Luận văn Thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Hoa Kỳ ở công ty Vinateximex

Trong giai đoạn suy thoái kinh tế hiện nay, tiêu dùng của Hoa Kỳ và nhiều nước khác giảm mạnh. Điều này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với hàng may mặc xuất khẩu của Việt Nam. Việt Nam hiện đang xuất khoảng 5,4 tỷ USD vào thị trường Hoa Kỳ. Trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng may mặc của Hoa Kỳ, kho ảng 100 tỷ USD/năm thì Việt Nam chiếm khoảng trên 5%, là nước đứng thứ 2 trong số các nước xuất khẩu hàng may mặc vào thị trường này. Hiện nay, các công ty Hoa Kỳ đã bắt đầu mua vào, mặc dù việc nhập khẩu vẫn còn dè dặt và việc đặt hàng ở đâu, từ ai, là sự chọn lựa của các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ. Đó là xu thế chung, khi giảm tiêu dùng thì người tiêu dùng Hoa Kỳ sẽ phải tiết kiệm chi tiêu và sức ép về giá cả cũng sẽ mạnh hơn so với trước đây. Để tiếp tục giữ được quan hệ và giành được các đơn hàng của các công ty Hoa Kỳ, các doanh nghi ệp Việt Nam phải tính toán cần bán sản phẩm gì, giá cả có thể giảm đến mức độ nào, phải tăng chất lượng dịch vụ cho các công ty của Hoa Kỳ để có thể có được sự thiện cảm của các công ty đó, trên cơ sở đó tiếp tục cải thiện xuất khẩu của công ty. Trong quá trình thực tập tại công ty VINATEXIMEX, tác giả nhận thấy công ty đã đạt đư ợc những kết quả đáng kể trong công tác thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Hoa Kỳ. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại như : sản phẩm chưa đa dạng, công tác quảng bá thương hiệu còn gặp nhiều khó khăn. Trước đây, đã có một vài nghiên cứu nhằm đẩy mạnh họat động xuất khẩu hàng may mặc của công ty nhưng mới chỉ giải quyết được một số vấn đề cơ bản.

pdf82 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3698 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Hoa Kỳ ở công ty Vinateximex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn Thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Hoa Kỳ tại công ty VINATEXIMEX 1 LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính thiết yếu của đề tài Trong giai đoạn suy thoái kinh tế hiện nay, tiêu dùng của Hoa Kỳ và nhiều nước khác giảm mạnh. Điều này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với hàng may mặc xuất khẩu của Việt Nam. Việt Nam hiện đang xuất khoảng 5,4 tỷ USD vào thị trường Hoa Kỳ. Trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng may mặc của Hoa Kỳ, khoảng 100 tỷ USD/năm thì Việt Nam chiếm khoảng trên 5%, là nước đứng thứ 2 trong số các nước xuất khẩu hàng may mặc vào thị trường này. Hiện nay, các công ty Hoa Kỳ đã bắt đầu mua vào, mặc dù việc nhập khẩu vẫn còn dè dặt và việc đặt hàng ở đâu, từ ai, là sự chọn lựa của các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ. Đó là xu thế chung, khi giảm tiêu dùng thì người tiêu dùng Hoa Kỳ sẽ phải tiết kiệm chi tiêu và sức ép về giá cả cũng sẽ mạnh hơn so với trước đây. Để tiếp tục giữ được quan hệ và giành được các đơn hàng của các công ty Hoa Kỳ, các doanh nghiệp Việt Nam phải tính toán cần bán sản phẩm gì, giá cả có thể giảm đến mức độ nào, phải tăng chất lượng dịch vụ cho các công ty của Hoa Kỳ để có thể có được sự thiện cảm của các công ty đó, trên cơ sở đó tiếp tục cải thiện xuất khẩu của công ty. Trong quá trình thực tập tại công ty VINATEXIMEX, tác giả nhận thấy công ty đã đạt được những kết quả đáng kể trong công tác thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Hoa Kỳ. