Đói nghèo là vấn đề toàn cầu, đã và đang diễn ra trên khắp các châu lục
với những mức độ khác nhau và trở thành một thách thức lớn đối với sự phát
triển của từng khu vực, từng quốc gia, từng dân tộc và từng địa phƣơng.
Việt Nam là một nƣớc nông nghiệp với 70% dân số sống ở nông thôn.
Với trình độ dân trí, canh tác còn hạn chế nên năng suất lao động chƣa cao, thu
nhập của nông dân còn thấp, tình trạng đói nghèo vẫn diễn ra trên rộng khắp
các khu vực.
Ngay từ khi mới ra đời, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã xác định mục tiêu
cơ bản trong hoạt động là giải phóng dân tộc, xây dựng chế độ XHCN để đem
lại ấm no, hạnh phúc cho mọi ngƣời dân.
Vấn đề đói nghèo trong nhiều năm qua đã đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta hết
sức quan tâm đã ban hành nhiều chính sách và biện pháp để giải quyết vấn đề
đói nghèo nhằm mục đích hỗ trợ để ngƣời nghèo thoát khỏi nghèo. Đây vừa là
mục tiêu vừa là nhiệm vụ chính trị - xã hội mà Đảng và Nhà nƣớc đã quan tâm.
Việc thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo của Huyện Quảng
Xƣơng ( TỉnhThanhHóa ) trong những năm qua đã có nhiều nỗ lực, cố gắng
khắc phục khó khăn và đã đạt đƣợc những thành tựu rất quan trọng trên các
lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội nói chung, công tác xoá đói giảm nghèo
nói riêng. Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ hộ đói nghèo vẫn còn cao. Vì vậy, “Huyện
Quảng Xƣơng” vẫn là Huyện nghèo.
91 trang |
Chia sẻ: Trịnh Thiết | Ngày: 06/04/2024 | Lượt xem: 249 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o--------
HOÀNG THỊ HẰNG
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
Ở HUYỆN QUẢNG XƢƠNG - TỈNH THANH HÓA
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH
Hà Nội – 2016
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o--------
HOÀNG THỊ HẰNG
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
Ở HUYỆN QUẢNG XƢƠNG - TỈNH THANH HÓA
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM QUANG VINH
XÁC NHẬN CỦA
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN
Hà Nội – 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và trích dẫn nêu trong Luận văn là hoàn toàn trung thực. Kết quả nghiên
cứu của Luận văn chƣa từng đƣợc ngƣời khác công bố trong bất kỳ công
trình nào.
Hà nội, ngày ........ tháng........ năm 2016
Tác giả Luận văn
Hoàng Thị Hằng
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, tôi xin chân thành
gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo trƣờng Đại học Kinh Tế - Đại học Quốc gia Hà
Nội, lãnh đạo và các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế chính trị, các thầy cô
giáo đã trực tiếp giảng dạy, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi
và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Phạm Quang Vinh, ngƣời đã
nhiệt tình hƣớng dẫn, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu trong nghiên
cứu khoa học và dành những tình cảm tốt đẹp cho tôi trong thời gian qua.
Mặc dù đã hết sức cố gắng nhƣng chắc chắn luận văn viết lần đầu
không thể tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận đƣợc sự chỉ bảo, góp ý
của quý thầy cô và bạn bè đồng nghiệp để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn nữa.
