1.Tính cấp thiết của đề tài.
Trong nền kinh tế hiện nay, vốn đầu tư phát triển kinh tế nói chung và vốn đầu tư phát triển khu công nghiệp nói riêng là một vấn đề đặc biệt quan trọng, cần được quan tâm giải quyết. Việc thu hút vốn đầu tư phát triển các Khu công nghiệp như thế nào để đáp ứng được nhu cầu đầu tư phát triển của ngành công nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đồng thời việc thu hút vốn đó phải đạt được hiệu quả kinh tế cao.
Hiện nay, tỉnh Hưng Yên đã hình thành một số khu công nghiệp tập trung thu hút hàng trăm nhà đầu tư đến đây thành lập doanh nghiệp, tiến hành sản xuất kinh doanh. Các khu công nghiệp này cần huy động số lượng lớn vốn đầu tư phát triển của các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế ở trong nước và nước ngoài. Để các khu công nghiệp của tỉnh không chỉ là đầu tàu kinh tế góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, mà còn có thể trở thành các khu công nghiệp điển hình về thu hút vốn đầu tư phát triển ở khu vực phía Bắc.
Từ thực tế cho thấy vốn đầu tư phát triển Khu công nghiệp ở tỉnh Hưng Yên đã có những dấu hiệu khả quan, tích cực, đã thu hút được số lượng lớn vốn đầu tư ở trong và ngoài nước, đóng góp rất lớn vào sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.Tuy nhiên, việc thu hút vốn đầu tư của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, nảy sinh nhiều vấn đề như sử dụng nguồn vốn chưa hiệu quả, kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh, tốc độ giải ngân chậm, còn nhiều KCN chưa lấp đầy, để trống gây ra tình trạng lãng phí đất,và đặc biệt là lượng đầu tư vào KCN của tỉnh chưa cao.
Nhận thấy tầm quan trọng của các KCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên trong quá trình CNH-HĐH đất nước, tôi đã chọn đề tài :Thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp ở tỉnh Hưng Yên hiện nay.Đề tài nghiên cứu này thể hiện rõ quan điểm của tôi về bốn vấn đề sau:
(1).Vai trò của nguồn vốn FDI đối với nền kinh tế trên địa bàn tỉnh như thế nào?
(2)Tại sao nguồn vốn FDI vào các KCN trên địa bàn tỉnh lại thấp hơn so với các tỉnh như Bắc Ninh, Bắc Giang, Bình Dương ?
(3)Những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện nguồn vốn FDI phát triển các KCN?
(4) Cần có những giải pháp nào đề tăng cường thu hút nguồn vốn FDI vào các KCN?
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế nói chung và phát triển Khu công nghiệp nói riêng đã được nhiều tác giả nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Ở nước ta có một số công trình nghiên cứu khoa học đã công bố liên quan đến thu hút vốn đầu tư vào các KCN trong nước.
Đề tài : “Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các khu công nghiệp tập trung Hà Nội”, Khoá Luận tốt nghiệp Vũ Thị Phương Thảo, lớp CN 43B trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội.Đề tài về cơ bản đã thể hiện được tình hình hoạt động của một số KCN trên địa bàn Hà Nội nhưng mới là chung chung, chưa đi vào cụ thể từng KCN riêng biệt, chưa nói rõ được những thành công, hạn chế cũng như những nguyên nhân dẫn tới những thành công và hạn chế đó.
Đề tài : “ Các Khu Công Nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh”,Khoá luận tốt nghiệp, sinh viên Nguyễn Việt Hưng lớp KT09A, trường Đại Học kinh tế quốc dân thành phố Hồ Chí Minh.Đề tài đã cho độc giả biết tới những KCN đang hoạt động tại thành phố HCM, nhưng chưa nêu được tình hình thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước,những đóng góp của các KCN vào tăng trưởng kinh tế của toàn thành phố.
