Luận văn Thiết kế lưới khống chế toạ độ phục vụ công tác đo vẽ bản đồ địa chính tỷ lệ 1- 1000 – 1- 2000 khu vực huyện Cần Đước tỉnh Long An

Muốn xây dựng lưới khống chế toạ độ phục vụ đo vẽ bản đồ địa chính một khu vực nào đó thì phải thiết kế lưới. Bản thiết kế là một phương án kỹ thuật tương đối hoàn chỉnh trong đó xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, các chỉ tiêu kinh tế và kỹ thuật, kế hoạch tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo tiến độ thi công, sản phẩm đạt chất lượng tốt và hiệu quả kinh tế cao, đồng thời là cơ sở kiểm tra và nghiệm thu các sản phẩm. - Đáp ứng yêu cầu của luận văn là thiết kế lưới khống chế toạ độ phục vụ đo vẽ bản đồ địa chính khu vực được giao với tỷ lệ 1:1000-1:2000. Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000-1:2000 là tài liệu quan trọng phục vụ cho công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xác nhận hiện trạng địa giới hành chính các cấp, thiết kế quy hoạch, xây dựng tổng thể, quy hoạch đô thị

doc106 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2539 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thiết kế lưới khống chế toạ độ phục vụ công tác đo vẽ bản đồ địa chính tỷ lệ 1- 1000 – 1- 2000 khu vực huyện Cần Đước tỉnh Long An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ THIẾT KẾ LƯỚI 1.1 MỤC ĐÍCH - Muốn xây dựng lưới khống chế toạ độ phục vụ đo vẽ bản đồ địa chính một khu vực nào đó thì phải thiết kế lưới. Bản thiết kế là một phương án kỹ thuật tương đối hoàn chỉnh trong đó xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, các chỉ tiêu kinh tế và kỹ thuật, kế hoạch tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo tiến độ thi công, sản phẩm đạt chất lượng tốt và hiệu quả kinh tế cao, đồng thời là cơ sở kiểm tra và nghiệm thu các sản phẩm. - Đáp ứng yêu cầu của luận văn là thiết kế lưới khống chế toạ độ phục vụ đo vẽ bản đồ địa chính khu vực được giao với tỷ lệ 1:1000-1:2000. Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000-1:2000 là tài liệu quan trọng phục vụ cho công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xác nhận hiện trạng địa giới hành chính các cấp, thiết kế quy hoạch, xây dựng tổng thể, quy hoạch đô thị… 1.2 YÊU CẦU Công tác đo vẽ bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính phải đảm bảo các yêu cầu sau: Lưới tọa độ địa chính phải được xây dựng trong hệ thống lưới tọa độ quốc gia VN-2000. Bản đồ địa chính (theo Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1/200, 1/500, 1/1000, 1/2000, 1/5000 và 1/10000 – ngày 10/11/2008) của các xã được đo vẽ ở kinh tuyến trung ương địa phương, múi chiếu 3°. Các yêu cầu kỹ thuật xây dựng lưới tuân theo quy phạm hiện hành của Bộ TN-MT. 1.3 NHIỆM VỤ Thiết kế lưới khống chế tọa độ địa chính cơ sở (2 phương án), lưới địa chính (2 phương án). Đánh giá độ chính xác lưới thiết kế. Lập dự toán giá thành cho các phương án thiết kế. Lựa chọn phương án tối ưu nhất dựa trên tiêu chí kĩ thuật và chi phí thực hiện để tiến hành thi công. Lập tiến độ thi công cho phương án chọn. 1.4 CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ - Bộ Tài nguyên Môi trường – Thông tư 973/2001/TT-TCĐC – Hướng dẫn áp dụng hệ qui chiếu về tọa độ VN 2000. - Bộ Tài nguyên Môi trường – Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1/200, 1/500, 1/1000, 1/2000, 1/5000 và 1/10000 – ngày 10/11/2008. - Bộ Tài nguyên Môi trường – Định mức kinh tế - Kỹ thuật (ban hành kèm theo quyết định số 05/2006/QĐ-BTNMT) – năm 2006. - Bộ Tài nguyên Môi trường – Định mức kinh tế - Kỹ thuật (ban hành kèm theo quyết định số 10/2008/QĐ-BTNMT) – năm 2008. CHƯƠNG 2 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KHU ĐO 2.1 KHÁI QUÁT TỈNH LONG AN Long An là vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam, được xác định là vùng kinh tế động lực có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam. Long An có diện tích tự nhiên là 4.497,2 km2, tọa độ địa lý từ 105°30' 30'' đến 106°47' 02'' kinh độ Đông và từ 10°23'40'' đến 11°02’00”vĩ độ Bắc.Vị trí giáp giới như sau: - Phía Bắc giáp với Vương Quốc Campuchia. - Phía Đông giáp với thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh. - Phía Tây giáp với tỉnh Đồng Tháp. - Phía Nam giáp với tỉnh Tiền Giang. 2.2 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KHU ĐO – HUYỆN CẦN ĐƯỚC 2.2.1 Phạm vi khu đo - Khu đo huyện Cần Đước nằm ở phía nam tỉnh Long An. Cần Đước có diện tích tự nhiên là: 205,503 km2. Dân số trong huyện là 160.000 người, mật độ bình quân 775 người/ km2. - Huyện gồm 17 xã – thị trấn như sau: Long Hựu Đông, Long Hựu Tây, Phước Đông, Tân Chánh, Tân An, Tân Lân, Mỹ Lệ, Phước Tuy, Long Trạch, Long Hoà, Tân Trạch, Long Sơn, Phước Vân, Long Định, Long Cang, Long Khê và thị trấn Cần Đước - Có toạ độ địa lý: + Vĩ độ : từ 10o26’00” đến 10o38’43” + Kinh độ: từ 106o29’00” đến 106o44’20” 2.2.2 Điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý : Huyện Cần Đước nằm ở phía đông nam của tỉnh Long An, là một huyện ven biển, được bao bọc bởi sông Rạch Cát và sông Vàm Cỏ. Phía Đông giáp huyện Cần Giuộc. Phía Tây giáp huyện Tân Trụ và Châu Thành. Phía Bắc Giáp huyện Bến Lức. Phía nam giáp huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang. Địa hình: Địa hình khá bằng phẳng hơi nghiêng về phía biển Đông chia ra làm hai vùng thượng - hạ ranh giới là nơi kinh Xóm Bồ nối với Rạch Đào.Hai vùng này không mang đặc điểm sinh thái rõ rệt như huyện Cần Giuộc. Tuy nhiên, ở vùng hạ một số khu vực dọc theo sông Vàm Cỏ khá thấp, đặc biệt là hai xã Long Hựu Đông, Long Hựu Tây được bao bọc bởi sông lớn nên đất nhiễm mặn. Long Hựu Đông là xã cuối cùng của tỉnh Long An, nằm đối mặt với Biển Đông có đồn Rạch Cát, một pháo đài phòng thủ ven biển kiên cố, kiến trúc độc đáo, được Pháp xây dựng hồi năm 1910, nay được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia đáng được chú ý. Khu vực tương đối cao nằm ở phía Bắc và Đông Bắc (Đức Huệ, Đức Hòa). Khu vực Đồng Tháp Mười địa hình thấp, trũng có diện tích gần 66,4% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, thường xuyên bị ngập lụt hàng năm. Khu vực Đức Hòa, một phần Đức Huệ, Bắc Vĩnh Hưng, thị xã Tân An có một số khu vực nền đất tốt, sức chịu tải cao, việc xử lý nền móng ít