Lịch sử dân tộc ghi nhận chiến công oanh liệt của thời đại nhà Trần với ba lần chiến
thắng quân Nguyên – Mông xâm lược, mở ra một thời đại cực thịnh trong lịch sử phong kiến
nước nhà. Dưới thời đại vàng son đó, một nền văn học cũng phát triển rực rỡ mà đỉnh cao là
Thiền học. Thơ Thiền thời Trần – sự tiếp nối và phát triển của thơ Thiền thời Lí – là một
thành tựu nổi bật của văn học trung đại nói riêng và văn học Việt Nam nói chung. Nếu như
thơ Thiền thời kì đầu (thời Lí) mang đậm chất triết lí sâu xa có phần khó hiểu, thể hiện trí tuệ
uyên áo của các nhà sư, thì thơ Thiền thời kì sau (thời Trần) cũng những triết lí ấy, cũng biểu
hiện trí tuệ ấy nhưng có phần “cởi mở” hơn, nghĩa là gần gũi và dễ hiểu hơn, chan hòa hơn, ở
đó, ranh giới giữa thơ và Thiền dường như không phân định rõ, nó vừa là thơ mà cũng vừa là
triết lí của đạo Phật. Điều đáng chú ý là vị vua anh minh đã lãnh đạo nhân dân chiến thắng đế
quốc Nguyên – Mông hùng mạnh lại là người khai sáng nên Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử -
Trúc Lâm sư tổ Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông
84 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 2988 | Lượt tải: 10
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thơ thiền thời trần trong dòng chảy văn hóa Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
LÂM NGỌC NY
THƠ THIỀN THỜI TRẦN
TRONG DÒNG CHẢY VĂN HÓA VIỆT NAM
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 602234
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. ĐOÀN THỊ THU VÂN
Thành phố Hồ Chí Minh - 2010
LỜI MỞ ĐẦU
Thời đại nhà Trần để lại dấu ấn trong lịch sử Việt Nam với tinh thần quyết chiến, quyết
thắng. Dẫu trải qua bao nhiêu thế kỉ, tiếng hô “Quyết đánh! Quyết đánh!” vẫn còn làm rung
động triệu triệu con tim người Việt. Làm nên hào khí ấy, ngoài truyền thống yêu nước của
dân tộc phải kể đến vai trò không kém phần quan trọng của tinh thần Phật giáo Thiền tông.
Sự gần gũi trong tinh thần yêu nước của dân tộc với tinh thần nhân đạo của Phật giáo đã làm
nên diện mạo riêng cho thơ Thiền thời Trần. Với đề tài “Thơ Thiền thời Trần trong dòng
chảy văn hóa Việt Nam”, người viết không ngoài mục đích muốn tìm hiểu mối tương giao
giữa thơ Thiền thời Trần và văn hóa Việt Nam.
Để hoàn thành đề tài này, ngoài những nỗ lực của bản thân, người viết xin bày tỏ lòng
tri ân sâu sắc đến những người thân trong gia đình. Đặc biệt, xin trân trọng cảm ơn PGS.TS
Đoàn Thị Thu Vân đã tận tình hướng dẫn cho người viết. Ngoài ra, còn có sự ủng hộ của
những bạn bè cũng góp phần giúp cho người viết có đủ nghị lực để hoàn thành đề tài. Hi
vọng, đề tài này sẽ góp thêm một tiếng nói vào việc tìm hiểu thơ Thiền thời Trần. Rất mong
sự góp ý để người viết có thể hoàn thiện hơn đề tài của mình để nó trở thành một tài liệu
tham khảo có ích.
Xin Trân trọng cảm ơn!