Đề tài : “Một số giải pháp nhằm thu hút FDI vào các KCN trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”,Khoá luận tốt nghiệp,sinh viên Trần Việt Thắng trường ĐH kinh tế quốc dân TP.Hồ Chí Minh.Đề tài đã thể hiện rất rõ và cụ thể về những mặt thành công và hạn chế của việc thu hút FDI vào các KCN,nêu bật được vai trò của nguồn vốn FDI đối với phát triển kinh tế nói chung và đối với các KCN trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh nói riêng; đồng thời đề ra những giải pháp hết sức khả thi, thuyết phục được độc giả.Tuy nhiên tác giả chưa đi sâu vào tìm hiểu một số KCN điển hình trên thành phố để cho độc giả biết được tình hình thu hút ở các KCN ấy có những khó khăn gì,từ đó đưa ra những giải pháp sẽ thuyết phục hơn.
Luận văn Thạc sĩ,Đào Thị Hồng Lam “Thực trạng và giải pháp phát triển các KCN tại tỉnh Hải Dương”, trường Đại Học Kinh Tế- ĐHQGHN. Tác giả đi sâu vào nghiên cứu hoạt động tại các KCN như hoạt động của các ngành nghề, tình hình lao động đang làm việc tại các DN.
Luận văn thạc sĩ , Phùng Quốc Chí, “Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hưng Yên : Thực trạng và giải pháp” , Đại Học Kinh Tế- ĐHQHN.Nội dung đề cập tới thực trạng của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hưng Yên.Trong đó tác giả nhấn mạnh vai trò then chốt của các KCN trong giải pháp thu hút vôn FDI vào các địa phương .
Tuy nhiên với nghiên cứu để xây dựng mô hình KCN khác nhau với những đặc điểm về tự nhiên, kinh tế, xã hội khác nhau,ở từng giai đoạn khác nhau và chưa có nghiên cứu cụ thể về vấn đề thu hút vốn đầu tư vào KCN tỉnh Hưng Yên.
3. Mục đích và nhiệm vụ của khoá luận .
- Phân tích và làm rõ khái niệm KCN, vốn đầu tư, các nguồn vốn đầu tư và vai trò của vốn đầu tư đối với việc phát triển kinh tế nói chung và phát triển KCN nói riêng. Nghiên cứu kinh nghiệm một số tỉnh trong nước về thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp.
- Đánh giá tình hình thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp ở tỉnh Hưng Yên trong giai đoạn vừa qua. Tìm ra những thành công, hạn chế và các nguyên nhân.
- Tổng hợp những quan điểm và định hướng của Đảng và Nhà nước, của tỉnh Hưng Yên về việc phát triển khu công nghiệp và thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp.
- Đề xuất những giải pháp chủ yếu để thu hút vốn đầu tư có hiệu quả vào các khu công nghiệp ở tỉnh Hưng Yên trong giai đoạn 2006 - 2010, tầm nhìn đến năm 2020.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Khóa Luận tập trung vào nghiên cứu tình hình thu hút mọi nguồn vốn đầu tư vào KCN, những thành công, hạn chế trong việc thu hút vốn đầu tư; từ đó đưa ra một vài giải pháp nhằm tăng khả năng thu hút vốn đầu tư hiệu quả trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
- Thời gian nghiên cứu chỉ tập trung vào giai đoạn từ năm 2006 - 2020 khi Hưng Yên thành lập các khu công nghiệp tập trung .
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong bài Khoá Luận này, tôi chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê, phân tích và tổng hợp: tiếp cận thực tế, thu thập thông tin,số liệu trên sách báo,internet; so sánh, đối chiếu, phân tích, đánh giá.Đồng thời vận dụng lĩnh vực chuyên ngành Kinh tế Chính trị đưa ra những giải pháp thiết thực nhất, khả quan nhất.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được kết cấu thành 3 chương.
Chương 1 : Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc thu hút vốn đầu tư vào KCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
Chương 2 :Tình hình thu hút vốn đầu tư vào KCN trên địa bàn tỉnh
Chương 3 : Quan điểm và giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư vào các KCN của tỉnh trong thời gian tới.
