Thuở còn học phổ thông dù chỉ đọc được vẻn vẹn bốn truyện ngắn Chí Phèo,
Đời Thừa, Lão Hạc, Đôi Mắt của Nam Cao in trong các sách giáo khoa nhưng tôi
rất thích. Tôi thường đọc đi đọc lại nhiều lần những tác phẩm đó mà không biết
chán. Ngòi bút của Nam Cao dường như lạnh lùng vô cảm khi gọi nhân vật của
mình là hắn, y, lão, thị nhưng thể hiện tâm trạng, nỗi lòng nhân vật thì sâu sắc, đầy
vẻ cảm thông, thấu hiểu. Đọc văn Nam Cao, tôi như bị ám ảnh bởi dư vị đắng cay,
chua xót về những kiếp người đau khổ, bế tắc, bất lực như Hộ, Chí Phèo hay Lão
Hạc. Có điều kiện tiếp xúc với nhiều tác phẩm của Nam Cao, tôi càng cảm phục tài
năng của ông hơn, mới biết được sự nhìn nhận cảm tính bấy lâu nay của mình là
đúng. Bởi các nhà nghiên cứu đã nhìn nhận Nam Cao là m ột “nhà văn hiện thực phê
phán xuất sắc nhất”, một “người kết thúc vẻ vang trào lưu văn học hiện thực”
(Phong Lê).
Thế nhưng cuộc đời của Nam Cao lại gặp nhiều trắc trở, éo le khi phải sống trong
những năm tháng đen tối của chế độ thực dân nửa phong kiến, ông luôn phải chống chọi
với cái đói, cái nợ áo cơm mà không sao thoát ra được. Tài văn của Nam Cao không được
đánh giá đúng, công nhận, nhiều tác phẩm ôngviết ra bị Nhà xuất bản bấy giờ từ chối, rẻ
rúng. Nhưng trong cái xã hội bóp nghẹt sự sống con người đó, người trí thức “trung
thực vô ngần”(lời Tô Hoài) ấy luôn nghiêm khắc tự đấu tranh bản thân để vượt mình,
cố thoát khỏi lối sống tầm thường, nhỏ nhen, khao khát hướng tới “tâm hồn trong sạch
và mơ tới những cảnh sống, những con người thật đẹp” (Nhật kí Nam Cao, ghi ngày 31-8-1950).
Nam Cao đã ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ, cái tuổi ba mươi sáu(1915-1951) đang
ở độ “chín” về tư tưởng và tài năng, ra đi khi đang ấp ủ viết một cuốn tiểu thuyết
lớn về quê hương mình. Ông chỉ kịp để lại một tiểu thuyết duy nhất là Sống mòn
(1944). Đọc Sống mòn, đầu tiên người đọc sẽ có cảm tưởng như đây là một tiểu
thuy ết tự thuật, một tư liệu quí để hiểu hơn về cuộc đời, về suy nghĩ của nhà văn.
Nhưng đó chỉ là thứ yếu bởi Sống mòncòn có một ý nghĩa rộng hơn, sâu sắc hơn.
Tác phẩm không chỉ làm nổi bật cuộc sống nghèo khổ, bế tắc của người trí thức
trước Cách mạng với những suy nghĩ nhỏ nhen, vặt vãnh mà còn mở rộng ra những
mảnh đời nghèo khổ, tăm tối của bao người dân lương thiện. Trong quá trình sáng
tạo tác phẩm, ngòi bút của Nam Cao đã sử dụng linh hoạt yếu tố thời gian và không
gian nghệ thuật làm cho Sống mòntrở nên đặc sắc và hấp dẫn. Vì vậy, tôi đã chọn
đề tài “Thời gian và không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Sống mòn của Nam
Cao” để có dịp t ìm hiểu kĩ hơn về nghệ thuật tác phẩm của một nhà văn mà tôi hằng
Trang 1
yêu thích, mến mộ và cũng là cơ hội để tôi trao dồi, củng cố kiến thức tiệncho việc học
tập, làm việc và nghiên cứu sau này.
