Luận văn Thực trạng bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại nuôi tại huyện Krông Pắk – tỉnh Đắk Lắk và thử nghiệm điều trị

Trong những năm gần ñây, với mục ñích hạ giá thành sản phẩm tăng khả năng tiêu thụ trên thị trường nội ñịa, ñồng thời ñáp ứng nhu cầu càng cao của người tiêu dùng thịt lợn. Mô hình chăn nuôi lợnngày càng theo hướng nạc tập trung quy mô trang trại ñang ñược áp dụng rộng rãi tại nhiều ñịa phương trong toàn tỉnh Đắk Lắk. Trong ñó, Krông Pắklà ñịa phương có tổng ñàn lợn ñẫn ñầu cả tỉnh. Để cung cấp giống cho nhu cầu chăn nuôi của các trang trại và các nông hộ thì việc phát triển ñàn nái sinh sản, nhất là ñàn lợn nái ngoại là vấn ñề rất cần thiết. Tuy nhiên, trong một số bệnh làm hạn chế khả năng sinh sản của lợn nái ngoại ñang nuôi tại huyện Krông Pắk hiện nay là bệnh viêm tử cung. Bệnh làm ảnh hưởng trực tiếp ñến khả năng sinh sảnở lợn nái không những thế, ñây còn là một trong những nguyên nhân làm tăng tỷ lệ lợn con mắc hội chứng ỉa chảy do bú phải sữa mẹ kém phẩm chất. Những vấn ñề nêu trên chỉ ra rằng việc nghiên cứu thực trạng bệnh viêm tử cung từ ñó ñưa phương pháp phòng và trị bệnh viêm tử cung ở ñàn lợn nái ngoại nuôi theo mô hình trang trại tại huyện Krông Pắk – tỉnh ĐăkLăk là việc làm rất cần thiết.

pdf80 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 8307 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại nuôi tại huyện Krông Pắk – tỉnh Đắk Lắk và thử nghiệm điều trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
  LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thưc hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Người cam đoan Bùi Quốc Vương   LỜI CẢM ƠN Trong suốt 3 năm học tập và thực hiện đề tài, cùng với sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của các thầy giáo, cô giáo, sự động viên khích lệ của gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp. Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu nhà trường, Phòng đào tạo Sau Đại học, Khoa Chăn nuôi - Thú y Trường Đại học Tây Nguyên. Trực tiếp là thầy hướng dẫn PGS- TS. Nguyễn Văn Thanh Trưởng bộ môn Ngoại - Sản, Khoa Thú y, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, đã giúp tôi học tập và hoàn thành luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn ban lãnh đạo Trạm thú y Huyện Krông Pắk và Ban chăn nuôi thú y các xã Ea Phê, Ea Kuăng, Hòa An. Nhân dịp này, xin được bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình và người thân, cùng bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện về vật chất và tinh thần, giúp tôi vượt qua mọi khó khăn trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu đề tài. Một lần nữa xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện, giúp tôi hoàn thành chương trình học tập. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả luận văn Bùi Quốc Vương   MỤC LỤC Đầu mục Trang LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................... v DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................... vi DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH ................................................. vii MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1.1. Tính câp thiết của đề tài ............................................................................... 1 1.2. Mục đích của đề tài ...................................................................................... 