Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố khu dân cư và các hoạt động kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng.
Việc sử dụng hợp lý đất đai để đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội cao và đảm bảo sự phát triển bền vững là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta.
Điều 18, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 khẳng định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích, có hiệu quả”
Trải qua hai mươi năm tiến hành công cuộc Đổi mới, Việt Nam đã đạt được những kết quả to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao và tương đối ổn định.
Kinh tế càng phát triển, quá trình công nghiệp hoá nông thôn được đẩy mạnh góp phần làm cho đời sống của người dân từng bước được cải thiện. Mặt khác, dưới áp lực của sự gia tăng dân số và sự phát triển kinh tế nông thôn, nhu cầu của người dân ngày càng nâng cao. Từ đó, xuất hiện nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo xu thế từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp.
Quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ khắp cả nước, sự phát triển các khu công nghiệp trong thời gian qua đã góp phần đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhất là đối với các tỉnh thuần nông. Tuy nhiên việc ưu tiên thu hút đầu tư để phát triển các khu công nghiệp đã tạo nên sự mất cân đối trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn, nhất là đối với những vùng đất chật người đông như đồng bằng sông Hồng. Một số diện tích đất phù sa màu mỡ chuyên trồng lúa đã phải chuyển sang sử dụng làm mặt bằng sản xuất công nghiệp trong khi có thể sử dụng diện tích ở những vị trí khác hợp lý hơn. Người nông dân có đất bị thu hồi chưa được giúp đỡ trong việc sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ vào việc đầu tư phát triển sản xuất nên đời sống gặp khó khăn và không ổn định. Bên cạnh đó, hoạt động của nhiều khu công nghiệp chưa chấp hành nghiêm Luật Môi trường, vi phạm các cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường. Từ đó dẫn đến tài nguyên đất bị suy thoái, môi trường bị ô nhiễm, đời sống người nông dân trong vùng phát triển công nghiệp còn bấp bênh, ngay cả trong vùng nông nghiệp thì việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cũng mang tính tự phát không theo quy hoạch. Nhiều văn bản pháp luật quan trọng về quản lý, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường đã không được đáp ứng kịp thời nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn.
126 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3691 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và những giải pháp quản lý sử dụng đất bền vững huyện tiên du - Tỉnh Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố khu dân cư và các hoạt động kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng.
Việc sử dụng hợp lý đất đai để đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội cao và đảm bảo sự phát triển bền vững là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta.
Điều 18, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 khẳng định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích, có hiệu quả”
Trải qua hai mươi năm tiến hành công cuộc Đổi mới, Việt Nam đã đạt được những kết quả to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao và tương đối ổn định.
Kinh tế càng phát triển, quá trình công nghiệp hoá nông thôn được đẩy mạnh góp phần làm cho đời sống của người dân từng bước được cải thiện. Mặt khác, dưới áp lực của sự gia tăng dân số và sự phát triển kinh tế nông thôn, nhu cầu của người dân ngày càng nâng cao. Từ đó, xuất hiện nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo xu thế từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp.
Quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ khắp cả nước, sự phát triển các khu công nghiệp trong thời gian qua đã góp phần đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhất là đối với các tỉnh thuần nông. Tuy nhiên việc ưu tiên thu hút đầu tư để phát triển các khu công nghiệp đã tạo nên sự mất cân đối trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn, nhất là đối với những vùng đất chật người đông như đồng bằng sông Hồng. Một số diện tích đất phù sa màu mỡ chuyên trồng lúa đã phải chuyển sang sử dụng làm mặt bằng sản xuất công nghiệp trong khi có thể sử dụng diện tích ở những vị trí khác hợp lý hơn. Người nông dân có đất bị thu hồi chưa được giúp đỡ trong việc sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ vào việc đầu tư phát triển sản xuất nên đời sống gặp khó khăn và không ổn định. Bên cạnh đó, hoạt động của nhiều khu công nghiệp chưa chấp hành nghiêm Luật Môi trường, vi phạm các cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường. Từ đó dẫn đến tài nguyên đất bị suy thoái, môi trường bị ô nhiễm, đời sống người nông dân trong vùng phát triển công nghiệp còn bấp bênh, ngay cả trong vùng nông nghiệp thì việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cũng mang tính tự phát không theo quy hoạch... Nhiều văn bản pháp luật quan trọng về quản lý, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường đã không được đáp ứng kịp thời nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn.
Tất cả những vấn đề đó đe doạ tính bền vững trong quá trình phát triển.
Huyện Tiên Du nằm ở phía Bắc tỉnh Bắc Ninh, cách trung tâm tỉnh 5km về phía Nam, cách thủ đô Hà Nội 25 km về phía Bắc. Tiên Du là một huyện đồng bằng, đất đai màu mỡ, hệ thống thuỷ lợi tương đối hoàn chỉnh thuận lợi cho việc phát triển vùng chuyên canh lúa chất lượng cao. Huyện Tiên Du có cơ cấu ngành nghề đa dạng, mức tăng trưởng kinh tế cao, giao lưu kinh tế mạnh, do có vị trí địa lý thuận lợi. Nhờ vậy huyện có khả năng mở rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư, khai thác lợi thế nguồn nhân lực để phát triển sản xuất hàng hoá và nhiều tiềm năng kinh tế - xã hội để phát triển mạnh mẽ. Những năm gần đây, trong xu thế phát triển chung của cả nước, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị hóa diễn ra khá mạnh mẽ. Đất xây dựng các khu công nghiệp mọc lên nhiều, quá trình đô thị hoá tăng mạnh, đất thương mại dịch vụ phát triển mạnh gắn với các làng nghề truyền thống, do đó đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, rác thải ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng. Các quá trình này đã và đang gây áp lực mạnh mẽ đến việc quản lý và sử dụng đất bền vững của huyện.
