Ngành công nghiệp chế biến dầu mỏ được ra đời vào năm 1859 và từ
đó sản lượng khai thác dầu mỏ ngày càng được phát triển mạnh về số lượng
cũng như về chất lượng.
Ngày nay với sự phát triển và tiến bộ của khoa học kỹ thuật, d ầu mỏ
đã trở thành nguyên liệu quan trọng hàng đầu trong công nghệ hoá học.
Trên cơ sở nguyên liệu dầu mỏ, người ta đã sản xuất được hàng nghìn các
hoá chất khác nhau, làm nhiên liệu cho các động cơ, nguyên liệu cho các
ngành công nghiệp khác.
Trong công nghiệp chế biến dầu mỏ các quá trình chuyển hoá hoá
học dưới tác dụng của chất xúc tác tác chiếm một tỷ lệ rất lớn và đóng vai
trò vô cùng quan trọng. Chất xúc tác trong quá trình chuyển hoá có khả
năng làm giảm năng lượng hoạt hoá của phản ứng vì vậy tăng tốc độ phản
ứng lên rất nhiều. Mặt khác khi có mặt của chất xúc tác, có khả năng tiến
hành phản ứng ở nhiệt độ thấp hơn. Điều này có tầm quan trọng lớn đối với
những phản ứng có hiệu ứng nhiệt dương (như phản ứng hyđro ho á) alkyl
hoá, polime hoá.) vì ở độ cao về mặt nhiệt động không thuận lợi cho các
phản ứng này.
Sự có mặt chất xúc tác trong các quá trình chuyển hoá hoá học vừa
có tác dụng thúc đẩy nhanh quá trình chuyển hoá vừa có khả năng tạo ra
những nồng độ cân bằng cao nhất, có nghĩa là tăng được hiệu suất sản
phẩm của quá trình.
82 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2598 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thiết kế phân xưởng Cracking xúc tác, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Thiết kế phân xưởng Cracking xúc tác
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 1
Luận văn
Thiết kế phân xưởng Cracking xúc tác
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Thiết kế phân xưởng Cracking xúc tác
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 2
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên cho phép em gửi lời cảm ơn tới các thầy giáo, cô giáo
trong Bộ môn Công nghệ Hữu cơ - Hoá dầu, đặc biệt là thầy giáo TS.
Nguyễn Hữu Trịnh, người đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em về mặt kiến
thức khoa học, với sự giúp đỡ tận tình chỉ bảo của thầy đã giúp em hiểu
được những vấn đề cần thiết và hoàn thành bản đồ án này đúng thời gian
quy định.
Tuy nhiên với khối lượng công việc lớn hoàn thành trong thời gian
có hạn nên em không thể tránh khỏi những sai sót và vướng mắc nhất định.
Vậy em kính mong các thầy giáo, cô giáo bỏ qua cho em.
Một lần nữa em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS.
Nguyễn Hữu Trịnh cùng toàn thể các thầy giáo, cô giáo trong Bộ môn
Công nghệ Hữu cơ - Hoá dầu và các bạn đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp
đỡ em trong thời gian vừa qua.
Em xin chân thành cảm ơn!
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Thiết kế phân xưởng Cracking xúc tác
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 3
LỜI MỞ ĐẦU
Ngành công nghiệp chế biến dầu mỏ được ra đời vào năm 1859 và từ
đó sản lượng khai thác dầu mỏ ngày càng được phát triển mạnh về số lượng
cũng như về chất lượng.
Ngày nay với sự phát triển và tiến bộ của khoa học kỹ thuật, dầu mỏ
đã trở thành nguyên liệu quan trọng hàng đầu trong công nghệ hoá học.
Trên cơ sở nguyên liệu dầu mỏ, người ta đã sản xuất được hàng nghìn các
hoá chất khác nhau, làm nhiên liệu cho các động cơ, nguyên liệu cho các
ngành công nghiệp khác.