Lâm Ngọc Ny
MỞ ĐẦU
1/ Lí do chọn đề tài:
Lịch sử dân tộc ghi nhận chiến công oanh liệt của thời đại nhà Trần với ba lần chiến
thắng quân Nguyên – Mông xâm lược, mở ra một thời đại cực thịnh trong lịch sử phong kiến
nước nhà. Dưới thời đại vàng son đó, một nền văn học cũng phát triển rực rỡ mà đỉnh cao là
Thiền học. Thơ Thiền thời Trần – sự tiếp nối và phát triển của thơ Thiền thời Lí – là một
thành tựu nổi bật của văn học trung đại nói riêng và văn học Việt Nam nói chung. Nếu như
thơ Thiền thời kì đầu (thời Lí) mang đậm chất triết lí sâu xa có phần khó hiểu, thể hiện trí tuệ
uyên áo của các nhà sư, thì thơ Thiền thời kì sau (thời Trần) cũng những triết lí ấy, cũng biểu
hiện trí tuệ ấy nhưng có phần “cởi mở” hơn, nghĩa là gần gũi và dễ hiểu hơn, chan hòa hơn, ở
đó, ranh giới giữa thơ và Thiền dường như không phân định rõ, nó vừa là thơ mà cũng vừa là
triết lí của đạo Phật. Điều đáng chú ý là vị vua anh minh đã lãnh đạo nhân dân chiến thắng đế
quốc Nguyên – Mông hùng mạnh lại là người khai sáng nên Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử -
Trúc Lâm sư tổ Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông.
Ngày nay, cuộc sống bộn bề khiến con người luôn phải chạy đua với thời gian, với bao
lo toan vất vả, nhưng đâu đó trong sâu thẳm tâm hồn họ luôn muốn hướng tới những điều tốt
đẹp, thanh tao như là chân – thiện – mĩ. Những giây phút con người lắng lòng mình để nghe
âm thanh của tiếng mưa đêm hay nghe thanh âm trong trẻo của tiếng chuông chùa vọng lại
cũng là lúc họ tìm thấy sự thanh thản trong tâm hồn. Đôi lúc, con người ấy lắng lòng mình
với một ý thơ, một lời văn để trở về với cái “tâm” vô tư, trong sáng, hồn nhiên – cội nguồn
của bản tính con người. Trở về với văn học, đặc biệt là văn học trung đại, chúng ta sẽ bắt gặp
một dòng thơ “tĩnh lặng” mà không kém phần sâu sắc - như đóa hoa sen dù sống trong đầm
lầy vẫn vươn cao và tỏa hương thơm ngát - đó là dòng thơ Thiền, đặc biệt là thơ Thiền thời
Trần. Như Giáo sư Nguyễn Huệ Chi trong “Đề nghị một cách hiểu mối quan hệ giữa văn học
đời Trần và cuộc kháng chiến chống xâm lược đời Trần” (Tạp chí Văn học, số 3 & 4 – 1986)
đã viết: “thơ văn Lí – Trần rõ ràng sẽ có giá trị như một hồi âm phản tỉnh, bằng cách này
hay cách khác giúp chúng ta thực hiện cái quá trình đi ngược lại sự tha hóa lịch sử của
chính chúng ta, giúp ta sống những giây phút tốt đẹp hơn, hồn hậu và nguyên vẹn hơn”. Và
“hình như người đọc, dù ở thế kỉ XV, thế kỉ XVIII, hay thế kỉ XX đều có thể tìm thấy ở đây cái
ánh sáng tiềm ẩn của chính tâm hồn mình, vẻ đẹp hồn nhiên tươi tắn của cuộc sống mà
chính mình đã đánh mất, sự thoáng đạt của một tư duy vừa siêu hình vừa trần tục mà mình
không thể có”. Có thể nói, với ý kiến ấy, giáo sư Nguyễn Huệ Chi đã khẳng định được giá trị
cơ bản của thơ Thiền nói chung và thơ Thiền thời Trần nói riêng.
Phải nói thơ Thiền thời Trần là một mảnh đất màu mỡ cho việc nghiên cứu, đào sâu tìm
tòi về những giá trị của Phật giáo cũng như là của văn học dân tộc. Nhiều công trình nghiên
cứu đã đi vào tìm hiểu thơ văn nói chung và một phần thơ Thiền nói riêng của thời Trần. Tuy
nhiên, dưới một góc nhìn khác, một cách tiếp cận khác, chúng tôi muốn đề xuất thêm một
cách tìm hiểu thơ Thiền thời Trần. Đó là “Thơ Thiền thời Trần trong dòng chảy văn hóa Việt
Nam”. Với công trình này chúng tôi muốn khẳng định hơn nữa giá trị của văn học thời Trần,
đặc biệt là văn học Thiền tông trong mối quan hệ với văn hóa dân tộc. Hi vọng luận văn ít
nhiều sẽ góp thêm một cách nhìn nhận, tiếp cận mới về thơ Thiền thời Trần trong dòng văn
học nói chung.
