bằng một cách và ngoài ra việc sử dụng bài tập nhiều cách giải còn nâng cao hiệu quả dạy học hóa học. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề sử dụng bài tập nhiều cách giải chưa thật sự được nhiều giáo viên quan tâm trong quá trình tìm kiếm phương pháp để nâng cao hiệu quả dạy học hóa học. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Thiết kế hệ thống bài toán hóa học nhiều cách giải nhằm phát triển tư duy và nâng cao hiệu quả dạy học ở trường trung học phổ thông”.

pdf154 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1341 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thiết kế hệ thống bài toán hóa học nhiều cách giải nhằm phát triển tư duy và nâng cao hiệu quả dạy học ở trường trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Dương Thị Kim Tiên Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học môn hoá học Mã số : 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. TRỊNH VĂN BIỀU Thành phố Hồ Chí Minh – 2010 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Bộ GD- ĐT Bộ Giáo dục – Đào tạo BTHH Bài toán hóa học dd dung dịch ĐC đối chứng HS học sinh GV giáo viên p/ư phản ứng SL số lượng t/d tác dụng THPT trung học phổ thông TN thực nghiệm TT thứ tự MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Xu hướng dạy học hiện nay là chuyển trọng tâm của người dạy sang người học. Người học có thể tự làm chủ kiến thức của mình, tự tìm tòi khám phá kiến thức, giành lấy kiến thức cho bản thân mình. Vì vậy, dạy học hiện nay ngoài việc cung cấp kiến thức cho học sin h thì việc nâng cao khả năng tư duy cho học sinh là một vấn đề quan trọng. Tư duy phát triển người học mới có khả năng tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức cho riêng mình. Bài tập hóa học có thể xem là phương tiện tốt nhất để rèn tư duy cho học sinh. Tuy nhiên sử dụng bài tập như thế nào để có thể rèn tư duy một cách hiệu quả nhất đó cũng là cả một vấn đề. Qua quá trình giảng dạy ở trường phổ thông chúng tôi nhận thấy rằng việc dạy học sinh giải bài tập bằng nhiều cách có tác dụng phát triển tư duy tốt hơn việc dạy học sinh giải nhiều bài tập bằng một cách và ngoài ra việc sử dụng bài tập nhiều cách giải còn nâng cao hiệu quả dạy học hóa học. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề sử dụng bài tập nhiều cách giải chưa thật sự được nhiều giáo viên quan tâm trong quá trình tìm kiếm phương pháp để nâng cao hiệu quả dạy học hóa học. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Thiết kế hệ thống bài toán hóa học nhiều cách giải nhằm phát triển tư duy và nâng cao hiệu quả dạy học ở trường trung học phổ thông”. 2. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2.1. Khách thể nghiên cứu : Quá trình dạy và học hóa học ở trường trung học phổ thông (THPT). 2.2. Đối tượng nghiên cứu: Việc thiết kế và sử dụng bài toán hóa học (BTHH) nhiều cách giải để phát triển tư duy và nâng cao hiệu quả dạy học. 3. Mục đích nghiên cứu Thiết kế hệ thống BTHH nhiều cách giải nhằm phát triển tư duy và nâng cao hiệu quả dạy học ở trường THPT. 4. Nhiệm vụ của đề tài - Nghiên cứu lí luận về bài toán hóa học nhiều cách giải và sự phát triển tư duy của học s inh trong quá trình dạy học hóa học. - Xây dựng hệ thống bài toán hóa học nhiều cách giải. - Đề xuất một số biện pháp sử dụng bài toán hóa học nhiều cách giải. - Thực nghiệm sư phạm để kiểm tra kết quả của đề tài nghiên cứu. 5. Phạm vi nghiên cứu 