73 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4135 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thu hút đầu tư vào khu công nghiệp ở tỉnh Hưng Yên hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần mở đầu
1.Tính cấp thiết của đề tài.
Trong nền kinh tế hiện nay, vốn đầu tư phát triển kinh tế nói chung và vốn đầu tư phát triển khu công nghiệp nói riêng là một vấn đề đặc biệt quan trọng, cần được quan tâm giải quyết. Việc thu hút vốn đầu tư phát triển các Khu công nghiệp như thế nào để đáp ứng được nhu cầu đầu tư phát triển của ngành công nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đồng thời việc thu hút vốn đó phải đạt được hiệu quả kinh tế cao.
Hiện nay, tỉnh Hưng Yên đã hình thành một số khu công nghiệp tập trung thu hút hàng trăm nhà đầu tư đến đây thành lập doanh nghiệp, tiến hành sản xuất kinh doanh. Các khu công nghiệp này cần huy động số lượng lớn vốn đầu tư phát triển của các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế ở trong nước và nước ngoài. Để các khu công nghiệp của tỉnh không chỉ là đầu tàu kinh tế góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, mà còn có thể trở thành các khu công nghiệp điển hình về thu hút vốn đầu tư phát triển ở khu vực phía Bắc.
Từ thực tế cho thấy vốn đầu tư phát triển Khu công nghiệp ở tỉnh Hưng Yên đã có những dấu hiệu khả quan, tích cực, đã thu hút được số lượng lớn vốn đầu tư ở trong và ngoài nước, đóng góp rất lớn vào sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.Tuy nhiên, việc thu hút vốn đầu tư của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, nảy sinh nhiều vấn đề như sử dụng nguồn vốn chưa hiệu quả, kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh, tốc độ giải ngân chậm, còn nhiều KCN chưa lấp đầy, để trống gây ra tình trạng lãng phí đất,và đặc biệt là lượng đầu tư vào KCN của tỉnh chưa cao.
Nhận thấy tầm quan trọng của các KCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên trong quá trình CNH-HĐH đất nước, tôi đã chọn đề tài :Thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp ở tỉnh Hưng Yên hiện nay.Đề tài nghiên cứu này thể hiện rõ quan điểm của tôi về bốn vấn đề sau:
(1).Vai trò của nguồn vốn FDI đối với nền kinh tế trên địa bàn tỉnh như thế nào?
(2)Tại sao nguồn vốn FDI vào các KCN trên địa bàn tỉnh lại thấp hơn so với các tỉnh như Bắc Ninh, Bắc Giang, Bình Dương…?
(3)Những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện nguồn vốn FDI phát triển các KCN?
(4) Cần có những giải pháp nào đề tăng cường thu hút nguồn vốn FDI vào các KCN?
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế nói chung và phát triển Khu công nghiệp nói riêng đã được nhiều tác giả nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Ở nước ta có một số công trình nghiên cứu khoa học đã công bố liên quan đến thu hút vốn đầu tư vào các KCN trong nước.
Đề tài : “Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các khu công nghiệp tập trung Hà Nội”, Khoá Luận tốt nghiệp Vũ Thị Phương Thảo, lớp CN 43B trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội.Đề tài về cơ bản đã thể hiện được tình hình hoạt động của một số KCN trên địa bàn Hà Nội nhưng mới là chung chung, chưa đi vào cụ thể từng KCN riêng biệt, chưa nói rõ được những thành công, hạn chế cũng như những nguyên nhân dẫn tới những thành công và hạn chế đó.
Đề tài : “ Các Khu Công Nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh”,Khoá luận tốt nghiệp, sinh viên Nguyễn Việt Hưng lớp KT09A, trường Đại Học kinh tế quốc dân thành phố Hồ Chí Minh.Đề tài đã cho độc giả biết tới những KCN đang hoạt động tại thành phố HCM, nhưng chưa nêu được tình hình thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước,những đóng góp của các KCN vào tăng trưởng kinh tế của toàn thành phố.
