Ngày nay, chúng ta sống trong một xã hội luôn tự hào là văn minh, phát triển, tiến bộ. Thế
nhưng, chính sự phát triển không ngừng này buộc chúng ta cứ phải đi tới, tiến lên phía trước, đến
nỗi không có được phút giây lắng đọng tâm tư để hiểu cuộc sống và hiểu chính mình. Vì thế, không
ít người cảm thấy chông chênh, thậm chí tuyệt vọng. Đến một lúc nào đó, chúng ta hốt nhiên tự vấn
“Mình đang tìm kiếm điều gì cho cuộc sống của mình?”
Trở về với văn học trung đại Việt Nam, chúng tôi đã phần nào tìm thấy lời giải đáp cho đời
sống tâm linh trong văn học Lý Trần, một giai đoạn văn học thể hiện được tinh thần thời đại và đậm
đà tính nhân văn. Văn học Lý Trần, đặc biệt là thơ ca thời Thịnh Trần, đã cho chúng ta cảm hiểu
được tầm vóc của con người thời đại, đó là những con người sống “hết kích thước cuộc sống”, cống
hiến hết mình nhưng vẫn luôn giữ được sự an nhiên tự tại trong tâm hồn.
101 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1360 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thơ ca Thịnh Trần – Hành trình đi tìm cái đẹp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Phạm Thành Hiệp
THƠ CA THỊNH TRẦN – HÀNH
TRÌNH ĐI TÌM CÁI ĐẸP
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh - 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Phạm Thành Hiệp
THƠ CA THỊNH TRẦN – HÀNH
TRÌNH ĐI TÌM CÁI ĐẸP
Chuyên ngành : Văn học Việt Nam
Mã số : 60 22 34
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS ĐOÀN THỊ THU VÂN
Thành phố Hồ Chí Minh - 2011
MỤC LỤC
2TMỤC LỤC2T ............................................................................................................................ 3
2TMỞ ĐẦU2T .............................................................................................................................. 5
2T1.Lý do chọn đề tài2T ................................................................................................................................... 5
2T .Mục đích nghiên cứu 2T ............................................................................................................................. 5
2T3.Đối tượng và phạm vi khảo sát2T .............................................................................................................. 6
2T4.Lịch sử vấn đề 2T ....................................................................................................................................... 6
2T5.Phương pháp nghiên cứu 2T ..................................................................................................................... 12
2T6.Kết cấu luận văn2T .................................................................................................................................. 12
2TCHƯƠNG 1: THỜI ĐẠI, THƠ CA VÀ CÁI ĐẸP2T ........................................................... 13
2T1.1.Thịnh Trần – thời kỳ phục hưng mạnh mẽ của dân tộc2T ...................................................................... 13
2T1.1.1.Giới thuyết về thời Thịnh Trần2T .................................................................................................. 13
2T1.1.2.Thịnh Trần – thời đại hoàng kim2T ............................................................................................... 13
2T1.2.Thơ ca thời Thịnh Trần2T ..................................................................................................................... 16
2T1.2.1.Vị trí mở đầu cho thơ ca dân tộc2T ............................................................................................... 16
2T1.2.2.Đặc điểm thơ ca Thịnh Trần2T ...................................................................................................... 18
2T1.3.Hành trình đi tìm cái đẹp2T .................................................................................................................. 21
2T1.3.1.Một số quan niệm về cái đẹpcủa phương Tây và phương Đông2T ................................................. 21
2T1.3.2.Hành trình đi tìm cái đẹp – hành trình nội tâm của con người2T .................................................... 28
2TCHƯƠNG 2: THƠ CA THỊNH TRẦN – CUỘC HÀNH HƯƠNG ĐẾN THÁNH ĐỊA