5.1. Nội dung nghiên cứu: Chương trình hóa học ở trường THPT 5.2. Địa bàn nghiên cứu: các trường THPT tại Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu. 6. Giả thuyết khoa học Nếu thiết kế được hệ thống bài toán hóa học nhiều cách giải và phương pháp sử dụng bài toán hợp lí thì sẽ phát triển tư duy cho học sinh và nâng cao hiệu quả dạy học hóa học. 7. Phương pháp nghiên cứu • Các phương pháp nghiên cứu lí luận: - Nghiên cứu cơ sở lý luận về tư duy (trong các tài liệu Tâm lý học, Giáo dục học, Lý luận dạy học...), các vấn đề của bài toán hoá học, bài tập hoá học đại cương, vô cơ, hữu cơ. - Nghiên cứu nội dung chương trình, chuẩn kiến thức và kỹ năng môn hoá học THPT. - Nghiên cứu và phân tích bài tập hoá học trong các sách và trên mạng internet. - Phân tích và tổng hợp. • Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: - Phương pháp điều tra và thu thập thông tin - Thực nghiệm sư phạm để kiểm tra sự đúng đắn của giả thuyết đặt ra • Các phương pháp toán học: sử dụng phương pháp thống kê toán học xử lí kết quả thực nghiệm. Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Vấn đề phát triển tư duy cho học sinh qua hệ thống bài tập đã được nhiều nhà giáo đầu ngành quan tâm, nghiên cứu. Cụ thể có một số dạng sau: • Một số sách tham khảo và luận văn: - Nguyễn Ngọc Quang nghiên cứu lý luận về bài toán hoá học. Sách Lí luận dạy học hóa học Tập 1, Nxb Giáo dục(1994), Hà Nội. Công trình nghiên cứu có ý nghĩa to lớn là đặt nền tảng để các nhà giáo sau này tiếp tục nghiên cứu, phát triển. - Nguyễn Xuân Trường nghiên cứu các phương pháp giải nhanh bài toán hoá học, các bài tập phát triển tư duy, và cách biên soạn bài tập hoá học. Sách xuất bản: Bài tập hóa học ở trường phổ thông (2005), Nxb Giáo dục, Hà Nội ; Ôn tập kiến thức và luyện giải nhanh bài tập hoá học vô cơ ở trường trung học phổ thông - Tập 2, Ôn tập kiến thức và luyện giải nhanh bài tập hoá học hữu cơ ở trường THPT - Tập 3 (2008), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. - Lê Văn Dũng (2001), Phát triển năng lực nhận thức và tư duy cho học sinh trung học phổ thông thông qua bài tập hóa học , Luận án tiến sĩ Giáo dục học chuyên ngành phương pháp giảng dạy hóa học, Trường ĐHSP Hà Nội. - Nguyễn Thị Thanh Thủy (2006), Phát triển năng lực nhận thức và tư duy cho học sinh trung học phổ thông thông qua bài tập hóa học vô cơ, Luận văn thạc sĩ Giáo dục chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy học hóa học, Trường ĐHSP Hà Nội. - Nguyễn Chí Linh (2009), Sử dụng bài tập để phát triển tư duy, rèn luyện trí thông minh cho học sinh trong dạy học hóa học ở trường THPT, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy học Hóa học, Trường ĐHSP Tp. HCM, - Trần Thị Trà Hương (2009), Xây dựng hệ thống bài tập hóa vô cơ lớp 10 trung học phổ thông nhằm cũng cố kiến thức và phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học chuyên ngành Lí luận và phương pháp dạy học môn hóa học, Trường ĐHSP Tp.HCM. - Nguyễn Cao Biên (2008), Rèn luyện năng lực độc lập sáng tạo cho học sinh lớp 10 trung học phổ thông thông qua hệ thống bài tập hóa học, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy học môn Hóa học, Trường ĐHSP Tp. HCM. - Vương Cẩm Hương (2006), Rèn luyện năng lực chủ động sáng tạo cho học sinh trong dạy hóa học ở trường trung học cơ sở, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy học hóa học, Trường ĐHSP Hà Nội. Trong