Hà nội, ngày ........ tháng........ năm 2016
Tác giả Luận văn
Hoàng Thị Hằng
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. i
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................... ii
DANH SÁCH BẢNG BIỂU ............................................................................ iii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ
LUẬN CỦA CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO ................................ 4
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu chính sách xóa đói giảm nghèo ......... 4
1.1.1. Các nghiên cứu về thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ........ 4
1.2. Cơ sở lý luận của chính sách xóa đói giảm nghèo ................................. 5
1.2.1. Khái niệm chính sách xóa đói giảm nghèo; các tiêu chí để đánh
giá thực hiện chính sách XĐGN................................................................ 5
1.3. Kinh nghiệm thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo của một số địa
phƣơng và những bài học rút ra cho Huyện Quảng Xƣơng - Thanh Hóa .... 8
1.3.1. Kinh nghiệm thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo của một số
địa phương trong nước .............................................................................. 8
1.3.2. Những bài học kinh nghiệm quá trình thực hiện chính sách xoá đói
giảm nghèo rút ra đối với huyện Quảng Xương - Thanh Hoá .................. 9
1.4. Sự cần thiết của chính sách xóa đói giảm nghèo ................................. 10
1.5. Chính sách xóa đói giảm nghèo của Việt Nam .................................... 11
1.5.1. Các loại chính sách: ..................................................................... 11
1.5.2. Mục đích của chính sách xóa đói giảm nghèo .............................. 12
1.5.3. Nội dung, phương thức thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo .. 12
1.6. Cơ sở lý luận của thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ............... 16
1.6.1. Thực hiện chính sách trong chu trình chính sách công ................ 16
1.6.2. Những yêu cầu, điều kiện căn bản của thực hiện chính sách công .. 17
1.6.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách công ................. 18
1.6.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện .......................... 18
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 21
2.1. Phƣơng pháp luận ................................................................................. 21
2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu ............................................................... 21
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ............................................ 21
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp .......................................... 21
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu............................................................. 23
2.2.4. Phân tích số liệu ............................................................................ 23
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI,
GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN QUẢNG XƢƠNG - TỈNH THANH HÓA ....... 25
GIAI ĐOẠN 2010 - 2014 ............................................................................... 25
3.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội tác động đến việc thực hiện chính
sách xóa đói giảm nghèo ở huyện Quảng Xƣơng - tỉnh Thanh Hoá .......... 25
3.1.1. Về điều kiện tự nhiên ..................................................................... 25
3.1.2. Về tình hình kinh tế - xã hội: ......................................................... 30
3.2. Thực trạng nghèo đói ở huyện Quảng Xƣơng ..................................... 35
3.2.1. Một số nguyên nhân dẫn đến đói nghèo ....................................... 36
3.2.2. Những thuận lợi, khó khăn của huyện khi thực hiện chính sách xoá
đói, giảm nghèo ....................................................................................... 38
3.3. Quá trình triển khai thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở Huyện
Quảng Xƣơng - Tỉnh Thanh Hóa ................................................................ 40
3.3.1. Lập kế hoạch ................................................................................. 40
3.3.2. Tổ chức thực hiện .......................................................................... 41
3.3.3. Giám sát, phản hồi, điều chỉnh chính sách ................................... 54
3.3.3. Đánh giá, rút kinh nghiệm ............................................................ 57
3.4. Những mặt tồn tại và hạn chế trong thực hiện chính sách xóa đói giảm
nghèo ở Huyện Quảng Xƣơng. ................................................................... 59
CHƢƠNG 4: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHÍNH
SÁCH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN QUẢNG XƢƠNG TRONG
NHỮNG NĂM TIẾP THEO ........................................................................... 66
4.1.Dự báo tình hình có liên quan ............................................................... 66
4.1.1. Những yếu tố thuận lợi .................................................................. 66
4.1.2. Những yếu tố khó khăn .................................................................. 67
4.1.3. Dự báo xu hướng giảm nghèo đến năm 2020 ............................... 67
4.2. Phƣơng hƣớng ...................................................................................... 69
4.3. Một số giải pháp thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở Huyện
Quảng Xƣơng. ............................................................................................. 71
4.3.1. Nhóm giải pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức về công tác
XĐGN ...................................................................................................... 71
4.3.2. Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện chính sách ......................... 72
4.3.3. Nhóm giải pháp về nâng cao hiệu quả tổ chức bộ máy và chất
lượng đội ngũ cán bộ chuyên môn làm công tác XĐGN ........................ 76
4.3.4. Nhóm giải pháp về chính sách xóa đói giảm nghèo ..................... 77
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 80
i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Ký hiệu Nguyên nghĩa
1 BCĐ Ban chỉ đạo
2 BHXH Bảo hiểm xã hội
3 BHYT Bảo hiểm y tế
4 CCB Cựu chiến binh
5 CNH - HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
6 CSHT Cơ sở hạ tầng
7 CSXH Chính sách xã hội
8 CTMTQGGNBV
Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền
vững
9 ĐBKK Đặc biệt khó khăn
10 HĐND Hội đồng nhân dân
11 KCN Khu công nghiệp
12 KHKT Khoa học kỹ thuật
13 LĐTB&XH Lao động thƣơng binh và xã hội
14 MTQG Mục tiêu Quốc gia
15 NNPTNT Nông nghiệp phát triển nông thôn
16 SXKD Sản xuất kinh doanh
17 TCTM Tài chính thƣơng mại
18 TNXP Thanh niên xung phong
19 UBMTTQ Ủy ban mặt trận tổ quốc
20 UBND Ủy ban nhân dân
21 XĐGN Xóa đói giảm nghèo
ii
DANH MỤC HÌNH
Stt Hình Nội dung Trang
1 Hình 2.1
Chu trình đánh giá thực trạng và tìm giải
pháp đói, nghèo
22
iii
DANH SÁCH BẢNG BIỂU
Stt Bảng Nội dung Trang
1 Bảng 3.1 Dân số Huyện Quảng Xƣơng từ 2010 – 2014 27
Bảng 3.2
cơ cầu lao động và cơ cấu kinh tế Huyện Quảng
Xƣơng từ 2010 – 2014
29
Bảng 3.3
Hộ nghèo Huyện quảng xƣơng từ năm 2010 -
2014
36
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đói nghèo là vấn đề toàn cầu, đã và đang diễn ra trên khắp các châu lục
với những mức độ khác nhau và trở thành một thách thức lớn đối với sự phát
triển của từng khu vực, từng quốc gia, từng dân tộc và từng địa phƣơng.
