Là một trong những ngành kinh tế đang được đánh giá quan trọng của đất nước, song
song với sự phát triển thì công nghiệp tinh bột sắn cũng tác động lớn đến ô nhiễm môi
trường. Trong đó ô nhiễm môi trường nước, đặc biệt là những nguồn nước xung quanh
Nhà máy. Do các công nghệ sử dụng hầu hết đã lạc hậu, thiết bị cũ và không đồng bộ,
định mức nước cho một đơn vị sản phẩm còn lớn, hiệu suất tận chiết bột còn kém, và do
các nhà máy thường tập trung gần nội thành, gần khu dân cư nên ô nhiễm của ngành tinh
bột sắn lại càng trở lên nghiêm trọng. Do vậy, việc áp dụng các biện pháp giảm thiểu và
xử lý ô nhiễm nước thải ngành tinh bột sắn đang là một yêu cầu cấp bách cần được giải
quyết nhằm đảm bảo phát triển một cách bền vững.
Được xây dựng và đi vào sản xuất cách đây 10 năm, Nhà máy sản xuất tinh bột sắn
Hải Lăng, Quảng Trị đã góp phần phát triển kinh tế địa phương. Ngoài việc giải quyết
hàng chục lao động, còn tạo thêm thu nhập cho người dân từ việc trồng cây sắn nguyên
liệu. Tuy nhiên, cũng ngần ấy thời gian Nhà máy sản xuất Tinh bột sắn Hải Lăng xả
nước thải ra môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và tác động xấu đến sức khỏe
của mọi người.
43 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 6624 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho Nhà máy Tinh bột sắn Hải Lăng, Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Thiết kế hệ thống xử lý
nước thải cho Nhà máy
Tinh bột sắn Hải Lăng,
Quảng Trị”
Đồ án môn học: Tính toán, thiết kế HTXLNT Nhà máy TBS Hải Lăng
SVTH: Nguyễn Đình Diệp – GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phượng 4
LỜI CẢM ƠN
---o0o---
Sản xuất công nghiệp bên cạnh việc tạo ra nghiều của cải vật chất đồng thời cũng tạo
ra nhiều chất thải .Nếu không có biện pháp quản lí và xử lí tốt thì xem như sản xuất
không hiệu quả.
Là sinh viên ngành Công Nghệ Kỹ Thuật Môi Trường việc thiết kế một hệ thống xử
lý nước thải là điều tất yếu phải có.Tôi xin đưa ra một hệ thống xử lý nước thải Nhà máy
Tinh bột sắn Hải Lăng.
Tuy nhiên do kiến thức và thời gian rất hạn chế nên đồ án không tránh khỏi sai sót.
Rất mong thầy cô và các bạn góp ý để đồ án hoàn thiện hơn.
Tôi trân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Phượng đã tận tình chỉ dẫn, cảm ơn Phòng
KCS Nhà máy Tinh bột sắn Hải Lăng đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm tài liệu, số
liệu, cảm ơn tất cả các bạn bè đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện. Trân thành cảm
ơn.
Đồ án môn học: Tính toán, thiết kế HTXLNT Nhà máy TBS Hải Lăng
SVTH: Nguyễn Đình Diệp – GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phượng 5
DANH MỤC BẢNG
Bảng Tên bảng
1.1 Diện tích, năng suất và sản lượng sắn Thế giới
1.2 Diện tích, năng suất và sản lượng sắn Việt Nam
1.3 Diện tích, năng suất và sản lượng sắn các vùng sinh thái Việt Nam
2.1 Thông số hàm lượng chất ô nhiễm trong nước thải TBS
3.1 So sánh các phương pháp đề xuất
4.1 Bảng tra thuỷ lực mương dẫn
4.2 Thông số thiết kế song chắn rác
4.3 Thông số thiết kế bể lắng cát ngang
4.4 Thông số thiết kế bể điều hoà
4.5 Thông số thiết kế và kích thước bể lắng đợt 1
4.6 Số liệu kỹ thuật từ kết quả vận hành bể UASB
4.7 Thông số thiết kế bể UASB
4.8 Thông số thiết kế bể Aerotank
4.9 Thông số cơ bản thiết kế bể lắng đứng
4.10 Thông số thiết kế bể lắng đứng đợt 2
4.11 Giá trị tiêu biểu thiết kế Hồ tuỳ nghi
4.12 Bảng chi phí xây dựng
DANH MỤC HÌNH
Hình Tên Hình
1.1 Giá trị kinh tế của Củ sắn
1.2 Sơ đồ quy trình công nghệ của NM TBS Hải Lăng
2.1 Mẫu nước thải trước và sau xử lý của Nhà máy
3.1 Sơ đồ công nghệ phương pháp 1
3.2 Sơ đồ công nghệ phương pháp 2
3.3 Sơ đồ công nghệ phương pháp 3
Đồ án môn học: Tính toán, thiết kế HTXLNT Nhà máy TBS Hải Lăng
SVTH: Nguyễn Đình Diệp – GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phượng 6
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT Ký hiệu Tên
1 BOD
Nhu cầu ôxy hóa sinh học hay nhu cầu ôxy
sinh học
2 COD Là lượng ô xi cần thiết để oxi hóa hóa học
3 FAOSTAT Trang tra cứu điện tử faostat.fao.org
4 NM TBS Nhà máy tinh bột sắn
5 GTXLNT Giáo trình xử lý nước thải
6 SS Hàm lượng chất rắn lơ lửng
7 PP Phương pháp
8 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
9 TSS Tổng hàm lượng chất rắn lơ lửng
Đồ án môn học: Tính toán, thiết kế HTXLNT Nhà máy TBS Hải Lăng
SVTH: Nguyễn Đình Diệp – GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phượng 7
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Là một trong những ngành kinh tế đang được đánh giá quan trọng của đất nước, song
song với sự phát triển thì công nghiệp tinh bột sắn cũng tác động lớn đến ô nhiễm môi
trường. Trong đó ô nhiễm môi trường nước, đặc biệt là những nguồn nước xung quanh
Nhà máy. Do các công nghệ sử dụng hầu hết đã lạc hậu, thiết bị cũ và không đồng bộ,
định mức nước cho một đơn vị sản phẩm còn lớn, hiệu suất tận chiết bột còn kém, và do
các nhà máy thường tập trung gần nội thành, gần khu dân cư nên ô nhiễm của ngành tinh
bột sắn lại càng trở lên nghiêm trọng. Do vậy, việc áp dụng các biện pháp giảm thiểu và
xử lý ô nhiễm nước thải ngành tinh bột sắn đang là một yêu cầu cấp bách cần được giải
quyết nhằm đảm bảo phát triển một cách bền vững.
Được xây dựng và đi vào sản xuất cách đây 10 năm, Nhà máy sản xuất tinh bột sắn
Hải Lăng, Quảng Trị đã góp phần phát triển kinh tế địa phương. Ngoài việc giải quyết
hàng chục lao động, còn tạo thêm thu nhập cho người dân từ việc trồng cây sắn nguyên
liệu. Tuy nhiên, cũng ngần ấy thời gian Nhà máy sản xuất Tinh bột sắn Hải Lăng xả
nước thải ra môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và tác động xấu đến sức khỏe
của mọi người.
Gần 15 năm qua, người dân ở cuối nguồn nước thải của Nhà máy Tinh bột sắn Hải
Lăng, tỉnh Quảng Trị không dám trồng bất cứ loại cây hay nuôi con vật nào. Bởi tới mùa
mưa lụt, nguồn nước thải ô nhiễm của nhà máy làm cho tất cả các loại cây trồng thối thân
và rễ; còn vật nuôi uống phải nước này thì cũng chết dần.
Xây dựng Nhà máy Tinh bột sắn trên địa bàn huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị là cần
thiết; góp phần phát triển kinh tế xã hội cho vùng đất nghèo nơi đây. Tuy nhiên, việc
doanh nghiệp không thực hiện những cam kết ban đầu, tùy tiện thải nước bẩn ra môi
trường đang từng ngày hủy hoại hệ sinh thái môi trường. Đó chính là lý do tôi chọn đề
tài “ Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho Nhà máy Tinh bột sắn Hải Lăng, Quảng Trị”
để cải thiện thực trạng ô nhiễm môi trường tại đây.
Nhiệm vụ của đồ án
- Tìm hiểu mức độ ô nhiễm của nước thải Nhà máy Tinh bột sắn Hải Lăng;
- Từ đó, lựa chọn, thiết kế hệ thống xử lý nước thải tinh bột sắn.