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại như : sản phẩm chưa đa dạng, công tác quảng bá thương hiệu còn gặp nhiều khó khăn.. Trước đây, đã có một vài nghiên cứu nhằm đẩy mạnh họat động xuất khẩu hàng may mặc của công ty nhưng mới chỉ giải quyết được một số vấn đề cơ bản. Tác giả muốn tìm hiểu và nghiên cứu để có thể khắc phục triệt để những tồn tại trong công tác thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị 2 trường Hoa Kỳ của công ty. Vì vậy, đề tài được chọn là : “Thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Hoa Kỳ tại công ty VINATEXIMEX” 2.Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn tình hình sản xuất, xuất khẩu hàng may mặc của công ty VINATEXIMEX sang thị trường Hoa Kỳ, từ đó đưa ra một số giải pháp hoàn thiện công tác thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Hoa Kỳ tại công ty. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng của đề tài là nghiên cứu thực trạng hoạt động thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Hoa Kỳ của công ty VINATEXIMEX 3.2 Phạm vi nghiên cứu Về không gian: tất cả các thị trường xuất khẩu của công ty: Nhật Bản, EU và đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ. Về thời gian: từ năm 2005 tới nay. 4. Phương pháp nghiên cứu: Trong đề tài sử dụng phương pháp thống kê, so sánh... Đồng thời, đề tài còn kết hợp phương pháp tổng hợp, phân tích đánh giá nguồn tài liệu được cung cấp từ công ty VINATEXIMEX. 5. Bố cục của đề tài: Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo đề tài có kết cấu như sau Chương 1: Quá trình hình thành và phát triển của công ty VINATEXIMEX Chương 2: Thực trạng hoạt động thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Hoa Kỳ tại công ty VINATEXIMEX Chương 3: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Hoa Kỳ tại công ty VINATEXIMEX trong thời gian tới. 3 CHƯƠNG 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY VINATEXIMEX 1.1 Giới thiệu về công ty 1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Sản xuất - Xuất nhập khẩu Dệt may được chuyển đổi sang cổ phần hòa theo Quyết định số 2414/QĐ-BCN ngày 12/7/2007 của Bộ Công nghiệp. Tiền thân là Công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Dệt may thành lập trên trên cơ sở hợp nhất hai Đơn vị là: Công ty Xuất nhập khẩu Dệt may và Công ty Dịch vụ Thương mại số 1 theo Quyết định số 87/QĐ-HĐQT ngày 21/2/2006 của Hội đồng quản trị Tổng Công ty Dệt may Việt Nam (nay là Tập Đoàn Dệt may Việt Nam). Đứng trước xu thế phát triển kinh tế khu vực hoá, toàn cầu hoá. Để có thể tồn tại, đứng vững và phát triển, nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên, Công ty đã thực hiện cổ phần hoá, chuyển đổi hình thức sở hữu và phương thức quản lý, thay đổi chiến lược kinh doanh. Cụ thể là : Bán một phần vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp và phát hành thêm cổ phiếu để thu hút vốn. Tên công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT - XUẤT NHẬP KHẨU DỆT MAY. Tên tiếng Anh: TEXTILE – GARMENT IMPORT - EXPORT AND PRODUCTION JOINT STOCK CORPORATION. Tên giao dịch: VINATEXIMEX Trụ sở chính đặt tại: Số 20, Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội - Chi nhánh tại thành phố Hải Phòng Số 315 đường Đà Nẵng, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng - Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh Phòng 205 Số 4 Lê Lợi, phường Bến Nghé, thành phố Hồ Chí Minh 1.1.2 Lĩnh vực sản xuất và kinh doanh Trên cơ sở những ngành nghề kinh doanh của Công ty Sản xuất Xuất nhập khẩu Dệt may trước đây, căn cứ vào tình hình khi chuyển sang Công ty 4 cổ phần, công ty đăng ký ngành nghề kinh doanh như sau: Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu: nguyên liệu, vật tư, thiết bị, phụ tùng, phụ liệu, hoá chất, thuốc nhuộm, bông, xơ, tơ, sợi các loại, vải, hàng may mặc, dệt kim, khăn bông, len, thảm, đay tơ, tơ tằm và các sản phẩm của ngành dệt may; Kiểm nghiệm chất lượng bông xơ phục vụ cho sản xuất kinh doanh và nguyên cứu khoa học. Sản xuất, kinh doanh sửa chữa, lắp đặt các sản phẩm cơ khí và máy móc thiệt bị công nghiệp; thi công, lắp đặt hệ thống điện dân dụng, công nghiệp, hệ thống điện lạnh, hệ thống cẩu, thang nâng hạ, thang máy; Tư vấn, thiết kế qui trình công nghệ cho ngành dệt may, da giầy; Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp quy định của pháp luật. Hoạt động thương mại, sản xuất nhập khẩu, kinh doanh, thiết kế mẫu, kinh doanh tổng hợp phục vụ trong và ngoài nghành dệt may. Công ty có đội ngũ cán bộ chuyên môn giỏi trong lĩnh vực XNK, giao vận, họa sĩ thiết kế và công nhân có tay nghề cao. 1.1.3 Quyền và nghĩa vụ của công ty 1.1.3.1 Quyền của công ty Tự chủ trong kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh, đầu tư, chủ động mở rộng quy mô và ngành, nghề kinh doanh; đăng ký thay đổi, bổ sung các ngành nghề kinh doanh tuỳ theo yêu cầu hoạt động kinh doanh của công ty phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành; được khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi tham gia sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích; - Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt vốn và tài sản của công ty để kinh doanh; thực hiện các lợi ích hợp pháp từ vốn và tài sản của công ty; 5 - Sử dụng và quản lý các tài sản Nhà nước giao, cho thuê là đất đai, tài nguyên theo quy định về đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kinh doanh của công ty; - Nhượng bán hoặc cho thuê những tài sản không dùng đến hoặc chưa dùng hết công suất; - Được cầm cố, thế chấp các tài sản, giá trị quyền sử dụng đất gắn liền với tài sản trên đất thuộc quyền quản lý của công ty tại các tổ chức tín dụng để vay vốn kinh doanh theo quy định của pháp luật; - Lựa chọn hình thức và cách thức huy động vốn, phân bổ và sử dụng vốn; - Chủ động tìm kiếm thị trường, trực tiếp giao dịch và ký kết các hợp đồng với các khách hàng trong và ngoài nước; - Đầu tư, liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần, mua một phần hoặc toàn bộ tài sản của doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật với mục đích phát triển sản xuất, kinh doanh; - Kinh doanh xuất khẩu và nhập khẩu; - Tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức các Đơn vị sản xuất kinh doanh phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ của công ty; phân chia và điều chỉnh nguồn lực giữa các công ty thành viên trực thuộc nhằm đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh; - Thành lập mới các công ty TNHH, công ty cổ phần, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của công ty hoạt động trong nước hoặc nước ngoài theo quy định của pháp luật. - Tuyển chọn, thuê mướn, bố trí sử dụng, đào tạo lao động, lựa chọn các hình thức trả lương, thưởng, quyết định mức lương trên cơ sở cống hiến và hiệu quả sản xuất kinh doanh và có các quyền khác đối với người sử dụng 6 lao động theo quy định của Bộ luật Lao động và các quy định của pháp luật khác có liên quan; - Mời và tiếp khách nước ngoài hoặc cử cán bộ, nhân viên của công ty đi công tác nước ngoài phù hợp với chủ trương mở rộng hợp tác của công ty và các quy định của Nhà nước; - Chủ động đổi mới công nghệ, trang thiết bị và áp dụng khoa học công nghệ hiện đại để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh của công ty; - Tự chủ quyết định các công việc nội bộ; - Quyết định giá mua, giá bán vật tư, nguyên liệu, sản phẩm và dịch vụ chủ yếu, trừ những sản phẩm và dịch vụ do Nhà nước định giá; - Phát hành, chuyển nhượng, mua lại hoặc bán các cổ phiếu, trái phiếu theo quy định của