Đề tài : “Một số giải pháp nhằm thu hút FDI vào các KCN trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”,Khoá luận tốt nghiệp,sinh viên Trần Việt Thắng trường ĐH kinh tế quốc dân TP.Hồ Chí Minh.Đề tài đã thể hiện rất rõ và cụ thể về những mặt thành công và hạn chế của việc thu hút FDI vào các KCN,nêu bật được vai trò của nguồn vốn FDI đối với phát triển kinh tế nói chung và đối với các KCN trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh nói riêng; đồng thời đề ra những giải pháp hết sức khả thi, thuyết phục được độc giả.Tuy nhiên tác giả chưa đi sâu vào tìm hiểu một số KCN điển hình trên thành phố để cho độc giả biết được tình hình thu hút ở các KCN ấy có những khó khăn gì,từ đó đưa ra những giải pháp sẽ thuyết phục hơn.
Luận văn Thạc sĩ,Đào Thị Hồng Lam “Thực trạng và giải pháp phát triển các KCN tại tỉnh Hải Dương”, trường Đại Học Kinh Tế- ĐHQGHN. Tác giả đi sâu vào nghiên cứu hoạt động tại các KCN như hoạt động của các ngành nghề, tình hình lao động đang làm việc tại các DN.
Luận văn thạc sĩ , Phùng Quốc Chí, “Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hưng Yên : Thực trạng và giải pháp” , Đại Học Kinh Tế- ĐHQHN.Nội dung đề cập tới thực trạng của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hưng Yên.Trong đó tác giả nhấn mạnh vai trò then chốt của các KCN trong giải pháp thu hút vôn FDI vào các địa phương .
Tuy nhiên với nghiên cứu để xây dựng mô hình KCN khác nhau với những đặc điểm về tự nhiên, kinh tế, xã hội khác nhau,ở từng giai đoạn khác nhau và chưa có nghiên cứu cụ thể về vấn đề thu hút vốn đầu tư vào KCN tỉnh Hưng Yên.
3. Mục đích và nhiệm vụ của khoá luận .
- Phân tích và làm rõ khái niệm KCN, vốn đầu tư, các nguồn vốn đầu tư và vai trò của vốn đầu tư đối với việc phát triển kinh tế nói chung và phát triển KCN nói riêng. Nghiên cứu kinh nghiệm một số tỉnh trong nước về thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp.
- Đánh giá tình hình thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp ở tỉnh Hưng Yên trong giai đoạn vừa qua. Tìm ra những thành công, hạn chế và các nguyên nhân.
- Tổng hợp những quan điểm và định hướng của Đảng và Nhà nước, của tỉnh Hưng Yên về việc phát triển khu công nghiệp và thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp.
- Đề xuất những giải pháp chủ yếu để thu hút vốn đầu tư có hiệu quả vào các khu công nghiệp ở tỉnh Hưng Yên trong giai đoạn 2006 - 2010, tầm nhìn đến năm 2020.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Khóa Luận tập trung vào nghiên cứu tình hình thu hút mọi nguồn vốn đầu tư vào KCN, những thành công, hạn chế trong việc thu hút vốn đầu tư; từ đó đưa ra một vài giải pháp nhằm tăng khả năng thu hút vốn đầu tư hiệu quả trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
- Thời gian nghiên cứu chỉ tập trung vào giai đoạn từ năm 2006 - 2020 khi Hưng Yên thành lập các khu công nghiệp tập trung .
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong bài Khoá Luận này, tôi chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê, phân tích và tổng hợp: tiếp cận thực tế, thu thập thông tin,số liệu trên sách báo,internet; so sánh, đối chiếu, phân tích, đánh giá.Đồng thời vận dụng lĩnh vực chuyên ngành Kinh tế Chính trị đưa ra những giải pháp thiết thực nhất, khả quan nhất.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được kết cấu thành 3 chương.
Chương 1 : Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc thu hút vốn đầu tư vào KCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
Chương 2 :Tình hình thu hút vốn đầu tư vào KCN trên địa bàn tỉnh
Chương 3 : Quan điểm và giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư vào các KCN của tỉnh trong thời gian tới.