Nội dung thực hiện
- Thu thập tài liệu về Nhà máy tinh bột sắn Hải Lăng.
- Khảo sát thực địa:
Tìm hiểu dây chuyền công nghệ chế biến tinh bột sắn ở nhà máy tinh bột sắn Hải Lăng
+ Khảo sát hệ thống XLNT của Nhà máy tinh bột sắn Hải Lăng và diện tích xung quanh.
- Thiết kế hệ thống xử lý nước thải tinh bột
Đồ án môn học: Tính toán, thiết kế HTXLNT Nhà máy TBS Hải Lăng
SVTH: Nguyễn Đình Diệp – GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phượng 8
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ NGÀNH TINH BỘT SẮN
1.1 Đặc điểm ngành chế biến tinh bột sắn ở Việt Nam và Thế giới
Sắn được sử dụng phổ biến để sản xuất tinh bột, đây là nguồn nguyên liệu cho nhiều
vùng sản xuất công nghiệp như công nghiệp dệt, may mặc, thực phẩm, bánh kẹo, sản
xuất lên men cồn, sản xuất acid hữu cơ…
Bảng 1.1: Diện tích, năng xuất, sản lượng sắn thế giới từ 1995 - 2008
Năm
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
1995 16.43 9.84 161.79
1996 16.25 9.75 158.51
1997 16.05 10.06 161.6
1998 16.56 9.9 164.1
1999 16.56 10.31 170.92
2000 16.86 10.7 177.89
2001 17.27 10.73 184.36
2002 17.31 10.61 183.82
2003 17.59 10.79 189.99
2004 18.51 10.94 202.64
2005 18.69 10.87 203.34
2006 20.5 10.9 224
2007 18.39 12.16 223.75
2008 21.94 12.87 238.45
Nguồn: Trần Công Khanh tổng hợp từ FAOSTAT qua các năm
Đồ án môn học: Tính toán, thiết kế HTXLNT Nhà máy TBS Hải Lăng
SVTH: Nguyễn Đình Diệp – GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phượng 9
Bảng 1.2: Diện tích, sản lượng, năng xuất sắn của Việt Nam từ 1995 - 2008
Năm Diện tích (triệu ha) Năng suất (tấn/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
1995 164.3 9.84 1.62
1996 275.6 7.5 2,06
1997 254.4 9.45 2.4
1998 235.5 7.55 1.77
1999 226.8 7.96 1.8
2000 234.9 8.66 2.03
2001 250 8.3 2.07
2002 329.9 12.6 4.15
2003 371.7 14.06 5.23
2004 370 14.49 5.36
2005 425.5 15.78 6.72
2006 474.8 16.25 7.77
2007 496.8 16.07 7.98
2008 557.4 16.85 9.3
(Nguồn: Trần Công Khanh tổng hợp từ Niên giám thống kê qua các năm)
Bảng 1.3: Diện tích, năng suất và sản lượng vùng sinh thái Viêt Nam 2008
STT Vùng sinh thái
Diện tích
(1000ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng
(1000tấn)
1 Đồng bằng sông Hồng 7.9 12.92 102
2
Trung du và miền núi
phía Bắc
110 12.07 1328
3
Bắc Trung Bộ và Duyên
hải miền Trung
168.8 16.64 2808
4 Tây Nguyên 150.1 15.7 2356.1
5 Đông Năm Bộ 113.5 23.74 2694.5
6
Đồng bằng Sông Cửu
Long
7.4 14.43 106.8
Cả nước 557.4 16.87 9395.8
(Nguồn: Trần Công Khanh tổng hợp từ Niên giám thống kê qua các năm)
Đồ án môn học: Tính toán, thiết kế HTXLNT Nhà máy TBS Hải Lăng
SVTH: Nguyễn Đình Diệp – GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phượng 10
Hình 1.1 Giá trị kinh tế của Củ sắn
1.2 Đặc điểm về nhà máy tinh bột sắn Hải Lăng
1.2.1 Đặc điểm và địa hình
Nhà máy Tinh bột sắn Hải Lăng được xây dựng tại Dốc Son thuộc xã Hải Thượng,
huyện Hải Lăng, Tỉnh Quảng Trị. Vị trí nhà máy nằm cách quốc lộ 1A và đường sắt Bắc
– Nam 800m về phía tây nam. Cách Huế 45km về phía Bắc và cách thành phố Đông Hà
20km về phía Nam. Sản phẩm của Nhà máy tinh bột sắn với công suất 60 tấn/ngày (24h),
bã sắn 50 tấn/ngày, nguyên liệu cần 240 tấn/ngày, chế độ hoạt động 24 giờ và khi ổn
định có thể tăng lên 120 tấn sản phẩm/ ngày.