các công trình nghiên cứu nêu trên thì luận án của TS Lê Văn Dũng gần với đề tài nghiên cứu của chúng tôi nhất. Trong luận án, tác giả đã xây dựng được hệ thống phương pháp luận vững chắc, hệ thống bài tập phong phú và bài toán nhiều cách giải là một phần trong các bài toán nhằm phát triển tư duy của ông. Các bài tập mà tác giả chọn đều hay và sâu sắc nhưng vì chỉ là một phần nhỏ của luận văn nên bài toán nhiều cách giải rất ít và đa phần là các bài quen thuộc. So với thời điểm hiện nay ra đề thi trắc nghiệm thì các bài toán đó đã cũ vì quá dài và mang tính chất toán học nhiều. PGS.TS Nguyễn Xuân Trường cũng có đề cập đến bài toán nhiều cách giải trong “bài tập hóa học ở trường phổ thông” với nhận định:“ra một bài tập rồi yêu cầu học sinh giải bằng nhiều cách, tìm những cách giải ngắn nhất, hay nhất đó là một cách rèn luyện trí thông minh cho các em”. Bài toán hóa học nhiều cách giải là một dạng bài tập mà qua đó học sinh rèn kĩ năng và phát triển tư duy tốt. Tuy nhiên dạng bài tập này chưa được quan tâm 1 cách đúng mực. Trước năm 2006, thi cử dưới hình thức tự luận nên giáo viên không quan tâm nhiều đến vấn đề bài đó có bao nhiêu cách có thể giải được, cách nào giải nhanh và tối ưu nhất, chỉ cần ra k ết quả chính xác mà thôi. Từ sau năm 2006 đến nay hình thức thi trắc nghiệm được sử dụng trong các kì thi học kì, tuyển sinh, rất nhiều dạng bài tập được khai thác cùng với các phương pháp giải cũng được chú ý tối đa, mục đích chủ yếu là giải bài tập trắc nghiệm nhanh, chính xác. Vì vậy dạng bài tập nhiều cách giải được giáo viên quan tâm nhiều hơn. Chúng tôi xin đơn cử một số bài báo, trang Web, chuyên đề liên quan đến vấn đề này: • Một số trang Web Một số trang Web hóa học hóa học có nói đến bài toán hóa học nhiều cách giải: - hoc - - • Một số bài báo - Năm 2006, 8 cách giải cho bài toán vô cơ, tạp chí Hóa học và Ứng dụng, PGS. TS Nguyễn Xuân Trường. - Tháng 2/2009, 18 cách giải cho 1 bài toán hóa học , tạp chí Hóa học và Ứng dụng, của tác giả Vũ Khắc Ngọc, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hà Nội. - Tháng 3/2009, Bài toán vô cơ nhiều cách giải dùng trong giảng dạy các phương pháp giải toán hóa học và phát triển tư duy logic cho học sinh , tạp chí Hóa học và Ứng dụng, của tác giả Hoàng Minh Thắng, sinh viên khóa K40A, trường ĐHSP Thái Nguyên. - Tháng 6/2009, bài toán hữu cơ nhiều cách giải, tạp chí Hóa học và Ứng dụng, của tác giả Vũ Khắc Ngọc, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hà Nội. • Một số chuyên đề, tiểu luận - Lê Phạm Thành (2006), Xây dựng bài toán hóa học có thể giải bằng nhiều cách nhằm phát triển tư duy cho học sinh, Chuyên đề Hóa học, Trường ĐHSP Hà Nội. - Lê Phạm Thành (2006), Các phương pháp giải cho 1 bài toán hóa học, Chuyên đề Hóa học, Trường ĐHSP Hà Nội. - Lê Văn Dũng (1994), Bài tập hóa học rèn luyện trí thông minh cho học sinh phổ thông trung học, Tiểu luận Hóa học, Trường ĐHSP Hà Nội. Qua những bài báo, trang Web và chuyên đề trên thì dạng bài toán hóa học nhiều cách giải không còn là vấn đề lạ lẫm nữa, nó là vấn đề đang được quan tâm rất nhiều, vấn đề nóng hổi. Tuy nhiên số lượng bài tập nhiều cách giải vẫn chưa được khai thác nhiều mà chỉ xoáy sâu vào một vài bài kinh điển. Nhiều trang web hóa học cứ lập đi lập lại dạng bài tập kinh điển này!. Ví dụ bài toán dưới đây được xuất hiện ở rất nhiều: “Một thanh sắt có khối lượng m gam để lâu ngoài không khí bị