CỦA CÁI ĐẸP2T ................................................................................................................... 31
2T .1.Từ sự nhận thức sâu sắc về cuộc đời2T ................................................................................................. 31
2T .1.1. Vô thường – lẽ tự nhiên chi phối vạn vật, con người2T ................................................................ 31
2T .1.2. Vô minh – nguồn gốc của mọi mê lầm, đau khổ 2T ....................................................................... 36
2T .1.3. Vai trò, trách nhiệm đối với vận mệnh dân tộc2T ......................................................................... 40
2T .2.Đến ý thức kiếm tìm sự viên mãn cho đời sống tinh thần2T .................................................................. 45
2T .2.1. Tìm về bản tính nội tại – thắp sáng ngọn đèn của chính mình2T .................................................. 45
2T .2.2. Trở về với cuộc sống tự nhiên thuần phác – nuôi dưỡng chân tâm2T ........................................... 51
2T .3. Và vươn đến cái đẹp hằng thường – nguồn sống kì diệu của tâm linh2T .............................................. 55
2T .3.1. Thể của chân tâm – cái đẹp ngay trong lòng thực tại2T ............................................................... 56
2T .3.2. Dụng của chân tâm – sức mạnh nội tại của con người2T ............................................................. 60
2TCHƯƠNG 3: VIÊN MÃN CỦA MỘT THỜI – HÀNH TRÌNH KHÔNG LẶP LẠI2T ..... 70
2T3.1. Mất dấu một hành trình2T ................................................................................................................... 70
2T3.2. Những thay đổi trong quan niệm về cái đẹp2T ..................................................................................... 79
2T3.3. Lý giải từ góc độ tư tưởng và thời đại2T .............................................................................................. 82
2T3.3.1. Về mặt tư tưởng2T ....................................................................................................................... 82
2T3.3.2. Về mặt thời đại2T ........................................................................................................................ 88
2TKẾT LUẬN2T ........................................................................................................................ 94
2T ÀI LIỆU THAM KHẢO2T ................................................................................................. 96
MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Ngày nay, chúng ta sống trong một xã hội luôn tự hào là văn minh, phát triển, tiến bộ. Thế
nhưng, chính sự phát triển không ngừng này buộc chúng ta cứ phải đi tới, tiến lên phía trước, đến
nỗi không có được phút giây lắng đọng tâm tư để hiểu cuộc sống và hiểu chính mình. Vì thế, không
ít người cảm thấy chông chênh, thậm chí tuyệt vọng. Đến một lúc nào đó, chúng ta hốt nhiên tự vấn
“Mình đang tìm kiếm điều gì cho cuộc sống của mình?”
Trở về với văn học trung đại Việt Nam, chúng tôi đã phần nào tìm thấy lời giải đáp cho đời
sống tâm linh trong văn học Lý Trần, một giai đoạn văn học thể hiện được tinh thần thời đại và đậm
đà tính nhân văn. Văn học Lý Trần, đặc biệt là thơ ca thời Thịnh Trần, đã cho chúng ta cảm hiểu
được tầm vóc của con người thời đại, đó là những con người sống “hết kích thước cuộc sống”, cống
hiến hết mình nhưng vẫn luôn giữ được sự an nhiên tự tại trong tâm hồn.
Điều gì đã giúp họ có được bản lĩnh sống vững vàng và nuôi dưỡng được vẻ đẹp thuần khiết
của tâm linh? Chúng tôi thử lý giải vấn đề này ở phương diện thẩm mỹ, nhìn nhận ở góc độ vai trò
của cái đẹp trong cuộc sống. Cái đẹp hiện hữu khắp nơi, quanh ta và trong ta, nó có thể tồn tại ở
dạng hữu hình hoặc vô hình. Cái đẹp gắn liền với cái chân, cái thiện. Chân – thiện – mỹ là đích đến
cao nhất của con người mọi thời. Khi con người biết vươn tới giá trị chân – thiện – mỹ, con người
sẽ ngày càng hoàn thiện mình ở mọi phương diện. Qua tìm hiểu thơ ca thời Thịnh Trần, chúng tôi
cho rằng con người thời đại này hoàn toàn ý thức được vai trò của cái đẹp trong cuộc sống và hành
trình của họ chính là hành trình đi tìm cái đẹp, vươn tới cái đẹp.