Do điều kiện và trình độ có hạn nên đề tài này không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô giáo và bạn đọc.
Em chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của thầy Phó hiệu trưởng trường ĐH kinh tế - ĐHQGHN, Phó giáo sư Nguyễn Ngọc Thanh, cùng sự giúp đỡ của ông Phạm Thái Sơn- trưởng Ban Quản Lý KCN tỉnh Hưng Yên.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN
1.1.Tổng quan về Khu Công Nghiệp
1.1.1.Khái niệm Khu công nghiệp
Tuỳ theo từng điều kiện từng nước mà KCN có những nội dung hoạt động kinh tế khác nhau Hiện nay có hai mô hình phát triển KCN từ đó hình thành hai khái niệm về KCN, đó là :
Thứ nhất, KCN là khu vực lãnh thổ rộng, có nèn tảng là sản xuất công nghiệp, dịch vụ sinh hoạt, vui chơi giải trí, khu thương mại, văn phòng, nhà ở…KCN theo quan điểm này về thực chất là khu hành chính-kinh tế đặc biệt.
Thứ hai, KCN là khu vực lãnh thổ có giới hạn nhất định, ở đó tập trung các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và dịch vụ, không có dân cư sinh sống.
Tại Việt Nam, theo Quy chế KCN, KCX, Khu công nghệ cao – Ban hành kèm theo Nghị định số 36/CP ban hành ngày 24/4/1997 “ Khu công nghiệp là khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp chuyên sản xuất hang công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, do Chính Phủ hoặc Thủ tướng chính phủ quyết định thành lập. Trong khu công nghiệp có thể có doanh nghiệp chế xuất.
Như vậy KCN Việt Nam được hiểu giống với định nghĩa thứ hai trong đó : Doanh Nghiệp KCN là doanh nghiệp được thành lập và hoat động trong KCN gồm doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp dịch vụ.Doanh nghiệp sản xuất KCN là doanh nghiệp sản xuất hàng công nghiệp được thành lập và hoạt động trong KCN.Doanh nghiệp dịch vụ KCN là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong KCN, thực hiện dịch vụ các công trình kết cấu hạ tầng KCN, dịch vụ sản xuất công nghiệp.
1.1.2. Đặc điểm của các Khu công nghiệp
Hiện nay, các KCN được phát triển ở hầu hết các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển.Mặc dù có sự khác nhau về qui mô, địa điểm, phương thức xây dựng hạ tầng nhưng nói chung các KCN có những đặc điểm sau:
KCN là một tổ chức không gian lãnh thổ công nghiệp luôn gắn liền phát triển công nghiệp với xây dựng cơ sở hạ tầng và hình thành mạng lưới đô thị và phân bố dân cư hợp lý.
KCN có chính sách kinh tế thù và ưu đãi nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tạo môi trường đầu tư thuận lợi và hấp dẫn.KCN cho phép các doanh nghiệp sử dụng những phạm vi đất đai nhất định bên trong KCN để thành lập các nhà máy xí nghiệp, các cơ sở kinh tế, dịch vụ, với nhiều ưu đãi như thủ tục hành chính, giá thuê đất…
Về tính chất hoạt động, KCN là nơi tập trung và thu hút các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ gắn liền với hoạt động sản xuất công nghiệp gọi chung là doanh nghiệp KCN. Doanh nghiệp KCN có thể là doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ; các bên tham gia hợp đồng, hợp tác kinh doanh.Các doanh nghiệp này được quyền kinh doanh trong các lĩnh vực sau : Xây dựng và kinh doanh các công trình kết cấu hạ tầng; sản xuất gia công; lắp ráp các sản phẩm công nghiệp để phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dung trong nước; phát triển và kinh doanh bằng sảng chế, qui trình công nghệ,…
Về cơ sở hạ tầng kĩ thuật, các KCN đều xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng với những điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh như đường xá, hệ thống điện nước, thông tin liên lạc, xử lý giác thải…Nguồn vốn xây dựng cơ sở hạ tầng thường do Chính phủ bỏ ra để san lấp mặt bằng, làm đường giao thông…Trong trường hợp nhà nước không đủ vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thì Nhà nước có thể kêu gọi từ nguồn vốn đầu tư nước ngoài và trong nước.Việc xây dựng cơ sở hạ tầng trong KCN thường do một công ty phát triển hạ tầng đảm nhiệm.Công ty này có thể là doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh thực hiện. Các công ty phát triển hạ tầng KCN sẽ xây dựng các kết cấu hạ tầng sau đó được phép cho các doanh nghiệp khác thuê lại.