Việt Nam là một nƣớc nông nghiệp với 70% dân số sống ở nông thôn.
Với trình độ dân trí, canh tác còn hạn chế nên năng suất lao động chƣa cao, thu
nhập của nông dân còn thấp, tình trạng đói nghèo vẫn diễn ra trên rộng khắp
các khu vực.
Ngay từ khi mới ra đời, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã xác định mục tiêu
cơ bản trong hoạt động là giải phóng dân tộc, xây dựng chế độ XHCN để đem
lại ấm no, hạnh phúc cho mọi ngƣời dân.
Vấn đề đói nghèo trong nhiều năm qua đã đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta hết
sức quan tâm đã ban hành nhiều chính sách và biện pháp để giải quyết vấn đề
đói nghèo nhằm mục đích hỗ trợ để ngƣời nghèo thoát khỏi nghèo. Đây vừa là
mục tiêu vừa là nhiệm vụ chính trị - xã hội mà Đảng và Nhà nƣớc đã quan tâm.
Việc thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo của Huyện Quảng
Xƣơng ( TỉnhThanhHóa ) trong những năm qua đã có nhiều nỗ lực, cố gắng
khắc phục khó khăn và đã đạt đƣợc những thành tựu rất quan trọng trên các
lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội nói chung, công tác xoá đói giảm nghèo
nói riêng. Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ hộ đói nghèo vẫn còn cao. Vì vậy, “Huyện
Quảng Xƣơng” vẫn là Huyện nghèo.
Thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo đã tạo
một bƣớc chuyển biến mạnh mẽ về kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống của
ngƣời dân ở các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện, đã từng bƣớc thu
hẹp khoảng cách về mức sống. Cấp ủy, chính quyền, các ngành, đoàn thể.
Đảng bộ huyện Quảng Xƣơng coi đây là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị
2
và của toàn dân, trên cơ sở đó Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân
dân huyện đã bám sát các văn bản hƣớng dẫn, chỉ đạo của các bộ, ngành
Trung ƣơng, các văn bản chỉ đạo của tỉnh, các sở, ban, ngành cấp tỉnh xây
dựng kế hoạch triển khai phối hợp với Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể chỉ
đạo các ngành, các xã, thị trấn tổ chức thực hiện đồng bộ các mục tiêu trên
địa bàn. Tuy đã đạt đƣợc một số thành tựu, nhƣng Công tác xóa đói giảm
nghèo trên địa bàn huyện vẫn còn tồn tại những hạn chế nhƣ: Những thành
tựu đạt đƣợc về xóa đói giảm nghèo thiếu tính bền vững, tình trạng tái
nghèo, phát sinh hộ nghèo còn lớn; Chính quyền huyện chỉ đạo công tác xóa
đói giảm nghèo chƣa quyết liệt, thiếu trọng tâm, trọng điểm; Nguồn lực tài
chính chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của công tác xóa đói giảm nghèo.
Có thể nói, tình trạng đói nghèo ở Huyện Quảng Xƣơng đang là một vấn
đề cần đƣợc quan tâm giải quyết. Vì vậy, việc nghiên cứu quá trình thực hiện
chính sách xóa đói giảm nghèo ở Huyện Quảng Xƣơng (Tỉnh Thanh Hóa) để
phát hiện, đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện có hiệu quả chính
sách xóa đói, giảm nghèo ở Huyện Quảng Xƣơng ((Tỉnh Thanh Hóa) vừa có ý
nghĩa lý luận cơ bản, vừa là vấn đề cấp thiết đối với thực tiễn trong giai đoạn
hiện nay. Với tâm huyết và trách nhiệm của mình, tôi muốn góp một phần trí
tuệ nhỏ bé của mình vào việc thực hiện chƣơng trình xoá đói, giảm nghèo,
phát triển kinh tế - xã hội của huyện nhà, góp phần thực hiện mục tiêu dân
giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Do đó, tôi chọn đề tài
“ Thực hiện Chính sách xoá đói, giảm nghèo huyện Quảng Xƣơng (tỉnh
Thanh Hoá) từ 2010 - 2014” làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
* Câu hỏi nghiên cứu
Làm thế nào để nâng cao hiệu quả khi thực hiện chính sách xóa đói
giảm nghèo ở Huyện Quảng Xương - Tỉnh Thanh Hóa ?