2 CHƯƠNG 1 ....................................................................................................... 3 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................................. 3 1.1. Cấu tạo của cơ quan sinh sản và một số đặc điểm ......................................... 3 1.1.1. Cấu tạo cơ quan sinh sản của lợn cái .......................................................... 3 1.1.2. Đặc điểm sinh lý sinh dục của lơn .............................................................. 5 1.2. Bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ................................................................ 15 1.2.1. Nguyên nhân của bệnh viêm tử cung ...................................................... 15 1.2.2. Hậu quả của bệnh viêm tử cung ............................................................... 16 1.2.3. Các thể viêm tử cung .............................................................................. 18 1.2.4. Một số vi khuẩn thường gặp ở tử cung lợn ............................................... 21 1.2.5. Những hiểu biết cơ bản về thuốc kháng sinh trong phòng và điều trị ....... 25 1.3. Tình hình nghiên cứu bệnh viêm tử cung .................................................... 31 1.3.1. Trên thế giới ............................................................................................ 30 1.3.2. Tại Việt Nam ........................................................................................... 31 CHƯƠNG 2 ..................................................................................................... 33 ĐỐI TƯỢNG – NỘI DUNG – NGUYÊN LIỆU VÀ PPNC ........................... 33 2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 33 2.2. Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 33 2.3. Nguyên liệu nghiên cứu ............................................................................. 33 2.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 34   2.5. Phương pháp xử lý số liệu .......................................................................... 37 CHƯƠNG 3 ..................................................................................................... 38 KẾT QUẢ - THẢO LUẬN .............................................................................. 38 3.1. Kết quả khảo sát tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ........................................... 38 3.2. Tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung theo từng lứa đẻ ................................ 40 3.3. Kết quả khảo sát tỷ lệ mắc viêm tử cung theo từng giai đoạn ...................... 42 3.4. Tỷ lệ mắc theo các mùa trong năm ............................................................. 43 3.5. Tỷ lệ mắc ở các thể viêm ........................................................................... 45 3.6. Một số chỉ tiêu và lâm sàng của lợn nái bình thường và lợn bị viêm .......... 48 3.7. Kết quả theo dõi mối tương quan giữa bệnh viêm tử cung ở lợn nái và ...... 50 3.8. Kết quả phân lập và giám định thành phần vi khuẩn trong dịch âm đạo ...... 51 3.9. Kết quả xác định tính mẫn cảm của các vi khuẩn phân lập .......................... 53 3.10. Kết quả xác định tính mẫn cảm của tập đoàn vi khuẩn trong dịch viêm..... 55 3.11. Kết quả thử nghiệm điều trị bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại .......... 56 3.12. Kết quả kết hợp điều trị bệnh lợn con tiêu chảy với điều trị ...................... 