Trong thời kỳ phát triển, nước ta đang trên đà trở thành một nước công nghiệp hoá-hiện đại hoá. Các khu công nghiệp được xây dựng rất nhiều, ngoài ra còn có rất nhiều các công trình xây dựng khác như: công trình nhà cao tầng, công trình công nghiệp - dân dụng, công trình thủy lợi, thủy điện v.v được xây dựng ngày càng rộng rãi. Để đáp ứng được các yêu cầu của công trình thì công tác trắc địa đóng vai trò quan trọng ngay từ giai đoạn khảo sát, thiết kế, thi công công trình đến khi công trình bắt đầu đi vào sử dụng và ổn định.
Trong công tác xây dựng các công trình thì đòi hỏi thiết kế thi công đúng kỹ thuật với độ chính xác cao. Để có độ chính xác cao cần có phương pháp bố trí công trình chính xác do đó cần đến vai trò của Trắc Địa. Để việc thi công công trình đạt được độ chính xác yêu cầu theo từng hạng mục, ta cần tiến hành thiết kế và lập các lưới cơ sở và chuyện dụng riêng cho từng hạng mục. Cụ thể là thiết kế phương án kỹ thuật thành lập lưới khống chế mặt bằng cơ sở dùng để bố trí hệ trục và nền móng công trình nhà cao tầng đạt độ chính xác cả về mặt bằng và độ cao.
Trong đồ án này chúng em được nhận đề tài: Thiết kế kỹ thuật thành lập mạng lưới ô vuông xây dựng theo phương pháp hoàn nguyên phục vụ xây dựng công trình Khu Công Nghiệp sản xuất và lắp ráp xe máy Honda.
Đồ án được trình bày với nội dung như sau:
Chương I : Giới thiệu chung
Chương II : Thiết kế lưới ô vuông xây dựng theo phương pháp hoàn nguyên – bố trí mạng lưới trên thực địa
Chương III : Thiết kế lưới khống chế trắc địa mặt bằng để xác định tọa độ các điểm của mạng lưới gần đúng.
Chương IV : Công tác đo đạc, tính toán bình sai và hoàn nguyên các điểm của mạng lưới gần đúng
Chương V : Kết luận và kiến nghị
52 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3047 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thiết kế kỹ thuật thành lập mạng lưới ô vuông xây dựng theo phương pháp hoàn nguyên phục vụ xây dựng công trình Khu Công Nghiệp sản xuất và lắp ráp xe máy Honda, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Thiết kế kỹ thuật thành lập mạng lưới ô vuông xây dựng theo phương pháp hoàn nguyên phục vụ xây dựng công trình Khu Công Nghiệp sản xuất và lắp ráp xe máy HondaLời nói đầu
Trong thời kỳ phát triển, nước ta đang trên đà trở thành một nước công nghiệp hoá-hiện đại hoá. Các khu công nghiệp được xây dựng rất nhiều, ngoài ra còn có rất nhiều các công trình xây dựng khác như: công trình nhà cao tầng, công trình công nghiệp - dân dụng, công trình thủy lợi, thủy điện…v.v được xây dựng ngày càng rộng rãi. Để đáp ứng được các yêu cầu của công trình thì công tác trắc địa đóng vai trò quan trọng ngay từ giai đoạn khảo sát, thiết kế, thi công công trình đến khi công trình bắt đầu đi vào sử dụng và ổn định.
Trong công tác xây dựng các công trình thì đòi hỏi thiết kế thi công đúng kỹ thuật với độ chính xác cao. Để có độ chính xác cao cần có phương pháp bố trí công trình chính xác do đó cần đến vai trò của Trắc Địa. Để việc thi công công trình đạt được độ chính xác yêu cầu theo từng hạng mục, ta cần tiến hành thiết kế và lập các lưới cơ sở và chuyện dụng riêng cho từng hạng mục. Cụ thể là thiết kế phương án kỹ thuật thành lập lưới khống chế mặt bằng cơ sở dùng để bố trí hệ trục và nền móng công trình nhà cao tầng đạt độ chính xác cả về mặt bằng và độ cao.
Trong đồ án này chúng em được nhận đề tài: Thiết kế kỹ thuật thành lập mạng lưới ô vuông xây dựng theo phương pháp hoàn nguyên phục vụ xây dựng công trình Khu Công Nghiệp sản xuất và lắp ráp xe máy Honda.