80 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 8064 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thời gian và không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết sống mòn của Nam Cao, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN NGỮ VĂN
NGUYỄN MINH HẢI
THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT SỐNG MÒN CỦA NAM CAO
Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành sư phạm Ngữ Văn
Cán bộ hướng dẫn: NGUYỄN HOA BẰNG
Cần Thơ, 05-2009
ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Mục đích, yêu cầu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
PHẦN NỘI DUNG CHÍNH
Chương I: LÍ LUẬN CHUNG VỀ THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ
THUẬT
1. Thời gian nghệ thuật
1.1. Khái niệm thời gian nghệ thuật
1.2. Cấu trúc và biểu hiện của thời gian nghệ thuật
1.2.1 Thời gian được trần thuật
1.2.2.Thời gian trần thuật
2. Không gian nghệ thuật
2.1. Khái niệm không gian nghệ thuật
2.2. Các loại không gian nghệ thuật
2.2.1.Không gian bối cảnh
2.2.2.Không gian sự kiện
2.2.3.Không gian tâm lý
Chương II: THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT SỐNG
MÒN CỦA NAM CAO
2.1. Thời gian được trần thuật
2.1.1. Thời gian hiện thực hàng ngày
2.1.2. Thời gian hồi tưởng
2.1.3. Thời gian tương lai
2.1.4. Thời giann tâm trạng
2.2. Thời gian trần thuật
Chương III: KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT
SỐNG MÒN CỦA NAM CAO
3.1. Không gian bối cảnh
3.2. Không gian sự kiện
3.3. Không gian tâm lý
PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Thuở còn học phổ thông dù chỉ đọc được vẻn vẹn bốn truyện ngắn Chí Phèo,
Đời Thừa, Lão Hạc, Đôi Mắt của Nam Cao in trong các sách giáo khoa nhưng tôi
rất thích. Tôi thường đọc đi đọc lại nhiều lần những tác phẩm đó mà không biết
chán. Ngòi bút của Nam Cao dường như lạnh lùng vô cảm khi gọi nhân vật của
mình là hắn, y, lão, thị nhưng thể hiện tâm trạng, nỗi lòng nhân vật thì sâu sắc, đầy
vẻ cảm thông, thấu hiểu. Đọc văn Nam Cao, tôi như bị ám ảnh bởi dư vị đắng cay,
chua xót về những kiếp người đau khổ, bế tắc, bất lực như Hộ, Chí Phèo hay Lão
Hạc. Có điều kiện tiếp xúc với nhiều tác phẩm của Nam Cao, tôi càng cảm phục tài
năng của ông hơn, mới biết được sự nhìn nhận cảm tính bấy lâu nay của mình là
đúng. Bởi các nhà nghiên cứu đã nhìn nhận Nam Cao là một “nhà văn hiện thực phê
phán xuất sắc nhất”, một “người kết thúc vẻ vang trào lưu văn học hiện thực”
(Phong Lê).
Thế nhưng cuộc đời của Nam Cao lại gặp nhiều trắc trở, éo le khi phải sống trong
những năm tháng đen tối của chế độ thực dân nửa phong kiến, ông luôn phải chống chọi
với cái đói, cái nợ áo cơm mà không sao thoát ra được. Tài văn của Nam Cao không được
đánh giá đúng, công nhận, nhiều tác phẩm ông viết ra bị Nhà xuất bản bấy giờ từ chối, rẻ
rúng. Nhưng trong cái xã hội bóp nghẹt sự sống con người đó, người trí thức “trung
thực vô ngần”(lời Tô Hoài) ấy luôn nghiêm khắc tự đấu tranh bản thân để vượt mình,
cố thoát khỏi lối sống tầm thường, nhỏ nhen, khao khát hướng tới “tâm hồn trong sạch
và mơ tới những cảnh sống, những con người thật đẹp” (Nhật kí Nam Cao, ghi ngày 31-
8-1950).
Nam Cao đã ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ, cái tuổi ba mươi sáu(1915-1951) đang
ở độ “chín” về tư tưởng và tài năng, ra đi khi đang ấp ủ viết một cuốn tiểu thuyết
lớn về quê hương mình. Ông chỉ kịp để lại một tiểu thuyết duy nhất là Sống mòn
(1944). Đọc Sống mòn, đầu tiên người đọc sẽ có cảm tưởng như đây là một tiểu
thuyết tự thuật, một tư liệu quí để hiểu hơn về cuộc đời, về suy nghĩ của nhà văn.
Nhưng đó chỉ là thứ yếu bởi Sống mòn còn có một ý nghĩa rộng hơn, sâu sắc hơn.