Trong công nghiệp chế biến dầu mỏ các quá trình chuyển hoá hoá
học dưới tác dụng của chất xúc tác tác chiếm một tỷ lệ rất lớn và đóng vai
trò vô cùng quan trọng. Chất xúc tác trong quá trình chuyển hoá có khả
năng làm giảm năng lượng hoạt hoá của phản ứng vì vậy tăng tốc độ phản
ứng lên rất nhiều. Mặt khác khi có mặt của chất xúc tác, có khả năng tiến
hành phản ứng ở nhiệt độ thấp hơn. Điều này có tầm quan trọng lớn đối với
những phản ứng có hiệu ứng nhiệt dương (như phản ứng hyđro hoá) alkyl
hoá, polime hoá...) vì ở độ cao về mặt nhiệt động không thuận lợi cho các
phản ứng này.
Sự có mặt chất xúc tác trong các quá trình chuyển hoá hoá học vừa
có tác dụng thúc đẩy nhanh quá trình chuyển hoá vừa có khả năng tạo ra
những nồng độ cân bằng cao nhất, có nghĩa là tăng được hiệu suất sản
phẩm của quá trình.
Điều quan trọng nữa là chất xúc tác có khả năng tăng nhanh không
đồng đều giữa các loại phản ứng mà về phương diện nhiệt động có thể xảy
ra trong cùng một điều kiện như nhau. Tính chất này gọi là tính chất chọn
lựa của xúc tác. Người ta nghiên cứu kỹ từng loại xúc tác và lợi dụng tính
chất chọn lựa của nó để hướng các quá trình chế biến theo phản ứng có lợi,
nhằm mục đích thu được các sản phẩm chính của quá trình có chất lượng
cao và hiệu suất cao.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Thiết kế phân xưởng Cracking xúc tác
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 4
Tuỳ theo loại xúc tác sử dụng mà mục đích của quá trình vào nguyên
liệu và chế độ công nghệ sử dụng mà chia ra và gọi tên các quá trình
chuyển hoá dưới tác dụng của xúc tác như sau: Quá trình cracking xúc tác,
quá trình hyđro cracking, reforming xúc tác, polime hoá, alkyl hoá, đồng
phân hoá...
Cracking xúc tác chiếm một vị trí tương đối quan trọng trong công
nghiệp chế biến dầu mỏ. Lượng dầu mỏ được chế biến bằng quá trình
cracking xúc tác chiếm tương đối lớn so với tổng lượng dầu được chế biến.
Quá trình cracking xúc tác được xem là một quá trình chủ yếu để sản
xuất xăng cho ô tô và một số ít xăng máy bay. Về phương diện nhiệt động,
những phản ứng xảy ra khi cracking nhiệt đều có thể xảy ra trong quá trình
cracking xúc tác, song khi có mặt của chất xúc tác nó có tác dụng thúc đẩy
chọn lọc một số phản ứng có lợi như phản ứng đồng phân hoá, phân huỷ...
tạo ra các izo parafin, izo propin, hydrocacbon thơm. Nhờ có sự tham gia
của xúc tác mà quá trình cracking xúc tác tiến hành ở điều kiện nhiệt độ
thấp hơn và áp suất thấp hơn, song đạt được tốc độ phản ứng lớn hơn nhiều
so với quá trình cracking đơn thuần dưới tác dụng của nhiệt.
Mục đích của quá trình cracking xúc tác là biến đổi các phân đoạn
dầu mỏ có nhiệt độ sôi cao (hay có trọng lượng phân tử lớn) tạo thành các
cấu tử xăng có chất lượng cao, ngoài ra thu thêm một số sản phẩm phụ
khác như: Gasoil nhẹ, gasoil nặng, khí béo ( chủ yếu là khí hydrocacbon có
cấu trúc nhánh). Quá trình cracking xúc tác thực chất là cho tiếp xúc
nguyên liệu với xúc tác trong điều kiện quy định về chế độ công nghệ, các
phản ứng có lợi xảy ra nhằm tạo ra được sản phẩm có chất lượng tốt và
hiệu suất cao, đồng thời các phản ứng phụ có hại cũng xảy ra như phản ứng
tạo cốc bám trên bề mặt của xúc tác làm giảm hoạt tính của xúc tác. Để
đảm bảo hoạt tính cho xúc tác làm việc thì phải tiến hành tái sinh xúc tác.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Thiết kế phân xưởng Cracking xúc tác
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 5
Quá trình cracking xúc tác là một quá trình không thể thiếu trong bất
kỳ nhà máy chế biến dầu nào trên thế giới, vì quá trình này là một trong các
quá trình để sản xuất xăng có trị số octan cao.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Thiết kế phân xưởng Cracking xúc tác
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 6
PHẦN I: LÝ THUYẾT TỔNG QUAN
I. NGUYÊN LIỆU DÙNG CHO QUÁ TRÌNH CRACKING XÚC TÁC
Ta có thể dùng các phân đoạn sau làm nguyên liệu cho cracking xúc
tác:
Các phân đoạn Krosen- xôla của quá trình chưng cất trực tiếp
Phân đoạn xôla nặng có nhiệt độ sôi 300-5000C của quá trình chưng
cất chân không mazut
Phân đoạn Gasoil của quá trình chế biến thứ cấp khác.