Đồ án được trình bày với nội dung như sau:
Chương I : Giới thiệu chung
Chương II : Thiết kế lưới ô vuông xây dựng theo phương pháp hoàn nguyên – bố trí mạng lưới trên thực địa
Chương III : Thiết kế lưới khống chế trắc địa mặt bằng để xác định tọa độ các điểm của mạng lưới gần đúng.
Chương IV : Công tác đo đạc, tính toán bình sai và hoàn nguyên các điểm của mạng lưới gần đúng
Chương V : Kết luận và kiến nghị
Do thời gian và kinh nghiệm có hạn nên đồ án khó tránh khỏi những thiếu sót, kính mong các thầy cô và các bạn đồng nghiệp góp ý để đồ án của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, góp ý quý báu của thầy giáo Th.s Phan Hồng Tiến và các bạn đồng nghiệp để nội dung đồ án được hoàn chỉnh hơn.
Hà nội, ngày
Sinh viên thực hiện
Bùi Văn Cương
CHƯƠNG I
Giới Thiệu Chung
I.1. Nhiệm vụ thiết kế
Theo kế hoạch phát triển đất nước theo yêu cầu chính phủ: đẩy mạnh xây dựng và phát triển công nghiệp trong cả nước, phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, theo chủ trương của nhà nước, theo chủ trương của nhà nước tỉnh Bắc Ninh đang từng bước thực hiện công nghiệp hóa trên địa bàn toàn tỉnh. Chính vì vậy các khu đô thị và các khu công nghiệp lần lượt đươc xây dựng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Trong đó có kế hoạch xây dựng: “Khu Công Nghiệp sản xuất và lắp ráp xe máy Honda”.
Đây là một trong những công trình có quy mô lớn, là công trình trọng điểm trong kế hoạch phát triển đất nước. Nó có diện tích 6 km2.
Yêu cầu đặt ra khi xây dựng khu công nghiệp:
+ Nằm dọc theo đường nhựa rất thuận tiện về giao thông, thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm từ khu công nghiệp đi các tỉnh khác. Phần lớn diện tích đất bị bỏ hoang, nhân dân không canh tác nông nghiệp, có diện tích đủ lớn để phát triển khu công nghiệp sau này.
+ Có kết cấu vững chắc, có độ chính xác xây dựng và lắp ráp cao, độ an toàn khi vận hành và sử dụng các máy móc tong dây chuyền công nghệ là tối đa.
Nhiệm vụ đặt ra với người Trắc Địa là:
+Tiến hành chọn khu đất xây dựng theo yêu cầu đặt ra ở trên và tiến hành thiết kế lưới ô vuông xây dựng cho khu vực xây dựng.
+ Xây dựng lưới ô vuông xây dựng đáp ứng được các đặc điểm của công trình như:
- Khu công nghiệp được xây dựng theo các lô riêng biệt có các trục chính song song hoặc vuông góc với nhau, bao gồm: các nhà xưởng , các kho chứa, khu nhà ở của nhân viên…
-Tại các tòa nhà khu công nghiệp máy móc được liên kết và vận hành tuần hoàn, sản phẩn của khâu này làm vật liệu khâu sau đó. Sản phẩn sản xuất ở các tòa nhà khu công nghiệp được vận chuyển đến nhà máy chính để ráp thành sản phẩn chung.
- Do sự liên kết dây chuyền công nghệ là rất lớn cho nên nó đòi hỏi độ chính xác bố trí công trình rất cao: sai số giới hạn bố trí các trục công trình hoặc các kích thước tổng thể công trình không được vượt quá giá trị từ 2¸ 5(cm)/ 100 m.
- Khu xây dựng có hình chữ nhật kéo dài, có diện tích 6 km2.
- Nhiệm vụ thiết kế thi công công trình:
. Lưới có kích thước tổng thể là 2 (km) ´ 3(km), chiều dài các cạnh ô lưới là 200(m).
. Lưới ô vuông xây dựng được lập theo phương pháp hoàn nguyên.