Tác phẩm không chỉ làm nổi bật cuộc sống nghèo khổ, bế tắc của người trí thức
trước Cách mạng với những suy nghĩ nhỏ nhen, vặt vãnh mà còn mở rộng ra những
mảnh đời nghèo khổ, tăm tối của bao người dân lương thiện. Trong quá trình sáng
tạo tác phẩm, ngòi bút của Nam Cao đã sử dụng linh hoạt yếu tố thời gian và không
gian nghệ thuật làm cho Sống mòn trở nên đặc sắc và hấp dẫn. Vì vậy, tôi đã chọn
đề tài “Thời gian và không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Sống mòn của Nam
Cao” để có dịp tìm hiểu kĩ hơn về nghệ thuật tác phẩm của một nhà văn mà tôi hằng
Trang 1
yêu thích, mến mộ và cũng là cơ hội để tôi trao dồi, củng cố kiến thức tiện cho việc học
tập, làm việc và nghiên cứu sau này.
2. Lịch sử vấn đề:
“Không gian và thời gian là hai bề của sự vật, là kích thước của sự sống. Nghệ
thuật biểu hiện sự sống, tái hiện sự sống làm sao không dựng cái khung không gian
và thời gian lên được để chứa đựng vật, để cho sự vật có chỗ sống, sinh sôi, nảy
nở”(Huy Cận). Vì vậy, vấn đề thời gian và không gian nghệ thuật trong tác phẩm
văn chương đã được nhiều nhà nghiên cứu trong nước và trên thế giới quan tâm, đề
cập đến. Mặc dù chưa có cách lí giải, trình bày thống nhất nhưng các nhà lí luận
cũng đã đưa ra được hướng nghiên cứu hết sức cần thiết giúp cho người đọc nâng
cao năng lực chiếm lĩnh các giá trị văn học. Ở đây, người viết xin điểm lại một số
vấn đề của các nhà nghiên cứu Việt Nam về không gian và thời gian nghệ thuật.
Lê Ngọc Trà trong Lí luận và Văn học nhận định thời gian và không gian trong văn
học gồm hai mặt cơ bản: “quan niệm thời gian - không gian của nhà văn và tổ chức thời
gian và không gian nghệ thuật của tác phẩm”[27; tr.146]. Ông khảo sát thời gian ở hai
bình diện chính là nhịp độ thời gian và trình tự thời gian. Với quan niệm thời gian và
không gian trong tác phẩm văn học thống nhất chặt chẽ với nhau nên nhà nghiên cứu
không đi vào tách biệt làm rõ những cấu trúc và đặc điểm riêng giữa thời gian và không
gian nghệ thuật.
Trần Đình Sử là một nhà nghiên cứu có nhiều quan tâm đến thi pháp học và lí luận.
Trong Một số vấn đề thi pháp học hiện đại, ông đi vào tách biệt giữa thời gian và không
gian nghệ thuật. Ông đã đưa ra khái niệm và dẫn chứng trong trong một số tác phẩm tiêu
biểu như truyện họ Hồng Bàng, truyện cổ tích, khúc ngâm và trong thơ…. Ngoài ra
ông còn có nhiều công trình nghiên cứu đến không gian và thời gian nghệ thuật như
Thi pháp thơ Tố Hữu, Thi pháp Văn học trung đại hay Từ điển thuật ngữ văn học… Đây
là những tư liệu quý đối với người học tập, nghiên cứu lí luận và thi pháp trong đó có
không gian và thời gian nghệ thuật. Và cả những người yêu thích văn chương, họ cũng có
hướng để tìm hiểu.
Bên cạnh đó, Nguyễn Thị Dư Khánh trong Phân tích tác phẩm văn học từ góc độ
thi pháp nhận định: “không gian và thời gian - khác biệt, gắn với những địa điểm và
thời gian của nhiều người kể chuyện”…[15; tr.43] “các đầu mối của truyện trong những
trục không gian và thời gian đa phương không tuân theo một trình tự trước sau chặt
chẽ” [15; tr.44]. Để chứng minh cho nhận định của mình, nhà nghiên cứu đi vào làm rõ
điểm nhìn khác nhau của người kể chuyện qua một số truyện ngắn, tiểu thuyết tiêu
biểu.
Ngoài ra sách Lí luận văn học (chương IX) do Phương Lựu làm chủ biên có đưa
ra những đặc điểm, biểu hiện riêng của từng loại không gian và thời gian nghệ thuật
Trang 2
nhưng do không gian và thời gian nghệ thuật chỉ là một mảng nhỏ trong đặc trưng
nghệ thuật ngôn từ nên nhà nghiên cứu chưa có điều kiên đi sâu, trình bày một cách
chi tiết.