phức tạp. Còn lại hầu hết các vùng đất khác đều có nền đất yếu, sức chịu tải kém. Khí hậu: Cần Đước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ẩm. Do tiếp giáp giữa 2 vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ cho nên vừa mang các đặc tính đặc trưng cho vùng ĐBSCL lại vừa mang những đặc tính riêng biệt của vùng miền Đông. Nhiệt độ trung bình hàng tháng 27.2 -27.7 oC. Thường vào tháng 4 có nhiệt độ trung bình cao nhất 28.9 oC, tháng 1 có nhiệt độ trung bình thấp nhất là 25.2oC. Lượng mưa hàng năm biến động từ 966 -1325 mm. Mùa mưa chiếm trên 70 - 82% tổng lượng mưa cả năm. Mưa phân bổ không đều, giảm dần từ khu vực giáp ranh thành phố Hồ Chí Minh xuống phía Tây và Tây Nam. Các huyện phía Đông Nam gần biển có lượng mưa ít nhất. Cường độ mưa lớn làm xói mòn ở vùng gò cao, đồng thời mưa kết hợp với cường triều, với lũ gây ra ngập úng, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của dân cư. Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm là 80 - 82 %. Thời gian chiếu sáng bình quân ngày từ 6.8 – 7.5 giờ/ngày và bình quân năm từ 2.500 - 2.800 giờ. Tổng tích ôn năm 9.7 -10.1oC. Biên độ nhiệt giữa các tháng trong năm dao động từ 2-4 0C. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 có gió Đông Bắc, tần suất 60-70%. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 có gió Tây Nam với tần suất 70%. Huyện Cần Đước nằm trong vùng đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo có nền nhiệt ẩm phong phú, ánh nắng dồi dào, thời gian bức xạ dài, nhiệt độ và tổng tích ôn cao, biên độ nhiệt ngày đêm giữa các tháng trong năm thấp, ôn hòa. Những khác biệt nổi bật về thời tiết khí hậu như trên có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống xã hội và sản xuất nông nghiệp. Địa chất: Về phương diện địa chất - trầm tích thì chỉ có nhóm đất xám (phù sa cổ) thuộc trầm tích Pleistocene, phần còn lại có nguồn gốc từ lắng tụ của phù sa trẻ, trầm tích Holocene. phần lớn đất đai Long An nói chung và huyện Cần Đước nói riêng được tạo thành ở dạng phù sa bồi lắng lẫn nhiều tạp chất hữu cơ nên đất có dạng cấu tạo bời rời, tính chất cơ lý rất kém, các vùng thấp, trũng tích tụ nhiều độc tố làm cho đất trở nên chua phèn. Qua điều tra cơ bản có các nhóm đất chính : + Nhóm đất phù sa cổ: Phân bổ ở địa hình cao 2 - 6 m so với mặt biển, bao gồm các huyện Đức Hòa, Đức Huệ, Mộc Hóa và Vĩnh Hưng. Do địa hình cao thấp khác nhau nên chịu tác động của quá trình rửa trôi và xói mòn. + Nhóm đất phù sa ngọt : Đất có hàm lượng dinh dưỡng khá, phân bổ chủ yếu ở các huyện, thị : Tân Thạnh, Thị xã Tân An, Tân Trụ, Cần Đước, Bến Lức, Châu Thành và Mộc Hóa. + Nhóm đất phù sa nhiễm mặn: phân bố ở các huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Châu Thành, Tân Trụ. Đất có hàm lượng dinh dưỡng khá, thường bị nhiễm mặn trong mùa khô + Nhóm đất phèn: phần lớn nằm trong vùng Đồng Tháp Mười và kẹp giữa 2 dòng sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây. Đất giàu chất hữu cơ, nồng độ độc tố trong đất cao (Cl-, Al3+, Fe2+ và SO42-), mất cân đối nghiêm trọng NPK. + Nhóm đất phèn nhiễm mặn: phần lớn phân bố