Về tổ chức quản lý, trên thực tế thì các KCN đều thành lập hệ thống Ban quản lý KCN cấp tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương để trực tiếp thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trong KCN.Ngoài Ban quản lý KCN, tham gia quản lý tại các KCN còn có các Bộ, Ngành như : UBND tỉnh- thành phố, Bộ kế hoạch và Đầu tư, Bộ thương mại, Bộ xây dựng,…
Sản phẩm của doanh nghiệp KCN chủ yếu dành cho thị trường thế giới và phục vụ xuất khẩu để tăng thu ngoại tệ. Tuy nhiên cũng có rất nhiều doanh nghiệp KCN sản xuất kinh doanh nhằm phục vụ thị trường nội địa.Các nhà sản xuất trong KCN rất quan tâm đến việc giảm nhập khẩu máy móc, thiết bị và hàng hoá tiêu dung, họ rất chú trọng tới việc sản xuất hang hoá chất lượng cao với mục đích thay thế hang nhập khẩu.
Mọi hoạt động kinh tế trong KCN trực tiếp chịu sự chi phối của thị trường và diễn biến của thị trường quốc tế.Bởi vậy, cơ chế quản lý kinh tế trong KCN đều lấy điều tiết của thị trường làm chính.
KCN có vị trí địa lý xác định nhưng không hoàn toàn tách biệt như KCX. Các chế độ quản lý hành chính, các qui định trong nội bộ KCN và với các doanh nghiệp ngoài KCN sẽ rộng rãi hơn.Hoạt động trong KCN sẽ là hoạt động của các tổ chức pháp nhân và các cá nhân trong và ngoài nước với điều kiện bình đẳng.
KCN là mô hình tổng hợp phát triển kinh tế với nhiều thành phần và nhiều hình thức sở hữu khác nhau cùng tồn tại song song: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài dưới các hình thức hợp đồng, hợp tác kinh doanh; doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài; doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn trong nước.
Ra đời cùng mô hình KCX, KCN cũng đã nhanh chóng thu được nhiều thành tựu ở nhiều quốc gia, đặc biệt là ở những nước đang phát triển.
1.1.3.Phân loại theo KCN chung .
Có thể căn cứ vào nhiều tiêu thức khác nhau :
(1)Căn cứ vào mục đích sản xuất, người ta chia ra khu công nghiệp và khu chế xuất. Khu công nghiệp bao gồm các cơ sở sản xuất hàng công nghiệp để tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Khu chế xuất là một dạng của khu công nghiệp chuyên làm hàng xuất khẩu.
(2)Theo mức độ mới - cũ, khu công nghiệp chia làm 3 loại:
- Các khu công nghiệp cũ xây dựng trong thời kỳ bao cấp (từ trước khi có chủ trương xây dựng khu chế xuất năm 1990) như khu công nghiệp Thượng Đình - Hà Nội, khu công nghiệp Việt Trì, khu công nghiệp Gang thép Thái Nguyên v.v...
- Các khu công nghiệp cải tạo, hình thành trên cơ sở có một số xí nghiệp đang hoạt động
-Các khu công nghiệp xuất hiện trên địa bàn mới (hiện có khoảng 20)
(3) Theo tính chất đồng bộ của việc xây dựng, cần tách riêng 2 nhóm khu công nghiệp đã hoàn thành và chưa hoàn thành đầy đủ cơ sở hạ tầng và các công trình bảo vệ môi trường như hệ thống thông tin, giao thông nội khu, các công trình cấp điện, cấp nước, thoát nước mưa, nước thải, các nhà máy xử lý nước thải, chất thải rắn, bụi khói v.v...