Ta có thể sử dụng các phần chiết thải ra của quá trình làm sạch dầu
nhờn bằng dung môi chọn lọc, mazút... Nhưng sử dụng nguyên liệu chủ
yếu nhất là phân đoạn gasoil nặng có giới hạn nhiệt độ sôi 3005500C
Tóm lại ta có thể phân loại nguyên liệu cho quá trình cracking xúc
tác theo 4 nhóm sau:
Nhóm I: Nhóm nguyên liệu nhẹ là phân đoạn Krrosen – xô la lấy từ
quá trình chưng cất trực tiếp.
T0S = 260-3800C
D: 0,830-0,860
M: 190-220 đvC
Đây là nguyên liệu tốt nhất cho quá trình cracking xúc tác với mục
đích sản xuất xăng máy bay.
Nhóm II: Nhóm nguyên liệu là phân đoạn gasoil nặng
T0S = 300-5500C
D: 0,880-0,920
M: 280-330 đvC
Đây là nguyên liệu chủ yếu để sản xuất xăng ô tô.
Nhóm III: Nhóm nguyên liệu có thành phần phân đoạn rộng, đó là
hỗn hợp của 2 nhóm trên. Nhóm này có giới hạn nhiệt độ sôi 210-5500C có
thể lấy từ chưng cất trực tiếp hay là phần chiết của quá trình làm sạch dầu
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Thiết kế phân xưởng Cracking xúc tác
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 7
nhờn bằng dung môi chọn lọc, petrolatun, parafin lấy từ quá trình khử
parafin... Đây là nguyên liệu vừa sản xuất xăng ô tô và xăng máy bay.
Nhóm IV: Nhóm nguyên liệu phân đoạn trung gian là hỗn hợp phân
đoạn krosen nặng và xô la nhẹ. Nhóm này có giới hạn nhiệt độ sôi hẹp hơn
300-4300C. Nhóm nguyên liệu này dùng để sản xuất xăng ô tô và xăng máy
bay.
Trong các nhóm nguyên liệu trên tốt nhất và chủ yếu nhất cho quá
trình cracking xúc tác là phân đoạn karosen- xôla và gasoil nặng thu được
từ chưng cất trực tiếp. Vì nguyên liệu này cho hiệu suất xăng cao và ít tạo
cốc nên thời gian làm việc của xúc tác dài.
Nguyên liệu ít có giá trị cho quá trình cracking xúc tác là phần chiết
của quá trình làm sạch dầu nhờn bằng dung môi chọn lọc, cặn mazut, gasoil
nặng của quá trình thứ cấp khác cho hiệu suất xăng không cao và tạo nhiều
cốc. Ngoài ra trong nguyên liệu này chứa nhiều các hợp chất có S, N, kim
loại nặng dễ làm ngộ độc xúc tác.