trong vùng hạ tỉnh Long An và bị nhiễm mặn trong mùa khô + Nhóm đất than bùn: phân bổ ở phía Nam huyện Đức Huệ, giáp với huyện Thạnh Hóa. Qua những đặc điểm về thổ nhưỡng cho thấy tỉnh Long An nói chung và huyện Cần Đước nói riêng có nhiều thuận lợi trong tổ chức sản xuất nông nghiệp. Vừa mang những nét đặc thù của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, vừa mang sắc thái riêng của vùng đất chua, phèn, mặn nên tỉnh cần có những giải pháp riêng định hướng phát triển vùng, nhất là sản xuất nông nghiệp. 2.2.3 Kinh tế xã hội Dân cư: Dân số trung bình được điều tra năm 2004 là 775 người/km2, phân bố dân cư không đồng đều. Phân bố ở thị trấn 16.5%, ở nông thôn 83.5%. Tốc độ tăng dân số trung bình là 0.55% ở phía Nam và 1.48% ở phía Bắc. Qua các cuộc thống kê cho thấy dân số trong huyện thuộc loại dân số trẻ. Kinh tế: Nông nghiệp chủ yếu là trồng lúa nước, cây ăn quả. Ngoài ra còn có nuôi trồng thủy sản, đánh bắt thủy sản. Đặc biệt là con tôm súphát triển nhanh về quy mô và diện tích phù hợp với vùng nước lợ của huyện Cần Đước. Cần Đước nói riêng và tỉnh Long An nói chung có vị trí đặc biệt, nằm giữa ranh giới của miền Đông và miền Tây Nam Bộ, là cửa ngõ đi vào đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa lớn nhất cả nước. Văn hóa: Cần Đước là huyện trọng điểm lúa gạo, giống lúa Nàng Thơm được nhiều nơi trong cả nước trồng. Nhưng thơm ngon nhất là Nàng Thơm Chợ Đào (xã Mỹ Lệ). Cần Đước cũng được xem là một trong nhừng cái nôi của đờn ca tài tử, hiện ở đình Vạn Phước có thờ linh vị của ông Nguyễn Quang Đại một nhạc quan triều đình nhà Nguyễn, trên đường xuôi Nam đã dừng chân tại Cần Đước chỉnh lý, nhạc tài tử và truyền dạy cho nhiều thế hệ học trị lưu truyền các đời. Ngoài ra, Cần Đước còn có các nghề thủ công như dệt chiếu ở Long Cang Long Định, chạm bạc ở Phước Vân, chạm gỗ ở Tân Lân, đóng ghe ở Long hựu, Tân Chánh. Cho đến ngày nay những nghề thủ công trên vẫn được bảo tồn còn có bước sáng tạo, làm ra nhiều sản phẩm thủ công xuất khẩu,mới đây, một nhóm thợ đóng ghe Cần Đước được mời sang Hàn Quốc làm chuyên gia đóng tàu gỗ nhỏ. Trong thời kỳ xây dựng và phát triển Cần Đước đang chuyển đổi cơ cấu kinh tế sang công nghiệp. Hiện nay nhiều khu công nghiệp mới được các doanh nghiệp trong ngoài nước đầu tư, cơ cấu vật nuôi cây trồng cũng được chuyển dịch thành công bước đầu, thu nhập người dân dần được nâng cao. Giao thông: Cần Đước có hệ thống giao thông bộ khá tốt. Đường QL 50 nối liền Chợ Lớn đến thị xã Gò Công, đường tỉnh 826 nối Bình Chánh qua Rạch Kiến về Tân Lân gặp QL 50, các huyện lộ 16, 17, 18, 19, 21, 22, 23, 24 sỏi đỏ khang trang, các bến phà Kinh Nước Mặn, Bà Nhờ, Xã Bảy, Long Sơn được nâng cấp, cầu qua sông đa số bằng BTCT xe cộ đi lại hai mùa mưa nắng đều thuận tiện. Y tế: Mạng lưới y tế của huyện Cần Đước gồm: - Bệnh viện tuyến huyện: Bệnh viện Cần Đước. - Phòng khám đa khoa khu vực: Gò đen, Rạch Kiến và Rạch Núi. 2.3 TƯ LIỆU TRẮC ĐỊA VỀ KHU ĐO Trong khu vực huyện Cần Đước có 3 điểm Hạng II có số liệu toạ độ như sau: Tên Điểm X Y H(m) II-33 1165519.663 48 654726.408 25.6 II-184 1173180,704 48 682692,274 