Luận văn Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam

Trong quá trình CNH-HĐH, phát triển và hội nhập quốc tế của đất nước, nông dân nước ta đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, một bộ phận người nông dân ở một số lĩnh vực, khu vực, trong đó có địa bàn nông thôn mất đất sản xuất, mất việc làm Thực trạng đó đòi hỏi phải có chính sách giải quyết việc làm cho nông dân trên cơ sở cơ cấu lại sản xuất NN theo hướng sản xuất hàng hóa với trình độ khoa học, công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, thích ứng với yêu cầu của thị trường. Để thực hiện mục tiêu đó, cần tăng cường đào tạo nghề cho nông dân và lao động ở nông thôn. Do đó đào tạo nghề cho LĐNT là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước trong phát triển KT-XH của nước ta; là khâu đột phá nhằm thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động từ sản xuất NN sang sản xuất công nghiệp, dịch vụ, từng bước nâng cao trình độ cho đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật. Chính vì vậy công tác đào tạo nghề cho LĐNT được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm, ban hành các chính sách thực hiện, đầu tư nâng cao chất lượng LĐNT, phục vụ yêu cầu phát triển, từng bước hiện đại hoá NN, nông thôn. Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 Hội nghị lần thứ 7 BCH TW Đảng khoá X về NN, nông dân, nông thôn trong phần nhiệm vụ và giải pháp đã nêu cụ thể: “Giải quyết việc làm cho nông dân là nhiệm vụ ưu tiên xuyên suốt trong mọi chương trình phát triển KT-XH của cả nước; bảo đảm hài hoà giữa các vùng, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng, giữa nông thôn và thành thị. Có kế hoạch cụ thể về đào tạo nghề và chính sách đảm bảo việc làm cho nông dân, nhất là ở các vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất . Đẩy mạnh xuất khẩu lao động từ nông thôn .

pdf80 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 707 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VÕ THANH TÙNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI, năm 2018 2 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VÕ THANH TÙNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NAM Chuyên ngành : Chính sách công Mã số : 834 04 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TS. ĐẶNG NGUYÊN ANH HÀ NỘI, năm 2018 3 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình CNH-HĐH, phát triển và hội nhập quốc tế của đất nước, nông dân nước ta đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, một bộ phận người nông dân ở một số lĩnh vực, khu vực, trong đó có địa bàn nông thôn mất đất sản xuất, mất việc làm Thực trạng đó đòi hỏi phải có chính sách giải quyết việc làm cho nông dân trên cơ sở cơ cấu lại sản xuất NN theo hướng sản xuất hàng hóa với trình độ khoa học, công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, thích ứng với yêu cầu của thị trường. Để thực hiện mục tiêu đó, cần tăng cường đào tạo nghề cho nông dân và lao động ở nông thôn. Do đó đào tạo nghề cho LĐNT là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước trong phát triển KT-XH của nước ta; là khâu đột phá nhằm thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động từ sản xuất NN sang sản xuất công nghiệp, dịch vụ, từng bước nâng cao trình độ cho đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật. Chính vì vậy công tác đào tạo nghề cho LĐNT được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm, ban hành các chính sách thực hiện, đầu tư nâng cao chất lượng LĐNT, phục vụ yêu cầu phát triển, từng bước hiện đại hoá NN, nông thôn. Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 Hội nghị lần thứ 7 BCH TW Đảng khoá X về NN, nông dân, nông thôn trong phần nhiệm vụ và giải pháp đã nêu cụ thể: “Giải quyết việc làm cho nông dân là nhiệm vụ ưu tiên xuyên suốt trong mọi chương trình phát triển KT-XH của cả nước; bảo đảm hài hoà giữa các vùng, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng, giữa nông thôn và thành thị. Có kế hoạch cụ thể về đào tạo nghề và chính sách đảm bảo việc làm cho nông dân, nhất là ở các vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động từ nông thôn. Hình thành CTMT quốc gia về đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm hằng năm đào tạo khoảng 1 4 triệu LĐNT; phấn đấu đến năm 2020 lao động