Thuận lợi:
Đủ diện tích để xây dựng các công trình sản xuất và phục vụ sản xuất kể cả phần mở
rộng và công trình xử lý nước thải.Gần Quốc lộ 1A, tiện cho việc giao tiếp, vận chuyển
nguyên liệu và sản phẩm.Là vùng đồi thấp không bị ngập lụt và úng trong mùa mưa.Có
nguồn lao động dồi dào và sẳn sàng tham gia làm việc cho nhà máy.Trung tâm khu vực
nguyên liệu cây sắn của Tỉnh.
Khó khăn:
Gần Quốc lộ và đường tàu nên cần phải đầu tư lớn cho công nghệ xử lý nước thải.Xa
nguồn nước cấp, phải đâu tư đường dẫn từ sông Nhùng hoặc dùng nước kênh N2 hoặc
khoan sử dụng nước ngầm.
Địa hình:
Khu vực quy hoạch xây dựng nhà máy tinh bột sắn thuộc vùng đồng bằng ven biển
Nam Quảng Trị. Vị trí nhà máy nằm trong khu đất đồi tự nhiên khá rộng, trong khi khu
vực nhà máy chỉ sử dụng một phần nhỏ với diện tích là 560.000 m2.Về cục bộ, địa hình ở
khu vực nhà máy hơi dốc từ bắc xuống nam và nhà máy được xây dựng ngay trên đỉnh
đồi nên thuận lợi cho việc tiêu nước của toàn vùng.
1.2.2 Đặc điểm khí hậu
Đồ án môn học: Tính toán, thiết kế HTXLNT Nhà máy TBS Hải Lăng
SVTH: Nguyễn Đình Diệp – GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phượng 11
Nhiệt độ: Nhiệt độ vùng Hải Lăng thường cao hơn các vùng khác trong tỉnh, nhiệt độ
trung bình của cả năm là 26,3oC. Thời kỳ lạnh nhất vào tháng I nhiệt độ trung bình
khoảng 16,8oC, tối thấp có thể xuống 9,7oC; tháng VII có nhiệt độ cao nhất trong năm,
trung bình 31,3
o
C, nóng nhất khoảng 40,5oC.
Độ ẩm: Độ ẩm tương đối trung bình nhiều năm là 79%, tháng có độ ẩm cao nhất là
tháng 1 với 87%; khô nhất là tháng VII với 67%.
1.3 Giới thiệu dây chuyền công nghệ chế biến tinh bột sắn tại nhà máy chế biến tinh
bột sắn Hải Lăng
1.3.1 Thiết bị
Thiết bị dây chuyền công nghệ sản xuất chế biến tinh bột sắn được sản xuất tại Thái
Lan, hiện đại hơn công nghệ của Đài Loan, Singapore, Trung Quốc…Riêng ba máy
chính “ Phân ly” được sản xuất tại Thuỵ Điển và hệ thống đốt đồng bộ sản xuất tại Đức.
Các thiết bị trong dây chuyền công nghệ đều có tính năng chất lượng phù hợp với yêu
cầu công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm tinh bột sắn có chất lượng và sản lượng 60 tấn/
ngày như dự kiến. Cơ bản là giống với một số thiết bị của một số Nhà máy cùng loại đã
và đang hoạt động trong nước ta nhau và được cải tiến khắc phục nhược điểm trên quy
trình thiết bị hoạt động, để đáp ứng được các yêu cầu về bảo vệ môi trường, an toàn lao
động theo quy định của pháp luật hiện hành.