21.2 II-185 1164929,757 48 676728,202 0.74 Hiện nay các điểm này vẫn được bảo quản tốt và có giá trị sử dụng. Tài liệu sử dụng gồm 6 tờ bản đồ tỷ lệ 1:25000 có số hiệu như sau: Số thứ tự Số hiệu mảnh Tên bản đồ 1 C-48-33-D-d Tân An 2 C-48-34-C-a An Lạc 3 C-48-34-C-c Cần Đước 4 C-48-34-C-d Cần Giuộc 5 C-48-46-A-a Đông Thới 6 C-48-46-A-b Sơn Qui A Các tờ bản đồ thuộc hệ toạ độ nhà nước VN-2000 múi chiếu 60, kinh tuyến trung ương 105o00’’00’ (theo Thông tư 973/2001/TT-TCĐC – Hướng dẫn áp dụng hệ qui chiếu về tọa độ VN 2000). 2.4 KẾT LUẬN Khu vực huyện Cần Đước là khu vực đồng bằng phát triển chủ yếu là cây nông nghiệp và dân cư tập trung chủ yếu ở thị trấn Cần Đước và các xã lân cận như xã Long Khê, xã Long Trạch việc thông hướng trong khu đo khá thuận lợi. Nhưng vì ở khu vực này có nền đất yếu nên việc chôn mốc cần chú trọng để có thể bảo quản được lâu. Tương đối khó khăn cho việc thi công vì có nơi thường xuyên bị ngập. Nhưng huyện có được mạng lưới giao thông khá thuận lợi cho việc đi lại trong mùa khô.Cần chú ý đến các bệnh ngoài da như ghẻ, nấm da chân… Dựa vào đặc điểm tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội của huyện Cần Đước và căn cứ vào qui định trong định mức kinh tế – kỹ thuật đo đạc bản đồ ban hành kèm theo quyết định số 05/2006/QĐ-BTNMT ngày 26 tháng 5 năm 2006 của Bộ TNMT ta xếp khu vực này vào khó khăn loại 2. Dự kiến sẽ thi công đo đạc bản đồ khu vực huyện Cần Đước vào khoảng từ tháng 3 đến tháng 7. CHƯƠNG 3 CƠ SỞ TOÁN HỌC VÀ CÁC QUI ĐỊNH ĐỂ XÁC ĐỊNH CHỈ TIÊU KỸ THUẬT CỦA LƯỚI 3.1 CƠ SỞ TOÁN HỌC 3.1.1 Cơ sở trắc địa thiên văn - Tháng 7/2000 Thủ tướng chính phủ kí quyết định về việc áp dụng hệ quy chiếu và hệ toạ độ VN-2000 thay thế hệ quy chiếu và toạ độ HN-72. - Hệ toạ độ VN-2000 sử dụng Elipsoid tham chiếu là WGS-84 được định vị lại cho phù hợp với lãnh thổ Việt Nam, trên cơ sở sử dụng điểm GPS cạnh dài có độ cao thuỷ chuẩn phân bố trên toàn lãnh thổ Việt Nam. - Điểm gốc toạ độ quốc gia (N00) đặt tại Viện nghiên cứu Địa chính, đường Hoàng Quốc Việt – Hà Nội. Độ cao dùng độ cao Hòn Dấu – Hải Phòng. - Ellipsoid WGS-84 với các thông số kỹ thuật là: Bán trục lớn : a = 6378137(m) Độ dẹt : f = 1/298.257223563 Tốc độ quay quanh trục : W = 7292115x10-11rad/s. Hằng số trọng trường trái đất: GM = 3986005x108m3/s2. 3.1.2 Lưới chiếu bản đồ - Hệ quy chiếu VN-2000 sử dụng phép chiếu UTM là phép chiếu hình trụ ngang đồng góc: không biến dạng về hình dạng nhưng biến dạng về diện tích và khoảng cách. - Phép chiếu UTM sử dụng hình trụ nằm ngang nội tiếp quả cầu cắt mặt trụ 840 vĩ bắc và 800 vĩ nam. Phép chiếu UTM giống như phép chiếu Gauss-Kruger chia quả cầu thành 60 múi, mỗi múi 60. - Với phép chiếu này, quả cầu cắt mặt trụ theo hai cát tuyến cách đều kinh tuyến giữa 180 km. Hệ số biến dạng tại kinh tuyến giữa k=0.9996. - Kinh tuyến giữa của phép chiếu UTM trở thành đường thẳng đứng , xích đạo trở thành đường nằm ngang tạo nên một hệ toạ độ vuông góc. Để tránh giá trị âm người ta dời trục X về phía Tây 500 km và trục Y xuống Nam bán cầu 10.000 km. - Phép chiếu UTM đã khắc phục được nhược điểm của phép chiếu Gauss