NN còn khoảng 30% lao động xã hội; tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo đạt trên 50%”[3, tr.2-3]. Để cụ thể hóa Nghị quyết của Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách về đào tạo nghề, trong đó có chính sách đào tạo nghề cho LĐNT tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27-11-2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020” (gọi tắt là Đề án 1956); Đề án đã nêu rõ: “Đào tạo nghề cho LĐNT là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng LĐNT, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn. Nhà nước tăng cường đầu tư để phát triển đào tạo nghề cho LĐNT, có chính sách bảo đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với mọi LĐNT; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia đào tạo nghề cho LĐNT” [43, tr.3]. Tuy nhiên, qua thời gian triển khai thực hiện chính sách, bên cạnh những kết quả, thành công đạt được thì cũng còn bộc lộ nhiều bất cập, có chính sách chưa phù hợp với điều kiện thực tiễn, việc dạy nghề chủ yếu còn tập trung ở các đô thị, vùng đồng bằng, vùng trung du; trong khi khu vực nông thôn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa chưa được quan tâm đúng mức, đào tạo chưa đáp ứng được so với nhu cầu của LLLĐ ở nông thôn; chất lượng đào tạo nhìn chung còn thấp, quy mô, số lượng đào tạo còn khiêm tốn so với nhu cầu nguồn nhân lực trong quá trình phát triển đất nước nói chung và của tỉnh Quảng Nam nói riêng. Do vậy, tập trung cho công tác đào tạo nghề cho LĐNT hiện nay càng có ý nghĩa trong bối cảnh cơ cấu lại nền kinh tế, tái cấu trục sản xuất NN trong quá trình hội nhập. Một mặt, việc cơ cấu lại nền kinh tế, trong đó có ngành NN và kinh tế ở nông thôn, chuyển mạnh sang phát triển các ngành nghề mới, dựa trên nền tảng công nghệ ngày càng hiện đại; với định hướng phát triển NN xuất khẩu nên cần chú trọng đào tạo cho lao động những ngành, nghề chế biến nông sản phẩm xuất khẩu, nhằm đáp ứng được yêu cầu lao 5 động của các doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp hoạt động ở nông thôn. Mặt khác, cơ cấu lại nền kinh tế làm giảm thiểu các ngành, nghề và sản phẩm có hàm lượng lao động cao; từ đó, làm gia tăng sự dôi dư đội ngũ lao động giản đơn. Đối với Quảng Nam để thực hiện chủ trương này, Tỉnh ủy Quảng Nam đã ban hành Chỉ thị số 01-CT/TU ngày 25/10/2010 về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện Đề án đào tạo nghề cho LĐNT trên địa bàn tỉnh [49]; tiếp đó, UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành Quyết định số 494/QĐ- UBND ngày 15/02/2011 về phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho LĐNT tỉnh Quảng Nam đến năm 2020 [55]; Quyết định số 09/2011/QĐ-UBND ngày 09/6/2011 về phê duyệt định mức kinh phí dạy nghề cho LĐNT và nhiều văn bản trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện đề án. Năm 2016 để tiếp tục triển khai thực hiện Đề án trong giai đoạn đến, HĐND tỉnh có Nghị quyết số 12/2016/NQ-HĐND ngày 19/7/2016 “Về cơ chế hỗ trợ đào tạo lao động cho chương trình, dự án trọng điểm và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016-2020” [27]; Quyết định số 3577/QĐ-UBND ngày 14/10/2016 của UBND tỉnh “Quy định về chính sách hỗ trợ đào tạo lao động cho chương trình, dự án trọng điểm và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020“ [60]. Giai đoạn 2013- 2017 cùng với những thành tựu đạt được trên lĩnh vực KT-XH, thì công tác đào tạo nguồn nhân lực, trong đó có đào tạo nghề cho LĐNT tỉnh Quảng Nam cũng đạt nhiều kết quả; sau gần 5 năm thực hiện Đề án kể từ 2013 đến 2017: Tỷ lệ qua đào tạo nghề của tỉnh từ 30% năm 2013 đã đạt khoảng 55% vào năm 2017, trong đó đào tạo sơ cấp nghề (có cấp chứng chỉ) từ 3 tháng trở lên đạt 22,5% [38]. Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được thì công tác đào tạo nghề cho LĐNT tại tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua cũng còn nhiều tồn tại, hạn chế đó là: Với sự phát triển KT-XH của tỉnh thì nhu cầu nguồn nhân lực, lao 6 động, nhất là lao động qua đào tạo nghề rất lớn và ngày càng tăng; tuy nhiên với quy mô đào tạo hiện nay thì các cơ sở dạy nghề chưa đáp ứng được, quy mô đào tạo hàng năm còn nhỏ, mạng lưới cơ sở dạy nghề còn nhiều bất cập, cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề còn thiếu, nhiều nghề đào tạo chưa đảm bảo thiết bị tối thiểu theo quy định; đội ngũ giáo viên, giảng viên dạy nghề còn thiếu cả về số lượng và chất lượng; công tác kết nối giữa các doanh nghiệp và cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh để giải quyết việc làm cho người lao động sau đào tạo thực hiện chưa tốt; trong đào tạo còn tập trung về mặt số lượng, chưa quan tâm đúng mức đến chất lượng đào tạo, người học ra trường tay nghề nhìn chung còn thấp, chưa đáp ứng được so với nhu cầu thị trường lao động (cả về tay nghề và ngành nghề đào tạo). Công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề chưa được thực hiện tốt, dẫn đến một bộ phận người dân, nông dân chưa nhận thức đúng, đầy đủ về công tác đào tạo nghề; đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác dạy nghề ở các địa phương (huyện, xã) chưa được bố trí đầy đủ và không ổn định, thường xuyên thay đổi nên công tác tham mưu thực hiện còn gặp nhiều khó khăn; một số chính sách mức hỗ trợ cho LĐNT học nghề còn thấp, chưa phù hợp với thực tế, điều kiện cụ thể của các địa phương... Trong thời gian tới để công tác đào tạo nghề cho LĐNT của tỉnh Quảng Nam tiếp có thể tiếp tục triển khai thực hiện, đạt được những kết quả tốt hơn, những câu hỏi đặt ra là: Chính sách đào tạo nghề, trong đó có đào tạo nghề cho LĐNT ở Quảng Nam trong thời gian tới sẽ như thế nào? Chính sách nào của tỉnh cần tiếp tục duy trì, phát huy; chính sách nào cần sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện (hoặc đề nghị sửa đổi, bổ sung hoàn thiện)? Những chủ trương, định hướng, nhiệm vụ, giải pháp nào cần phải đặt ra với địa phương trong giai đoạn tới? Xuất phát từ những lý do trên và đòi hỏi bức thiết từ thực tiễn của địa phương, nên tôi mạnh dạn đề xuất đề tài nghiên cứu: “Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam”, với 7 mong muốn sẽ góp phần vào việc hoàn thiện chính sách đào tạo nghề cho LĐNT, nhằm thực hiện mục tiêu giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, nhất là người dân ở các vùng nông thôn. Bên cạnh đó là việc thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động... góp phần thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển KT-XH, thực hiện thành công công cuộc CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn của đất nước nói chung và tỉnh Quảng Nam nói riêng trong những năm tới. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Kể từ khi đề án đào tạo nghề cho LĐNT và các văn bản hướng dẫn thực hiện đề án được ban hành, thì công tác đào tạo nghề cho LĐNT được các cấp, các ngành từ TW đến địa phương, nhất là các cấp chính quyền ở địa phương quan tâm; đã có nhiều bài báo, nhiều hội thảo, một số luận án Tiến sỹ, Thạc sỹ bàn về vấn đề đào tạo nghề cho LĐNT, qua đó đã giúp cho chúng ta có cái nhìn đầy đủ và đa chiều hơn về công tác này. Những năm vừa qua đã có các công trình nghiên cứu và nhiều bài viết nhằm tìm hiểu thực trạng công tác đào tạo nghề nói chung, đào tạo nghề cho LĐNT nói riêng như: “Đào tạo nghề cho LĐNT vùng đồng bằng Sông Hồng trong thời kỳ CNH-HĐH” của tác giả Nguyễn Văn Đại; “Đào tạo nghề cho LĐNT ở nước ta hiện nay” của tác giả Nguyễn Việt Quân; “Một số giải pháp đào tạo nghề cho lao động nông thôn hiện nay” của tác giả Nguyễn Thị Thu Hoà; “Đào tạo nghề phải gắn với doanh nghiệp”, của Thứ trưởng Bộ Lao động-TB&XH Lê Quân (Báo Lao động ngày 28/7/2018); “Có nghề nông dân mới thoát nghèo bền vững”, của Bộ trưởng Bộ Lao động-TB&XH Đào Ngọc Dung (Báo Dân trí ngày 12/4/2018); “Đào tạo nghề cho nông dân thời kỳ hội nhập quốc tế”, của Tiến sỹ Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động -TB&XH... Những bài báo, công trình nghiên cứu trên đã cung cấp một cái nhìn tổng thể về thực trạng công tác đào tạo nghề cho LĐNT, thực trạng về việc làm và giải quyết việc làm, cũng như thực 8 trạng về thực hiện các chính sách đào tạo nghề cho LĐNT hiện nay. Các bài báo, công trình này hầu hết đã chỉ ra được các tồn tại, hạn chế trong công tác đào tạo nghề cho LĐNT như: Công tác đào tạo nghề cho LĐNT ở nước ta vừa qua chưa được quan tâm đúng mức; nhiều cơ quan, bộ ngành, nhiều địa phương và xã hội nhận thức chưa đầy đủ về công tác đào tạo nghề, trong đo có đào tạo nghề cho LĐNT; xem công tác này chỉ là nhiệm vụ nhất thời, giai đoạn, chưa phải là công việc thường xuyên, được tổ chức một cách