Yêu cầu về độ chính xác lập lưới: sai số tương hỗ giữa các điểm trắc địa dùng cho bố trí công trình có giá trị từ 1¸2,5cm/100m (¸); sai số tương hỗ về độ cao giữa 2 điểm lưới lân cận nhau có giá trị Stg hỗ = (2¸3) mm.
I.2. Sơ lược về điều kiện địa lý tự nhiên và hành chính của khu vực xây dựng công trình
I.2.1.Vị trí địa lý và hành chính của khu vực
Đây là một trong những công trình có quy mô lớn, diện tích từ 6 đến 8 km2.
+ Vị trí địa lý: Khu vực xây dựng công trình thuộc địa phận xã Song Hồ và xã An Bình.
+ Vị trí hành chính: - Phía Bắc giáp xã Hoàn Thượng, Mão Điền.
- Phía Nam xã Chạm Lộ.
- Phía Đông xã Mão Điền.
- Phía Tây giáp xã Hoài Bắc.
I.2.2Đặc điểm về địa chất - thực phủ
Khu vực xây dựng có địa chất ổn định rất thuận lợi cho việc thi công công trình. Là vùng đồng bằng châu thổ có địa hình tương đối bằng phẳng, không bị chia cắt, độ dốc của khu vực tương đối nhỏ. Ngoài ra đây là khu vực chủ yếu gồm có dân cư và hệ thống giao thông thuận lợi rất tiện lợi cho việc vận chuyển nguyên vật liệu để phục vụ cho công tác thi công
I.2.3. Đặc điểm khí hậu
Khu vực xây dựng thuộc huyên Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh nên chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa:
+ Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, trong năm tập trung mưa nhiều vào tháng 6 và tháng 7.
+ Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.
Như vậy, thời giant hi công thuận lợi nhất là từ tháng 9 năm trước đến tháng 4 năm sau.
I.2.4. Tình hình giao thông - thuỷ lợi
Khu vực xây dưng có hệ thống giao thông tương đối tốt, hệ thống giao thông liên huyên, liên tỉnh dày đặc và kiên cố, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác vận chuyển trang thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ thi công công trình, cũng như rất thuận lợi cho việc vận chuyển sản phẩm của nhà máy sau này.
I.2.5. Tình hình dân cư, kinh tế - chính trị
Dân cư sống tập trung thành làng, trong khu vực xây dựng cũng có một số cụm dân nhỏ nằm ngay gần kề. Tình hình an ninh trật tự ổn định, nhân dân chấp hành tốt các chủ chương chính sách của Đảng và nhà nước.
I.3. Tài liệu, cơ sở trắc địa sẵn có và đánh giá khả năng sử dụng
I.3.1. Tư liệu trắc địa và bản đồ hiện có
Khu xây dựng có bản đồ , bình đồ , có tổng bình đồ khu xây dựng do bên A cung cấp tỉ lệ 1:2000 và một bản đồ địa hình tỉ lệ 1:25000 có danh pháp F – 48 -105-C- c vẽ năm 1969 có tên Thuận Thành và thiết kế kỹ thuật cho khu công nghiệp.
I.3.2. Giới thiệu về tình hình cơ sở trắc địa trên khu vực đo vẽ
Trong đồ án này, chúng ta giả định có 4 điểm trắc địa nhà nước D13, D15, D17,
Những điểm trắc địa này nằm thuộc địa phận các xã:
+ N1 Nằm trên địa phận xã Song Hồ.
+ N2 Nằm trên địa phận xã Song Hồ.
+ N3 Nằm trên địa phận xã An Bình.
Bản thống kê hệ tọa độ, độ cao các điểm trắc địa sẵn có ( bảng 1.1)
Bảng 1.1
TT
Tên điểm
Tọa độ
Cấp hạng mặt bằng
Độ cao
Cấp hạng độ cao
Ghi chú
X
Y
1
N1
2330075.000
18613150.000
Hạng IV
Cục đo đạc và bản đồ_phủ thủ tướng
2
N1
2327925.000
18613625.000
Hạng IV
3
N3
2328390.000
18616692.000
Hạng IV
4
TC-15
3.524
Hạng III
Chương II
Thiết kế lưới ô vuông xây dựng theo phương pháp hoàn nguyên – bố trí mạng lưới trên thực địa
II.1. Thiết kế lưới ô vuông xây dựng theo phương pháp hoàn nguyên
II.1.1. Giới thiệu chung
1.Giới thiệu chung về lưới ô vuông xây dựng
Lưới ô vuông xây dựng là một dạng đặc biệt của lưới khống chế thi công được lập trên khu xây dựng các công trình thành phố - công nghiệp.