Trong Lí luận văn học - Vấn đề và suy ngẫm của Nguyễn Văn Hạnh & Huỳnh Như
Phương, hai nhà nghiên cứu đi vào làm rõ một số đặc điểm về hình tượng thời gian và
không gian. Về hình tượng không gian có không gian thiên nhiên, không gian sinh
hoạt, có thể là không gian mở hay không gian khép, là không gian tĩnh hay động.Về
hình tượng thời gian có thời gian trần thuật, thời gian tâm lí. Tác giả cũng nhấn mạnh
“hình tượng thời gian cũng đồng thời biểu lộ cách nhìn của con người về thế giới”[10;
tr.183].
Vấn đề thời gian và không gian nghệ thuật trong Sống mòn cũng được nhiều nhà
nghiên cứu quan tâm, đề cập đến:
Đỗ Đức Hiểu trong Hai không gian sống trong Sống mòn cho rằng cái không gian
sống của Thứ là một “không gian o bế, ngày càng thu hẹp”. Theo tác giả, Sống mòn có
hai không gian nghệ thuật cơ bản là không gian hiện thực và không gian tâm tưởng
nhưng “Sức năng động của Sống mòn chính là sự xung đột giữa không gian xã hội (“
xó nhà quê” và ngoại ô Hà Nội nhem nhuốc) và không gian tinh thần, mơ ước,
không gian hồi tưởng, không gian khát vọng”[3; tr.243] và “ Cái không gian khắc
nghiệt của xã hội giống như một định mệnh, bám dai dẳng cuộc đời anh[Thứ], chống
lại cái không gian mơ ước”[3; tr.294]
Nguyễn Ngọc Thiện với Bút pháp tự sự đặc sắc trong Sống mòn đã phân tích cốt
truyện, lối kể chuyện, giọng văn cũng có đề cập đến thời gian và không gian nghệ
thuật. Tác giả cho rằng “Có thể thấy trong Sống mòn luôn luôn bắt gặp sự hòa trộn, đồng
hiện giữa không gian thời gian quá khứ và hiện tại, sự tồn tại song song giữa các sự kiện
bên ngoài và dòng liên tưởng, hồi cố, so sánh bên trong thế giới nội tâm nhân vật”[3;
tr.302]. Tác giả còn phân tích chi tiết điểm nhìn của lối kể chuyện “lúc thì chuyện
được kể theo điểm nhìn của người kể chuyện, lúc thì chuyện được kể theo điểm nhìn nhân
vật [3; tr.303].
Phong Lê trong Đọc lại và lại đọc Sống mòn cũng có đề cập đến không gian và thời
gian nghệ thuật. Tác giả cho rằng “có ba không gian sống chủ yếu của nhân vật Sống
mòn. Đó là gian ở nhà trường, gian nhà ông Học và gian nhà của Thứ ở quê” [3; tr.
323]. Tác giả còn nhận định “ thế giới truyện Sống mòn, cả không gian và thời gian
như là sự dồn nén, thu nhỏ lại, rồi thu nhỏ nữa. Trong dồn nén mà chứa chất, mà diễn
biến cho hết mọi cử động, mọi hoạt động, mọi hành động, mọi suy tư và ý nghĩ…”[3;
tr.327].
Trong Lí luận văn học - Vấn đề và suy ngẫm, tác giả nghiên cứu hình tượng thời
gian cũng có đề cập đến Sống mòn: “Những mẫu chuyện vặt vãnh, quẩn quanh
Trang 3
trong sinh hoạt hàng ngày của những người trí thức được tác giả Sống mòn dẫn dắt trong
sự kết hợp với trạng thái tâm lí bất lực, tự ti, hoài nghi, bi quan, khinh bạc, sĩ diện hảo
của các nhân vật, phù hợp với không gian chật hẹp, tù túng. Đó là một thế giới quẩn
quanh đơn điệu, lặp lại hàng ngày, cũng đơn điệu như cái tâm trạng mệt mỏi của các
nhân vật [10; tr.182].