1.3.2 Công nghệ
Đồ án môn học: Tính toán, thiết kế HTXLNT Nhà máy TBS Hải Lăng
SVTH: Nguyễn Đình Diệp – GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phượng 12
Hình 1.2 Sơ đồ quy trình công nghệ của nhà máy
Các giai đoạn chính của dây chuyền công nghệ:
*Nạp nguyên liệu bóc vỏ, rửa sạch:
Nguyên liệu củ sắn tươi sau thu hoạch tối đa trong khoảng ba ngày phải được đưa vào
sản xuất chế biến, củ được đưa vào băng chuyền thông qua phiến nạp nguyên liệu và hệ
thống sàng rung, nhằm loại bỏ đất, cát, cặn bả và các tạp chất khác. Sau đó củ được băng
chuyền chuyển đến thiết bị rửa sạch trước khi đến công đoạn 2.
* Thái nhỏ và mài:
Củ sau khi rửa sạch được băng chuyền chuyển đến hệ thống sàng lọc để loại bỏ chất
bẩn lần cuối và sau đó được chuyển đến thiết bị thái, thái xong chuyển đến thiết bị mài, ở
đây nước rửa sạch được bơm vào và khuấy trộn để tạo thành hỗn hợp bã bột – nước
trước khi chuyển đến công đoạn ba.
* Tách, chiết xuất sữa và bột:
Hỗn hợp bã, bột và nước sau khi trộn đều được bơm vào hệ thống thiết bị chiết tách
gồm:
- Thiết bị chiết tách sơ bộ giai đoạn đầu nhằm tách bã và bột sữa.
- Bã sắn sau khi chiết tách sơ bộ giai đoạn đầu xong được hoà trộn với nước và được
bơm đến hệ thống thiết bị chiết tách giai đoạn hai nhằm thu hồi thêm phần tinh bột còn
sót lại trong bã. Sau đó bã được chuyển đến băng chuyền ép xoắn vít và thiết bị ép bã
nhão. Nhằm loại bỏ nước rồi chuyển đến thiết bị ép lọc vắt nước lần cuối nhờ băng
chuyền xích chuyển tải ra ngoài (nơi tiếp nhận bã).
- Sữa bột thu hồi từ các giai đoạn chiết tách trên chuyển đến các bồn nhỏ được hoà
trộn với nước sau đó được bơm đến các thiết bị chiết tách tinh nhằm loại bỏ các bã cặn
nhỏ, thu hồi tinh bột đồng nhất.
- Trong quá trình chiết – tách và trích ly ly tâm tinh bột người ta đưa vào môt lượng
dung dịch H2SO3 nồng độ thấp hoặc dung các thiết bị tháp để cho một lượng SO2
* Phân ly và tách nước ly tâm:
Dung dịch sữa bột trước khi bơm vào thiết bị trích ly qua giai đoạn 1 qua tách cặn,
cũng tương tự như vậy đến trích ly số 2, sau khi ra khỏi trích ly số 2 thì quay về chiết
tách cuối cùng, dung vải mịn để tinh lọc và sau đó đến trích ly giai đoạn 3.
Sữa bột tinh này tiếp tục được hoà với nước đúng độ boome yêu cầu và được bơm
vào thiết bị tách nước ly tâm để thu hồi tinh bột nhão có hàm lượng nước chứa trong đó
khoảng 32 – 38%.
* Sấy và đóng gói:
Tinh bột nhão được băng chuyền chuyển đến thiết bị làm tơi, sau đó được đưa vào
thiết bị cung cấp để rồi đưa bột vào hệ thống ống sấy nhanh bằng khí nóng. Khí nóng
được cũng cấp từ hệ thống khí xoáy nóng, bột sau khi sấy khô tập trung tại các cyclon
nóng sau đó bằng vít tải chuyển qau hệ thống ống làm mát bởi một quạt hút, hút khí trời
đã được lọc trước và tinh bột được làm nguội trong các cyclone nguội, từ đó chuyển qua
sàng rây và đóng gói theo yêu cầu
Đồ án môn học: Tính toán, thiết kế HTXLNT Nhà máy TBS Hải Lăng
SVTH: Nguyễn Đình Diệp – GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phượng 13
Chương 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PP XỬ LÝ NƯỚC THẢI TINH BỘT SẮN
2.1 Lưu lượng nước thải nhà máy chế biến tinh bột sắn Hải Lăng
2.1.1 Nước thải sản xuất:
Công suất của nhà máy 60 tấn ngày. Lượng nước thải trung bình 16 m3/tấn (theo
Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Nhà máy tinh bột sắn Hải Lăng 2004).