3
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Trên cơ sở lý luận về thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo và khảo
sát thực trạng thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở Huyện Quảng
Xƣơng (Tỉnh Thanh Hóa), luận văn đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm
thực hiện có hiệu quả chính sách này ở Huyện Quảng Xƣơng đến năm 2020.
2.2. Nhiệm vụ
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về chính sách xóa đói giảm nghèo
và thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo.
- Phân tích thực trạng chính sách xóa đói, giảm nghèo ở Huyện Quảng
Xƣơng hiện nay, chỉ ra những kết quả, hạn chế và nguyên nhân của nó trong việc
thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo của Huyện Quảng Xƣơng từ 2010 - 2014
- Đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm đẩy nhanh và thực hiện có hiệu
quả chính sách xóa đói, giảm nghèo ở Huyện Quảng Xƣơng đến năm 2020.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo trong
phạm vi Huyện Quảng Xƣơng - Tỉnh Thanh Hóa; đặc biệt là tập trung khảo
sát sâu trên một số xã Vùng ven biển trên địa bàn cấp huyện, nơi thực hiện
chính sách xóa đói giảm nghèo khó khăn nhất.
Thời gian nghiên cứu: Từ 2010 - 2014.
4. Cấu trúc luận văn
Bố cục của luận văn bao gồm có 4 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận của chính
sách xóa đói giảm nghèo
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu.
Chƣơng 3: Thực trạng thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo ở
Huyện Quảng Xƣơng Tỉnh Thanh Hóa.
Chƣơng 4: Phƣơng hƣớng và giải pháp thực hiện chính sách xóa đói
giảm nghèo ở Huyện Quảng Xƣơng trong những năm tiếp theo.
4
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA
CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu chính sách xóa đói giảm nghèo
1.1.1. Các nghiên cứu về thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo
Trong quá trình triển khai đề tài, tác giả đã sƣu tầm và nghiên cứu các
tài liệu nhƣ: Giáo trình giảng dạy tại các trƣờng đại học, sách của một số tác
giả về XĐGN, các công trình khoa học là các luận văn, luận án, trong đó có
một số công trình khoa học là đề tài luận văn đƣợc tác giả quan tâm nhất.
Một là: Luận án tiến sĩ của Nguyễn Đăng Bình: Vấn đề đầu tƣ phát
triển theo hƣớng tăng trƣởng nhanh gắn với giảm nghèo tại Việt Nam thời kỳ
đến năm 2020.
Hai là: Lê Duy Đồng, Bùi Sỹ Lợi ( 2011), định hƣớng về chính sách
phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội giai đoạn 2011 - 2020, nhà xuất
bản lao động xã hội.
Ba là: Luận án tiến sỹ của Nguyễn Thị Hoa ( 2010), hoàn thiện chính
sách xóa đói giảm nghèo chủ yếu ở Việt nam.
Bốn là: Ngô Thắng Lợi ( 2011), giáo trình kinh tế phát triển, nhà xuất
bản trƣờng đại học kinh tế quốc dân.
Năm là: Luận án tiến sỹ kinh tế của Trần Thị Hằng: Vấn đề giảm nghèo
trong nền kinh tế thị trƣờng ở Việt Nam hiện nay, Học viện Chính trị Quốc
gia Hồ Chí Minh, 2001.