58 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................................. 61 Kết luận ............................................................................................................. 61 Đề nghị .............................................................................................................. 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 63 A - TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT ............................................................................ 63 B - TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI .......................................................................... 66 PHỤ LỤC - Bảng chuẩn đánh giá đường kính vòng vô khuẩn - Bảng kháng sinh chuẩn với tính mẩn cảm của vi khuẩn - Các thuốc dùng để điều trị bệnh viêm tử cung   DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU - Dạng: Dạng Smouth - Dạnh: Dạng Rough - DNA: Deoxyribonucleic acid - E.coli: Escherichia coli - Gr-: Gram am - Gr+: Gram dương - GSH: Gonado Stimulin Hormone - FSH : Folliculo Stimulin Hormone - LH: Lutein Hormone - PGF2α : Prostglandin F 2 alpha - TC: Tủ cung - HC: Hội chứng - M.M.A: Metritis, mastitis, agalactia (viêm tử cung, viêm vú, mất sữa) - ML: Mililiter - LH: Lutei Stimulin Hormone - VTC: Viêm tử cung - VK: Vi khuẩn   DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 3.1. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ................................. 38 Bảng 3.2. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung qua các lứa đẻ .............................. 41 Bảng 3.3. Tỷ lệ viêm ở hai giai đoạn ............................................................ 42 Bảng 3.4. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung theo các mùa trong năm .............. 44 Bảng 3.5. Tỷ lệ mắc ở các thể viêm tử cung ................................................ 47 Bảng 3.6. Một số chỉ tiêu lâm sàng của lợn bình thường và của lợn .......... 48 Bảng 3.7. Kết quả khảo sát mối tương quan giữa bệnh viêm ................. 50 Bảng 3.8. Thành phần vi khuẩn có trong dịch âm đạo, tử cung lợn ........... 52 Bảng 3.9. Kết quả xác định tính mẫn cảm của các vi khuẩn phân lập ........ 54 Bảng 3.10. Kết quả xác định tính mẫn cảm của tập đoàn vi khuẩn có ...... 55 Bảng 3.11. Kết quả điều trị viêm tử cung và khả năng sinh sản của ......... 57 Bảng 3.12. Kết quả điều trị bệnh tiêu chảy lợn con kết hợp với điều ........ 59   DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH Biểu đồ 1: Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung của đàn lợn nái .......................... 38 Biểu đồ 2: Biểu đồ so sánh tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung qua các ............ 41 Biểu đồ 3: Tỷ lệ mắc viêm tử cung qua các giai đoạn .............................. 42 Biểu đồ 4: Tỷ lệ mắc bệnh theo các mùa trong năm ................................. 44 Biểu đồ 5: Tỷ lệ mắc ở các thể viêm ........................................................... 47 Biểu đồ 6: Mối tương quan giữa bệnh viêm tử cung ở lợn mẹ và ....... 50 Biểu đồ 7: Kết quả điều trị tiêu chảy lợn con kết hợp với viêm tử ............ 59 Hình 1: Lợn nái đang nuôi con bị viêm tử cung ........................................ 40 Hình 2: Lợn nái chờ phối bị viêm tử cung ................................................. 40 Hìnhlợn 3: Lợn con 5 ngày tuổi bị tiêu chảy ............................................... 