làm giảm độ biến dạng ở hai biên múi chiếu. Để làm giảm độ biến dạng ở hai biên ta chia nhỏ múi chiếu 60 thành 30 và thay kinh tuyến TW vào giữa khu đo. 3.1.3 Kinh tuyến trung ương - Theo thông tư số 973/2001/TT-TCĐC hướng dẫn áp dụng hệ toạ độ qui chiếu và hệ toạ độ quốc gia VN-2000, ngày 02/06/2001 của Tổng Cục Địa Chính. - Bản đồ địa chính được thành lập theo hệ tọa độ nhà nước VN-2000, ellipsoid WGS-84. Sử dụng lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc UTM, với múi chiếu 30, hệ số điều chỉnh biến dạng chiều dài k = 0.9999. - Áp dụng hệ VN-2000 trong việc triển khai các dự án hoặc luận chứng kinh tế kỹ thuật về xây dựng lưới toạ độ ở tất cả các cấp hạng. - Theo Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1/200, 1/500, 1/1000, 1/2000, 1/5000 và 1/10000 – ngày 10/11/2008 qui định về kinh tuyến trung ương cho từng tỉnh, thành phố thì: Kinh tuyến trung ương của tỉnh Long An là 105045’00” Khu đo Huyện Cần Đước thuộc tỉnh Long An nên kinh tuyến trung ương cũng là 105045’00” 3.2 TỶ LỆ ĐO VẼ 3.2.1 Sự cần thiết của việc chọn tỷ lệ bản đồ Tỷ lệ đo vẽ trên khu đo phải căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ của công tác quản lý đất đai, giá trị kinh tế sử dụng đất và mức độ khó khăn của từng khu đo, tính chất qui hoạch của từng khu vực trong đơn vị hành chính để lựa chọn tỷ lệ đo vẽ bản đồ cho phù hợp. 3.2.2 Cơ sở chọn tỷ lệ bản đồ Việc chọn tỷ lệ đo vẽ trên khu đo phải dựa vào các cơ sở sau : - Phải căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ của công tác quản lý, giá trị kinh tế sử dụng đất và mức độ khó khăn của từng khu đo. - Tính chất qui hoạch qui hoạch của từng khu vực trong đơn vị hành chính để chọn tỷ lệ đo vẽ bản đồ cho phù hợp. - Và căn cứ vào mật độ thửa trung bình trên 1 ha. - Qui định chung về chọn tỷ lệ đo vẽ bản đồ : + Khu vực đất nông nghiệp : tỷ lệ đo vẽ cơ bản là 1:2000 – 1:5000. Đối với khu vực miền núi, có ruộng bậc thang hoặc đất nông nghiệp xen kẽ trong khu vực đô thị , trong khu vực đất ở có thể chọn tỷ lệ đo vẽ bản đồ là 1:1000 hoặc 1:500. + Khu vực đất ở : Các thành phố lớn, đông dân, có các thữa đất nhỏ hẹp, xây dựng chưa có qui hoạch rõ rệt, chọn tỷ lệ đo vẽ bản đồ là 1:500. Các thành phố , thị xã khác, thị trấn lớn xây dựng theo qui hoạch, các khu dân cư có ý nghĩa kinh tế, văn hoá quan trọng của khu vực chọn tỷ lệ đo vẽ bản đồ là 1:1000. Các khu dân cư nông thôn, khu dân cư của các thị trấn nắm tập trung hoặc rãi rác trong khu vực đất nông nghiệp, lâm nghiệp thì chọn tỷ lệ đo vẽ bản đồ lớn hơn một hoặc hai bậc hay bằng so với tỷ lệ đo vẽ đất nông nghiệp cùng khu vực. + Khu vực đất lâm nghiệp đã qui hoạch, khu vực cây trồng có ý nghĩa công nghiệp chọn tỷ lệ đo vẽ cơ bản là 1:5000 hoặc 1:10000. + Khu vực đất chưa sử dụng: đối với khu vực đồi núi, khu duyên hải có diện tích đất chưa sử dụng lớn chọn tỷ lệ đo vẽ bản đồ là 1/10000. + Khu vực đất chuyên dùng: thường nằm xen kẽ trong các loại đất nêu trên nên sẽ được đo vẽ và biểu thị trên bản đồ địa chính cùng tỷ lệ đo vẽ của khu vực. èDựa vào tiêu chuẩn trên, chọn tỷ lệ đo vẽ cho huyện Cần Đước như sau: - Xã Long