Hiện nay, Nuôi trồng Thủy sản có một vị tr í rất quan trọng trong Ngành
Thủy sản ở Đồng Bằng Sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung. Với lợi
thế tiề m năng nguồn nước ngọt, những năm gần đây Nuôi trồng Thủy sản, đặc
biệt là nuôi cá nước ngọt ở Đồng Bằng Sông Cửu Long phát triển rất nhanh
chóng, góp phần giải quyết việc làm, cải thiện thu nhập và nâng cao đời sống
nhân dân.
Song song với sự phát triển của nghề nuôi c á thì nghề sản xuất giống cá
cũng vào cuộc rất sôi nổi nhằm cung ứng nhu cầu rất cấp thiết của nghề nuôi. Nếu
như trước đây nguồn giống chủ yếu từ tự nhiên, thường bị động do phải theo mùa
vụ và số lượng giới hạn thì ngày nay, nhiều loài cá có giá trị kinh tế cao đã được
sinh sản nhân tạo thành công, góp phần chủ động số lượng lớn nguồn cá giống.
Cá mè vinh là một trong số đó. Cá mè vinh là loài có giá trị kinh tế, có tính ăn
rộng, th ức ăn đơn giản, dễ nuôi, lớn khá nhanh và đã được sinh sản nhân tạo
thànhcông. Để kích thích sinh sản nhân tạo cá mè vinh có thể dùng các loại kích
thích tố như: Não thùy, LHRHa + Dom, Tuy nhiên, vẫn chưa xác định được loại
kích thích tố nào manglại hiệu quảcao hơn (sức sinh sản, tỉ lệ đẻ, tỉ lệ thụ tinh, tỉ
lệ nở, ). Xuất phát từ thực tế đó, đề t ài Thử nghiệm sản xuất giống cá mè vinh
bằng kích thích tố khác nhau được tiến hành
41 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3380 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thử nghiệm sản xuất giống cá mè vinh bằng kích thích tố khác nhau ở Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
HUỲNH TẤN ĐẠT
THỬ NGHIỆM SẢN XUẤT GIỐNG CÁ MÈ VINH
BẰNG KÍCH THÍCH TỐ KHÁC NHAU
Ở CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Ts. NGUYỄN VĂN KIỂM
2009
i
Lời cảm tạ
Qua thời gian thực tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp tại trường,
tôi đã nhận được nhiều sự giứp đỡ, có cơ hội học tập được rất nhiều kiến thức
bổ ích và kinh nghiệm quí báu từ phía các cá nhân, tập thể. Và những kiến
thức, sự giúp đỡ đó đã được thể hiện thành sản phẩm, đó chính là quyển luận
văn tốt nghiệp đại học này. Để hoàn thành luận văn này, tôi không quên sự
đóng góp quí báu của:
Quí thầy cô trong Khoa Thủy sản – Trường Đại học Cần Thơ đã tận
tình giúp đỡ và truyền đạt những kiến thức chuyên môn quí báu trong thời
gian tôi học tập tại trường.
Nhân đây tôi cũng xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Văn Kiểm đã
tận tình hướng dẫn tôi từ khi thành lập đề cương cho đến khi hoàn thành bài
luận văn tốt nghiệp. Tôi sẽ không quên sự quan tâm rất nhiệt tình, hướng dẫn
tìm tài liệu tham khảo, liên hệ nơi thực tập, tạo điều kiện rất thuận lợi cho tôi
thực hiện đề tài tốt nghiệp. Chính sự giản dị, cởi mở gần gũi của thầy đã giúp
cho tôi có thêm sự tự tin, hăng hái trong thực hiện đề tài.
Xin cảm ơn cô giáo cố vấn học tập Lam Mỹ Lan đã giúp đỡ và động
viên tinh thần cho tôi những lúc khó khăn trong học tập.
Bài luận văn cũng sẽ không hoàn thành thuận lợi nếu không có sự giúp
đỡ của anh Thắng – Cán bộ kỹ thuật tại Trại thực nghiệm sản xuất giống cá –
Khoa Thủy sản – Trường Đại học Cần Thơ. Chính anh đã hỗ trợ cho tôi rất
nhiều trong những thao tác cũng như những kiến thức thực tế trong quá trình
thí nghiệm.