ậy lượng nước thải từ quá trình sản xuất Qsx = 60 x 16 = 960 m
3 ngày
2.1.2 Nước thải sinh hoạt:
Số lượng công nhân của Nhà máy là 100 công nhân (Nguồn: Điều tra tổng hợp).
Lượng nước thải trung bình mỗi công nhân là 100 l người.ngày (theo Báo cáo đánh giá
tác động môi trường của Nhà máy tinh bột sắn Hải Lăng 2004).
Vậy lượng nước thải từ sinh hoạt là Qsh = 100 x 0.1 = 10 m
3
/ngày.
2.2 Tính chất nước thải nhà máy chế biến tinh bột sắn Hải Lăng
Nước thải sinh ra từ dây chuyền sản xuất tinh bột sắn có các thông số đặc trưng pH
thấp, hàm lượng chất hữu cơ và vô cơ cao, thể hiện qua hàm lượng chất rắn lơ lửng (SS),
TSS rất cao, các chất dinh dưỡng chứa N, P, các chỉ số về nhu cầu oxy sinh học (BOD5),
nhu cầu oxy hoá học (COD), …với nồng độ rất cao và trong thành phần của vỏ sắn và lỏi
củ sắn có chứa Cyanua (CN-) một trong những chất độc hại có khả năng gây ung thư.
Nồng độ ô nhiễm của nước thải thể hiện cụ thể ở bảng sau
Bảng 2.1 Thông số hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước thải TBS
STT Thông số Đơn vị tính Hàm lượng QCVN 40:2011 cột B
1 Độ đục mg/l - < 80
2 pH 5-7 5,5 – 9
3 COD mg/l 10.000 < 150
4 BOD5 mg/l 6.000 < 50
5 T-N mg/l 170 40
6 CN
-
mg/l 0.07 0.1
7 T-SS mg/l 4.800 < 100
8 T-P mg/l 30 6
(Nguồn: Điều tra tổng hợp)
Tính chất nước thải ngành tinh bột mì mang tính chất acid và có khả năng phân hủy
sinh học. Đặc biệt loại nước thải này có chứa HCN là một acid có tính độc hại. Khi ngâm
khoai mì vào trong nước HCN sẽ tan vào trong nước và theo nước thải ra ngoài.
Đồ án môn học: Tính toán, thiết kế HTXLNT Nhà máy TBS Hải Lăng
SVTH: Nguyễn Đình Diệp – GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phượng 14
Hình 2.1 Mẫu nước thải trước và sau xử lý của nhà máy
Trong nhà máy chế biến tinh bột, thành phần nước thải sinh ra chủ yếu từ bóc vỏ, rửa
củ, băm nhỏ và lắng lọc là các nguồn ô nhiễm chính.
2.3 Cơ sở lý thuyết của Phương pháp xử lý nước thải tinh bột sắn
2.3.1 Phân luồng nước thải
Cần phân luồng dòng thải để giảm tải lượng nước thải cần xử lý, giảm thể tích bể
cần xử lý.Việc phân luồng dòng thải trước khi xử lý sẽ tiết kiệm được chi phí đầu tư
xây dựng, giảm diện tích mặt bằng cần thiết cũng như chi phí vận hành sau này.
Nước thải trong nhà máy chế biến tinh bột sắn có ba nguồn chính là nước thải sản
xuất, nước thải sinh hoạt và nước mưa chảy tràn . Vì vậy có thể phân luồng như sau:
+ Dòng nước thải ít ô nhiễm: Nước mưa chảy tràn được thu gom vào cống rảnh bố
trí xung quanh nhà máy và được dẫn ra Hồ Hốc Đựng. Hệ thống này có tác dụng tách
riêng nước mưa và nước thải, đảm bảo hệ thống XLNT hoạt động ổn định, hiệu quả.
+ Dòng nước thải ô nhiễm nặng: Nước thải trong quá trình sàng lọc và trích ly
chứa hàm lượng chất hữu cơ cao, hàm lượng cặn lơ lửng lớn, pH thấp, nước thải sản xuất
tinh bột sắn còn chứa các chất khó hoặc chậm chuyển hoá như: Dịch bào, xơ sắn,
pectin... Ngoài ra còn có nước rửa nhà sàn, thiết bị, nước thải từ phòng thí nghiệm, từ
sinh hoạt của cán bộ công nhân viên...