Bối cảnh lịch sử đặc biệt với ba lần kháng chiến chống Nguyên Mông và tinh thần Tam giáo
đồng nguyên, trong đó Phật giáo giữ vai trò chủ đạo, đã góp phần tạo nên nét độc đáo của cái đẹp
thời kỳ này, đó là cái đẹp hằng thường, vĩnh cửu. Con người tìm đến cái đẹp và hòa điệu cùng nó,
tồn tại trong nó chứ không phải để chiếm hữu nó. Nếu con người hôm nay vẫn thừa nhận ý nghĩa
độc đáo của cái đẹp trong đời sống của mình, chúng tôi tin rằng đề tài Thơ ca Thịnh Trần – hành
trình đi tìm cái đẹp sẽ mang đến những khám phá thú vị về nhiều mặt, đặc biệt là những gợi ý để đạt
được sự cân bằng trong đời sống tâm linh.
2.Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc nghiên cứu đề tài này, thứ nhất, chúng tôi muốn chứng minh sở dĩ con người
thời Thịnh Trần sống hết mình với cuộc đời thực tại nhưng vẫn vững vàng về mặt đời sống tâm linh
là vì họ có thiên hướng vươn tới cái đẹp, cái hoàn thiện, tìm kiếm những giá trị đích thực, vĩnh cửu
trong cuộc đời. Tư tưởng Tam giáo đồng nguyên hay bối cảnh lịch sử cụ thể chỉ là điều kiện cần
chứ chưa phải là điều kiện đủ để tạo nên vẻ đẹp có một không hai của con người thời đại này.
Thứ hai, thông qua việc so sánh với thơ ca thời Vãn Trần, thời Lê Sơ, chúng ta sẽ thấy
được rằng cái đẹp mà con người thời Thịnh Trần hướng tới là độc đáo và khác biệt so với thời kì
sau.
Thứ ba, đề tài này cũng góp phần khẳng định thêm vai trò không thể thay thế của cái đẹp
trong đời sống vật chất và tinh thần của con người.
Thơ ca phản ánh hiện thực đời sống cũng như hiện thực tâm hồn của con người, vì vậy,
chúng tôi muốn thông qua thơ ca thời Thịnh Trần để phác họa lại hành trình đi tìm cái đẹp của
người xưa. Hy vọng với đề tài này, chúng ta sẽ thêm yêu quý, trân trọng giá trị thơ ca Thịnh Trần
nói riêng cũng như thơ ca trung đại nói chung, đồng thời biết cách định hướng cho cuộc sống của
chính mình thông qua tấm gương “sống đẹp” của con người thời Thịnh Trần.
3.Đối tượng và phạm vi khảo sát
- Đối tượng: Hành trình đi tìm cái đẹp của con người thời Thịnh Trần qua thơ ca Thịnh Trần.
- Phạm vi:
+ Thơ ca thời Thịnh Trần (từ thời Trần Thái Tông đến Trần Minh Tông)
+ Để làm rõ hơn đặc điểm riêng biệt trong hành trình đi tìm cái đẹp của con người Thịnh
Trần qua thơ ca thời kỳ này, chúng tôi liên hệ so sánh với thơ ca các giai đoạn sau (Vãn Trần, Lê
Sơ,...)
+ Tìm hiểu các vấn đề có liên quan đến đề tài như: lịch sử, mỹ học, Thiền học,
4.Lịch sử vấn đề
Nghiên cứu về thơ ca Thịnh Trần nói chung và vấn đề hành trình đi tìm cái đẹp trong thơ ca
thời Thịnh Trần nói riêng, trong quá trình sưu tầm tài liệu liên quan thực sự chúng tôi chưa thấy có
những công trình trực tiếp đi sâu vào vấn đề này.Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu về thơ ca
Lý Trần từ trước đến nay không phải là ít. Ngay từ thời trung đại, thơ ca Lý Trần đã được sưu tầm,
bình giá bởi những trí thức yêu thích thơ văn như Phan Phu Tiên với Việt âm thi tập (khắc in năm
1433), Hoàng Đức Lương với Trích diễm thi tập (soạn xong vào khoảng năm 1497), Lê Quý Đôn
với Toàn Việt thi lục, Phan Huy Chú với Lịch triều hiến chương loại chí (năm 1821), Sang đầu
thế kỷ XX, thơ văn Lý Trần tiếp tục được các học giả quan tâm sưu tầm, biên soạn, dịch thuật, chú
giải, giới thiệu đến độc giả. Trong số đó, đáng lưu ý là hai công trình Văn học đời Lý, Văn học đời
Trần của Ngô Tất Tố ra mắtnăm 1942. Và cho đến ngày nay, văn học Lý Trần vẫn tiếp tục được các
học giả nghiên cứu một cách công phu, có chiều sâu về nhiều phương diện ở nhiều cấp độ, phạm vi
rộng hẹp khác nhau.
