Luận văn Thơ chữ hán nguyễn du và thơ vương duy dưới góc nhìn so sánh

Mỗi quốc gia trên thế giới đều có một nền văn học riêng biệt, tuy nhiên trong quá trình hội nhập giữa các đất nước nền văn học đó lại trải qua một quá trình tiếp nhận, ảnh hưởng và tiếp biến. Do đó văn học của mỗi quốc gia mang tính quốc tế, nó vừa mang những nét chung của khu vực, của nhân loại lại đồng thời có những tính chất riêng biệt đặc trưng cho văn học của mỗi dân tộc. Chính vì vậy việc so sánh các tác giả khác nhau của những dân tộc khác nhau sẽ giúp chúng ta hiểu sâu hơn, đánh giá toàn diện hơn thành quả nghệ thuật của mỗi người. Không chỉ vậy qua so sánh chúng ta còn rút ra được bản chất, quy luật tồn tại, phát triển và sáng tạo của văn học. Đồng thời cũng thấy được sự ảnh hưởng, tiếp nhận và tiếp biến giữa những nền văn học khác nhau của từng khu vực, từng quốc gia khác nhau. Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc Việt Nam, là “tập đại thành” của nền văn học trung đại nước ta, những tác phẩm ông để lại đã trở thành tài sản quý giá, mẫu mực cho nền văn học cổ điển nước nhà. Vương Duy là nhà thơ nổi tiếng đời Đường, ông được tôn vinh là Thi Phật, là nhà thơ xuất sắc của phái thơ Điền viên sơn thủy cùng với Mạnh Hạo Nhiên. Cả hai nhà thơ tuy sống ở thời đại khác nhau nhưng cùng dùng một ngôn ngữ (chữ Hán) và cùng thể thơ (Đường luật) để sáng tác, đồng thời đều chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng Phật giáo cũng như Lão giáo. Chính vì vậy giữa họ có những nét tương đồng và khác biệt nhất định và có thể đối thoại, so sánh với nhau. Qua so sánh Nguyễn Du và Vương Duy giúp chúng ta hiểu rõ nét đặc sắc của mỗi nhà thơ, để tôn vinh những bản sắc riêng ấy cũng như đặc trưng của hai nền văn học Việt Nam – Trung Hoa.

pdf163 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 3446 | Lượt tải: 8download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thơ chữ hán nguyễn du và thơ vương duy dưới góc nhìn so sánh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Bùi Thị Hồng THƠ CHỮ HÁN NGUYỄN DU VÀ THƠ VƯƠNG DUY DƯỚI GÓC NHÌN SO SÁNH LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Bùi Thị Hồng THƠ CHỮ HÁN NGUYỄN DU VÀ THƠ VƯƠNG DUY DƯỚI GÓC NHÌN SO SÁNH Chuyên ngành : Văn học Việt Nam Mã số : 60 22 01 21 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. LÊ THU YẾN Thành phố Hồ Chí Minh - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Người thực hiện Bùi Thị Hồng LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, tôi đã hoàn thành luận văn thạc sĩ Ngữ văn, chuyên ngành Văn học Việt Nam. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình luôn tiếp sức mạnh cho tôi đi hết chặng đường học tập và nghiên cứu vừa qua. Tôi cũng chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã luôn tận tụy truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong quá trình giảng dạy. Xin được bày tỏ lòng cảm ơn đến thầy Lê Quang Trường đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập tài liệu tham khảo quan trọng đối với đề tài của mình. Đặc biệt xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành nhất đến cô Lê Thu Yến, người đã truyền tình yêu thơ chữ Hán Nguyễn Du đến với tôi và là người luôn tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Cuối cùng là lời cảm ơn đối với bạn bè đã đồng hành cùng tôi trong suốt thời gian học tập cũng như nghiên cứu vừa qua. Xin trân trọng cảm ơn! MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG .................................................................. 