Chúng ta cần chú ý rằng trong nguyên liệu cracking xúc tác không
cho phép có mặt phân đoạn quá nhẹ có nhiệt độ sôi nhỏ hơn hoặc bằng
2000C. Trong điều kiện cracking phân đoạn này mà bị phân huỷ sẽ tạo khí
làm giảm hiệu suất xăng và giảm cả trị số octan của xăng. Mặt khác cũng
cần lưu ý: trong nguyên liệu không cho phép chứa hàm lượng lớn các
hydrocacbon thơm đa vòng (vì trong quá trình dễ ngưng tụ cốc bám trên bề
mặt xúc tác) nhựa, asphanten và các hợp chất chứa N, S... Nếu quá giới hạn
cho phép trong nguyên liệu dùng cho quá trình cracking xúc tác thì chúng
ta phải tiến hành làm sạch nguyên liệu trước khi đưa nguyên liệu vào quá
trình.
Ví dụ: Nếu dùng mazut làm nguyên liệu chúng ta phải tiến hành khử
asphanten bằng propan lỏng. Hay nếu dùng các phần chiết của quá trình
làm sạch dầu nhờn bằng dung môi chọn lọc thì phải tách các hydrocacbon
thơm đa vòng ra khỏi phần chiết bằng dung môi, chọn lọc. Với nguyên
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Thiết kế phân xưởng Cracking xúc tác
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 8
chứa hàm lượng lớn các hợp chất chứa N, S, kim loại... dễ làm ngộ độc xúc
tác thì người ta thường tiến hành làm sạch nguyên liệu bằng phương pháp
hydrô hoá.
II. SẢN PHẨM CỦA QUÁ TRÌNH CRACKING XÚC TÁC
Hiệu suất và đặc tính của các sản phẩm trong cracking xúc tác phụ
thuộc vào bản chất của nguyên liệu, chất lượng xúc tác sử dụng và chế độ
công nghệ của quá trình. Sản phẩm chính của quá trình là xăng, ngoài ra
còn thu thêm một số sản phẩm phụ như: khí, gasoil nặng, gasoil nhẹ.
II.1. Xăng cracking xúc tác
Đây là sản phẩm chính của quá trình cracking xúc tác. Hiệu suất của
xăng cracking xúc tác thường thu được từ 30-55% lượng nguyên liệu đem
cracking. Hiệu suất xăng và chất lượng xăng phụ thuộc vào nguyên liệu,
xúc tác và chế độ công nghệ.
Nếu nguyên liệu có hàm lượng lớn hyđrocacbon naphen thì có hiệu
suất xăng và chất lượng xăng cao.
Nếu nguyên liệu có hàm lượng lớn parafin thì nhận được xăng có trị
số octan thấp.
Nếu trong nguyên liệu chứa hàm lượng lưu huỳnh cao thì xăng thu
được cũng có hàm lượng lưu huỳnh lớn thường chiếm 15% tổng lượng S có
trong nguyên liệu.
Xăng cracking xúc tác có các đặc trưng sau:
+ Tỷ trọng: 0,72-0,77
+ Trị số octan: 89-91(theo RON)
+ Thành phần hoá học của xăng cracking xúc tác khác hẳn với xăng
cracking nhiệt và xăng chưng cất trực tiếp. Xăng cracking xúc tác có trị số
octan cao hơn. Thành phần hoá học chiếm 9-12% trọng lượng hyđrocacbon
olefin trọng lượng hyđrocacbon thơm.
Xăng cracking xúc tác có thể dùng làm xăng máy bay hoặc xăng ô tô
với các tính chất như trên.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Thiết kế phân xưởng Cracking xúc tác
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 9
Để tăng trị số octan cho xăng cracking xúc tác người ta thường cho
pha thêm nước chì CTEL). Xăng dùng cho máy bay thường pha thêm 2,5-
3,3g nước chì cho 1kg xăng và trị số octan tăng lên 10-16 đơn vị.
Mức độ tăng trị số octan phụ thuộc vào mức độ tiếp nhận và hiệu quả
tiếp nhận nước chì của xăng. Mức độ tiếp nhận nước chì phụ thuộc vào
thành phần hoá học của xăng và vào hàm lượng lưu huỳnh trong xăng. Nếu
xăng có hàm lượng lớn hyđrocacbon thơm và lưu huỳnh thì độ tiếp nhận
chì kém. Nếu xăng có hàm lượng lớn iso- parafin thì độ tiếp nhận nước chì
sẽ tăng lên. Xăng có pha chì thường độc, trong quá trình bảo quản để lâu
thì nước chì dễ bị phân huỷ và làm cho xăng không đảm bảo trị số octan
theo quy định. Ngày nay để tăng trị số octan cho xăng người ta sử dụng phụ
gia MTBE.