liên tục và có hệ thống; việc thực hiện còn cầm chừng, chưa có sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành, các địa phương. Ngoài ra, bản thân người dân và người nông dân nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề dẫn đến thái độ không mặn mà, thậm chí còn thờ ở với công tác này. Công tác tuyên truyền của các cấp, các ngành, các cơ quan thực hiện chưa tốt; công tác điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu về đào tạo còn gặp nhiều khó khăn đã làm cho công tác đào tạo nghề, trong đó có đào tạo nghề LĐNT thời gian qua chưa thực sự hiệu quả. Bên cạnh đó, các công trình, bài viết cũng đã nêu lên được thực trạng của chính sách đào tạo nghề cho LĐNT ở nước ta hiện nay, qua đó đề xuất nhiều giải pháp, cách làm nhằm giúp cho chính sách đào tạo nghề cho LĐNT ngày càng hoàn thiện hơn. Các tác giả đều nhất trí cho rằng để hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT ngày càng đi vào thực tiễn, mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân, cần phải có sự vào cuộc mạnh mẻ của cả hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương, nhất là các cấp chính quyền ở địa phương từ tỉnh đến xã và nhu cầu đào tạo nghề phải xuất phát từ yêu cầu thực tế của người dân, người nông dân, từ tình hình phát triển KT-XH của đất nước, của từng địa phương và của các doanh nghiệp thì việc triển khai, tổ chức thực hiện mới có hiệu quả được 9 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận của chính sách đào tạo nghề cho LĐNT, đề tài đánh giá thực trạng việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho LĐNT tại tỉnh Quảng Nam một cách toàn diện; qua đó, đề xuất các giải pháp hợp lý, sát thực để hoàn thiện chính sách, nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đào tạo nghề cho LĐNT tại tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận về chính sách đào tạo nghề, trong đó có đào tạo nghề cho LĐNT ở nước ta hiện nay, tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế và một số địa phương trong nước để làm cơ sở cho việc phân tích, đưa ra những đánh giá thực trạng về việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho LĐNT trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Phân tích, đánh giá các giải pháp thực hiện chính sách đào tạo nghề, trong đó có chính sách đào tạo nghề cho LĐNT tại tỉnh Quảng Nam. Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp để tiếp tục thực hiện, hoàn thiện chính sách đào tạo nghề cho LĐNT, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác này tại tỉnh Quảng Nam trong những năm tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho LĐNT tại tỉnh Quảng Nam. Việc thực hiện chính sách đào tạo nghề được xem xét từ góc nhìn công tác xã hội nhằm đánh giá và đề xuất được các giải pháp để thực hiện hiệu quả các chính sách đào tạo nghề cho LĐNT, nhóm đối tượng đang gặp nhiều khó khăn hiện nay tại tỉnh Quảng Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về thời gian: Chủ yếu giai đoạn 2013-2017; tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu có đề cập một số tình hình, kết quả thực hiện giai đoạn 2010- 10 2015, giai đoạn 2016-2020 theo nhiệm kỳ Đại hội Đảng các cấp và chiến lược phát triển KT-XH của tỉnh Quảng Nam cũng như của Việt Nam. Về không gian: Nghiên cứu tập trung trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn được viết dựa trên cơ sở nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác- LêNin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về đào tạo nghề, trong đó có đào tạo nghề cho LĐNT; trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu, công trình khoa học có liên quan đến nội dung của luận văn này. Ngoài ra, luận văn còn được viết dựa trên cơ sở các Nghị quyết, chủ trương, quyết định, các báo cáo tổng kết, điều tra, thống kê, các chính sách... về đào tạo nghề, trong đó có đào tạo nghề cho LĐNT của tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010-2015, giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2030. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau; phương pháp thu thập thông tin được sử dụng để thu thập, phân tích và khai thác thông tin từ các nguồn tài liệu có sẵn liên quan đến đề tài nghiên cứu như: Các văn kiện, tài liệu, báo cáo, nghị quyết, quyết định... của Đảng và Nhà nước, các bộ, ngành TW; các tài liệu, hồ sơ báo cáo, điều tra, thống kê... của chính quyền địa phương các cấp liên quan đến công tác đào tạo nghề; ngoài ra luận văn còn sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, đối chiếu dựa trên những tài liệu chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xây dựng và thực thi chính sách đào tạo nghề, đào tạo nghề cho LĐNT ở nước ta và của tỉnh Quảng Nam; bên cạnh đó, đề tài còn thu thập, tham khảo các tài liệu của các tổ chức, các học giả, tác giả có liên quan đến nội dung của đề tài. 11 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn nghiên cứu, làm rõ thêm một số vấn đề về lý luận của chính sách đào tạo nghề cho LĐNT từ thực tiễn của tỉnh Quảng Nam; làm rõ thêm một số xu hướng trong đào tạo nghề lao động nông thôn trong cơ chế, điều kiện KT-XH hiện nay của nước ta và của tỉnh Quảng Nam. Kết quả của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan chuyên môn, các sở, ban, ngành liên quan đến việc hoạch định chính sách, chiến lược đào tạo nghề LĐNT tại tỉnh Quảng Nam cũng như vận dụng cho các địa phương khác một cách hợp lý. Đề xuất những định hướng, giải pháp để tiếp tục thực hiện và hoàn thiện chính sách đào tạo nghề cho LĐNT tại tỉnh Quảng Nam. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài phân tích, đánh giá, làm rõ thêm một số vấn đề về thực tiễn đặt ra trong việc thực hiện chính sách đào tạo nghề, đào tạo nghề cho LĐNT ở nước ta nói chung và tỉnh Quảng Nam nói riêng. Luận văn đề xuất được một số định hướng và giải pháp khả thi nhằm giải quyết việc làm cho LĐNT ở Quảng Nam trong những năm tới. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề chung về chính sách và thể chế chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Chương 2: Thực trạng việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại tỉnh Quảng Nam. Chương 3: Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại tỉnh Quảng Nam. 12 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH VÀ THỂ CHẾ CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN 1.1. Cơ sở lý luận của chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản Theo Điều 5, Luật Dạy nghề số 76/2006/QH11 năm 2006 thì “Đào tạo nghề” được hiểu: “là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khoá học” [34, tr.1]. Như vậy, đào tạo nghề có những đặc trưng cơ bản sau: - Đào tạo nghề bao gồm hai quá trình có quan hệ hữu cơ với nhau, đó là dạy nghề và học nghề. + Dạy nghề: “Là quá trình giáo viên truyền bá những kiến thức về lý thuyết và thực hành để các học viên có được một trình độ, kỹ năng, kỹ xảo, sự khéo léo, thành thục nhất định về nghề nghiệp” [34, tr.1]. + Học nghề: “Là quá trình tiếp thu những kiến thức về lý thuyết và thực hành của người lao động để đạt được một trình độ nghề nghiệp nhất định” [34, tr.1]. + Đào tạo nghề cho người lao động là giáo dục kỹ thuật sản xuất cho người lao động để họ nắm vững nghề nghiệp, chuyên môn bao gồm đào tạo nghề mới, đào tạo nghề bổ sung, đào tạo lại nghề. Các hình thức đào tạo nghề gồm có: Hình thức kèm cặp trong sản xuất, hình thức mở các lớp nghề tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và hình thức đào tạo tại cơ cơ sở đào tạo nghề tập trung. Sự khác nhau giữa khái niệm “Đào tạo nghề” và “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn” là ở đối tượng đào tạo nghề; là những người thuộc lao động 13 ở vùng nông thôn và những điều kiện gắn với quá trình đào tạo nghề đó. Từ sự phân tích trên, ta có thể đưa ra khái niệm: - Đào tạo nghề cho LĐNT: Là quá trình giảng viên truyền bá những kiến thức về lý thuyết và thực hành để những người lao động ở nông thôn có được một trình độ, kỹ năng, kỹ xảo, sự khéo léo, thành thục nhất định về nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH nông thôn. - Chính sách đào tạo nghề cho LĐNT: Là chính sách của nhà nước các cấp phục vụ cho hoạt động đào tạo nghề LĐNT, nhằm thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, đáp ứng yêu cầu về phát triển KT-XH trong thời kỳ CNH-HĐH, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân. 1.1.2. Quan điểm, mục tiêu của chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn Đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề cho LĐNT cũng như chính sách đào tạo nghề cho LĐNT nói riêng luôn được Đả
Luận văn liên quan