8 1.1. Nguyễn Du và thơ chữ Hán........................................................................ 8 1.1.1. Thời đại ............................................................................................... 8 1.1.2. Cuộc đời ............................................................................................ 10 1.1.3. Thơ chữ Hán Nguyễn Du .................................................................. 13 1.2. Vương Duy và thơ Vương Duy ................................................................ 14 1.2.1. Thời đại ............................................................................................. 14 1.2.2. Con người .......................................................................................... 16 1.2.3. Sự nghiệp .......................................................................................... 18 1.3. Nguyên lí văn học so sánh ....................................................................... 19 1.3.1. Nguyên lí chung của văn học so sánh ............................................... 19 1.3.2. Cơ sở để so sánh Nguyễn Du và Vương Duy ................................... 21 Chương 2. NHỮNG ĐIỂM GẶP GỠ GIỮA THƠ CHỮ HÁN NGUYỄN DU VÀ THƠ VƯƠNG DUY ............................................................. 25 2.1. Cảm hứng thế sự ...................................................................................... 25 2.1.1. Hiện thực xã hội ................................................................................ 25 2.1.2. Số phận con người ............................................................................. 39 2.2. Cảm hứng cá nhân .................................................................................... 48 2.2.1. Tự thán .............................................................................................. 49 2.2.2. Nỗi sầu li biệt .................................................................................... 59 2.3. Cảm hứng về không gian ........................................................................ 66 2.3.1. Không gian lữ thứ ............................................................................. 66 2.3.2. Không gian khép kín ......................................................................... 76 Chương 3. NHỮNG ĐIỂM KHÁC BIỆT GIỮA THƠ CHỮ HÁN NGUYỄN DU VÀ THƠ VƯƠNG DUY ........................................ 86 3.1. Tinh thần Phật – Lão ................................................................................ 86 3.1.1. Tinh thần Phật giáo ........................................................................... 86 3.1.2. Tinh thần Lão Trang ......................................................................... 98 3.2. Cảm hứng về thiên nhiên ....................................................................... 107 3.2.1. Vương Duy – hòa vào thiên nhiên .................................................. 107 3.2.2. Nguyễn Du – tả thực và độc lập với thiên nhiên ............................ 114 3.3. Cảm hứng về chủ thể trữ tình ................................................................. 120 3.3.1. Con người nhàn trong thơ Vương Duy ........................................... 121 3.3.2. Con người ràng buộc, lo âu trong thơ Nguyễn Du ......................... 126 3.4. Cảm hứng về thời gian ........................................................................... 134 3.4.1. Thời gian hiện tại trong thơ Vương Duy ........................................ 134 3.4.2. Thời gian quá khứ trong thơ Nguyễn Du ........................................ 