Nếu trong xăng có hàm lượng olefin cao thì xăng có trị số octan cao,
nhưng tính ổn định hoá học của xăng kém.
Nói chung xăng cracking xúc tác là cấu tử cơ bản để pha xăng
thương phẩm.
II.2. Sản phẩm: Gasoil nhẹ
Gasoil nhẹ là sản phẩm phụ thu được trong cracking xúc tác, có nhiệt
độ sôi trong khoảng 1753500C. So sánh với nhiên liệu diezel thì nó có giá
trị xetan thấp và hàm lượng lưu huỳnh trong sản phẩm cao. Tuy nhiên chất
lượng của sản phẩm này còn phụ thuộc nguyên liệu đem cracking.
Với nguyên liệu là phân đoạn xôla từ dầu họ parafinic thì Gasoil nhẹ
của cracking xúc tác nhận được có trị số xêtan tương đối cao (4546) với
nguyên liệu chứa nhiều hyđrocacbon thơm thì trị số xêtan thấp (2535)
Chất lượng của gasoil nhẹ không chỉ phụ thuộc vào thành phần
nguyên liệu mà còn phụ thuộc vào chất lượng của xúc tác và chế độ công
nghệ.
- Nếu cracking xúc tác ở điều kiện cứng thì hiệu suất và chất lượng
gasoil nhẹ càng thấp
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Thiết kế phân xưởng Cracking xúc tác
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 10
- Nếu cracking xúc tác ở điều kiện mềm thì thu được gasoil nhẹ có
hiệu suất và chất lượng cao.
Cracking xúc tác có tuần hoàn thì hiệu suất gasoil nhẹ bị giảm và
làm giảm trị số xêtan, tăng hàm lượng hyđrocacbon thơm trong gasoil nhẹ
(parafin là cấu tử có trị số xêtan cao nhất, hyđrocacbon thơm có trị số xêtan
thấp nhất là hyđrocacbon naphen và olephin nằm trung bình so với hai loại
trên.
Gasoil nhẹ dùng làm cấu tử pha cho nhiên liệu diezel hay làm cấu tử
pha lỏng mazut.
Đặc tính của gasoil nhẹ thu được trong quá trình cracking xúc tác
như sau:
- Tỷ trọng : 0,830,94
- Thành phần hoá học gồm: 1,72,4% trọng lượng lưu huỳnh,
hyđrocacbon olefin 6%, hyđrocacbon thơm 3050% còn lại là hyđrocacbon
parafin và naphen.
II.3. Sản phẩm: Gasoil nặng
Sản phẩm gasoil nặng là phần cặn còn lại của quá trình cracking xúc
tác. Chất lượng của nó phụ thuộc vào nguyên liệu chế độ công nghệ và vào
chất lượng của gasoil nhẹ, sản phẩm gasoil nặng của quá trình cracking xúc
tác có nhiệt độ sôi lớn hơn 3500C, có tỉ trọng 99008900204 ,,d .
Sản phẩm này dưới một lượng lớn tạp chất cơ học. Hàm lượng lưu
huỳnh trong sản phẩm này cao hơn trong nguyên liệu ban đầu khoảng 1,5
lần.
Gasoil nặng của quá trình cracking xúc tác dùng làm nguyên liệu cho
quá trình cracking nhiệt và cốc hoá hoặc có thể dùng làm nhiên liệu đốt lò,
ngày này người ta còn dùng làm nguyên liệu sản xuất bồ hóng hoặc quay
lại quá trình cracking.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Thiết kế phân xưởng Cracking xúc tác
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 11
II.4. Sản phẩm khí của quá trình cracking xúc tác
Hiệu suất của sản phẩm khí chiếm 10-15% nguyên liệu đem
cracking, có thể dao động phụ thuộc điều kiện cracking. Nếu cracking ở
điều kiện cứng (nhiệt độ cao, tốc độ nguyên liệu nhỏ, bội số tuần hoàn xúc
tác lớn) thì hiệu suất lớn. Còn nếu cracking ở điều kiện mềm thì hiệu suất
sẽ thấp.