Xin cảm ơn các bạn bè lớp TS0713L1, cảm ơn các bạn trong Trại thực
nghiệm sản xuất giống cá – Khoa Thủy sản đã giúp đỡ tôi như những người
bạn tốt.
Đóng góp quan trọng nhất là sự ủng hộ về vật chất và tinh thần của
cha mẹ tôi - 2 người thân yêu nhất mà tôi tôn kính suốt đời, tôi biết rằng có
nói ngàn lời cũng sẽ chẳng bao giờ nói hết được sự tri ân..
công.
Tác giả xin kính chúc tất cả luôn dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và thành
ii
TÓM TẮT
Thí nghiệm khảo sát lọai kích thích tố mang hiệu quả sinh sản cao nhất
trên cá mè vinh được tiến hành với 3 nghiệm thức: Nghiệm thức 1: Não thùy
cá chép 6 mg/kg cá cái. Nghiệm thức 2: LHRHa 100 µg + 10 mg Dom/kg cá
cái. Nghiệm thức 3: 3 mg Não thùy + 1500 UI HCG/kg cá cái. Mỗi nghiệm
thức sử dụng 3 cặp cá bố mẹ thành thục tốt, trứng phát triển đồng đều,…trong
điều kiện nhiệt độ, oxy, pH,…trong giới hạn cho phép. Thí nghiệm khảo sát
các chỉ tiêu: tỉ lệ đẻ, sức sinh sản, thời gian hiệu ứng, tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ nở. Kết
quả cho thấy nghiệm thức 2 sử dụng 100 µ g LHRHa kết hợp với 10 mg
Dom/kg cá cái cho hiệu quả tốt nhất, Nghiệm thức 3 sử dụng 3 mg não thùy +
1500 UI HCG/ kg cá cái chưa có hiệu quả trong sinh sản nhân tạo cá mè vinh.
iii
DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1. Cá mè vinh
Hình 3.1. Kích dục tố sử dụng kích thích cá mè vinh sinh sản
Hình 3.2. Các dụng cụ sử dụng trong quá trình thí nghiệm
Hình 3.3. Kiểm tra cá trước khi cho đẻ
Hình 3.4. Chích cá mè vinh
iv
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 4.1. Cơ cấu đàn cá trong ao nuôi vỗ tại trại cá
Bảng 4.2. Một số chỉ tiêu trong quá trình sinh sản cá mè vinh
Bảng 4.3. Một số chỉ tiêu trong quá trình ấp trứng cá mè vinh
Hình 4.4. Một số giai đoạn phát triển phôi cá mè vinh
Bảng 4.5. Nhiệt độ trung bình của các tháng nuôi vỗ
Bảng 4.6. Nhiệt độ trung bình trong quá trình kích thích sinh sản
Bảng 4.7. Hàm lượng oxy hòa tan trung bình ở các tháng trong quá trình nuôi vỗ
Bảng 4.8. Hàm lượng oxy hòa tan trung bình trong quá trình kích thích sinh sản
Bảng 4.9. Sự biến động của các yếu tố môi trường trong quá trình nuôi vỗ
Bảng 4.10. Các chỉ tiêu môi trường trong quá trình kích thích sinh sản
v
MỤC LỤC
Lời cảm tạ ..............................................................................................................i
Tóm tắt.......................................................................................................... ............ii
DANH SÁCH HÌNH........................................................................................... iii
DANH SÁCH BẢNG ........................................................................................... iv
Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................... 1
1.1.Giới thiệu ....................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................ 1
1.3. Nội dung của đề tài ........................................................................................ 1
1.4. Thời gian thực hiện đề tài .............................................................................. 2
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................ 3
2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .................................................................... 3
2.1.1. Đặc điểm hình thái ...................................................................................... 3
2.1.2. Phân lọai ..................................................................................................... 4
2.1.3. Đặc điểm phân bố ....................................................................................... 4
2.1.4. Đặc điểm sinh thái ...................................................................................... 4
2.1.5. Đặc điểm sinh trưởng ................................................................................. 5
2.1.6. Đặc điểm dinh dưỡng ................................................................................. 5
2.1.7. Đặc điểm sinh sản ....................................................................................... 5
2.2. Một số kết quả nghiên cứu về sinh sản nhân tạo cá mè vinh .......................... 6
2.2.1. Vấn đề sử dụng kích thích tố cho cá sinh sản .............................................. 6
2.2.2. Đặc điểm trứng cá mè vinh và kỹ thuật ấp trứng ......................................... 8
2.2.3. Các tài liệu mới nhất liên quan đế chủ đề của nghiên cứu ......................... 14
Phần 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................. 15