Lưới bao gồm một hệ thống các điểm mặt bằng, độ cao được bố tri theo một thiết kế cho trước trên toàn bộ khu xây dựng và tạo thành một mạng lưới gồm các ô vuông, ô chữ nhật xen kẽ nhau và có chiều dài từ 100÷ 400 m.
Lưới có dạng đặc biệt như vậy là do điểm thiết kế công trình công nghiệp và dân dụng dạng khu dân cư thành phố, thì các hạng mục công trình đó thường phân bố thành các lô, mảng, thường có trục chính song song với nhau và song song với các trục chính của tổng thể công trình. Đường phân chia ranh giới các mảng nói trên chính là hệ thống của đường giao lưu về sau. Và chính vị trí các đường ranh giới này là nơi đặt dày điểm lưới khống chế thi công.
Các điểm của lưới khống chế thi công được chon đặt như trên thì có một số ưu điểm:
+ Nằm kề ngay vị trí thi công nên thuận tiện bố trí công trình.
+ Nằm ngoài khu vực đào móng các công trình nên dễ dàng bảo toàn lâu dài.
+ Do các điểm nằm dọc theo đường giao lưu nên khả năng thông hướng cao.
Đặc điểm của lưới khống chế xây dựng dạng ô vuông:
+ Tọa độ các điểm được xây dựng trong một hệ tọa độ giả định. Trong đó, vị trí điểm gốc ( O ), giá trị tọa độ gốc (Xo, Yo), hướng các trục tọa độ chọn tùy ý. Tuy nhiên, phải lưu ý sao cho toàn bộ khu xây dựng lọt vào góc phần tư thứ I của hệ tọa độ quy ước(kể cả trong giai đoạn trước mắt hoặc về sau).
.Tọa độ thiết kế của các điểm luôn có dấu(+) để tránh trương hợp nhầm lẫn trong sử dụng tọa độ về sau.
.Hướng trục tọa độ chọn tùy ý nhưng nên chọn gần với hướng của các trục tương ứng trong hệ tọa độ nhà nước.
.Các cạnh của mạng lưới sẽ được thiết kế và bố trí trên thực địa sao cho nó thật song song với trục bố trí công trình( song song với trục của hệ trục tọa độ giả định) nếu lưới đạt điều kiện đó thì rất thuận tiện cho việc bố trí các điểm công trình về sau theo phương pháp tọa độ vuông góc.
Yêu cầu độ chính xác lập lưới:
+ Mặt bằng: phải thỏa mãn yêu cầu đối với khống chế thi công.
Sai số trung phương tương hỗ vị trí điểm không vượt quá (1/4000÷1/10000).
Sai số tương hỗ 1/10000 dùng cho xây dựng các lưới có yêu cầu độ chính xác cao.
.Để thỏa mãn yêu cầu độ chính xác đo vẽ hoàn công thì sai số điểm cấp khống chế cuối cùng không vượt quá
mp = 0.2*M. với M là mẫu số tỷ lệ bản đồ
+ Độ cao: Về các điểm của lưới xây dựng là các điểm của lưới thủy chuẩn để phục vụ cho đo vẽ độ cao. Theo quy phạm “ mỗi giá trị độ cao thiết kế cần được chuyển ra ngoài thực địa một cách độc lập nhau từ hai mốc độ cao thi công gần nhất với sai lệch kết quả nhận được không quá 3÷4mm”. Để đảm bảo yêu cầu này thì sai số tương hỗ độ cao trong lưới ô vuông xây dựng < 1.5÷2 lần.
Mt/h = 2÷3 mm
Trong thực tế, các giá trị này chỉ đảm bảo được khi xây dựng độ cao các điểm lưới ô vuông bằng thủy chuẩn hạng IV.
2.Chọn phương pháp lập lưới
*Khi xây dựng các công trình công nghiệp lớn thì lưới xây dựng phải đáp ứng 2 yêu cầu:
+ Có độ chính xác thỏa mãn yêu cầu đối với
- Công tác bố trí công trình.