51   MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, với mục đích hạ giá thành sản phẩm tăng khả năng tiêu thụ trên thị trường nội địa, đồng thời đáp ứng nhu cầu càng cao của người tiêu dùng thịt lợn. Mô hình chăn nuôi lợn ngày càng theo hướng nạc tập trung quy mô trang trại đang được áp dụng rộng rãi tại nhiều địa phương trong toàn tỉnh Đắk Lắk. Trong đó, Krông Pắk là địa phương có tổng đàn lợn đẫn đầu cả tỉnh. Để cung cấp giống cho nhu cầu chăn nuôi của các trang trại và các nông hộ thì việc phát triển đàn nái sinh sản, nhất là đàn lợn nái ngoại là vấn đề rất cần thiết. Tuy nhiên, trong một số bệnh làm hạn chế khả năng sinh sản của lợn nái ngoại đang nuôi tại huyện Krông Pắk hiện nay là bệnh viêm tử cung. Bệnh làm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản ở lợn nái không những thế, đây còn là một trong những nguyên nhân làm tăng tỷ lệ lợn con mắc hội chứng ỉa chảy do bú phải sữa mẹ kém phẩm chất. Những vấn đề nêu trên chỉ ra rằng việc nghiên cứu thực trạng bệnh viêm tử cung từ đó đưa phương pháp phòng và trị bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại nuôi theo mô hình trang trại tại huyện Krông Pắk – tỉnh ĐăkLăk là việc làm rất cần thiết. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của sản xuất đồng thời bổ sung thêm những tư liệu nghiên cứu về bệnh viêm tử cung ở lợn nái ngoại chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Thực trạng bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại nuôi tại huyện Krông Pắk – tỉnh Đắk Lắk và thử nghiệm điều trị’’   1.2. Mục đích của đề tài là 1.2.1. Đánh giá thực trạng bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại nuôi theo mô hình trang trại tại huyện Krông Pắk – tỉnh Đắk Lắk. 1.2.2. Đưa ra được một số phác đồ điều trị bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại.   CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. CẤU TẠO CƠ QUAN SINH SẢN VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CỦA LỢN CÁI 1.1.1. Cấu tạo cơ quan sinh sản của lợn cái Bộ phận sinh dục của lợn cái được chia thành bộ phận sinh dục bên trong (buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung, âm đạo) và bộ phận sinh dục bên ngoài gồm: âm môn, âm vật, tiền đình (Giáo trình giải phẫu gia súc, 1982)[3]). 1.1.1.1. Buồng trứng (Ovarium) Buồng trứng của lợn gồm một đôi tre ở cạnh trước dây chằng rộng, nằm trong xoang chậu. Hình dáng của buồng trứng rất đa dạng nhưng phần lớn có hình bầu dục hoặc hình ovan dẹt, không có lõm rụng trứng. Buồng trứng có hai chức năng cơ bản là tạo giao tử cái và tiết các hormone: Estrogen, Progesterone, Oxytocine, Relaxin và Inhibin. Các hormone này tham gia vào việc điều khiển chu kỳ sinh sản của lợn cái. Estrogen cần thiết cho sự phát triển của tử cung và hệ thống ống dẫn của tuyến vú. Progesterone do thể vàng tiết ra giúp duy trì sự mang thai do nó kích thích sự phân tiết của tử cung để nuôi dưỡng thai, ức chế sự co thắt của tử cung và phát triển nang tạo sữa của tuyến vú. Oxytoxin được tiết chủ yếu bởi phần sau của tuyến yên nhưng cũng dược tiết bởi thể vàng ở buồng trứng khi thú gần sinh, nó làm co thắt cơ tử cung trong lúc sinh đẻ và cũng làm co thắt cơ trơn tuyến vú để thải sữa. Ở lợn, Relaxin do thể vàng tiết ra để gây giãn nở xương chậu, làm giãn và mềm cổ tử cung, do đó mở rộng đường sinh dục khi gần sinh. Inhibin có tác dụng ức chế sự phân tiết kích tố noãn (FSH) từ tuyến yên, do đó ức chế sự phát triển nang noãn theo chu kỳ (Trần Thị Dân, 2004) [7]. Ở bề mặt ngoài của buồng trứng có một lớp