139 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 144 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 146 PHỤ LỤC 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Mỗi quốc gia trên thế giới đều có một nền văn học riêng biệt, tuy nhiên trong quá trình hội nhập giữa các đất nước nền văn học đó lại trải qua một quá trình tiếp nhận, ảnh hưởng và tiếp biến. Do đó văn học của mỗi quốc gia mang tính quốc tế, nó vừa mang những nét chung của khu vực, của nhân loại lại đồng thời có những tính chất riêng biệt đặc trưng cho văn học của mỗi dân tộc. Chính vì vậy việc so sánh các tác giả khác nhau của những dân tộc khác nhau sẽ giúp chúng ta hiểu sâu hơn, đánh giá toàn diện hơn thành quả nghệ thuật của mỗi người. Không chỉ vậy qua so sánh chúng ta còn rút ra được bản chất, quy luật tồn tại, phát triển và sáng tạo của văn học. Đồng thời cũng thấy được sự ảnh hưởng, tiếp nhận và tiếp biến giữa những nền văn học khác nhau của từng khu vực, từng quốc gia khác nhau. Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc Việt Nam, là “tập đại thành” của nền văn học trung đại nước ta, những tác phẩm ông để lại đã trở thành tài sản quý giá, mẫu mực cho nền văn học cổ điển nước nhà. Vương Duy là nhà thơ nổi tiếng đời Đường, ông được tôn vinh là Thi Phật, là nhà thơ xuất sắc của phái thơ Điền viên sơn thủy cùng với Mạnh Hạo Nhiên. Cả hai nhà thơ tuy sống ở thời đại khác nhau nhưng cùng dùng một ngôn ngữ (chữ Hán) và cùng thể thơ (Đường luật) để sáng tác, đồng thời đều chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng Phật giáo cũng như Lão giáo. Chính vì vậy giữa họ có những nét tương đồng và khác biệt nhất định và có thể đối thoại, so sánh với nhau. Qua so sánh Nguyễn Du và Vương Duy giúp chúng ta hiểu rõ nét đặc sắc của mỗi nhà thơ, để tôn vinh những bản sắc riêng ấy cũng như đặc trưng của hai nền văn học Việt Nam – Trung Hoa. Mối quan hệ giữa văn học Việt Nam và văn học Trung Quốc đã hình thành từ lâu đời. Sở dĩ hình thành mối quan hệ trên phương diện văn học bởi vì trong lịch sử dân tộc ta nhiều lần chịu sự xâm lăng cũng như đô hộ của Trung Hoa, nền văn hóa Trung Hoa đã ảnh hưởng không nhỏ đến văn hóa Việt Nam, văn học cũng là một loại hình văn hóa cho nên tất yếu cũng chịu ảnh hưởng và hình thành nên mối quan hệ này. Trong thời kì trung đại, cùng với sự thống trị của nhà nước phong kiến, cả 2 hai đất nước đều bị chi phối và ảnh hưởng bởi các học thuyết, tôn giáo, triết học, đạo đức như Nho, Phật, Lão Tuy nhiên mỗi nhà thơ lại có một hoàn cảnh riêng, một thời đại sinh sống và cách sáng tạo nghệ thuật khác nhau chính vì thế mà các sáng tác cũng sẽ có những khác biệt. Để tìm ra sự khác biệt đó cũng như nhân tố tạo nên sự khác biệt thì chúng ta cần so sánh để thấy rõ sự khác biệt của các học thuyết các tư tưởng thẩm thấu qua những nền văn hóa khác nhau sẽ có những biểu hiện khác nhau ra sao. Từ đó chúng ta đánh giá được sự đóng góp của mỗi tác giả cũng như đặc trưng dân tộc trong tác phẩm của họ. Các công trình nghiên cứu trước đây về Nguyễn Du đa phần thường tập trung vào kiệt tác Truyện Kiều, còn thơ chữ Hán chưa được tìm hiểu và nghiên cứu nhiều, các công trình đã có trước đây chủ yếu đi sâu vào những vấn đề tư tưởng nghệ thuật, tâm sự cá nhân, tấm lòng nhân đạomà Nguyễn Du biểu hiện trong thơ chữ Hán của ông. Những công trình nghiên cứu theo hướng văn học so sánh về thơ chữ Hán của Nguyễn Du lại càng ít ỏi. Còn tác gia Vương Duy thì hiện tại ở Việt Nam còn ít được nghiên cứu và ít người biết đến. Chính vì lẽ đó, chúng tôi chọn đề tài này với mong muốn góp thêm một tiếng nói về Nguyễn Du và Vương Duy. Sau nữa, chúng tôi chọn thực hiện đề tài này vì sự yêu thích của bản thân đối với Nguyễn Du nói chung và thơ chữ Hán Nguyễn Du nói riêng. Và cũng yêu thích những bài thơ đậm chất Thiền nhưng không khô cứng mà ngược lại là sự dung hợp hài hoà giữa con người và tự nhiên, giữa Phật lí và xúc cảm của Vương Duy. 2. Lịch sử vấn đề Về tác giả Vương Duy, chúng tôi chỉ tìm thấy vài ba công trình nghiên cứu đã được xuất bản. Một là Vương Duy thi tuyển của tác giả Giản Chi, hai là tác giả Vũ Thế Ngọc với Vương Duy chân diện mục, và ba là nghiên cứu của Nguyễn Thị Diệu Linh – Trần Thị Thu Hương: Tác giả tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà trường – Vương Duy. Các công trình trên đều đi sâu nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp thơ văn, thậm chí cả hội họa của nhà thơ Vương Duy. Khi bàn về thơ Vương Duy, những tác giả trên đều chú ý đến Vương Duy với tư cách là một hiện tượng “thi tăng” (chữ dùng của tác giả Trần Thị Thu Hương), thơ ông thể hiện nội 3 dung “thiền thú”. Riêng tác giả Trần Thị Thu Hương trước đó đã nghiên cứu sâu về cảnh giới nghệ thuật trong thơ Vương Duy với công trình Một số đặc trưng cảnh giới nghệ thuật thơ Vương Duy. Cùng hướng nghiên cứu đó chúng tôi cũng tìm thấy hai bài viết của tác giả Đinh Vũ Thùy Trang và Võ Thị Minh Phụng về tư tưởng thiền trong thơ Vương Duy. Đặc biệt là tác giả Võ Thị Minh Phụng đã tiến hành so sánh chất thiền trong thơ Vương Duy và thơ Huyền Quang để thấy rõ sự “xa rời trần tục mà tu theo tinh thần xuất thế của Phật giáo”. Ngoài ra còn phải kể đến công trình đặc biệt chuyên sâu của Nguyễn Diệu Minh Chân Như so sánh chất “đạm” trong thơ tuyệt cú của Vương Duy và wabi trong thơ Haiku của Basho. Như vậy, hầu hết các công trình nghiên cứu về Vương Duy đều thiên về tìm hiểu chất “thiền” trong thơ ông. Còn lại những đánh giá khác về thơ Vương Duy xuất hiện trong các sách lịch sử về văn học Trung Quốc cùng với một vài nhà thơ khác thuộc thi phái Sơn thủy điền viên là Mạnh Hạo Nhiên, Trừ Quang Hy nhưng cũng chỉ đề cập ngắn gọn về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Thi Phật như Văn học sử Trung Quốc quyển 1 của Dịch Quân Tả (Huỳnh Minh Đức dịch), Văn học sử Trung Quốc do Đặng Thai Mai dịch... Còn về những công trình nghiên cứu thơ chữ Hán Nguyễn Du, đã có những tác giả trong các chuyên luận và bài viết của mình bàn luận, đánh giá về thơ chữ Hán của Nguyễn Tiên Điền như Hoài Thanh, Nguyễn Lộc, Mai Quốc Liên, Nguyễn Huệ Chi, Lê Thu Yến, Nguyễn Hữu Sơn, Nguyễn Thị Nương,Các tác giả trên đã tiếp cận thơ chữ Hán Nguyễn Du dưới những góc độ khác nhau. Nguyễn Lộc cho rằng thơ chữ Hán Nguyễn Du thể hiện tâm sự của nhà thơ trước cuộc đời; tác giả Lê Thu Yến khảo sát đặc điểm về nghệ thuật trong thơ chữ Hán Nguyễn Du; Nguyễn Huệ Chi lại đi sâu phân tích thế giới nhân vật đa dạng trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du Chỉ có vài công trình nghiên cứu đi theo hướng văn học so sánh lấy Nguyễn Du làm đối tượng chúng tôi tìm hiểu được là luận án Tiến sĩ của Hoàng Trọng Quyền tiến hành so sánh Nguyễn Du và Đỗ Phủ trên phương diện tư tưởng nghệ 4 thuật, những tương đồng và dị biệt về tư tưởng nghệ thuật biểu hiện trong sáng tác của hai nhà thơ. Tác giả Lê Quang Trường so sánh chất tài tử giữa Nguyễn Du và Lý Thương Ẩn trong công trình Chất tài tử trong thơ Nguyễn Du và thơ Lý Thương Ẩn. Ở đây tác giả so sánh Nguyễn Du cùng với Lý Thương Ẩn dưới góc nhìn loại hình nhà nho tài