- Công tác đo vẽ hoàn công tỉ lệ lớn.
+ phải có tọa độ thực tế các điểm của lưới là đúng bằng tọa độ thiết kế.
Khi yêu cầu 2 được đáp ứng thì ngay sau khi hoàn thành thiết kế trong phòng(trước khi hoàn thành xây dựng lươi ngoài thực địa) là có thể hoàn toàn sử dụng sơ đồ lưới và giá trị tọa độ thiết kế của các điểm để lập bản vẽ bố trí công trình sẽ rút ngắn thời gian thi công công trình. Để làm được thì người ta phải chuyển mạng lưới đã thiết kế ra thực địa và cố định các điểm của mạng lưới theo cách nào đó để sai lệch tọa độ thực tế so với tọa độ thiết kế là rất nhỏ( có thể bỏ qua được).
Để đáp ứng yêu cầu trên thì mạng lưới ô vuông xây dựng cần có độ chính xác cao. Khu công nghiệp có diện tích lớn và được xây dựng tuần tự các hạng mục và rút ngắn thời gian thi công trắc địa. Chính vì vậy dung phương pháp hoàn nguyên để thành lập lưới ô vuông là tối ưu nhất.
*Thực chất của phương pháp:
[1] Dựa vào các hướng gốc đã chuyển ra thực địa bố trí trên toàn bộ mặt bằng xây dựng mạng lưới ô vuông theo sơ đồ đã thiết kế với độ chính xác không cao( độ chính xác đo đạc lưới tương đương đường chuyền kinh vĩ).
= = mβ = ± 60”
=
Các điểm của lưới được cố định trên thực địa bằng các cọc gỗ.
[2] Sau khi bố trí được lưới phủ trùm khu vực đã cho. Thiết kế và xây dựng các bậc lưới khống chế trắc địa trùm lên lưới gần đúng. Có thể xác định tọa độ thực tế của tâm các cọc tạm thời.
[3] Xác định sai số tọa độ thực tế nhận được của các điểm lưới gần đúng với giá trị tọa độ thiết kế tương ứng của chúng và giải bài toán trắc địa nghịch sẽ tính được các yếu tố hoàn nguyên về góc và chiều dài đối với từng yếu tố của lưới.
[4] Ra thực địa tiến hành công tác hoàn nguyên điểm. Để tìm được trên thực địa vị trí mới của tâm mốc có tọa độ bằng thiết kế và cố định lại bằng cọc hoàn nguyên.
[5] Thay thế các cọc hoàn nguyên bằng các cọc bê tông chắc chắn, sau đó tiến hành đo kiểm tra mạng lưới để xác minh độ chính xác lập lưới cũng như công nhận tọa độ chính xác của lưới.
* Ưu, nhược điểm của phương pháp:
+ Ưu điểm
Rút ngắn thời gian xây dựng lưới, đẩy nhanh tiến độ thi công công trình.
Việc hoàn nguyên điểm không nhất thiết phải tiến hành đồng loạt.
Tiết kiệm vật liệu(chỉ vị trí ổn định lâu dài mới đóng cọc hoàn nguyên bằng bê tông).
+ Nhược điểm
Trong quá trình đo đạc, tính toán bình sai, các mốc trên thực địa dễ bị hủy hoại.
* Các yêu cầu của lưới thiêt kế:
+ Các cạnh của lưới ô vuông phải thật song song với nhau và song song với trục chính của công trình.
+Lưới phải có mật độ điểm(chiều dài cạnh ô lưới) phù hợp với từng khu vực xây dựng của công trình.
+ Các điểm phải có khả năng bảo tồn lâu dài.
+Cách đánh số và kí hiệu điểm phải thuận tiện cho sử dụng.
+Cách chọn điểm gốc và giá trị tọa độ gốc cũng phải thuận tiện cho việc sử dụng tọa độ thiết kế các điểm về sau.