(4)Theo tình trạng cho thuê, có thể chia số khu công nghiệp thành ba nhóm có diện tích cho thuê được lấp kín dưới 50%, trên 50% và 100%. (Các tiêu thức 3 và 4 chỉ là tạm thời: khi xây dựng hoàn chỉnh, đồng bộ tất cả các công trình và cho thuê hết diện tích thì 2 tiêu thức đó không cần sử dụng nữa).
(5)Theo quy mô, hình thành 3 loại khu công nghiệp: lớn, vừa và nhỏ. Các chỉ tiêu phân bổ quan trọng nhất có thể chọn là diện tích tổng số doanh nghiệp, tổng số vốn đầu tư, tổng số lao động và tổng giá trị gia tăng. Các khu công nghiệp lớn được thành lập phải có quyết định của Thủ tướng chính phủ. Các khu công nghiệp vừa và nhỏ thuộc quyền quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố. Trong giai đoạn đầu hiện nay ta chú trọng xây dựng các khu công nghiệp vừa và nhỏ để sớm khai thác có hiệu quả.
(6) Theo trình độ kỹ thuật: có thể phân biệt
- Các khu công nghiệp bình thường, sử dụng kỹ thuật hiện đại chưa nhiều. - Các khu công nghiệp cao, kỹ thuật hiện đại thuộc ngành công nghiệp mũi nhọn như công nghệ điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học v.v... làm đầu tàu cho sự phát triển công nghiệp, phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội dài hạn.
(7)Theo chủ đầu tư, có thể chia thành 3 nhóm:
- Các khu công nghiệp chỉ gồm các doanh nghiệp, dự án đầu tư trong nước.
- Các khu công nghiệp hỗn hợp bao gồm các doanh nghiệp, dự án đầu tư trong nước và nước ngoài
-Các khu công nghiệp chỉ gồm các doanh nghiệp, các dự án 100% vốn đầu tư nước ngoài.
(8) Theo tính chất của thực thể kinh tế xã hội, cần phân biêt 2 loại:
- Các khu công nghiệp thuần túy chỉ xây dựng các xí nghiệp sản xuất, chế biến sản phẩm, không có khu vực dân cư.
- Các khu công nghiệp này dần dần sẽ trở thành thị trấn, thị xã hay thành phố vệ tinh. Đó là sự phát triển toàn diện của các khu công nghiệp.
(9) Theo tính chất ngành công nghiệp :
Có thể liệt kê theo các ngành cấp I, như khu chế biến nông lâm hải sản, khu công nghiệp khai thác quặng, dầu khí, hóa dầu, điện tử, tin học, khu công nghiệp điện, năng lượng, khu công nghiệp phục vụ vận tải, khu công nghiệp vật liệu xây dựng v.v...
(10)Theo lãnh thổ địa lý: phân chia các khu công nghiệp theo ba miền Bắc, Trung, Nam, theo các vùng kinh tế xã hội (hoặc theo các vùng kinh tế trọng điểm); và theo các tỉnh thành để phục vụ cho việc khai thác thế mạnh của mỗi vùng, làm cho kinh tế xã hội của các vùng phát triển tương đối đồng đều, góp phần bảo đảm nền kinh tế quốc dân phát triển bền vững.
1.1.5.Vai trò của khu công nghiệp đối với nền kinh tế
1.1.5.1.Đối với nền kinh tế của cả nước
Qua thực tế, chúng ta đã từng bước làm rõ việc phát triển KCN mang lại nhiều lợi ích cho đất nước.
Thứ nhất ,KCN là công cụ thực hiện thu hút vốn đầu tư có hiệu quả.