2/ Lịch sử vấn đề:
Về đề tài này, thật sự chưa có một công trình nào dành riêng để nghiên cứu nó. Tuy
nhiên, như đã nói, đây là một mảnh đất màu mỡ cho nên bằng cách này hay cách khác, dưới
góc độ này hay góc độ khác cũng đã có không ít công trình nghiên cứu về thơ Thiền thời
Trần (chủ yếu là các công trình nghiên cứu về thơ Thiền Lí – Trần nói chung). Các tác phẩm
cổ xưa như Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên, Lịch triều hiến chương loại chí của
Phan Huy Chú, Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn, đã kể lại những câu chuyện lịch sử, và
đã có những nhận định về con người thời Trần cũng như thơ văn thời Trần.
- Bộ Thơ văn Lí – Trần của Viện Văn học (1977 – 1989) là một công trình văn bản
học có bề thế và tầm cỡ về văn học Lí – Trần.
- Nguyễn Đổng Chi trong công trình Việt Nam cổ văn học sử (Phủ Quốc vụ khanh đặc
trách văn hóa, Sài Gòn, 1970) đã trình bày tiến trình văn học theo từng triều đại phong kiến,
riêng về văn học Thiền tông thời Trần tác giả chỉ điểm qua khi trình bày văn học đời Trần
(chương X).
- Ngô Tất Tố trong công trình Văn học đời Trần (Mai Lĩnh, Hà Nội, 1942) đã giới
thiệu một số thành tựu văn học của triều đại nhà Trần, trong đó có một phần là thơ Thiền.
- Bùi Văn Nguyên trong Lịch sử văn học Việt Nam, tập 2 (thế kỉ X – XVII) (NXB
Giáo Dục, Hà Nội, 1978) nhận xét: “Phật học đời Trần cũng có những tư tưởng độc đáo,
không rập khuôn theo phương Bắc”, “văn học đời Trần mở đầu loại văn bút chiến và văn
chương phê bình”, “các vua đời Trần thường là thi nhân hơn là Thiền sư”.
- Đinh Gia Khánh trong lời giới thiệu “Tám thế kỉ của tiến trình văn học” trong sách
Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập 2 (NXB Giáo Dục, Hà Nội, 1960), đã nhận định về thơ
Thiền thời Trần: “xét về mặt học thuật đời Trần, trước hết phải nói đến những trước tác về
Phật học”, “văn học đời Trần với quan niệm Tam giáo đồng nguyên, đồng thời xuất hiện xu
hướng phân công giữa Phật và Nho”, “thơ của các vị vua tu Thiền, các nhà sư thể hiện một
niềm yêu đời, yêu thiên nhiên tha thiết”.
- Phạm Văn Diêu trong Văn học đời Trần Hồ (Bài giảng tại Đại học Văn khoa Sài
Gòn, 1970 – 1971) đã giới thiệu văn học thời này theo hệ thống thể loại: văn sử kí của người
Việt viết ở Trung Hoa, văn truyện cổ, văn bi kí tựa, văn lí luận phê bình, văn nghị luận chính
trị, trong đó có một số tác phẩm thuộc văn học Thiền tông.
- Đặng Thai Mai trong bài viết Mấy điều tâm đắc về một thời đại văn học (Thơ văn Lí
– Trần, tập 1, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1977) đã đề cập đến thái độ tích cực lạc quan
trong các bài thơ Thiền của các nhà thơ Thiền và về một đạo Phật khoan dung cởi mở, từ đó
sinh ra những nhà thơ có bản lĩnh, có tâm hồn phóng khoáng, giàu chất nhân bản với những
bài thơ Thiền độc đáo, có khí sắc, đạo nhưng rất đời.
- Kiều Thu Hoạch trong Tìm hiểu thơ văn các nhà sư Lí – Trần (Tạp chí Văn học, Hà
Nội, số 6 – 1965) đã cho thấy rằng bên cạnh thơ văn đề cao ý thức tự cường dân tộc, tinh
thần yêu nước chống ngoại xâm, còn có thơ văn của các Thiền sư. Thơ văn này có nhiều yếu
tố siêu thoát, nhưng nó cũng là một hiện tượng khá đặc biệt trong lịch sử văn học. Thời Lí –
Trần là thời kì phồn thịnh nhất của đạo Phật nên có nhiều nhà sư nổi tiếng về văn học. Các
Thiền sư hay làm thơ và có thơ hay; trong kệ, chất thơ cũng bàng bạc, giáo lí đạo Phật được
trình bày khá bóng bẩy, sinh động, giàu nghệ thuật.
- Nguyễn Phạm Hùng trong Thơ Thiền và việc lĩnh hội thơ Thiền (Tạp chí Văn học, Hà
Nội, số 10 – 1994) đã tiếp thu ý kiến của Suzuki, của Nguyễn Lang để nêu lên tính trực giác
của thơ Thiền. Thơ Thiền có hai yếu tố: mặt vật chất là cái tượng trưng, còn triết lí là cái
được tượng trưng. Nhưng giá trị thẩm mĩ của thơ Thiền lại nằm ở mặt vật chất của hình
tượng thơ.
- Nguyễn Huệ Chi trong Đề nghị một cách hiểu mối quan hệ giữa văn học đời Trần và
cuộc kháng chiến chống xâm lược đời Trần (Tạp chí Văn học, số 3 & 4 – 1986) đã khẳng
định những nội dung của thơ văn (trong đó quan trọng là thơ Thiền) chính là động lực sâu xa
góp phần làm nên chiến thắng vĩ đại của quân dân nhà Trần trước đế quốc Nguyên – Mông
hùng mạnh.
- Đoàn Thị Thu Vân qua thống kê, phân loại để khảo sát về ngôn ngữ thơ Thiền Lí -
Trần và tìm hiểu quan niệm con người trong thơ Thiền Lí - Trần, trong luận án PTS Khảo sát
một số đặc trưng nghệ thuật của thơ Thiền Việt Nam thế kỉ XI – XIV (Bảo vệ tại Đại học Sư
phạm TP Hồ Chí Minh, 1995), đã đề cập đến ngôn ngữ thơ Thiền, hình tượng con người,
hình tượng thiên nhiên ngoại vật, không gian - thời gian nghệ thuật, thể thơ, kết cấu, cách
miêu tả, giọng điệu và so sánh đặc trưng nghệ thuật thơ Thiền Lí – Trần với thơ Nho cùng
thời cũng như với thơ Thiền Trung Quốc, Nhật Bản. Nhìn chung, tác giả cho rằng thơ Thiền
Lí – Trần là sản phẩm kết hợp của nền triết học giàu chất tự do phóng khoáng và một thời
đại đậm tính nhân văn nên đã đem lại nhiều nét độc đáo, mới mẻ cho thơ ca dân tộc. Đó là
thế giới nghệ thuật đầy sức thu hút, có xu hướng vươn tới không gian và thời gian vô hạn đạt
sự hợp nhất. Các Thiền sư là những con người nhập thế giúp đời. Thơ Thiền với hệ thống kí
hiệu nghệ thuật khác hẳn thơ Nho, đã đánh đổ cái nhìn nhị nguyên và con người trong thơ
Thiền là con người phá chấp, tùy duyên, đạt đạo ngay giữa cuộc đời.
- Nguyễn Công Lý trong chuyên luận Bản sắc dân tộc trong văn học Thiền tông thời Lí
– Trần (NXB Văn Hóa thông tin, Hà Nội, 1997)đã đi từ việc tìm hiểu khái niệm Thiền tông,
văn học Thiền tông đến tìm hiểu nét đặc sắc của Thiền học Việt Nam làm cơ sở nghiên cứu
bản sắc dân tộc trong văn học Thiền qua thơ văn viết về triết lí tư tưởng Thiền, về thiên
nhiên và con người, cuộc sống với tinh thần lạc quan, phong cách bình thản tin tưởng; cuối
cùng xác định vị trí và những đóng góp của văn học Thiền Lí – Trần trong tiến trình phát
triển của văn học Việt Nam; tìm hiểu mối quan hệ giữa Phật giáo với văn học, và về trạng
thái tư duy nghệ thuật kiểu trực cảm tâm linh.