* Các giải pháp:
+ Để giải quyến yêu cầu 1-3: Để thiết kế lưới ta phải có tổng bình đồ khu vực xây dựng công trình. Thiết kế một mạng lưới ô vuông với chiều dài đã định trước lên bản giấy can theo cùng tỉ lệ tổng bình đồ(M=2000). Úp bản can lên tổng bình đồ, xê dịch(theo hướng song song trục công trình) sao cho các điểm mắt lưới rơi vào vị trí an toàn tối đa. Đối với các điểm còn lại thì sẽ xê dịch một vài hàng điểm cũng theo hướng song song trục chính một đại lượng bằng bội số 10m(tính theo tỉ lệ bản đồ) để đưa tất cả các điểm được nằm vào vị trí an toàn(các đại lượng dịch chuyển đối với các hàng điểm cần ghi chú lại để thiết kế các hàng điểm về sau). Sau khi hoàn tất hiệu chỉnh các điểm thì dùng các mũi kim để châm các điểm đánh dấu mới trên bản can xuống tổng bình đồ. Nối các lỗ kim lại được lưới xây dụng thiết kế chính thức trên tổng bình đồ.
+ Để đáp ứng yêu cầu 2: Thì kết hợp các bước trên thu phóng lưới ban đầu để phù hợp nhất: Khu xây dựng quan trọng thì mật độ điểm dày, cạnh ngắn.
Kết quả của các bước hiệu chỉnh trên được một lưới xây dựng bao gồm các ô hình vuông, hình chữ nhật xen kẽ nhau.
Kết quả của bước thực hiện trên được một lưới xây dựng bao gồm ô hình vuông và các ô hình chữ nhật xen kẽ nhau.
+ Để đáp ứng yêu cầu 4:
-Khu vực nhỏ, số điểm không nhiều: đánh số theo trật tự Trái-> Phải-> Trái-> Phải.
-Khu vực lớn, nhiều điểm: đánh số theo tọa độ của các đường thẳng song song các trục ox, oy. Trong đó, tọa độ của các đường thẳng song song trục ox, oy lần lượt nhận thêm chữ cái in hoa là A, B kèm theo chỉ số vào A-B. Chỉ số đó sẽ chỉ rõ số lần 100m tính từ điểm đó đến điểm gốc.
+Để đáp ứng yêu cầu 5: Tùy thuộc kích thước khu xây dựng mà chọn điểm gốc hệ tọa độ.
II.1.2. Thiết kế lưới ô vuông xây dựng cho công trình Khu Công Nghiệp sản xuất và lắp ráp xe máy Honda.
Công trình công nghiệp sản xuất và lắp ráp xe máy Honda được xây dựng trên diện tích là 6 km2.
Hệ tọa độ của mạng lưới là hệ tọa độ giả định gồm có:
Gốc tọa độ: gốc tọa độ của mạng lưới được chọn là điểm I hay điểm A0B0 có tọa độ giả định là: A0B0 (1000.000;1000.000)m tọa độ thực tế trong hệ tọa độ nhà nước là (2328037.500;18613655.000)m
Các hướng trục: hướng trục Y trùng với hướng I-IV, hướng trục X trùng với hướng I-II
Cách đánh số và ký hiệu điểm: ta chọn cách đánh số cho các điểm của mạng lưới như sau ; theo các khoảng cách 200m trên trục X ký hiệu là chữ B, và trên trụ Y ta ký hiệu là chữ A
II.2. Chọn và chuyển hướng gốc của mạng lưới ra thực địa
II.2.1. Đặt vấn đề
1-Mục đích của việc chọn hướng gốc:
Mạng lưới ô vuông được thiết kế trên tổng bình đồ cần phải được chuyển ra và cố định trên thực địa bằng các mốc, sao cho vị trí và hướng của lưới đúng như vị trí và hướng đã thiết kế trên tổng bình đồ, có như vậy thì các điểm đã thiết kế của lưới đảm bảo khả năng lưu giữ lâu dài trên thực địa. Như vậy mới đảm bảo được không phá vỡ qua hệ tương hỗ về vị trí giữa các công trình xây dựng mới (được bố trí từ lưới ô vuông này) cùng với các công trình hoặc các địa vật cũ hiện có trên thực địa.
Để tránh những điều như trên thì trước khi bố trí mạng lưới ra thực địa ta chọn trên sơ đồ mạng lưới hướng của một cạnh nào đó dùng nó làm “hướng gốc”, tính toán các yếu tố bố trí để chuyển ra thực địa rồi dựa vào đó ta tiến hành bố trí mạng lưới thiết kế.