KCN được xây dựng công nghệ hạ tầng hoàn chỉnh là nơi thu hút các cơ sở sản xuất công nghiệp, với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại tạo ra sản phẩm công nghệ tiêu dung và xuất khẩu với năng suất lao động cao.Đó là nền tảng của sự nghiệp CNH- HĐH.
KCN tạo ra một cơ chế mới hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời việc xây dựng các KCN đảm bảo cho việc tổ chức,quản lý dễ dàng, xây dựng có cơ sở hạ tầng tiết kiệm hơn.Do các nhà máy được xây dựng theo qui hoạch và các KCN được trang bị hạ tầng cơ sở đồng bộ nên các nhà đầu tư sẽ giảm được nhiều chi phí ngoài doanh nghiệp. Việc các doanh nghiệp được xây dựng tập trung vào một khu vực còn giúp các doanh nghiệp phát triển các quan hệ liên kết, hợp tác.Vấn đề ô nhiễm môi trường được hạn chế do có hệ thống xử lý chung và được kiểm soát chặt chẽ.
Thứ hai, Đầu tư nước ngoài vào KCN là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho nguồn vốn phát triển kinh tế .
Đối với Việt Nam, để tăng trưởng và phát triển nền kinh tế đòi hỏi một khối lượng vốn đầu tư rất lớn.Vốn trong nước chưa đủ để đáp ứng nhu cầu đó. Do đó thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào KCN là rất quan trọng vì KCN phản ánh tiềm năng phát triển công nghiệp của mỗi nước. Theo ngân hàng thế giới(WB), các dự án thực hiện trong KCN do các nhà đầu tư nước ngoài hoặc do liên doanh với nước ngoài thực hiện (24% do liên doanh với nước ngoài, 33% do các nhà đầu tư nước ngoài, 43% do đầu tư trong nước). Do vậy KCN góp phần đáng kể trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cho nước chủ nhà.
Thứ ba, KCN là nơi thu hút vốn đầu tư khoa học công nghệ, kĩ thuật cao trong và ngoài nước.
Việc tiếp thu công nghệ và kỹ năng là mục đích mà các nước đang và chưa phát triển rất quan tâm. Bởi vì để tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới và thị trường nội địa, nhà đầu tư thường đưa vào KCN những công nghệ tương đối hiện đại và cả những công nghệ loại tiên tiến nhất của thể giới. Mặc dù trong các KCN, người ta chủ yếu thực hiện sản xuất hàng tiêu dùng, gia công lắp ráp, song quá trình chuyển giao công nghệ vẫn diễn ra dưới nhiều hìnhthức: đào tạo công nhân nước chủ nhà sử dụng máy móc, công nghệ sản xuất. Ngoài ra chúng ta còn học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm quản lý của nước ngoài.
Thứ tư, Đầu tư vào KCN thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH
Do tác động của vốn, khoa học kỹ thuật do đầu tư trực tiếp nước ngoài mang lại làm cơ cấu kinh tế được chuyển dịch. Hướng chuyển dịch là tăng tỷ trọng sản phẩm công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng sản phẩm nông nghiệp. Số doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào trong KCN tăng sẽ thu hút được số lượng khá lớn lao động, giải quyết được công ăn việc làm cho nước sở tại. Ngoài ra, KCN còn góp phần đẩy mạnh xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ cho đất nước.
Thực tế có rất nhiều nước đã tiến hành CNH, HĐH đất nước thành công nhờ một phần không nhỏ vào kết quả hoạt động của KCN. Trung Quốc thời kỳ bắt đầu mở cửa đã chọn các tỉnh duyên hải xây dựng hàng loạt các KCN tập trung đã biến các vùng đất không có khả năng sản xuất nông nghiệp thành trung tâm công nghiệp, đô thị từ đó mở rộng hơn vào nội địa. Hàn Quốc từ cuối thập kỷ 60 đã xây dựng mới hàng loạt các KCN cùng các thành phố mới, các tập đoàn công nghiệp lớn lên từ đó... Nhật Bản, Đài Loan thành công trong việc xây dựng c