liên kết được bao bọc bởi lớp biểu mô hình lập phương. Bên dưới lớp này là lớp vỏ chứa các noãn nang,   thể vàng, thể trắng (thể vàng thoái hóa). Phần tủy của buồng trứng nằm ở giữa, gồm có mạch máu, dây thần kinh, mạch bạch huyết và mô liên kết. Miền vỏ có tác dụng về sinh dục vì ở đó xảy ra quá trình trứng chín và rụng trứng. Trên buồng trứng có từ 70.000 – 100.000 noãn bào ở các giai đoạn khác nhau, tầng ngoài cùng là những noãn bào sơ cấp phân bố tương đối đều, tầng trong là những noãn bào thứ cấp đang sinh trưởng, khi noãn bao chín sẽ nổi lên bề mặt buồng trứng (Khuất Văn Dũng, 2005) [5]. Có 4 loại noãn nang trong buồng trứng: noãn nang nguyên thủy nhỏ nhất và được bao bọc bởi lớp tế bào vảy. Noãn nang nguyên thủy phát triển thành noãn nang bậc một, nó được bao bọc bởi một lớp tế bào biểu mô hình lập phương (tế bào nang). Khi được sinh ra bưồng trứng đã có sẵn hai loại noãn nang này. Noãn nang bậc một có thể bị thoái hóa hoặc phát triển thành noãn nang bậc hai. Noãn nang bậc hai có hai hoặc nhiều lớp tế bào nang nhưng không có xoang nang (là khoảng trống chứa dịch nang). Noãn nang có xoang được xem như noãn nang bậc ba, chứa dịch nang và có thể trở nên trội hẳn để chuẩn bị xuất noãn (nang Graaf). Noãn nang có xoang bao gồm 3 lớp: lớp bao ngoài, lớp bao trong và lớp tế bào hạt. Lớp bao ngoài là mô liên kết lỏng lẻo. Lớp bao trong sản xuất Androgen dưới tác dụng của LH. Lớp tế bào hạt tách rời lớp bao trong bởi màng đáy mỏng. Tế bào hạt sản xuất nhiều chất sinh học và trên bề mặt tế bào có thụ thể (receptor) tiếp nhận kích thích tố LH. Những chất quan trọng được sản xuất bởi tế bào hạt là Estrogen, Inhibin và dịch nang (Nguyễn Xuân Tịnh và cs, 2002) [35]. Khi nang Graaf xuất noãn, những mạch máu nhỏ bị vỡ và gây xuất huyết tại chỗ. Sau khi xuất noãn, phần còn lại của nang noãn cùng với vết xuất huyết được gọi là thể xuất huyết với kích thước nhỏ hơn nang noãn nhiều lần. Sau đó tế bào bao trong và tế bào hạt biệt hóa thành tế bào thể vàng để tạo nên thể vàng (Trần Thị Dân, 2004) [7].   1.1.1.2. Ống dẫn trứng (Oviductus) Ống dẫn trứng (vòi Fallop) gồm có phễu, phần rộng và phần eo. Phễu mở ra để tiếp nhận noãn và có những sợi lông nhung để gia tăng diện tích tiếp xúc với buồng trứng khi xuất noãn. Phễu tiếp nối với phần rộng. Phần rộng chiếm khoảng 1/2 chiều dài của ống dẫn trứng, đường kính tương đối lớn và mặt trong có nhiều nếp gấp với tế bào biểu mô có lông nhỏ. Phần eo nối tiếp sừng tử cung, nó có thành dày hơn phần rộng và ít nếp gấp hơn. Vai trò cơ bản của ống dẫn trứng là vận chuyển noãn và tinh trùng đến nơi thụ tinh trong ống dẫn trứng (1/3 phía trên ống dẫn trứng), tiết các chất để nuôi dưỡng noãn, duy trì sự sống và gia tăng khả năng thụ tinh của tinh trùng, tiết các chất nuôi dưỡng phôi trong vài ngày trước khi phôi đi vào tử cung. Nơi tiếp giáp giữa phần eo và tử cung có vai trò điều khiển sự di chuyển của tinh trùng đến phần rộng của ống dẫn trứng hoặc di chuyển của phôi vào tử cung. Ở lợn, sự co thắt của nơi tiếp giáp eo – tử cung tạo thành rào cản đối với tinh trùng để không có quá nhiều tinh trùng đi đến phần rộng, nhờ đó tránh được hiện tượng nhiều tinh trùng xâm nhập noãn. 1.1.1.3. Tử cung (Uterus) Tử cung nằm trong xoang chậu, dưới trực tràng, trên bàng quang và niệu đạo trong xoang chậu, 2 sừng tử cung ở phần trước xoang chậu. Tử cung được giữ tại chỗ nhờ sự bám của âm đạo vào cổ tử cung và được giữ bởi các dây chằng. Tử cung lợn thuộc loại tử cung sừng kép, gồm 2 sừng thông với một thân và cổ tử cung: Sừng tử cung dài 50 – 100cm, hình ruột non, thông với ống dẫn trứng. Thân tử cung dài 3 – 5cm. Cổ tử cung lợn dài 10 – 18cm, có thành dày, hình trụ, có các cột thịt xếp theo kiểu cài răng lược, thông với âm đạo.   