Theo hai bảng sau, khí từ C3- C5 chiếm 70-90% trong khi đó iso-
C4H10 là chủ yếu. So với cracking nhiệt thì cracking xúc tác nặng hơn.
Ứng dụng của khí cracking xúc tác:
- Propan- propen: Làm nguyên liệu cho quá trình polyme hoá và cho
quá trình sản xuất các chất hoạt động bề mặt.
- Phân đoạn khí propan-propen, butan- buten là nguyên liệu cho sản
xuất khí hoá lỏng LPG, nguyên liệu cho alkyl hoá để nhận cấu tử có trị số
octan cao để pha vào xăng và làm khí đốt dân dụng, làm nguyên liệu tổng
hợp hoá dầu.
Bảng 1. Sự phụ thuộc thành phần khí cracking xúc tác vào
nguyên liệu
Cấu tử Hiệu suất (%)
Khi dùng nguyên liệu nhẹ Khi dùng nguyên liệu nặng
H2 0,80 6,65
CH4 3,20 7,0
C2H6 2,40 7,0
C2H4 0,25 7,0
C3H8 11,70 10,85
C3H6 10,75 13,3
nC4H10 5,36 7,75
IsoC4H10 23,4 19,75
IsoC8H10 1,0 3,65
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Thiết kế phân xưởng Cracking xúc tác
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 12
nC5H12 6,3 18,55
IsoC5H12 15,7 18,55
Anilen 7,20 18,55
Tổng hợp 100 100
Bảng 2. Thành phần khí cracking phụ thuộc vào xúc tác sử dụng
Cấu tử Xúc tác chứa zeolit Xúc tác Alumasilicat
H2S 4,9 3,6
H2 0,1 3,1
CH4 1,6 8,0
C2H4 2,7 6,9
C2H6 23,1 25,6
-C3H8 7,9 5,7
n-C4H8 16,6 16,0
IsoC4H8 5,7 10,1
nC4H10 6,4 3,0
IsoC4H10 28,1 15,2
III. XÚC TÁC CHO QUÁ TRÌNH CRACKING
Sự phát triển và cải tiến quá trình cracking xúc tác trong công nghiệp
chế biến dầu mỏ, ngoài việc cải thiện về nguyên liệu, hệ thống thiết bị, chế
độ công nghệ... thì ta thấy rằng cái chính là do sự cải tiến trong việc sử
dụng các chất xúc tác. Phản ứng cracking xúc tác chủ yếu xảy ra trên bề
mặt xúc tác chiều hướng của phản ứng phụ thuộc rất nhiều vào bản chất
của xúc tác. Xúc tác được dùng trong quá trình cracking thường là xúc tác
rắn, xốp, có nguồn gốc thiên nhiên hay tổng hợp, với bề mặt riêng lớn. Xúc
tác cracking đầu tiên được dùng là đất sét thiên nhiên có tính axit (ví dụ
loại montnorillonit)
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Thiết kế phân xưởng Cracking xúc tác
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 13
Ví dụ: Ở Liên Xô vào những năm 1919-1920 đã dùng xúc tác AlCl3
trong hệ thống cracking để sản xuất xăng.
Xúc tác AlCl3 tiến hành ở nhiệt độ thấp 2003000C. Nhưng trong
quá trình sử dụng người ta thấy có nhiều nhược điểm sau: xúc tác bị mất
mát nhiều do tạo phức với hyđrocacbon của nguyên liệu, điều kiện tiếp xúc
giữa xúc tác và nguyên liệu không tốt, cho hiệu suất và chất lượng xăng
thấp.