3.1. Vật liệu nghiên cứu ..................................................................................... 15
3.1.1. Mẫu vật .................................................................................................... 15
3.1.2. Kích thích tố ............................................................................................. 15
3.1.3. Dụng cụ thí nghiệm .................................................................................. 16
3.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 17
3.2.1. Cá bố mẹ dùng trong thí nghiệm ............................................................... 17
3.2.2. Biện pháp nuôi vỗ ..................................................................................... 17
3.2.3. Kích thích sinh sản ................................................................................... 18
3.2.4. Ấp trứng ................................................................................................... 20
1
3.3. Phương pháp tính toán và xử lý số liệu ........................................................ 20
Phần 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................... 21
4.1. Đánh giá mức độ thành thục của cá mè vinh khi tiến hành thí nghiệm ......... 21
4.2. So sánh một số chỉ tiêu trong quá trình sinh sản cá mè vinh ......................... 22
4.2.1. Tỉ lệ đẻ ...................................................................................................... 22
4.2.2. Thời gian hiệu ứng .................................................................................... 24
4.2.3. Sức sinh sản thực tế .................................................................................. 24
4.3. So sánh một số chỉ tiêu trong quá trình ấp trứng cá mè vinh ........................ 25
4.3.1. Tỉ lệ thụ tinh ............................................................................................. 25
4.3.2. Tỉ lệ nở ..................................................................................................... 25
4.4. Các giai đọan phát triển phôi cá mè vinh ..................................................... 26
4.5. Các yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm ........................................ 28
4.5.1. Nhiệt độ .................................................................................................... 28
4.5.2. Oxy hòa tan .............................................................................................. 29
4.5.3. Các yếu tố môi trường khác ....................................................................... 30
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .................................................................. 33
5.1. Kết luận ....................................................................................................... 33
5.2. Đề xuất ........................................................................................................ 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 34
2
Chương I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1.Giới thiệu
Hiện nay, Nuôi trồng Thủy sản có một vị trí rất quan trọng trong Ngành
Thủy sản ở Đồng Bằng Sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung. Với lợi
thế tiềm năng nguồn nước ngọt, những năm gần đây Nuôi trồng Thủy sản, đặc
biệt là nuôi cá nước ngọt ở Đồng Bằng Sông Cửu Long phát triển rất nhanh
chóng, góp phần giải quyết việc làm, cải thiện thu nhập và nâng cao đời sống
nhân dân.
Song song với sự phát triển của nghề nuôi cá thì nghề sản xuất giống cá
cũng vào cuộc rất sôi nổi nhằm cung ứng nhu cầu rất cấp thiết của nghề nuôi. Nếu
như trước đây nguồn giống chủ yếu từ tự nhiên, thường bị động do phải theo mùa
vụ và số lượng giới hạn thì ngày nay, nhiều loài cá có giá trị kinh tế cao đã được
sinh sản nhân tạo thành công, góp phần chủ động số lượng lớn nguồn cá giống.
Cá mè vinh là một trong số đó. Cá mè vinh là loài có giá trị kinh tế, có tính ăn
rộng, thức ăn đơn giản, dễ nuôi, lớn khá nhanh và đã được sinh sản nhân tạo
thành công. Để kích thích sinh sản nhân tạo cá mè vinh có thể dùng các loại kích
thích tố như: Não thùy, LHRHa + Dom,…Tuy nhiên, vẫn chưa xác định được loại
kích thích tố nào mang lại hiệu quả cao hơn (sức sinh sản, tỉ lệ đẻ, tỉ lệ thụ tinh, tỉ
lệ nở,…). Xuất phát từ thực tế đó, đề tài Thử nghiệm sản xuất giống cá mè vinh
bằng kích thích tố khác nhau được tiến hành.
1.2. Mục tiêu của đề tài
Xác định loại kích thích tố và liều lượng cho hiệu quả nhất khi kích thích cá
mè vinh sinh sản.
1.3. Nội dung của đề tài
Nuôi vỗ thành thục cá bố mẹ trong ao đất.