pháp luật; - Quyết định sử dụng và phân phối phần lợi nhuận còn lại cho các cổ đông sau khi đã làm đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước, lập và sử dụng các quỹ theo quy định của Điều lệ, phù hợp với pháp luật và nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông; - Được hưởng các chế độ ưu đãi đầu tư theo quy định của Nhà nước; - Có quyền sử dụng ngoại tệ thu được theo chế độ quản lý ngoại hối hiện hành của Nhà nước; - Được quyền bảo hộ về quyền sở hữu công nghiệp, bao gồm: các sáng chế, giải pháp hữu ích, nhãn hiệu sản phẩm, kiểu dáng công nghiệp, tên gọi xuất xứ hàng hóa theo quy định của pháp luật Việt Nam; - Thực hiện khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Trực tiếp hoặc thông qua người đại diện theo uỷ quyền tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật; 7 1.1.3.2 Nghĩa vụ của công ty - Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; bảo đảm đầy đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật khi kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện; chịu trách nhiệm trước các cổ đông về kết quả kinh doanh; - Chịu trách nhiệm vật chất hữu hạn đối với khách hàng trong phạm vi vốn điều lệ của công ty; - Thực hiện đầy đủ chế độ thống kê theo quy định của pháp luật; định kỳ báo cáo đầy đủ các thông tin theo mẫu được quy định và tình hình tài chính của công ty với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; khi phát hiện các thông tin đã kê khai hoặc báo cáo không chính xác, không đầy đủ thì phải kịp thời hiệu đính lại các thông tin đó; - Thực hiện các khoản phải thu và các khoản phải trả ghi trong bảng cân đối kế toán của công ty tại thời điểm lập báo cáo; - Tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác và đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán - thống kê; - Đăng ký mã số thuế, kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định; - Công bố công khai các thông tin và báo cáo tài chính hàng năm; đánh giá khách quan và đúng đắn về hoạt động của công ty; - Thực hiện đúng chế độ và các quy định về quản lý vốn, tài sản. - Bảo đảm quyền, lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật về lao động; thực hiện đầy đủ chế độ bảo hiểm xã hội, y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm; - Tổ chức thực hiện các hợp đồng đã ký với đối tác; - Bảo đảm và chịu trách nhiệm trước khách hàng và pháp luật về chất lượng sản phẩm, dịch vụ do công ty thực hiện; 8 - Tôn trọng việc thành lập và hoạt động của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật và điều lệ của tổ chức đó; - Tuân thủ các quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh; - Chịu sự kiểm tra của các cơ quan quản lý Nhà nước theo quy định của pháp luật; tuân thủ các quy định về thanh tra của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. 1.1.4 Mô hình tổ chức và cơ cấu quản lý,kiểm soát 1.1.4.1 Mô hình tổ chức của công ty Mô hình tổ chức của công ty gồm có:  Đại hội đồng cổ đông  Hội đồng quản trị  Ban kiểm soát  Ban tổng giám đốc  Khối văn phòng quản lý  Phòng kế hoạch thị trường  Phòng tổ chức hành chính  Phòng tài chính kế toán  Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh  Chi nhánh Hải Phòng  Khối kinh doanh  Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư  Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp  Phòng kinh doanh nội địa  Phòng xúc tiến và phát triển dự án 9  Phòng xuất nhập khẩu dệt may 1  Phòng xuất nhập khẩu dệt may 2  Khối sản xuất  Trung tâm thiết kế thời trang  Trung tâm sản xuất và kinh doanh chỉ 1.1.4.2 Cơ cấu quản lý, kiểm soát Cơ cấu tổ chức của công ty VINATEXIMEX được minh họa bằng qua sơ đồ dưới