Trần Đăng Xuyền với Thời gian và không gian nghệ thuật Nam Cao in trên Tạp
chí văn học số 5,1991 và được in lại trong Nam Cao - Về tác gia và tác phẩm. Ông
đã phân tích các đặc điểm của thời gian nghệ thuật: là thời gian hiện thực hàng
ngày với những bế tắc, tù túng, lẩn quẩn trong vòng những lo âu thường nhật của
các nhân vật, là thời gian hồi tưởng của các nhân vật “ có thể trong sáng ấm áp
nhưng bao giờ cũng gợi lên một nỗi buồn”[18; tr.466] và thời gian tâm trạng “nặng
nề chậm chạp” gắn liền với tâm trạng đau buồn và bi kịch của nhân vật. Về không
gian nghệ thuật, ông cho rằng đó là không gian nông thôn “có cái vẻ vắng lặng
hoang vu của một vùng quê xác xơ vì nghèo đói”[31; tr.473]. Trong đó không gian
nhà ở, căn buồng là không gian trung tâm cùng sự xuất hiện của không gian suy
tưởng.
Nhìn chung, vấn đề thời gian và không gian nghệ thuật trong Sống mòn đã được
không ít nhà nghiên cứu quan tâm, đề cập đến. Thế nhưng một tác phẩm đặc sắc, tiêu
biểu của trào lưu hiện thực phê phán như Sống mòn vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra, cần
làm rõ về thời gian và không gian nghệ thuật.
3. Mục đích yêu cầu:
Nguyễn Thị Dư Khánh đã nhận định: “Lí thuyết màu xám, còn cây đời thì mãi
mãi xanh tươi- câu nói của Goethe thật là chính xác với lí luận và thi pháp tiểu
thuyết. Bao nhiêu cuộc tranh luận đã diễn ra xung quanh sự đổi mới không ngừng
của hình thức thể loại cường tráng nhiều biến đổi bậc nhất này. Tình hình này đã
được Bakhtine nâng lên và phát biểu thành một đặc điểm của thi pháp tiểu thuyết.
Đó là tính chất “đương đại” ở thì “không hoàn thành” của nó. Còn biết bao nhiêu
vấn đề cụ thể chưa được giải quyết về mặt lí luận”[15; tr.49] trong đó có không
gian và thời gian nghệ thuật. Vì vậy mục đích, yêu cầu trước tiên, người viết phải
đưa ra lí luận chung về thời gian và không gian nghệ thuật của văn chương
dựa trên tư liệu của các nhà nghiên cứu kết hợp cùng lí lẽ, dẫn chứng từ các tác
phẩm đã được học và đọc, để phần nào hiểu rõ hơn về vai trò của không gian và
thời gian nghệ thuật trong việc thể hiện tư tưởng, chủ đề của tác phẩm và dụng ý
sáng tác của nhà văn.
Có thể nói, tuy chưa mang tính thống nhất về lí luận chung nhưng vấn đề lí luận
thời gian và không gian nghệ thuật mà người viết đưa ra sẽ tạo cơ sở cho người viết
có được sự nhìn nhận ban đầu để đi vào làm rõ yêu cầu rất quan trọng là thời gian
Trang 4
và không gian nghệ thuật trong tác phẩm Sống mòn. Đó cũng là dịp để người viết hiểu
rõ hơn về tác phẩm Sống mòn cũng như tập làm quen với công việc nghiên cứu khoa học.
4. Phạm vi nghiên cứu:
Thi pháp học là lĩnh vực rất rộng nghiên cứu về nghệ thuật như nghiên cứu tác
phẩm, thể loại, phong cách ngôn ngữ. Vì vậy để làm rõ vấn đề cần nghiên cứu,
người viết chỉ đi sâu vào một mảng nhỏ của thi pháp học (và lí luận), cụ thể là một mảng
đặc trưng của nghệ thuật ngôn từ. Đó là không gian và thời gian nghệ thuật của văn
chương. Từ phần lí luận về thời gian và không gian nghệ thuật đó, người viết sẽ vận
dụng vào làm rõ thời gian và không gian nghệ thuật trong một tiểu thuyết cụ thể,
một tiểu thuyết duy nhất của Nam Cao có tên Sống mòn (hay còn có một tên gọi khác là
Chết mòn).