Kích thích sinh sản nhân tạo cá mè vinh bằng các loại kích thích tố khác
nhau.
3
So sánh hiệu quả các loại kích thích tố.
1.4. Thời gian thực hiện đề tài
Từ tháng 02/2009 đến tháng 06/2009
4
Chương II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Đặc điểm sinh học cá mè vinh (Barbodes gonionotus)
2.1.1 Đặc điểm hình thái
Hình 2.1. Cá mè vinh (Nguồn:
Cá mè vinh có đầu nhỏ dạng hình nón. Mõm tù ngắn, miệng trước hẹp bên.
Có 2 đôi râu: râu mõm và râu mép, râu kém phát triển, dài tương đương nhau.
Mắt to.
Thân dẹp bên có dạng hình thoi. Vẩy lớn phủ khắp thân, đầu không có vảy,
có 1 hàng vẩy phủ lên gốc vi hậu môn và 3 hàng vẩy phủ lên gốc vây đuôi.
Đường bên hoàn toàn, xuất phát từ mép trên của lỗ mang hơi cong xuống bụng và
chấm dứt ở điểm giữa gốc vi đuôi.
Khởi điểm gốc vi lưng nằm ngang vẩy đường bên thứ chín. Tia đơn của vi
lưng hóa xương cứng và mặt sau tia đơn cuối cùng có răng cưa. Vi đuôi chẻ hai,
vi hậu môn hóa xương không hoàn toàn và mặt sau tia cuối cùng không có răng
cưa.
5
Mặt lưng của đầu và thân có màu xanh rêu, lợt dần xuống hai bên hông,
mặt bụng và thân của đầu có màu trắng bạc. Vi lưng màu xám, vi bụng và vi hậu
môn màu vàng, rìa đuôi màu vàng cam, vi ngực màu vàng lợt.
(Trương Thủ Khoa – Trần Thị Thu Hương, 1993).
2.1.2. Phân loại
(Theo Trương Thủ Khoa – Trần Thị Thu Hương, 1993)
Bộ: Cyprinifomes
Họ: Cyprinidae
Giống: Barbodes
Tên khoa học: Barbodes gonionotus (Bleeker, 1850)
Tên tiếng Anh: Java barb
Tên địa phương: Cá mè vinh
2.1.3. Đặc điểm phân bố
Cá mè vinh phân bố ở Indonesia, Lào, Thái Lan, Campuchia, Đồng Bằng
Sông Cửu Long Việt Nam. Ở Việt Nam cá phân bố rộng rãi trong các loại hình
thủy vực nước ngọt nhưng cũng phát triển bình thường ở thủy vực nước lợ với
nồng độ muối 7 ‰. (Lê Như Xuân và ctv, 1994)
2.1.4. Đặc điểm sinh thái
Cá thích sống ở nước ấm, nhiệt độ thích hợp là 25 – 30oC, nhưng cá cũng
sống được ở nhiệt độ 15 – 33oC. Cá thích sống trong nước ngọt, nhưng cũng nuôi
được ở nước lợ với nồng độ muối 7 ‰, pH thích hợp cho cá là 7 – 8 nhưng cũng
chịu đựng được ở pH bằng 5,5 – 9.
Trong thủy vực cá hoạt động ở mọi tầng nước, cá thích sống ở nước trong
sạch có hàm lượng Oxy cao. (Lê Như Xuân và ctv, 1994)
6
2.1.5. Đặc điểm sinh trưởng
Cá mè vinh sinh trưởng nhanh ở năm thứ nhất, nuôi trong ao có thể đạt
trọng lượng 150 – 250 g/con/năm (Lê Như Xuân và ctv, 1994). Thậm chí nếu
nuôi trong ruộng lúa với mật độ vừa phải (1 – 2 con/m2) thì cá có thể đạt 0,3 –
0,35 kg/con (Sở Khoa học Công Nghệ và Môi trường An Giang, 2000).
Theo Lê Như Xuân và ctv (1994) thì cá mè vinh lớn chậm hơn ở năm thứ
hai trở đi.
2.1.6. Đặc điểm dinh dưỡng
Cơ quan tiêu hóa của cá gồm: miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột và tuyến
tiêu hóa. Ở mang có xương cung mang cứng, lược mang dạng que xếp khít nhau
dùng lọc thức ăn. Răng hầu lớn nằm trong lộ ra ngoài hình khối chữ nhật. Ruột
dài, cuộn thành nhiều vòng.