tử để làm rõ tài năng, cá tính và hùng tâm của Nguyễn Du và Lý Thương Ẩn. Tác giả Đoàn Lê Giang trong bài viết “Basho – Nguyễn Trãi – Nguyễn Du, những hồn thơ đồng điệu” in trong Tạp chí văn học số 6, 2003, đã so sánh ba nhà thơ và đưa ra những điểm tương đồng giữa họ về tình yêu thiên nhiên, tình cảm yêu thương con người sâu sắc, hướng về con người; Huỳnh Quán Chi trong bài viết “Phật kinh trong thơ văn Nguyễn Trãi và Nguyễn Du” đã khảo sát những biểu hiện của tinh thần Phật giáo trong thơ văn Nguyễn Trãi và Nguyễn Du, dù chưa sâu sắc và đầy đủ nhưng cũng đã đưa ra kết luận về sự xuyên suốt của mạch thiền trong dòng chảy văn học trung đại Việt Nam. Các công trình so sánh trên đây tuy theo hướng so sánh Nguyễn Du với những nhà thơ, tác giả khác nhưng chưa hẳn lấy thơ chữ Hán của ông làm đối tượng chính mà bao gồm cả những sáng tác khác của Nguyễn Du để đưa ra những ý kiến so sánh, bàn luận. Qua quá trình tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy chưa có một công trình nghiên cứu riêng biệt nào nhìn thơ chữ Hán Nguyễn Du và thơ Vương Duy dưới góc nhìn so sánh. Trên tinh thần tiếp thu và sáng tạo, chúng tôi đã dựa vào những công trình nghiên cứu đi trước ở trên để tham khảo và chọn lựa đề tài này. 3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi chính là ba tập thơ chữ Hán của Nguyễn Du và những bài thơ của Thi Phật Vương Duy để qua đó tiến hành phân tích, so sánh những điểm tương đồng cũng như dị biệt giữa hai nhà thơ để thấy được những nét riêng của mỗi tác giả và của mỗi nền văn học dân tộc. 5 Phạm vi nghiên cứu của chúng tôi là đối sánh thơ của Nguyễn Du và Vương Duy dựa trên vấn đề cảm hứng trong sáng tác của cả hai nhà thơ. Để từ đó hiểu thêm về Nguyễn Du trong góc nhìn so sánh với Vương Duy. Chúng tôi tiến hành khảo sát ba tập thơ của Nguyễn Du với 250 bài và 170 bài thơ của Vương Duy chủ yếu trong tuyển tập của Giản Chi (134 bài), trong Vương Duy chân diện mục (Vũ Thế Ngọc) và các tuyển tập thơ Đường ở Việt Nam (36 bài). 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp so sánh – đối chiếu: Sử dụng phương pháp này chúng tôi nhằm đặt sáng tác của hai nhà thơ trong thế đối sánh với nhau, so sánh và đối chiếu để rút ra những điểm gặp gỡ cũng như sự khác biệt trong việc thể hiện cảm hứng sáng tác mang tính bản chất, tính đặc thù riêng của mỗi tác giả, mỗi nền văn học. Qua so sánh chúng tôi nhằm xác lập vị trí của hai nhà thơ trong hệ thống văn học cổ điển mỗi nước. Phương pháp phân tích, tổng hợp: Sử dụng phương pháp này chúng tôi tiến hành phân tích, khảo sát những biểu hiện, những nét tương đồng của Tố Như và Vương Duy. Phương pháp lịch sử - xã hội: Mỗi một nhà thơ sống ở một thời đại khác nhau, những yếu tố lịch sử, xã hội thời đại có tác động không nhỏ đến những sáng tác của họ. Thông qua tìm hiểu hoàn cảnh xã hội, thời đại, cũng như yếu tố văn hóa thời đại sẽ giúp chúng ta có được cái nhìn toàn diện và lí giải được những đặc trưng trong cảm hứng sáng tác của hai nhà thơ. Phương pháp tiểu sử - thực chứng: phương pháp này nhằm giúp chúng tôi dùng những cứ liệu lịch sử đã được xác thực để chứng minh, lí giải những ảnh hưởng của chúng đối với sáng tác của hai nhà thơ. Phương pháp hệ thống và thống kê: chúng tôi coi mỗi bài thơ của hai nhà thơ là một yếu tố trong hệ thống toàn bộ sáng tác của họ, qua đó tiến hành khảo sát những bộ phận đó đặt trong một hệ thống thống nhất để có thể bật lên phong cách riêng của từng người. 