Việc phân luồng dòng thải tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xử lý và xử lý có
hiệu quả.
2.3.2 Các phương pháp áp dụng xử lý nước thải tinh bột sắn
* Phương pháp cơ học
Phương pháp xử lý cơ học sử dụng nhằm mục đích tách các chất không hoà tan và
một phần các chất ở dạng keo ra khỏi nước thải. Những công trình xử lý cơ học bao gồm:
+ Song chắn rác, chắn giữ các cặn bẩn có kích thước lớn hay dạng sợi:giấy, rau cỏ,
rác…được gọi chung là rác. Rác được đem đi xử lý hoặc thải bỏ.Có ba loại song chắn rác
điển hình như Song chắn rác thủ công, song chăn rác cơ giới và song chắn rác kết hợp
nghiền nhỏ.
+ Bể lắng cát, tách các chất bẩn vô cơ có trọng lượng riêng lớn hơn nhiều so với
trọng lượng riêng của nước thải như đất, cát … ra khỏi nước thải. Cát từ bể lắng cát đưa
Đồ án môn học: Tính toán, thiết kế HTXLNT Nhà máy TBS Hải Lăng
SVTH: Nguyễn Đình Diệp – GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phượng 15
đi phơi ở trên sân phơi và cát khô thường được sử dụng lại cho những mục đích xây
dựng.
+ Bể lắng, để tách các chất lơ lửng có trọng lượng riêng lớn hơn trọng lượng riêng
của nước. Chất lơ lửng nặng hơn sẽ từ từ lắng xuống đáyvà dùng những thiết bị thu gom
và vận chuyển các chất bẩn lắng (cặn) đến công trình xử lý cặn.
Xử lý cơ học chỉ là giai đoạn xử lý sơ bộ trước khi cho quá trình xử lý sinh học.
* Phương pháp sinh học
Dựa vào sự sống và hoạt động của các vi sinh để oxy hoá chất bẩn ở dạng keo và hoà
tan có trong nước thải.
Những công trình xử lý sinh hoá phân thành hai nhóm:
+ Những công trình trong đó có quá trình xử lý thực hiện trong điều kiện tự nhiên.
Những công trình xử lý sinh học trong điều kiện nhân tạo là: Bể lọc sinh học (Biophin),
bể làm thoáng sinh học (Aeroten)… Do các điều kiện tạo nên bằng nhân tạo mà quá trình
xử lý diễn ra nhanh hơn, cường độ mạnh hơn.
+ Những công trình trong đó quá trình xử lý thực hiện trong điều kiện nhân tạo.
Những công trình sinh học thực hiện trong điều kiện tự nhiên là Cánh đồng tưới, bãi
lọc, hồ sinh học … Quá trình xử lý diễn ra chậm, dựa chủ yếu vào nguồn oxy và vi sinh
có ở trong đất và nước.Quá trình xử lý sinh học trong điều kiện nhân tạo có thể đạt mức
hoàn toàn (xử lý sinh học hoàn toàn) với BOD giảm tới 90-95 % và không hoàn toàn với
BOD giảm tới 40-80%.
Giai đoạn xử lý sinh học tiến hành sau giai đoạn xử lý cơ học. Bể lắng sau giai đoạn
xử lý cơ học gọi là bể lắng đợt I. Để chắn giữ màng sinh học (sau bể Biophin) hoặc bùn
hoạt tính (sau bể Aeroten) dùng bể gọi là bể lắng đợt II.
Trong trường hợp xử lý trên bể Aeroten thường đưa một phần bùn hoạt tính trở lại bể
Aeroten để tạo điều kiện cho công trình đạt hiệu qủa cao hơn. Phần bùn hoạt tính còn lại
gọi là bùn hoạt tính dư, thường đưa tới bể nén bùn để làm giảm thể tích trước khi chuyển
đến sân phơi bùn.
Đồ án môn học: Tính toán, thiết kế HTXLNT Nhà máy TBS Hải Lăng
SVTH: Nguyễn Đình Diệp – GVHD: ThS. Nguyễ