Khảo sát thức ăn ở ruột và dạ dày cá cho thấy:
Cá có chiều dài nhỏ hơn 10 cm, thức ăn gồm mùn bã hữu cơ, thực vật
thượng đẳng, tảo khuê, tảo lam, tảo lục, tảo mắt,…
Cá có chiều dài lớn hơn 10 cm: ăn nhiều thực vật thượng đẳng, vật chất
hữu cơ, tảo lục, tảo lam, tảo khuê…Loài cá này có thể dùng để diệt cỏ ở ao hồ.
(Lê Như Xuân và ctv, 1994)
2.1.7. Đặc điểm sinh sản
Cá mè vinh thành thục sinh dục lần đầu sau 1 năm.
Theo Trương Quang Trí (1987) được trích dẫn bởi Lê Như Xuân và ctv
(1994) thì chu kỳ phát dục của Cá mè vinh cái ở ngoài tự nhiên như sau:
Tháng 7, 8 đa số cá cái có bụng to, mềm, noãn sào chiếm gần hết xoangg
thân, phần lớn noãn sào ở giai đoạn IV.
Tháng 9, đa số cá cái có noãn sào ở giai đoạn VI.
Tháng 10, noãn sào đều ở giai đoạn II. Sau khi cá đẻ noãn bào pha IV còn
sót của những cá đã đẻ bị hấp thu hoàn toàn.
7
Tháng 11, kích thước noãn sào tăng lên có màu xanh hay xám xanh, đa số
các hạt trứng còn nhỏ và khó tách rời.
Tháng 12 – 1, đa số noãn sào ở giai đoạn II, III và một số ở giai đoạn IVa.
Tháng 2, 3, noãn sào ở giai đoạn IVb, cuối tháng 4 noãn sào ở giai đoạn
IVc. Sang tháng 5, 48% cá có noãn sào ở giai đoạn này và khoảng 4% cá ở giai
đoạn VI.
IVc.
Tháng 6, số cá đẻ trứng tăng lên tới 20%, số còn lại đều ở giai đoạn IVb,
Mùa sinh sản của cá ngoài tự nhiên kéo dài từ tháng 5 – 9. Trong sinh sản
nhân tạo
Cá mè vinh đẻ quanh năm, chỉ trừ một vài tháng cuối năm song tập trung
nhất là các tháng đầu và giữa mùa mưa. Một cá thể có thể đẻ 4 – 5 lần trong năm,
khoảng cách giữa 2 lần đẻ là 30 – 45 ngày. Trung bình 1 kg cá cái có thể đẻ
200.000 – 300.000 trứng. Trứng cá thuộc dạng bán trôi nổi. Trong điều kiện nhiệt
độ nước từ 27 – 29oC, thời gian phát triển phôi khoảng 12 giờ, thời gian nở hết
lứa trứng kéo dài 5 – 6 giờ.
2.2. Một số kết quả nghiên cứu về sinh sản nhân tạo cá mè vinh
2.2.1. Vấn đề sử dụng kích thích tố cho cá sinh sản
Theo Nguyễn Văn Kiếm (2005) thì có thể kích thích sinh sản nhân tạo cá
mè vinh bằng các loại kích thích tố với liều lượng như sau:
Não thùy cá chép: 4 – 6 mg/kg cá cái.
LHRHa 20-25µ g + 10 mg DOM/kg cá cái.
Não thùy 3-4mg + 1000-1500UI HCG/kg cá cái.
Ngoài ra, cá mè vinh là loài cá cũng có khả năng sinh sản bằng việc kích
thích nguồn nước mới kết hợp với sục khí mà không cần đến kích dục tố. Khả
năng này thể hiện rõ nhất khi cá đã thành thục và được kích thích cho đẻ vào các
tháng cuối mùa khô (tháng 3, 4). Vào thời gian này kích thích cá mè vinh sinh sản
thu được kết quả tốt. (Lê Như Xuân và ctv, 1994).
8
Theo Phạm Văn Khánh (1998), có thể sử dụng não thùy thể và LHRHa để
kích thích cá mè vinh sinh sản.