6 5. Đóng góp của luận văn Trong công trình của mình chúng tôi cố gắng để có thể làm rõ sự gặp gỡ, những điểm tương đồng cũng như những sự khác biệt về vấn đề cảm hứng sáng tác trong thơ của Nguyễn Du và Vương Duy. Chúng tôi cũng mong muốn làm rõ thêm sự sâu sắc mang tính đặc thù của văn hóa mỗi dân tộc thể hiện qua mỗi tác giả, và chỉ ra sự khác biệt trong cách thể hiện tinh thần của hai học thuyết Phật giáo và Đạo giáo của hai nhà thơ. Đồng thời mong muốn làm rõ rằng hai nền văn hóa Việt Nam và Trung Quốc tương đồng nhưng không thống nhất sẽ có sự thể hiện khác biệt thế nào trong cảm hứng sáng tác của mỗi nhà thơ. Qua đó, chúng ta có thể hiểu rõ hơn đặc trưng của văn học trung đại Việt Nam cũng như bản sắc văn hóa thẩm mỹ của dân tộc Việt trong thế đối sánh với dân tộc Trung Hoa. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Những vấn đề chung Trong chương này chúng tôi giải quyết những vấn đề chung về hai tác giả Nguyễn Du và Vương Duy như: thời đại, cuộc đời, và những nét khái quát về sự nghiệp văn học. Từ thời đại và cuộc đời riêng của hai nhà thơ cũng chính là cơ sở để chúng tôi lí giải sự tương đồng hay khác biệt trong thơ của họ. Đồng thời chúng tôi cũng nêu những nguyên lí và cơ sở so sánh hai tác giả này từ bộ môn Văn học so sánh làm nền tảng lí thuyết cho công trình so sánh của chúng tôi. Chương 2: Sự gặp gỡ giữa thơ chữ Hán Nguyễn Du và thơ Vương Duy Ở chương này chúng tôi tiến hành phân tích những điểm gặp gỡ của thơ chữ Hán Nguyễn Du và thơ Vương Duy. Đó là sự gặp gỡ về cảm hứng thế sự, cảm hứng cá nhân và đặc biệt là cảm hứng về không gian. Chương 3: Sự khác biệt giữa thơ chữ Hán Nguyễn Du và thơ Vương Duy Trong chương này, chúng tôi cố gắng làm rõ sự khác biệt giữa thơ chữ Hán Nguyễn Du và thơ Vương Duy. Sự khác biệt trong cách thể hiện tinh thần Phật giáo 7 và Đạo giáo; sự khác biệt trong cách cảm hứng về thiên nhiên, về con người; cảm hứng về thời gian. Chính những dị biệt này đã tạo nên hai phong cách độc đáo của mỗi người. 8 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Nguyễn Du và thơ chữ Hán 1.1.1. Thời đại Nguyễn Du sinh ra trong một thời đại có thể nói là hỗn loạn, rối ren. Xã hội Việt Nam thế kỉ XVIII – XIX được coi là thời kì khủng hoảng sâu sắc nhất của chế độ phong kiến, đồng thời đây cũng là thời kì diễn ra những sự kiện lịch sử trọng đại. Thứ nhất là sự sụp đổ không gì cưỡng nổi của chế độ phong kiến. Chiến tranh giữa các phe phái bùng nổ mà tiêu biểu là cuộc đối đầu giữa họ Trịnh ở Đàng Ngoài và họ Nguyễn ở Đàng Trong. Đàng Ngoài với cơ chế “Vua Lê chúa Trịnh” đã bức người dân vào tình thế “một cổ hai tròng”, vua chúa, quan lại chỉ lo ăn chơi hưởng thụ hơn là việc cai trị đất nước. Phạm Đình Hổ trong Vũ trung tùy bút đã dành khá nhiều trang viết để lên án thực trạng sa đọa của quan lại, vua tôi nhà Nguyễn và bè lũ chúa Trịnh cũng như tình cảnh thống khổ của người dân lúc ấy: “Buổi ấy, bao nhiêu những loài trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, chậu hoa cây cảnh ở chốn dân gian, Chúa đều sức thu lấy, không thiếu một thứ gìBọn hoạn quan cung giám lại thường nhờ gió bẻ măng, ra ngoài dọa dẫm. Họ dò xem nhà nào có chậu hoa cây cảnh, chim tốt khướu hay, thì biên ngay hai chữ “phụng thủ” vào” [49, tr.61]. Tình trạng quan liêu hối lộ, tham nhũng, lộng quyền ngày càng trầm trọng. Không những vậy, thiên tai, hạn hán liên miên đã làm cho vô số người dân lâm vào cảnh đói khổ, chết chóc. Trước tình cảnh ấy, nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân đã nổ ra dưới sự lãnh đạo của các thủ lĩnh như Thục Toại, Nguyễn Kim Phẩm nhưng đều bị đánh tan. Cũng chính vào t
Luận văn liên quan