oxi hóa thành hỗn hợp A gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 có khối lượng 12 gam. Cho A tan hoàn toàn trong HNO3 sinh ra 2,24 lít khí NO duy nhất (ở điều kiện tiêu chuẩn). Tính m?” Qua lượng bài báo, trang web, chuyên đề và các luận văn trên thì chúng ta cũng thấy rất rõ rằng bài toán nhiều cách giải có ảnh hưởng quan trọng đến việc nâng cao chất lượng học tập cũng như phát triển tư duy cho học sinh. Vì những lẽ trên, thiết nghĩ chúng ta nên tăng cường việc sử dụng dạng bài toán hóa nhiều cách giải vào giảng dạy hóa học và tăng cường số lượng bài toán cũng như cần có một lí luận rõ ràng cho việc thiết kế dạng bài toán hóa học nhiều cách giải. Tuy nhiên, chưa có luận văn nào có một số lượng bài toán hóa học nhiều cách giải đáp ứng yêu cầu học của học sinh và yêu cầu dạy của thầy cô giáo. Luận văn này sẽ khai thác nhiều về cách thiết kế bài toán nhiều cách giải, biện pháp sử dụng bài toán hóa học nhiều cách giải và thiết kế số lượng bài toán phong phú như hóa đại cương, vô cơ, hữu cơ xuyên suốt chương trình phổ thông nhằm phục vụ tốt hơn cho việc giảng dạy của thầy cô giáo. 1.2. Bài tập hóa học 1.2.1. Khái niệm bài tập hóa học Bài tập hóa học là nhiệm vụ mà giáo viên đặt ra cho người học, buộc người học phải vận dụng các kiến thức đã học hoặc các kinh nghiệm thực tiễn sử dụng hành động trí tuệ hay hành động thực tiễn để giải quyết các nhiệm vụ đó nhằm chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng một cách tích cực, chủ động, sáng tạo [29]. 1.2.2. Tác dụng của bài tập hóa học Qua tham khảo một số tài liệu [29], [12],[44], chúng tôi tóm tắt một số tác dụng của bài tập như sau: - Bài tập có tác dụng phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh. - Bài tập giúp học sinh hiểu rõ và khắc sâu kiến thức. - Thông qua bài tập hệ thống hóa các kiến thức đã học: một số lớn các bà i tập hóa học đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức của nhiều nội dung trong bài, trong chương. Dạng bài tổng hợp đòi hỏi học sinh phải vận động vốn hiểu biết trong nhiều chương, nhiều bộ môn (Hóa, Toán..). - Cung cấp thêm kiến thức mới, mở rộng hiểu biết của học sinh về các vấn đề thực tiễn cuộc sống và sản xuất hóa học. - Rèn luyện một số kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh như: + Sử dụng ngôn ngữ hóa học. + Lập công thức, cân bằng phương trình hóa học. + Tính theo công thức và phương trình. + Các tính toán đại số: quy tắc tam suất, giải phương trình và hệ phương trình + Kỹ năng giải từng loại bài tập khác nhau. - Phát triển tư duy: học sinh được rèn luyện các thao tác tư duy như: phân tích, so sánh, quy nạp, diễn dịch, tổng hợp, suy luận tương tự - Bài tập cũng giúp giáo viên đánh giá được kiến thức và kỹ năng của học sinh. Học sinh cũng tự kiểm tra biết được những lỗ hổng kiến thức để kịp thời bổ sung. - Giải bài tập rèn cho học sinh tính kiên trì, chịu khó, tính cẩn thận, chính xác khoa họcLàm cho các em yêu thích bộ môn, say mê với khoa học (những bài tập gây hứng thú nhận thức). 