Mục đích của việc chọn hướng gốc để đảm bảo mạng lưới sau này được thành lập đúng hướng như đã thiết kế trên tổng bình đồ với độ chính xác đạt được cao so với yêu cầu cần thiết.
2 - Yêu cầu đối với việc chuyển hướng gốc ra thực địa
+ Hai điểm của hướng gốc phải trùng hai điểm lưới ô vuông nằm trên hướng của cùng một cạnh.
+ Hai điểm càng xa càng tốt.
+ Có khả năng thông hướng ngoài thực địa.
+ Để thuận tiện cho việc chuyển hướng gốc ra thực địa thì các điểm của hướng gốc phải gần các địa vật rõ nét, các điểm trắc địa hiện có.
+ Phải có điều kiện để kiểm tra: Chuyển ra 3 điểm tạo ra 2 hướng gốc vuông góc với nhau hoặc tạo với nhau một góc 180 độ.
3 – Các phương pháp thực hiện
a, Dựa vào các địa vật dạng tuyến vừa có trên thực địa vừa có trên tổng bình đồ.
Trong trường hợp này:
+ Cơ sở trắc địa để chuyển điểm hướng gốc ra thực địa là các điểm đặc trưng của công trình dạng tuyến: đường sắt, kênh thủy lợi,...
+ Phương pháp bố trí: chủ yếu bằng phương pháp tọa độ vuông góc
+ các số liệu dùng cho bố trí đồ giải trực tiếp từ bản đồ
+ Ưu điểm: Đơn giản, dễ thực hiện.
+ Nhược điểm: Độ chính xác không cao(sai số đồ giải, vị trí, bản đồ) làm cho điểm hướng gốc bị xê dịch, xoay đi dẫn đến toàn lưới bị xê dịch, xoay theo. Sự xê dịch này không làm ảnh hưởng vị trí tương hỗ các công trình mới nhưng ảnh hưởng đến vị trí tương hỗ giữa mới và cũ.
Chỉ nên áp dụng ở khu vực xây dựng nhỏ và sự xoay dịch mạng lưới không gây ảnh hưởng nhiều.
b, Phương pháp dựa vào các điểm trắc địa hiện có
Lưới ô vuông xây dựng được lập sau giai đoạn đo vẽ khảo sát nên khả năng trên thực địa còn tồn tại nhiều điểm của giai đoạn đo vẽ trước đó. Có thể sử dụng chúng làm cơ sở chuyển hướng gốc ra thực địa.
+ Phương pháp bố trí: Tọa độ cực(β.S)
Trong đó, yếu tố bố trí(β.S) được tính dựa trên cơ sở giải bài toán trắc địa nghịch khi kết hợp giữa tọa độ đã biết của các điểm trắc địa và tọa độ đồ giải trên bản đồ của các điểm hướng gốc.
+ Ưu,nhược điểm:
- Chắc chắn, chính xác hơn phương pháp trước.
- Chỉ nên áp dụng khi xây dựng lưới hoàn toàn mới. Trong trường hợp cần mở rộng thêm phạp vi nhà máy, cần xây dựng mạng lưới bổ xung sao cho mang tính kế thừa lưới xây dựng cũ, khi đó không thể áp dụng phương pháp này để chuyển hướng gốc mới cho lưới bổ xung. Trong trường hợp này, để làm hướng gốc cho lưới mới thì chọn các điểm lưới ở lưới ô vuông cũ gần điểm giáp ranh làm hướng gốc. Trong trường hợp không còn điểm giáp biên, phải sử dụng các mốc đinh vị trục công trình cũ làm hướng gốc.
=> Trong thiết kế chúng ta sẽ sử dụng phương pháp dựa và các điểm trắc địa sẵn có để bố trí hướng gốc mạng lưới.
*) Tính toán các yếu tố để chuyển hướng gốc ra thực địa
STT
Tên Điểm
Tọa Độ
Ghi Chú
X(m)
Y(m)
1
N1
2330075.000
18613150.000
Toạ độ có sẵn
2
N2
2327925.000
18613625.000
3
N3
2328390.000
18616692.000
4
A
2328037.500
18613655.000
Toạ độ đồ giải
5
B
23300