Não thùy thể cá (chủ yếu của họ cá chép) đã được dùng rộng rãi và mang
lại hiệu quả trên nhiều đối tượng cá. Mỗi con cá chỉ có một não thùy thể và con cá
lấy não phải ở giai đoạn thành thục sinh dục (đã có trứng hoặc tinh trùng). Về cơ
chế tác dụng, Phạm Văn Khánh (1998) cho rằng trong não thùy cá có 2 loại
hormon sinh dục, đó là Folicite Stimulating Hormone (FSH) và Lutenisine
Hormone (LH). Có tác dụng thúc đẩy quá trình chín sản phẩm sinh dục và
kích thích sự rụng trứng.
Có 2 cách tính lượng não thùy sử dụng: Một là tính số mg não cho 1 kg cá
cái. Hai là dùng đơn vị dose, tức là tỉ lệ trọng lượng cá lấy não thùy so với trọng
lượng cá được tiêm não thùy. Chẳng hạn tiêm 5 dose cho cá cái có nghĩa là cá cái
cho đẻ có trọng lượng 1 kg thì được tiêm số lượng não thùy lấy từ 5 kg cá khác.
Ngoài ra khi kích thích cá sinh sản có thể sử dụng kết hợp nhiều loại kích
tố khi cho cá đẻ để phát huy tính cộng hưởng tác dụng của kích tố, từ đó có thể
nâng cao được hiệu quả sinh sản.
Trong quá trình kích thích cá sinh sản bằng kích tố người ta thường dùng
kết hợp 2 kích tố với nhau (như kết hợp giữa não thùy với HCG). Mục đích của
sự kết hợp này là làm tăng hoạt tính và bổ sung cho sự khuyếm khuyết một yếu tố
nào đó của kích thích tố. Từ đó sẽ làm tăng khả năng rụng trứng và đẻ trứng của
cá. Ngoài ra sự kết hợp kích tố cũng có khả năng tiết kiệm một loại kich tố nào
đó.
Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy ở đầu vụ sinh sản do tính nhạy cảm của
nang trứng chưa cao, đặc biệt là sự tiếp nhận của nang trứng đối với yếu tố gây
chín và rụng trứng (LH). Vấn đề này có liên quan đến sự thành thục của noãn bào
do yếu tố FSH điều khiển. Do đó ở đầu mùa vụ sinh sản chỉ sử dụng HCG đơn
thuần thì tỉ lệ cá đẻ thường thấp (do HCG không tham gia vào phản ứng 1), trong
khi đó nếu kết hợp với não thùy thì tỉ lệ cá rụng trứng và đẻ trứng có thể tăng
thêm 10 – 15 % (do trong não thùy có yếu tố thúc đẩy trứng thành thục thêm một
bước là FSH). Tỷ lệ não thùy 30 % so với liều lượng.
Khi nghiên cứu sâu hơn về sinh sản của cá người ta đã phát hiện ra cơ chế
ngăn cản sự tổng hợp và phóng thích của não thùy đó là cơ chế kháng Dopamine.
9
Chính cơ chế này đã hạn chế tác dụng của GnRHa đối với sự hoạt động tiết
kích tố của não thùy từ đó làm ảnh hưởng tới quá trình sinh sản của cá. Để làm
mất cơ chế này, người ta đã tìm ra chất kháng Dopamine, đó là một chất dùng kết
hợp với GnRHa có tác dụng tốt tới quá trình sinh sản của cá (chất kháng
Dopamine hiện nay được sử dụng kết hợp với GnRHa phổ biến là Motilium).
GnRHa được khuyến cáo sử dụng rộng rãi trên thế giới hiện nay vì có
nhiều điểm có ích: (i) có thể tổng hợp được và chất lượng luôn ổn định; (ii) tránh
được sự lan truyền của bệnh (vấn đề thường gặp khi sử dụng não thùy thể); và
(iii) sử dụng được trên nhiều loài cá khác nhau. (Nguyễn Văn Kiểm, 2005).
Theo sự mô tả của Phạm Văn Khánh (1998) thì sau khi tiêm 4 – 5 giờ cá sẽ
đẻ trứng. Trước khi cá đẻ khoảng 30 phút đến 1 giờ, cá có hiện tượng tìm gọi
nhau và bắt cặp. Chúng phát ra tiếng kêu “U ịt” (như heo con kêu) liên tục cho
đến khi đẻ trứng. Mặ