- Trong Văn học Phật giáo thời Lí – Trần diện mạo và đặc điểm (NXB ĐH Quốc gia,
TP Hồ Chí Minh, 2003), tác giả Nguyễn Công Lý (2003) khái quát tình hình nghiên cứu, đặc
điểm và diện mạo văn học Phật giáo thời Lí – Trần. Theo lời mở đầu của GS.NGND Nguyễn
Đình Chú thì “một trong những kết quả nâng cao công trình của Nguyễn Công Lý chính là ở
chỗ làm rõ hơn phương diện văn chương của văn học Phật giáo Lí – Trần”. Trong đó tác giả
đã chú ý đến việc “giới thuyết, làm rõ hơn mối quan hệ giữa tôn giáo với văn học trong sự
sống nhân loại nói chung”.
- Thích Thanh Từ trong bài Thiền Trúc Lâm qua vấn đáp (Thiền học đời Trần, Viện
Nghiên cứu Phật học Việt Nam, 1995) đã giải thích ý chỉ của Trúc Lâm đệ nhất tổ trong
những câu đối đáp về Phật về Thiền với các đệ tử. Ở bài Thiền Trúc Lâm qua thơ văn chữ
Hán (Thiền học đời Trần, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, 1995), tác giả đã nhận xét về
hồn thơ, về chất Thiền độc đáo, đậm sắc màu dân tộc trong thơ Trần Nhân Tông. Còn trong
Tam tổ Trúc Lâm giảng giải (NXB Tổng hợp, TP Hồ Chí Minh, 2005), tác giả đã trình bày
rõ về công đức, hành trạng cũng như phân tích một số câu nói, bài thơ, bài kệ của ba vị tổ sư
phái Trúc Lâm là Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang. Công trình này theo Thích
Thanh Từ, được viết ra “trên tinh thần khôi phục lại Phật giáo đời Trần”. Từ đó ông khẳng
định sách Tam tổ Trúc Lâm giảng giải ra đời nhằm mục đích phục vụ cho việc nghiên cứu và
học tập Phật giáo.
- Đỗ Văn Hỷ trong Câu chuyện Huyền Quang và cách đọc thơ Thiền (Tạp chí Văn
học, Hà Nội, số 1, 1975) đã nêu lại chuyện oan tình của Huyền Quang và cho rằng ông chẳng
có oan tình gì. Trên cơ sở đó, bài viết nêu lên một khía cạnh nhỏ về thủ pháp biểu hiện của
thơ Huyền Quang và cách tiếp nhận thơ Thiền.
- Nguyễn Phương Chi với bài Huyền Quang, nhà sư thi sĩ (Tạp chí Văn học, Hà Nội,
số 3 – 1982) thì cho rằng cái cốt lõi của Huyền Quang không phải là con người Thiền mà
chính là con người thi sĩ. Thiền sư chỉ là cái vỏ, là hình thức cho con người thi nhân sống
thực, cảm xúc thực đầy sáng tạo.
- Mai Quốc Liên trong Các nhà thơ đời Trần (Dưới gốc me vườn Nguyễn Huệ, Sở Văn
Hóa thông tin Nghĩa Bình – 1986) đã đề cập đến những điểm cơ bản của mĩ học Thiền: vắng
lặng, hư tịch, phản ánh chân như của vũ trụ theo quan điểm Phật giáo. Từ đó nêu ra những
đặc trưng trong thơ Thiền của Trần Nhân Tông, của Huyền Quang.