đây. BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG BAN TỔNG GIÁM ĐỐC KHỐI VĂN PHÒNG QUẢN LÝ Phòng Kế hoạch thị trường Phòng tổ chức hành chính Phòng tài chính kế toán Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh Chi nhánh Hải Phòng KHỐI KINH DOANH Phòng KD – XNK vật tư Phòng KD – XNK tổng hợp Phòng kinh doanh nội địa Phòng xúc tiến và phát triển dự án Phòng XNK dệt may 1 Phòng XNK dệt may 2 KHỐI SẢN XUẤT Trung tâm TK thời trang Trung tâm SX và KD chỉ 10 Hình 1.1: Cơ cấu tổ chức của công ty (Nguồn VINATEXIMEX) Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông thông qua việc sửa đổi bổ sung Điều lệ tổ chức hoạt động của công ty, thông qua chủ trương thuê công ty tư vấn đánh giá hoạt động của công ty và tư vấn xây dựng chiến lược phát triển trung và dài hạn của công ty. Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ liên quan đến các mục đích, quyền lợi của công ty (trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông). Hội đồng quản trị có nhiệm vụ chủ yếu sau: quyết định chiến lược phát triển của công ty; quyết định các dự án đầu tư theo phân cấp; định hướng phát triển thị trường; xây dựng và ban hành các quy chế quản lý, chuẩn bị các chương trình, nội dung các cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông và các nhiệm vụ khác theo Điều lệ công ty quy định. Ban tổng giám đốc: tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị; điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của công ty theo nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, Điều lệ công ty và theo các quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và các dự án đầu tư của công ty; bảo toàn và phát triển vốn; xây dựng các quy chế điều hành, quản lý công ty và các nhiệm vụ khác theo Điều lệ của công ty quy định. Ban kiểm soát: Ban Kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Trong đó, một thành viên giữ chức danh Trưởng Ban Kiểm soát. Mối quan hệ giữa các ban: quan hệ hết sức chặt chẽ nhằm thưc hiện những mục tiêu sản xuất kinh doanh mà Hội đồng quản trị đã đề ra, thúc đẩy tăng trưởng và tăng vị thế của công ty trên thị trường trong nước cũng như ngoài nước. 11 1.2 Khái quát về hoạt động thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Hoa Kỳ tại công ty VINATEXIMEX 1.2.1 Thị trường xuất nhập khẩu Các hoạt động chính : + Xuất khẩu : - Xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Hoa Kỳ, Châu Âu, Nhật Bản.. - Khăn Bông sang Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc v.v… - Hàng thủ công Hoa Kỳ nghệ : thảm len, cói…sang thị trường Argentina. Mexico, Ucraina - Cà phê sang thị trường Đức, Thụy Sĩ v.v.. Sản phẩm của công ty được xuất khẩu sang các thị trường lớn như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản và một số nước khác trên thế giới. 12 Hình 1.2: Thị trường xuất khẩu của công ty (Nguồn: VINATEXIMEX) Bảng 1.1: Thị trường xuất khẩu của công ty năm 2009 Thị trường Kim ngạch xuất khẩu (tỷ VND) Tỷ lệ các thị phần (%) Hoa Kỳ 28.5040127 27.9111 EU 27.2897115 26.72206 Nhật 36.7392313 35.97502 Các thị trường khác 9.59133454 9.391825 Tổng kim ngạch xuất khẩu 102.12429 100 (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) Về cơ cấu thị trường, đứng đầu vẫn là thị trường Nhật Bản, thị trường lớn nhưng khá khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng đối với hàng nhập khẩu. Trong năm 2009 kim ngạch xuất khẩu của công ty sang thị trường Nhật Bản là 36,74 tỷ VND , tiếp theo là Hoa Kỳ với 28,5 tỷ VND, và EU 27,2897115 tỷ VND… Thị trường Hoa Kỳ vốn là thị trường tiềm năng và là thị trường nhập khẩu lớn nhất đối với hàng may mặc Việt Nam, song có lẽ công ty vẫn còn những vướng mắc trong việc tiếp cận và xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Do đó yêu cầu đặt ra của đề tài là: tìm được những giải pháp nhằm thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu cũng như hiệu quả xuất khẩu của công ty sang thị trường Hoa Kỳ. + Nhập khẩu : - Bông xơ từ châu phi, Hoa Kỳ, Australia, Uzebekistan. - Nhập khẩu thiết bị máy móc cho nghành dệt may và các nghành công nghiệp 13 - Nhập khẩu các loại nguyên liệu phục vụ cho các nghành công nghiệp khác như giấy kraft để sản xuất bao bì xi măng, PVC nội thất cho ngành xây dựng… - Hóa chất thuốc nhuộm từ Singapore, Indonesia, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan. Kim ngạch nhập khẩu bình quân : 27,0 triệu USD/năm + Kinh doanh nội địa : Sợi, chỉ các loại, hàng thời tran, quần áo BHLĐ, phục vụ cho các ngành công nghiệp trong nước, các Đơn vị trong ngành xây dựng, giao thông vận tải và một số ngành khác… + Đại lý : Thiết bị máy may cho công ty Juki (Singapore). Thiết bị là ép cho công ty Veit (Đức), nồi hơi.. Nguyên liệu Malt bia cho hãng Weyermann Đức tại Việt Nam. 1.2.2 Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc Hàng may mặc luôn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty. Do đó công ty đã tập trung vào việc khai thác lợi thế sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này. Bảng 1.2: Tỷ lệ xuất khẩu trên doanh thu của VINATEXIMEX Năm Doanh thu (tỷ VND) Kim ngạch xuất khẩu (tr USD) Kim ngạch xuất khẩu (tỷ VND) Tỷ lệ XK/DT (%) 2005 852.6224746 7.9763549 151.44705 17.762498 2006 811.5191386 6.3672493 120.89496 14.897364 2007 717.6056884 5.7328842 108.85027 15.168535 14 2008 645.0816205 4.1498726 78.79363 12.214521 2009 812.5251715 5.3786427 102.12429 12.568754 (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) Biểu đồ cho ta thấy kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của công ty có xu hướng giảm dần từ năm 2005. Năm 2005 doanh thu của công ty là 852,62 tỷ VND với kim ngạch xuất khẩu đạt 120,89 tỷ VND nhưng sau đó doanh thu và kim ngạch xuất khẩu của công ty liên tiếp giảm. Năm 2006 doanh thu giảm xuống còn 811,52 tỷ VND thì sang năm 2007 và 2008 doanh thu của công ty còn tiếp tục giảm mạnh hơn nữa, trung bình 100 tỷ một năm. Doanh thu 2008 đạt 645,08 tỷ VND. Mức doanh thu thấp nhất trong vòng 5 năm. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới mức sụt giảm trên là do khủng hoảng kinh tế thế giới diễn kéo dài. Do họat động thắt chặt tín dụng nên sức tiêu dùng giảm, nhu cầu vê hàng hóa theo đà giảm theo. Sản xuất kinh doanh đình trệ nên gây khó khăn cho công ty. Nhưng sang năm 2009, doanh thu của công ty bất ngờ tăng mạnh. Thể hiện sự chủ động khắc phục khó khăn trong khủng hoảng của tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty. 1.3 Tác động của thị trường Hoa Kỳ tới hoạt động thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc 1.3.1 Đặc điểm thị trường tiêu dùng hàng may mặc của Hoa Kỳ Hoa Kỳ là nước tiêu dùng hàng may mặc lớn nhất thế giới. Hàng năm, người Hoa Kỳ tiêu dùng mặt hàng này gấp 1,5 lần người Châu Âu- thị trường tiêu dùng hàng may mặc thứ hai thế giới. Theo điều tra, một năm phụ nữ Hoa Kỳ mua 54 bộ quần áo. 15 Trong phong cách ăn mặc, người Hoa Kỳ thường chú trọng đến yếu tố tự nhiên, bình thường. Với người Hoa Kỳ, sự thoải mái trong cách ăn mặc là ưu tiên hàng đầu. Bởi vậy, khi làm việc, nam giới thường mặc những chiếc sơ mi và quần âu vải sợi bông rộng thoáng còn nữ giới thì mặc váy với chất liệu co giãn. Còn trong cuộc sống hàng ngày, quần bò áo thun là phong cách ăn mặc đặc trưng nhất. Ở mọi nơi trên đất Hoa Kỳ đều có thể bắt gặp phong cách ăn mặc này. Nhịp sống ở Hoa Kỳ rất khẩn trương và họ tiêu d
Luận văn liên quan