Trong Mấy điều tâm đắc về một thời đại văn học, in trong Thơ văn Lý Trần (tập 1 – xuất bản
năm 1978), Đặng Thai Mai đã có những nhận xét tinh tế vềđời sống xã hộithời Lý Trần cũng như
văn học Lý Trần. Ông cho rằng đời sống xã hội thời đại này “còn có những ngày dễ chịu, vui vẻ,
gần gũi với nhau (). Hồi ấy, người ta biết sống, biết sống vui trong tình thân, trong tin
tưởng”[105;tr.38] và thơ văn Lý Trần đã phản ánh trọn vẹn vẻ đẹp của tinh thần thời đại, đó là “thái
độ tích cực, lạc quan trước cuộc sống”, “tình cảm tự hào, tin tưởng, vui vẻ, tích cực”[105; tr.45].
Riêng về thơ ca, ông nhận xét tình cảm thiên nhiên trong thơ không hề vay mượn từ điển cố sách vở
Trung Hoa mà “bắt nguồn từ những cảm giác đã “sống”, từ những cảm giác trực tiếp”. Nhìn
chung, “đây là lời thơ của một tâm trạng cân đối, hài hòa mà thanh cao”[105; tr.41]. Đây là những
nhận xét chung về thơ ca Lý Trần.Tuy nhiên, theo chúng tôi, chỉ có thơ ca thời Thịnh Trần mới
hoàn toàn mang được cái phong thái mà Đặng Thai Mai đã tâm đắc nói lên. Từ đó, chúng tôi muốn
làm sáng tỏ thêm vì sao con người thời đại Lý Trần nói chung và thời Thịnh Trần nói riêng lại có
được vẻ đẹp tâm hồn phong phú đến thế? Phải chăng vì họ ý thức được giá trị của cái đẹp trong
cuộc đời nên đã kiếm tìm và đạt được cái đẹp ấy bằng phương cách riêng của mình.
Cũng vì sự gắn bó đặc biệt về nhiều mặt giữa hai vương triều Lý và Trần nên thơ ca Lý Trần
thường được xem như đối tượng nghiên cứu chung. Do vậy, mảng thơ thiền và thơ nho thời Thịnh
Trần vô hình chung cũng nằm trong những công trình nghiên cứu về thơ ca Lý Trần. Chúng tôi tạm
thời chia những công trình, những bài nghiên cứu này ra hai loại:
Thứ nhất là những công trình, những bài nghiêncứu vềnhiều phương diện của thơ ca Lý Trần.
Thứ hai là những công trình, những bài nghiên cứu về những tác giả thơ ca thời Thịnh Trần.
Ở loại thứ nhất, có thể kể một số công trình tiêu biểu:
-Năm 1996, trongVăn học Lý Trần, nhìn từ thể loại [33], Nguyễn Phạm Hùng đã nghiên cứu
tất cả các thể loại của văn học Lý Trần như chiếu, hịch, phú, truyện, thơ,trong đó có một chương
tác giả trình bày về tên gọi, nội dung khái niệm, phân loại thơ, nội dung tư tưởng và nghệ thuật của
thơ thiền đời Lý.
- Năm 1996, Đoàn Thị Thu Vân trong công trìnhKhảo sát đặc trưng nghệ thuật của thơ thiền
Việt Nam[95] đã khảo sát thơ thiền Lý Trần từ góc độ nghệ thuật với các phương diện: ngôn ngữ,
hình tượng (con người, thiên nhiên, không gian – thời gian nghệ thuật), thể thơ, kết cấu, cách miêu
tả - thể hiện, giọng điệu. Song song đó, tác giả còn so sánh đặc trưng nghệ thuật thơ thiền Lý Trần
với thơ Nho cùng thời và với thơ thiền Trung Quốc, Nhật Bản.