Sáu là: Các nghiên cứu của Bộ Lao động - Thƣơng binh & Xã hội: Đói
nghèo ở Việt Nam, Hà Nội, 1993; Nhận diện đói nghèo ở nƣớc ta, Hà Nội,
1993; Xóa đói giảm nghèo, Hà Nội, 1996; Xóa đói giảm nghèo với tăng
trƣởng kinh tế, Nxb Lao động, Hà nội.1997
5
Bảy là: Xóa đói, giảm nghèo là vấn đề đƣợc đề cập khá toàn diện trong
“Hội nghị triển khai chƣơng trình mục tiêu quốc gia xoá đói, giảm nghèo và
chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và
vùng sâu, vùng xa”, tổ chức tại Hà Nội, tháng 1/1999. Một số chuyên khảo về
vấn đề này cũng rất đáng chú ý nhƣ: TS Lê Xuân Bá, TS Chu Tiến Quang, TS
Nguyễn Hữu Tiến, TS Lê Xuân Bình: “Nghèo đói và xoá đói, giảm nghèo ở
Việt Nam”, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 2001; TS Đàm Hữu Đắc và TS Nguyễn
Hải Hữu (đồng chủ biên): “Những định hướng chiến lược của chương trình,
mục tiêu quốc gia về giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010”, Nxb Lao động – xã
hội, Hà Nội, 2004; PGS.TS. Lê Quốc Lý “Chính sách xóa đói, giảm nghèo,
thực trạng và giải pháp” (Sách chuyên khảo), Nxb Chính trị Quốc gia - sự thật,
Hà Nội, 2012Các công trình nêu trên đã phân tích khá rõ về thực trạng và
nguyên nhân đói nghèo, định hƣớng và các giải pháp thực hiện xóa đói giảm
nghèo ở nƣớc ta.
* Nhận xét: Các công trình, các bài viết nêu trên đã nghiên cứu về chính
sách xoá đói, giảm nghèo ở nhiều mức độ, góc độ khác nhau và đã có đóng góp
quan trọng làm rõ cơ sở khoa học và thực tiễn của công tác xoá đói, giảm nghèo,
chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về xóa đói giảm nghèo, thực trạng đói nghèo và
công tác xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam và ở một số địa phƣơng. Tuy nhiên, cho
đến nay chƣa có công trình khoa học nào nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề thực
hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở Huyện Quảng Xƣơng.
1.2. Cơ sở lý luận của chính sách xóa đói giảm nghèo
1.2.1. Khái niệm chính sách xóa đói giảm nghèo; các tiêu chí để đánh giá thực
hiện chính sách XĐGN
1.2.1.1. Khái niệm chính sách xóa đói giảm nghèo
Chính sách xóa đói giảm nghèo có thể hiểu là những quyết định, quy
định của nhà nƣớc đƣợc cụ thể hóa trong các chƣơng trình, dự án, cùng với
6
nguồn lực, vật lực, các thể thức, quy trình hay cơ chế thực hiện nhằm tác động
vào các đối tƣợng cụ thể là ngƣời nghèo, hộ nghèo hay xã nghèo... với mục
đích cuối cùng là xóa đói giảm nghèo. Từ chính sách xóa đói giảm nghèo ta
có thể nhận diện khái niệm liên quan đến đói, nghèo.
Nghèo là tình trạng một số bộ phận dân cƣ không đƣợc hƣởng và thỏa mãn những
nhu cầu cơ bản của con ngƣời, mà những nhu cầu này đã đƣợc xã hội thừa nhận
tùy theo trình độ phát triển và phong tục tập quán của từng địa phƣơng.
Đói là tình trạng của một bộ phận dân cƣ nghèo có mức sống dƣới mức tối
thiểu và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống.
Hay nói một cách khác, đói là một nấc thang thấp nhất của nghèo.
Chuẩn nghèo (hay còn gọi là đƣờng nghèo, ngƣỡng nghèo, hoặc tiêu
chí nghèo): Là công cụ để phân biệt ngƣời nghèo và ngƣời không nghèo,
đồng thời là công cụ để đo lƣờng và giám sát nghèo đói. Hầu hết chuẩn nghèo
dựa vào thu nhập hoặc chi tiêu. Những ngƣời đƣợc coi là nghèo khi mức sống
của họ đo qua thu nhập (hoặc chi tiêu) thấp hơn chuẩn nghèo.
1.2.2.2. Các tiêu chí đánh giá thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo
Đánh giá chính sách là một nội dung quan trọng trong quy trình thực hiện
chính sách. Tiêu chí đánh giá chính sách XĐGN là bộ công cụ không thể
thiếu để nhận diện thực trạng chính sách. Đó là việc xem xét các mục tiêu,
việc thực hiện mục tiêu đó nhƣ thế nào; là việc xem xét tính phù hợp vào thực
tiễn; xem xét phƣơng pháp xây dựng và thực hiện chính sách, các yếu tố liên
quan trực tiếp nhƣ đối tƣợng, nguồn lực, cơ chế quản lý; kết quả và vấn đề đặt
ra trong quá trình thực hiện chính sách đi vào cuộc sốngViệc quan sát các
chính sách theo tiêu chí trên sẽ cho thấy những thành quả, hạn chế, nguyên
nhâncủa quá trình xây dựng và thực hiện chính sách để có những phát hiện
cần hoàn thiện, bổ sung, đổi mới các chính sách trong giai đoạn tới,Các kết
quả đánh giá theo các tiêu chí trên c