Hoà, xã Long Trạch và thị trấn Cần Đước đo vẽ ở tỷ lệ 1:1000 (vì nơi đây là nơi dân cư tập trung đông đúc, giao thông, kinh tế phát triển) - Các vùng còn lại của huyện đo vẽ ở tỷ lệ 1:2000 3.3 PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN KHỐNG CHẾ TOẠ ĐỘ LƯỚI 3.3.1 Xác định hệ số hơn thua độ chính xác của hai cấp khống chế kề nhau Nguyên tắc thiết kế: - Lưới khống chế toạ độ được phát triển theo nguyên tắc từ tổng quát đến chi tiết, từ độ chính xác cao đến độ chính xác thấp. - Đủ mật độ điểm phủ trùm khu đo phục vụ đo vẽ bản đồ địa hình ở từng giai đoạn. - Thường xuyên cập nhật, nâng cao độ chính xác bằng công nghệ và kỹ thuật đo mới. - Theo nguyên tắc này thì lưới khống chế toạ độ được phát triển thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn tương ứng với một cấp hạng lưới có chỉ tiêu kỹ thuật và yêu cầu độ chính xác khác nhau. - Vì vậy cần xác định mối quan hệ giữa các cấp hạng về độ chính xác để từ đó đề ra phương án thích hợp cho việc phát triển lưới thoả yêu cầu: tuân thủ các chỉ tiêu kỹ thuật, đạt được độ chính xác cần thiết và tiết kiệm nhất về mặt kinh tế. - Mối quan hệ giữa các cấp hạng về độ chính xác đó được thể hiện qua hệ số hơn thua (K) của hai cấp hạng kề nhau: + Ảnh hưởng của sai số số liệu gốc đến độ chính xác tổng hợp của một cấp hạng nào đó trong hệ thống lưới toạ độ cơ sở phụ thuộc vào hệ số hơn thua độ chính xác K giữa các cấp bậc lân cận vì vậy K còn được gọi là hệ số nâng độ chính xác. + Giả sử lưới được phát triển n bậc Sai số đo đạc của mỗi bậc là: m1, m2,…, mn tương ứng với bậc 1, bậc 2,…, bậc n. Sai số tổng hợp vị trí điểm của bậc khống chế cuối cùng m là: (3.1) - Đối với hai bậc khống chế liên tiếp, sai số bậc trên sẽ là sai số số liệu gốc của bậc dưới. Để giảm ảnh hưởng của sai số số liệu gốc cần đặt điều kiện cho sai số này nhỏ hơn ảnh hưởng của sai số đo của bậc dưới k lần. mgốc = mđo / k (3.2) Trong đó : mgốc: là sai số số liệu gốc mđo: là sai số số liệu đo Sai số tổng hợp mth của một cấp hạng đang xét được tính theo công thức : m2th = m2gốc + m2do (3.3) Như vậy sai số tổng hợp bậc dưới đang xét là: mth = . (3.4) Từ đó hệ số hơn thua độ chính xác K sẽ là: (3.5) - Hệ số k càng lớn thì sai số số liệu gốc càng nhỏ. Thông thường chọn k sao cho ảnh hưởng của sai số số liệu gốc đến sai số tổng hợp nhỏ hơn 10% so với ảnh hưởng số liệu đo. - Sai số số liệu gốc ảnh hưởng rất nhỏ đến mức không đáng kể nếu sai số tổng hợp mth không vượt quá sai số đo mđo một đại lượng bằng sai số xác định sai số đo mmđo. Nghĩa là: mth - mđo mmđo Khi đó : m2th – m2do = (mth + mđo )(mth – mđo ) 2mđo* mmdo Vậy : (3.6) - Ảnh hưởng của sai số số liệu gốc đến sai số tổng hợp của từng cấp khống chế sẽ không đáng kể nếu : (3.7) Thay (3.7) vào (3.6) ta đựơc : K 2,04 - Điều đó cũng có nghĩa là khi K 2 thì ảnh hưởng của sai số tổng hợp của từng cấp không đáng kể. Trong quy phạm thường quy định chọn K=2÷2,5. Tuy nhiên căn cứ vào điều kiện cụ thể về diện tích khu đo, điều kiện đo (máy móc, dụng cụ, điều kiện bên ngoài…), nhiệm vụ của thiết kế mà có thể chọn hệ số giảm bậc K nhỏ hoặc lớn hơn 2,2. 3.3.
Luận văn liên quan