- Minh Chi trong Thơ Huyền Quang (Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, 1995) thì
không đồng ý với ý kiến của Nguyễn Phương Chi cho rằng ở Huyền Quang con người thi
nhân rõ nét hơn con người tôn giáo. Theo tác giả, thơ Huyền Quang mang đậm nét trữ tình
và văn chương Phật giáo không phải là văn chương khô khan. Các Thiền sư không phải là
con người lạnh lùng không cảm xúc. Thơ văn là trực cảm, cảm xúc với người, với cảnh và
với bản thân mình. Đó không phải là cái ta hời hợt mà là cái ta đại ngã cùng một bản thể với
chúng sinh, vạn vật mà chỉ có bậc giác ngộ mới thể nghiệm được.
- Minh Tuệ trong Thiền sư Huyền Quang, một nhà thơ lớn (Viện Nghiên cứu Phật học
Việt Nam, 1995) thì cho rằng Huyền Quang vừa là Thiền sư ngộ đạo, vừa là người nghệ sĩ
lớn với thi hứng dạt dào, phóng khoáng.
- Phạm Ngọc Lan trong Trần Nhân Tông và cảm hứng Thiền trong thơ (Tạp chí Văn
học, Hà Nội, số 4 – 1992) đã đề cập những cảm hứng trong những bài thơ viết về thiên nhiên
của Trần Nhân Tông.
- Thích Đồng Bổn trong Vai trò chính trị của các tăng sĩ Phật giáo ở thời đại Lí –
Trần (NXB Tôn giáo, Hà Nội – 2006) đã khái quát một số đặc điểm của Phật giáo cũng như
hành trạng của các vị tăng sĩ Phật giáo trong đời sống chính trị của triều đại Lí – Trần. Tác
giả cũng đã khẳng định ở “đời Trần Phật giáo đã đi vào đỉnh cao nhất và đi sâu vào chính
sự qua những con người cụ thể lãnh đạo triều đại, các vị vua nhà Trần đã là tăng sĩ hay
đang trị vì cũng đã uyên thâm Phật học”.
Tóm lại, thơ Thiền Lí – Trần nói chung, thơ Thiền thời Trần nói riêng đã được các nhà
nghiên cứu quan tâm ngày càng nhiều và chủ yếu ở các phương diện văn bản học (sưu tầm,
dịch thuật, giới thiệu), tìm hiểu tác giả, nghiên cứu giá trị của tác phẩm, Điều đó chứng tỏ
văn học Thiền tông là mảnh đất có nhiều sức hấp dẫn đối với số đông nhà nghiên cứu. Trên
tinh thần kế thừa những thành quả của người đi trước, chúng tôi đã tổng hợp những tài liệu
phong phú có liên quan để từ đó đi vào tìm hiểu một phương diện chuyên biệt của vấn đề:
Thơ Thiền thời Trần trong dòng chảy văn hóa Việt Nam.
3/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Như tên gọi của nó - Thơ Thiền thời Trần trong dòng chảy văn hóa Việt Nam – đề tài
này nhằm thực hiện hai nhiệm vụ:
Một là khái quát về thơ Thiền thời Trần và khái quát những lĩnh vực văn hóa tinh thần
bằng cách khảo sát tài liệu, so sánh đối chiếu và rút ra những nhận định cơ bản về thơ Thiền
thời Trần cũng như về văn hóa Việt Nam.
Hai là, từ việc nắm vững hai vấn đề trên, chúng tôi đi vào làm rõ mối tương giao giữa
thơ Thiền và văn hóa Việt Nam trong tiến trình vận động của nó.
Về phạm vi khảo sát, trước hết, đề tài được xác định là để bước đầu tìm hiểu sự tương
giao giữa thơ Thiền và văn hóa Việt Nam trong quá trình vận động và phát triển. Thơ Thiền
nói chung và thơ Thiền thời Trần nói riêng cũng như văn hóa Việt Nam là những vấn đề
phức tạp, có rất nhiều ý kiến đề cập. Do đó, chúng tôi không có tham vọng chạm đến tận
cùng của vấn đề mà chỉ là bước đầu khảo sát, phân tích để có cái nhìn mới cũng như cách
tiếp cận mới về thơ Thiền thời Trần trong văn học trung đại nói riêng và văn học Việt Nam
nói chung.