1.2.3. Phân loại bài tập hóa học Trên cơ sở nội dung [29], bài tập hóa học có thể chia thành bốn loại: - Bài tập định lượng (bài toán hóa học) - Bài tập lý thuyết - Bài tập thực nghiệm, bài tập có nội dung thí nghiệm - Bài tập tổng hợp, loại bài tập này có nội dung chứa 2 hoặc 3 loại trên. Dựa trên cơ sở phân chia bài tập hóa học ở trên thì chúng tôi đã chọn bài tập định lượng (bài toán hóa học) làm đề tài nghiên cứu 1.2.4. Bài toán hóa hoc 1.2.4.1. Khái niệm bài toán hóa học Bài toán hóa học là nhiệm vụ mà giáo viên đặt ra cho người học, buộc người học phải vận dụng các kiến thức đã học sử dụng hành động trí tuệ để giải quyết các nhiệm vụ đó nhằm chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng một cách tích cực, chủ động, sáng tạo. Một bài toán hóa học có hai tính chất: Tính chất toán học: cần dùng các phép tính về số học, đại số học, các kĩ năng toán học để giải. Tính chất hóa học: cần dùng đến các kiến thức về hóa học, ngôn ngữ hóa học mới giải được. 1.2.4.2. Phân loại bài toán hóa học Dựa vào nội dung hóa học của bài toán mà chúng tôi phân bài toán hóa học thành các loại: - Bài toán hóa học đại cương - Bài toán hóa học vô cơ - Bài toán hóa học hữu cơ 1.2.4.3. Các phương pháp giải bài toán hóa học Hiện nay có hơn 10 phương pháp giải toán hóa học, nhiều tác giả đã viết về vấn đề này, trong luận văn này chúng tôi tổng hợp một số phương pháp trong tài liệu [30], [31], [44], [51]. Với mỗi phương pháp chúng tôi nêu đặc điểm và nhận xét những ưu nhược điểm, giúp người đọ c dễ dàng chọn lựa phương pháp phù hợp cho từng loại bài tập. a. Phương pháp đại số • Đặc điểm + Viết phương trình phản ứng. + Đặt ẩn số cho các đại lượng cần tìm sao cho đơn giản. + Tính theo PTPU và đề bài cho để lập các PT toán học. + Giải các PT hay hệ PT này và biện luận kết quả nếu cần. • Nhận xét Đây là một cách không hay nhưng lại được áp dụng nhiều do thói quen, cần hạn chế làm theo cách này vì: - Một số bài có hệ phương trình rất phức tạp, không giải được về mặt toán học (số phương trình ít hơn ẩn), rất khó để biện luận để tìm ra đại lượng cần tìm. - Tính chất toán học của bài toán đã lấn át tính chất hóa học, làm tính chất hóa học bị lu mờ. Vì vậy không có tác dụng khắc sâu kiến thức hóa học, làm giảm tác dụng của bài tập. b. Phương pháp bảo toàn • Đặc điểm: Phương pháp này gồm các phương pháp sau: + Phương pháp bảo toàn khối lượng Trong 1 phản ứng hóa học thì tổng khối lượng các sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng. Khi cô cạn dung dịch thì khối lượng hỗn hợp muối thu được bằng tổng khối lượng các cation kim loại và anion gốc axit. + Phương pháp bảo toàn điện tích Tổng điện tích dương luôn bằng tổng điện tích âm về giá trị tuyệt đối. Dung dịch luôn trung hòa về điện. + Phương pháp bảo toàn nguyên tố Một nguyên tố khi tham gia phản ứng hóa học chỉ chuyển từ chất này sang chất khác, nghĩa là số mol nguyên tố đó trước và sau phản ứng phải bằng nhau. Công thức: Trước phản ứng, nguyên tố X có trong các chất A, B Sau phản ứng, nguyên tố X có trong các chất C, D Áp dụng công thức sau: nA.Số ngtử X trong A + nB.Số ngtử X trong B = nC. Số ngtử X trong C + nD. Số ngtử X trong D + Bảo toàn electron: Đây là trường hợp riêng của bảo toàn điện tích, chỉ áp dụng cho các PU oxi hóa khử. Khi đó ne cho = ne nhận. • Nhận xét: Đây là phương pháp giải toán hóa học dựa vào bản chất của phản ứng hóa học, ít dùng thuật toán. Phương pháp này rất thích hợp cho việc giải nhanh các bài trắc nghiệm c. Phương pháp sơ đồ đường chéo • Đặc điểm: Trộn lẫn 2 dung dịch: Dung dịch 1: có khối lượng m1, thể tích V1, nồng độ C1 (C% hoặc CM), khối lượng riêng d1. Dung dịch 2: có khối lượng m2, thể tích V2, nồng độ C2 (C2 > C1), khối lượng riêng d2. Dung dịch thu được có m = m1 + m2, V = V1 + V2, nồng độ C (C1 < C < C2), khối lượng riêng