Về sau người ta nghiên cứu sử dụng aluminosilicat vô định hình mà
đầu tiên là đất sét bentonit. Vào năm 1936 ở Liên Xô dã sử dụng xúc tác
aluminosilicat ở quy mô công nghiệp. Người ta đã tiến hành tổng hợp
aluminosilicat trong các nhà máy chế tạo xúc tác. Sau đó trong công nghiệp
chế biến dầu mỏ người ta đã dùng phổ biến xúc tác aluminosilicat tổng hợp
vì nó có hoạt tính và độ chọn lọc tương đối cao. Xúc tác này đã từng được
sử dụng trong công nghiệp cracking suốt 30 năm. Tuy vậy, hiện nay việc
cải thiện xúc tác vẫn không ngừng phát triển và đến cuối thập niên 60 của
thế kỷ 20, người ta đã chuyển sang chủ yếu dùng xúc tác chứa Zeolit.
Ở Mỹ vào năm 1972 đã sử dụng khoảng 80% chất xúc tác chứa
Zeolit cho quá trình cracking xúc tác. Hàng năm ở Mỹ tiêu thụ 130 nghìn
tấn xúc tác, trong đó chỉ có 14.000 tấn là không chứa Zeolit.
III.1. Vai trò của xúc tác trong quá trình
Xúc tác trong quá trình có tầm quan trọng rất lớn. Nó có khả năng
làm giảm năng lượng hoạt hoá của phản ứng, do vậy mà tăng mức độ phản
ứng lên rất nhiều. Dùng xúc tác cho phép quá trình tiến hành ở điều kiện
mềm hơn. Vì xúc tác có tính chọn lọc nên hướng quá trình chế biến theo
những phản ứng có lợi nhằm thu được sản phẩm phản ứng có chất lượng và
hiệu suất cao.
III.2. Những yêu cầu cần thiết đối với xúc tác
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Thiết kế phân xưởng Cracking xúc tác
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 14
Xúc tác cho quá trình cracking đòi hỏi những yêu cầu sau:
a) Hoạt tính xúc tác phải cao
Hoạt tính xúc tác là yêu cầu quan trọng nhất đối với xúc tác dùng
trong quá trình cracking.
Vì mục đích của cracking là nhận xăng, nên phương pháp dùng hiệu
suất xăng thu được để đánh giá độ hoạt động của xúc tác sẽ đơn giản hơn,
hoạt tính của xúc tác càng cao sẽ cho hiệu suất xăng càng lớn. Do vậy, độ
hoạt tính của xúc tác thường được biểu diễn thông qua chỉ số hoạt tính. Đó
là giá trị của hiệu suất xăng (%KL) khi cracking nguyên liệu mẫu trong
điều kiện phòng thí nghiệm.
Hoạt tính xúc tác phụ thuộc vào tính chất vật lý – hoá học của xúc
tác, mà trước hết là phụ thuộc vào thành phần hoá học của xúc tác cũng
như phụ thuộc vào điều kiện công nghệ của quá trình. Trong thực tế sản
xuất, dựa vào độ hoạt tính của xúc tác, người ta phân xúc tác thành các loại
như sau:
- Xúc tác có độ hoạt tính cao, hiệu suất xăng > 45%
- Xúc tác có hoạt tính trung bình, hiệu suất xăng từ 3040%
- Xúc tác có độ hoạt tính thấp, hiệu suất xăng > 30%
Bảng 3. Tính chất của xúc tác FCC
Thành phần hoá học
Oxyt nhôm
Oxyt silic
Oxyt các nguyên tố đất hiếm
Oxyt natri
13
87
24
0,020,2
Trọng lượng rót, g/cm3 0,80,9
Độ hoạt tính ổn định 5560
Độ hoạt tính theo ASTM 7580
Độ bền do mài mòn,% 9496
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Thiết kế phân xưởng Cracking xúc tác
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 15
Thành phần cỡ hạt, %
- Đến 20 m
- Đến 40 m
- Đến 100 m
< 23
1525
9698
Bề mặt riêng, m2/g 400450
b) Độ chọn lọc xúc tác phải cao
Xúc tác cần có độ chọn lọc cao để cho ta xăng có chất lượng cao và
hiệu suất lớn, trong khí cracking có nồng độ lớn các hyđrocacbon có cấu
trúc nhánh.
Khả năng của xúc tác làm tăng tốc độ của các phản ứng có lợi, đồng
thời làm giảm tốc độ các phản ứng không mong muốn được gọi là độ chọn
lọc của xúc tác. Trong q