- Năm 2002, Nguyễn Công Lý đã có sự đầu tư nghiên cứu công phu về diện mạo và đặc điểm
của văn học Phật giáo thời Lý Trần trong công trình Văn học Phật giáo thời Lý Trần, diện mạo và
đặc điểm [55]. Trong mục 1.2 của chương 1, tác giả đã điểm qua gần như bao quát tình hình nghiên
cứu văn học Phật giáo Lý Trần trước đó đồng thời khái quát tình hình nghiên cứu theo ba dạng: một
là dạng miêu tả, liệt kê (các tác giả có điểm qua hoặc phẩm bình đôi lời về văn học Phật giáo Lý
Trần); hai là dạng đan xen (khi nghiên cứu về lịch sử văn học, các tác giả ít nhiều có đề cập đến văn
học Phật giáo Lý Trần); ba là dạng biệt lập (các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu trực tiếp thơ thiền Lý
Trần, văn học Phật giáo Lý Trần về phương diện nội dung, nghệ thuật hoặc cả hai). Và trong công
trình nghiên cứu của mình, Nguyễn Công Lý đã dựng lại diện mạo của văn học Phật giáo Lý Trần,
từ đó tìm hiểu nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm để nêu ra đặc điểm của bộ phận văn học này.
Dĩ nhiên, thôngquacách tác giả trình bày về diện mạo và đặc điểm của văn học Phật giáo Lý Trần,
người đọc cũng có thể hình dung được diện mạo và đặc điểm của thơ thiền Lý Trần.
- Một công trình nữa đáng lưu ý làCon người nhân văn trong thơ ca Việt Nam sơ kì trung đại
của Đoàn Thị Thu Vân (2007). Trong công trình này, tác giả đã nghiên cứu thơ ca sơ kì trung đại
dựa trên khái niệm nhân văn – được hiểu như là những giá trị đẹp đẽ của con người. Tác giả quan
niệm “một tác phẩm văn học có tính nhân văn là tác phẩm văn học thể hiện con người với những
nét đẹp của nó, đặc biệt là những giá trị tinh thần như trí tuệ, tâm hồn, tình cảm, phẩm cách, Tác
phẩm đó hướng đến khẳng định, đề cao vẻ đẹp của con người”[96; tr.5]. Trong công trình này, tác
giả đã làm sáng tỏ hình tượng con người nhân văn trong thơ thời Lý, thời Trần và thời Lê Sơ với
từng vẻ đẹp riêng. Đặc biệt, chương 3 đã phân tích một cách thấu đáo hình tượng con người nhân
văn trong thơ thời Trần với vẻ đẹp mẫn cảm của tâm linh.Khi tìm hiểu hành trình đi tìm cái đẹp
trong thơ ca thời Thịnh Trần, chúng tôi cũng quan tâm đến vẻ đẹp của con người, tuy nhiên cách
nhìn và lí giải của chúng tôi là dựa vào quan niệm về cái đẹp theo tinh thần mỹ học truyền thống
phương Đông chứ không đi theo khái niệm nhân văn và con người nhân văn.
- Ngoài ra, chúng tôi còn thấy có rất nhiều bài nghiên cứu về thơ ca Lý Trần đăng trên các
tạp chí uy tín như: Tạp chí Văn học, Tạp chí Nghiên cứu Phật học, Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo,
hoặc được tập hợp lại trong những công trình như:Trên hành trình văn học trung đại do Nguyễn
Phạm Hùng biên soạn, Văn học Việt Nam – văn học trung đại ( những công trình nghiên cứu) do
Lê Thu Yến chủ biên. Có thể kể một vài bài viết tiêu biểu dưới đây:
- Chất trữ tình trong thơ thiền đời Lý của Phạm Ngọc Lan, đăng trên Tạp chí Văn học, số 4
– 1986.
- Một vài nhận xét về ngôn ngữ thơ thiền Lý Trần của Đoàn Thị Thu Vân, đăng trên Tạp
chí Văn học số 2 – 1992.
- Quan niệm về con người trong thơ thiền Lý Trần của Đoàn Thị Thu Vân, đăng trên Tạp
chí Văn học, số 3–1993.
- Sự quân bình giữa tâm và trí trong thiền học Lý Trần qua thuyết Tam ban của Ngộ Ấn
thiền sư của Nguyễn Công Lý đăng trênTạp chí Nghiên cứu Tôn giáo số 4 – 2002.