d. Sơ đồ đường chéo và công thức tương ứng với mỗi trường hợp là: a) Đối với nồng độ % về khối lượng: m1 C1 |C2 - C| C m2 C2 |C1 - C| → (1) |CC| | CC | m m 1 2 2 1 − − = b) Đối với nồng độ mol/lít: V1 C1 |C2 - C| C V2 C2 |C1 - C| → (2) |CC| | CC | V V 1 2 2 1 − − = c) Đối với khối lượng riêng: V1 d1 |d2 - d| d V2 d2 |d1 - d| → (3) |dd| | dd | V V 1 2 2 1 − − = Khi sử dụng sơ đồ đường chéo ta cần chú ý: Chất rắn coi như dung dịch có C = 100% Dung môi coi như dung dịch có C = 0% Khối lượng riêng của H2O là d = 1 g/ml Nếu trộn lẫn các dd thì phải là dd của cùng một chất hoặc khác chất nhưng do phản ứng với H2O lại cho cùng một chất. Trộn hai dd của chất A có nồng độ khác nhau thu được dd A với nồng độ duy nhất. Vậy lượng chất tan trong phần đặc giảm xuống phải bằng lượng chất tan trong phần loãng tăng lên. • Nhận xét: Phương pháp sơ đồ đường chéo dùng để giải các bài toán trộn lẫn các chất với nhau, lúc đầu có thể là đồng thể hay dị thể nhưng hỗn hợp cuối phải đồng thể. d. Phương pháp tách công thức phân tử • Đặc điểm: Để biểu diễn thành phần của một hợp chất hữu cơ, ta có thể dùng công thức phân tử viết dưới dạng khác nhau. Nguyên tắc của công thức tách công thức phân tử dựa trên tỷ lệ thành phần (% khối lượng) của C và H trong anken là không đổi bằng 12n/2n = 6/1 nghĩa là trong anken, cacbon chiếm 6/7 khối lượng còn H chiếm 1/7 khối lượng. • Nhận xét: Phương pháp này cho phép gi ải nhanh chóng, đơn giản một số bài toán hữu cơ. Dưới đây là một số mẫu tách công thức phân tử: + Ankan: CnH2n+2 CnH2n.H2 + Ankadien, ankin: CnH2n-2 CmH2mC trong đó m = n-1 + Aren: CnH2n-6 CmH2m.3C trong đó m = n-3 + Ancol no, đơn chức: CnH2n+1OH CnH2n.H2O + Ancol không no:CnH2n-1OH CnH2nO hoặc CmH2mCHO trong đó m = n-1 + Ancol thơm và phenol: CnH2n-7OH CnH2n.C3O trong đó m = n -3 + Andehit no, đơn chức: CnH2n+1CHO CnH2n.HCHO hoặc CmH2mO trong đó m = n+1 + Axit no, đơn chức: CnH2n+1COOH CnH2nHCOOH hoặc CmH2m.O2 mà m = n+1 + Axit không no, đơn chức: CnH2n-1COOH CnH2n.CO2 e. Phương pháp ghép ẩn số • Đặc điểm: Một bài toán thiếu điều kiện làm cho bài toán có dạng vô định hoặc không giải được. Phương pháp ghép ẩn số là một trong những phương pháp đơn giản để giải các bài toán đó. • Nhận xét: Phương pháp ghép ẩn số là một thủ thuật của toán học, không mang tính chất hoá học. f. Phương pháp tăng giảm khối lượng • Đặc điểm: Dựa vào sự tăng giảm khối lương khi chuyển từ 1 mol chất A thành 1 hoặc nhiều mol chất B (có thể qua các giai đoạn trung gian) ta dễ dàng tính được số mol của các chất hoặc ngược lại. • Nhận xét: Phương pháp tăng giảm khối lượng và phương pháp bảo toàn khối lượng như là “2 anh em song sinh” vì nếu 1 bài toán giải được phương pháp này thì cũng giải được bằng phương pháp kia. Tuy nhiên tùy từng bài toán mà phương pháp này hay phương pháp kia là ưu việt hơn. g. Phương pháp tự chọn lượng chất • Đặc điểm: Khi gặp các bài toán có lượng chất đề cho dưới dạng tổng quát (dạng tỉ lệ mol, tỉ lệ % theo thể tích, khối lượng, hoặc các lượng chất đề cho đều có chứa chung một tham số: m (g), V(l), x(mol)) thì các bài toán này sẽ có kết quả không phụ thuộc vào lượng chất đã cho. Nếu bài toán khảo sát về % m (hoặc % V) của hỗn hợp thì thường chọn hỗn hợp có khối lượng 100 gam (hoặc 100 lít). Khi khảo sát về 1 PƯHH thì chọn hệ số làm số mol chất phản ứng. • Nhận xét: Tự chọn một lượng chất cụ thể theo hướng có lợi cho việc tính
Luận văn liên quan