5. Phương pháp nghiên cứu:
Vấn đề thời gian và không gian nghệ thuật văn chương nói chung cũng như trong
tiểu thuyết Sống mòn nói riêng đã được nhiều người quan tâm, nghiên cứu nhưng vẫn
chưa đi đến kết luận chung và mang tính thống nhất. Vì vậy dựa trên tài liệu của các nhà
nghiên cứu và trên văn bản của tác phẩm Sống mòn, người viết chủ yếu vận dụng phương
pháp phân tích, tổng hợp để làm rõ vấn đề nghiên cứu của mình. Và các thao tác bình
luận, giải thích, chứng minh cũng được sử dụng như là các thao tác bổ trợ.
Bên cạnh đó, để làm rõ vấn đề, người viết cũng vận dụng phương pháp so sánh, đối
chiếu Sống mòn với một số tác phẩm khác trong nước và thế giới thuộc các trào lưu lãng
mạn, hiện thực phê phán hay hiện thực Cách mạng trong đó có cả một số tác phẩm khác
của Nam Cao.
Ngoài ra, phương pháp thống kê cũng được người viết sử dụng để tiện cho việc
nghiên cứu và bảo đảm tính khoa học khi có một số chi tiết mang tính nghệ thuật trong
tác phẩm có sự lặp lại, bản thân chứa ít nhiều dung lượng, mức độ có liên quan đến
không gian và thời gian nghệ thuật.
Trang 5
Chương I:
LÍ LUẬN CHUNG VỀ THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN
NGHỆ THUẬT
1. Thời gian nghệ thuật:
1.1. Khái niệm:
Thời gian nghệ thuật là phạm trù của hình thức nghệ thuật, thể hiện phương thức
tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật. Nếu thế giới thực tại tồn tại trong thời
gian thì cũng thế, thế giới nghệ thuật cũng tồn tại trong thời gian nghệ thuật.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì thời gian nghệ thuật là “hình thức nội tại của
hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Cũng như không gian nghệ
thuật, sự miêu tả, trần thuật trong văn học nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ
một điểm nhìn nhất định trong thời gian. Và cái được trần thuật bao giờ cũng diễn
ra trong thời gian, được biết qua thời gian trần thuật. Sự phối hợp của hai yếu tố
thời gian này tạo thành thời gian nghệ thuật, một hiện tượng ước lệ chỉ có trong thế
giới nghệ thuật. Khác với thời gian khách quan được đo bằng đồng hồ và lịch, thời
gian nghệ thuật có thể đảo ngược, quay về quá khứ, có thể bay vượt tới tương lai xa
xôi, có thể dồn nén một khoảng thời gian dài trong chốc lát, lại có thể kéo dài cái
chốc lát thành vô tận. Thời gian nghệ thuật được đo bằng nhiều thước đo khác
nhau, bằng sự lặp lại đều đặn của các hiện tượng đời sống được ý thức: sự sống,
cái chết, gặp gỡ, chia tay, mùa này, mùa khác…tạo nên nhịp điệu trong tác phẩm.
Như vậy, thời gian nghệ thuật gắn liền với tổ chức bên trong của hình tượng nghệ
thuật. Khi nào ngòi bút nghệ sĩ chạy theo diễn biến sự kiện thì thời gian trôi nhanh,
khi nào dừng lại miêu tả chi tiết thì thời gian chậm lại.
Thời gian nghệ thuật thể hiện sự tự cảm thấy của con người trong thế giới. Có
thời gian nghệ thuật không tách rời với chuỗi biến cố cốt truyện như cổ tích, có thời
gian nghệ thuật xây dựng trên dòng tâm trạng và ý thức như tiểu thuyết, có tác
phẩm dừng lại chủ yếu trong quá khứ khép kín trong tương lai, có thời gian nghệ
thuật “trôi” trong các diễn biến sinh hoạt, có thời gian gắn với vận động của thời
đại, lịch sử, lại có thời gian nghệ thuật có tính “vĩnh viễn”, đứng ngoài thời gian
như thần thoại. Thời gian nghệ thuật phản ánh sự cảm thụ thời gian của con người
trong từng thời kì lịch sử, từng giai đoạn phát triển, nó cũng thể hiện sự cảm thụ
độc đáo của tác giả về phương thức tồn tại của con người trong thời gian. Trong
thế giới nghệ thuật, thời gian nghệ thuật xuất hiện như một hệ quy chiếu có tính
tiêu đề được giấu kín để miêu tả đời sống trong tác phẩm, cho thấy đặc điểm tư duy
Trang 6
của tác giả. Gắn với phương thức, phương tiện thể hiện, mỗi thể loại văn học có kiểu
thời gian nghệ thuật riêng”. [8; tr.322-323]
1.2. Cấu trúc và biểu hiện của thời gian nghệ thuật:
1.2.1.Thời gian được trần thuật:
Thời gian được trần thuật là thời gian của các sự kiện được miêu tả. Những ai đã
từng đắm say vùi đầu vào các tập truyện, các tiểu thuyết hẳn đã có kinh nghiệm
thiết thân về thời gian nghệ thuật. Lúc ấy ta chỉ biết có thời gian đang diễn ra trong
truyện mà hoàn toàn tạm quên đi thời gian thực tại (ví dụ như đang chăn trâu để trâu
ăn lúa, đang nấu cơm để cơm cháy, quên hẳn trời đã mưa, đã tối hẳn lúc nào không
hay).