- Mấy ý kiến về vấn đề bản thể luận trong văn học Phật giáo thời Lý Trần của Nguyễn
Công Lý đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Phật học số tháng 5 – 2002.
- Thơ thiền và việc lĩnh hội thơ thiền thời Lý (Nguyễn Phạm Hùng, Trên hành trình văn học
trung đại, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội, 2001.)
- Hình tượng con trâu trong thơ thiền đời Trần (Nguyễn Phạm Hùng, Trên hành trình văn
học trung đại, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội, 2001.)
- Về diễn tiến của thơ trữ tình đời Trần(Nguyễn Phạm Hùng, Trên hành trình văn học
trung đại, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội, 2001.)
Đặc biệt, trong bài Về diễn tiến của thơ trữ tình thời Trần, Nguyễn Phạm Hùng cho rằng thơ
ca thời Trần có những chuyển biến so với thơ ca thời Lý, đó là nói về thế giới con người, thể hiện
những trạng thái tâm hồn con người. Tác giả cũng chỉ ra sự khác biệt giữa thơ thời Thịnh Trần và
thơ thời Vãn Trần. Thơ Thịnh Trần mang tính “hướng ngoại” còn thơ Vãn Trần lại mang tính
“hướng nội” – “Nếu như xã hội Việt Nam thời Thịnh Trần đã tạo ra được một “phong cách thơ”
cởi mở, “hướng ngoại” thì ở thời Vãn Trần, nó cũng tạo ra một “phong cách thơ” khác, “phong
cách thơ” có tính “hướng nội”. Nếu như ở thời Thịnh Trần, hướng vận động chủ yếu của trạng thái
tâm hồn các nhà thơ là hướng ra bên ngoài để nhập vào một cái chung lớn lao hơn, thì giờ đây, ở
thời Vãn Trần, hướng vận động tâm hồn con người hình như chủ yếu là quay trở về với chính bản
thân nhà thơ, là rời bỏ những gì mà nay đã thành quá cao xa, viển vông để trở về với những cái rất
cụ thể, thiết thực trong cuộc sống của bản thân mình. Lời thơ không bay lên bằng đôi cánh phóng
túng đến những khoảng cách không gian rộng lớn cao đẹp, mà đi bằng đôi chân có khi khá nặng nề
vào cuộc sống thực tế đầy những tai ương, thất vọng, phiền muộn, lo âu” [29; tr.168].
Chúng tôi đồng tình với những nhận xét của tác giả về sự chuyển biến tâm trạng của các nhà
thơ từ thời Thịnh Trần sang thời Vãn Trần. Tuy nhiên, chúng tôi không cho rằng các nhà thơ thời
Thịnh Trần là những con người “hướng ngoại”, “chỉ dành ít tâm hồn, tình cảm để cho riêng mình,
để nói về mình mà dành phần nhiều hơn tới những cái bên ngoài mình, đó là đất nước, là dân tộc,
là thời đại,”[29; tr.167]. Theo chúng tôi, các nhà thơ thời Thịnh Trần là những con người hoàn
toàn biết hướng vào nội tâm, “phản quan tự kỷ” soi xét chính mình để thấy được chân tâm, từ đó, họ
mới hướng ra cuộc sống bên ngoài (đất nước, dân tộc, thời đại,) bằng một tâm hồn khoáng đạt và
rộng mở. Đây chính là hành trình nội tâm của các nhà thơ Thịnh Trần mà chúng tôi sẽ khai thác
trong đề tài của mình.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã đề cập một cách thấu đáo nhiều khía cạnh của
thơ ca Lý Trần từ diện mạo, thể loại đến nội dung tư tưởng, đặc trưng nghệ thuật, đem lại cái nhìn
toàn diện về thơ ca Lý Trần và giúp cho thơ ca Lý Trần trở nên gần gũi, dễ tiếp cận hơn đối với
người đọc.
Ở loại thứ hai, chúng tôi thấy có những công trình nghiên cứu về các tác giả tiêu biểu của thơ
ca thời Thịnh Trần như:
- Huyền Quang – Cuộc đời