Về thơ Thiền thời Trần, chúng tôi căn cứ vào một số công trình như Thơ văn Lí Trần
(tập II, quyển thượng) , Tổng tập văn học Việt Nam (tập 2, 3) và các công trình của các tác
giả như Đoàn Thị Thu Vân, Nguyễn Công Lý,... Về văn hóa, chúng tôi căn cứ vào công trình
của Trần Quốc Vượng, La Văn Quán, Trần Ngọc Thêm, bao gồm các vấn đề về con
người, thiên nhiên, cách ứng xử với tự nhiên và xã hội,
4/ Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu:
Phật giáo Thiền tông là một hệ tư tưởng - triết học có ảnh hưởng sâu sắc ở nước ta
trong những thế kỷ đầu kỷ nguyên tự chủ. Nó góp phần không nhỏ vào những thành tựu về
chính trị, ngoại giao, văn hóa, xã hội của một thời đại huy hoàng trong lịch sử dân tộc -
thời đại Lí - Trần - và đã để lại dấu ấn khá đậm nét trong nhiều lĩnh vực của đời sống, đặc
biệt là trong thơ văn thời đại ấy cũng như văn chương trung đại Việt Nam nói chung. Nghiên
cứu thơ Thiền thời Trần trong dòng chảy văn hóa Việt Nam không chỉ để hiểu con người
Việt Nam trong quá khứ mà còn góp phần xây dựng con người Việt Nam hôm nay và mai
sau. Đây là một công việc cần thiết và bổ ích vì đó là một trong những cách giữ gìn, phát huy
bản sắc văn hóa dân tộc.
Thời Trần là thời đại phát triển cực thịnh trong lịch sử Việt Nam. Có được điều đó,
theo nhiều nhà nghiên cứu, một phần là do sự ảnh hưởng và tác động của Phật giáo. Điều đó
được minh chứng rõ ràng ở chỗ, thời đại nhà Trần có không ít các vị vua, quan là thiền sư
hoặc thiền gia, cư sĩ, trong số đó có vua Trần Nhân Tông là người đã khai sáng thiền phái
Trúc Lâm. Văn học thời Trần được sản sinh ra trong bối cảnh đó. Đây là giai đoạn đặt nền
móng vững chắc cho sự phát triển của văn học viết Việt Nam, trong đó thơ Thiền được vinh
dự là một bộ phận văn học có vị trí gần như là tiên phong cho giai đoạn này với những thành
tựu đáng kể. Nhờ thế, nó tạo nên một tiếng nói rất riêng khó có thể tìm thấy ở các giai đoạn
văn học sau. Các nhà nghiên cứu đều thừa nhận văn học thời Trần, trong đó đáng kể là thơ
Thiền, có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền văn học Việt Nam nói chung và văn chương
trung đại nói riêng. Do đó, nghiên cứu thỏa đáng vấn đề đặt ra sẽ rất có ý nghĩa về mặt khoa
học.
Lâu nay, các tác phẩm thơ Thiền thời Trần cũng đã được đưa vào giảng dạy trong nhà
trường nên nghiên cứu đề tài này còn có ý nghĩa thiết thực về mặt nghiệp vụ vì sẽ góp phần
vào việc giải mã những tác phẩm văn học giàu chất nhân văn, là giá trị văn hóa của dân tộc,
nhưng đồng thời cũng mang tính uyên áo, không dễ lĩnh hội, từ đó giúp cho việc nghiên cứu
và giảng dạy bộ phận văn học này tốt hơn.
5/ Phương hướng và phương pháp nghiên cứu:
Thơ Thiền thời Trần đến nay tuy có nhiều người quan tâm nghiên cứu và đạt được
nhiều thành tựu đáng quý song, so với yêu cầu phát triển của xã hội nói chung và của văn
học nói riêng thì vẫn còn nhiều khoảng trống để người đi sau tiếp tục tìm hiểu. Với đề tài này
chúng tôi muốn thực hiện một hướng tiếp cận vừa gần gũi, quen thuộc nhưng cũng khá mới
mẻ và lí thú về thơ Thiền thời Trần, qua đó góp phần làm phong phú hơn cách nhìn nhận,
đánh giá về giá trị văn học của dân tộc.
Khi tiến hành đề tài này, chúng tôi chọn phương pháp ph