Vách tử cung gồm 3 lớp từ ngoài vào trong: lớp tương mạc, lớp cơ trơn, lớp nội mạc. - Lớp tương mạc: là lớp màng sợi, dai, chắc phủ mặt ngoài tử cung và nối tiếp vào hệ thống các dây chằng. - Lớp cơ trơn: gồm cơ vòng rất dày ở trong, cơ dọc mỏng hơn ở ngoài. Giữa 2 tầng cơ chứa tổ chức liên kết sợi đàn hồi và mạch quản, đặc biệt là nhiều tĩnh mạch lớn. Ngoài ra, các bó sợi cơ trơn đan vào nhau theo mọi hướng làm thành mạng vừa dày vừa chắc. Cơ trơn là lớp cơ dày và khoẻ nhất trong cơ thể. Do vậy, nó có đặc tính co thắt (Đặng Đình Tín, 1986) [26]. Theo (Trần Thị Dân, 2004) [7], trương lực co càng cao (tử cung trở nên cứng) khi có nhiều Estrogen trong máu và trương lực co giảm (tử cung mềm) khi có nhiều Progesterone trong máu. Vai trò của cơ tử cung là góp phần cho sự di chuyển của tinh trùng và chất nhày trong tử cung, đồng thời đẩy thai ra ngoài khi sinh đẻ. Khi mang thai, sự co thắt của cơ tử cung giảm đi dưới tác dụng của Progesterone, nhờ vậy phôi thai có thể bám chắc vào tử cung. - Lớp nội mạc tử cung: là lớp niêm mạc màu hồng được phủ bởi một lớp tế bào biểu mô hình trụ, xen kẽ có các ống đổ của các tuyến nhày tử cung. Nhiều tế bào biểu mô kéo dài thành lông rung, khi lông rung động thì gạt những chất nhày tiết ra về phía cổ tử cung. Trên niêm mạc có các nếp gấp. Lớp nội mạc tử cung có nhiệm vụ tiết các chất vào lòng tử cung để giúp phôi thai phát triển và duy trì sự sống của tinh trùng trong thời gian di chuyển đến ống dẫn trứng. Dưới ảnh hưởng của Estrogen, các tuyến tử cung phát triển từ lớp màng nhày, xâm nhập vào lớp dưới màng nhày và cuộn lại. Tuy nhiên, các tuyến chỉ đạt được khả năng phân tiết tối đa khi có tác dụng của Progesterone. Sự phân tiết của tuyến tử cung thay đổi tuỳ theo giai đoạn của chu kỳ lên giống.   1.1.1.4. Âm đạo (Vagina) Âm đạo nối sau tử cung, trước âm hộ, đầu trước giáp cổ tử cung, đầu sau thông ra tiền đình, giữa âm đạo và tiền đình có nếp gấp niêm mạc gọi là màng trinh. Âm đạo là một ống tròn chứa cơ quan sinh dục đực khi giao phối, đồng thời là bộ phận cho thai đi ra ngoài trong quá trình sinh đẻ và là ống thải các chất dịch từ tử cung. Âm đạo có cấu tạo gồm 3 lớp: - Lớp liên kết ở ngoài. - Lớp cơ trơn có cơ dọc bên ngoài, cơ vòng bên trong. Các lớp cơ âm đạo liên kết với các lớp cơ ở cổ tử cung. - Lớp niêm mạc âm đạo: Theo Đặng Đình Tín (1986) [26], âm đạo lợn dài 10 – 12cm. 1.1.1.5. Tiền đình (Vestibulum vaginae sinusinogenitalis) Là giới hạn giữa âm đạo và âm hộ. Tiền đình bao gồm: - Màng trinh: là một nếp gấp gồm 2 lá, phía trước thông với âm đạo, phía sau thông với âm hộ. Màng trinh gồm các sợi cơ đàn hồi ở giữa và do 2 lá niêm mạc gấp lại thành một nếp. - Lỗ niệu đạo ở sau và dưới màng trinh. - Hành tiền đình là 2 tạng cương ở 2 bên lỗ niệu đạo. Cấu tạo giống thể hổng ở bao dương vật của con đực. Tiền đình có một số tuyến, các tuyến này xếp theo hàng chéo, hướng quay về âm vật. 1.1.1.6. Âm vật (Clitoris) Âm vật có cấu tạo như dương vật nhưng thu nhỏ lại và là tạng cương của đường sinh dục cái, được dính vào phần trên khớp bán động ngồi, bị bao xung quanh bởi cơ ngồi hổng.   Âm vật được phủ bởi lớp niêm mạc có chứa các đầu mút thần kinh cảm giác, lớp
Luận văn liên quan