Qua tác phẩm ta cảm nhận được thời gian từ những đổi thay biến cố trong tự nhiên (sáng,
trưa, chiều, tối, xuân, hạ, thu, đông) trong đời người (lọt lòng, lớn lên, lấy vợ, lấy chồng,
già, chết) trong phong tục xã hội (các ngày lễ hội, các phiên chợ, kì giỗ, tế) trong đời
sống chính trị (đời vua nào, trước cách mạng, sau giải phóng…). Mọi cảm giác về biến
đổi đều gợi cảm giác thời gian:
Mặt trời càng lên tỏ
Bông lúa chín thêm vàng
Sương treo đầu ngọn cỏ
Sương lại càng long lanh
(Thăm lúa -Trần Hữu Thung).
Thời gian được trần thuật được biểu hiện bởi nhiều phương diện. Trước hết là các
trạng từ chỉ thời gian như “ngày xửa ngày xưa”, “dạo ấy”, “cách đây không lâu” cùng
các từ chỉ các đoạn thời gian, chỉ cách tính thời gian. Thời gian được trần thuật được biểu
hiện bằng các dấu hiệu chỉ thời gian như tuổi trẻ, tuổi già, xuân, hạ, thu, đông, bằng tiếng
đỗ quyên kêu, bằng tiếng chuông chùa, bằng phiên chợ, bằng lễ kỉ niệm hằng năm…
Nhìn chung, thời gian được trần thuật là một hiện tượng vô hạn, liên tục. Người
ta có thể miêu tả một đời, một thế hệ hoặc một ngày, một phút giây trong đời hoặc
tái hiện những năm tháng không thể nào quên. Có thể đó là một buổi chiều nhá
nhem tối mở đầu tác phẩm Vợ nhặt, Tràng trở về nhà như mở ra bối cảnh lịch sử -
những ngày tháng đen tối đầu năm 1945 của xã hội Việt Nam với nạn đói khủng
khiếp đang diễn ra. Hay Cao điểm cuối cùng của Hữu Mai, người đọc sẽ cảm nhận
được 56 ngày đêm chiến đấu gian khổ, ác liệt, đầy hi sinh mất mát nhưng thật đẹp
và hào hùng của dân tộc Việt Nam. Cụ thể hơn, đó là những giờ phút chiến đấu đầy
cam go, thử thách khi bộ đội ta tấn công vào cứ điểm, ngọn đồi A1 trong tầm đại
bác của kẻ thù để giành từng tấc đất, từng ụ súng. Ở một số tác phẩm, thời gian
được trần thuật kéo dài tới hàng chục năm, trăm năm như truyện Sông đông êm đềm
Trang 7
của Sôlôkhôp, thời gian được trần thuật kéo dài tới mười năm (1912-1922) hay
Chiến tranh & hòa bình là cả một thời gian lịch sử dài gần một thế kỉ.
Bản thân thời gian là một đối tượng của sự cảm nhận, một chủ đề, đề tài của văn
học. Thời gian được trần thuật ở đây có thể là thời gian quá khứ, thời gian quay trở lại
với những hồi ức, kỉ niệm của nhân vật. Thanh Tịnh trong Tôi đi học luôn nhớ về buổi
học đầu tiên với kỉ niệm của ngày khai trường “Hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và
gió lạnh. Mẹ dắt tay tôi từng bước…”. Kỉ niệm ngày học đầu tiên được mẹ dắt đến
trường sao mà đẹp đẽ và nên thơ. Bởi nó được cảm nhận
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luanvan.doc
- luanvan1.pdf