Vì vậy, một vấn đề đặt ra là: việc nghiên cứu thực trạng quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất khi thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn để tìm được nguyên nhân và ảnh hưởng của quá trình này đã và đang tác động như thế nào tới quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn trên các mặt: kinh tế - xã hội - môi trường trên địa bàn huyện, từ đó đề xuất những giải pháp quản lý, sử dụng đất hợp lý đem lại hiệu quả cao và bền vững là rất cần thiết.
Xuất phát từ những lý do trên, được sự hướng dẫn của PGS - TS. Vũ Thị Bình, chúng tôi thực hiện đề tài “Thực trạng chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và những giải pháp quản lý sử dụng đất bền vững huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh".
1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất phục vụ CNH, HĐH của huyện Tiên Du nhằm phát hiện những vấn đề bất cập trong quá trình quản lý sử dụng đất.
Đánh giá tác động của quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đến phát triển nông nghiệp, nông thôn về các mặt: kinh tế - xã hội - môi trường trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
Đề xuất các giải pháp quản lý sử dụng đất bền vững đáp ứng mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa phương giai đoạn 2006 - 2015.
1.3. YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài nghiên cứu trên cơ sở các thông tin, số liệu, tài liệu điều tra trung thực, chính xác, đảm bảo độ tin cậy và phản ánh đúng thực trạng sử dụng đất trên địa bàn nghiên cứu.
Việc phân tích, xử lý số liệu trên cơ sở khoa học, có định tính định lượng bằng các phương pháp nghiên cứu thích hợp.
Đánh giá đúng thực trạng, những đề xuất kiến nghị giải pháp quản lý sử dụng đất bền vững trên cơ sở tuân thủ nghiêm ngặt quy định của pháp luật đặc biệt là Luật đất đai năm 2003, Luật Bảo vệ Môi trường và một số Luật có liên quan, đồng thời phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh nhằm đạt được hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất thực hiện chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất hợp lý, đảm bảo tính ổn định bền vững trong quá trình phát triển.
2. NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN
2.1. LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ SỬ DỤNG ĐẤT BỀN VỮNG
2.1.1. Cơ sở lý luận về phát triển bền vững
2.1.1.1. Khái niệm phát triển bền vững
Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai đảm bảo sự phát triển hài hoà cả về 3 mặt: kinh tế, xã hội, môi trường.
Mục tiêu tổng quát của phát triển bền vững là đạt được sự đầy đủ về vật chất, sự giàu có về tinh thần và văn hoá, sự bình đẳng của các công dân và sự đồng thuận của xã hội, sự hài hoà giữa con người và tự nhiên, phát triển phải kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà được ba mặt là phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường [12].
2.1.1.2 Những lý luận cơ bản về phát triển bền vững
+ Bền vững về kinh tế
Phát triển bền vững về kinh tế là việc đảm bảo kết hợp hài hoà giữa mục tiêu tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá xã hội, cân đối tốc độ tăng trưởng kinh tế với việc sử dụng các điều kiện nguồn lực, tài nguyên thiên nhiên, khoa học, công nghệ đặc biệt chú trọng phát triển công nghệ sạch.
Mục tiêu phát triển bền vững về kinh tế là đạt được sự tăng trưởng ổn định với cơ cấu kinh tế hợp lý, đáp ứng được yêu cầu nâng cao đời sống của nhân dân, tránh được sự suy thoái hoặc đình trệ trong tương lai, tránh để lại gánh nợ nần lớn cho các thế hệ mai sau.
+ Phát triển bền vững về xã hội
Phát triển bền vững về xã hội là việc phải xây dựng một xã hội có nền kinh tế tăng trưởng nhanh, ổn định, đi đôi với dân chủ công bằng và tiến bộ xã hội, trong đó, giáo dục, đào tạo, y tế và phúc lợi xã hội phải được chăm lo đầy đủ và toàn diện cho mọi đối tượng trong xã hội. Mục tiêu phát triển bền vững về xã hội là nâng cao chất lượng cuộc sống, mọi người đều có cơ hội được học hành và có việc làm, giảm tình trạng đói nghèo và hạn chế khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư, giảm các tệ nạn xã hội.
+ Phát triển bền vững về môi trường
Phát triển bền vững về môi trường là việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên tái tạo trong phạm vi chịu tải của chúng nhằm khôi phục được cả về số lượng và chất lượng, các dạng tài nguyên không tái tạo phải được sử dụng tiết kiệm và hợp lý nhất. Môi trường tự nhiên (không khí, đất, nước, cảnh quan thiên nhiên....) và môi trường xã hội (dân số, chất lượng dân số, sức khỏe, môi trường sống, lao động và học tập của con người...) không bị các hoạt động của con người làm ô nhiễm, suy thoái và tổn hại. Các nguồn phế thải từ sản xuất và sinh hoạt được xử lý, tái chế kịp thời, vệ sinh môi trường được bảo đảm, con người được sống trong môi trường sạch.
Mục tiêu của phát triển bền vững về môi trường là khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, phòng ngừa, ngăn chặn xử lý và kiểm soát có hiệu quả ô nhiễm môi trường, bảo vệ tốt môi trường sống, bảo vệ được các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển và bảo tồn sự đa dạng sinh học, khắc phục suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường [12].
2.1.2. Lý luận về sử dụng đất bền vững
1.1.2.1. Những lợi ích khác nhau về sử dụng đất
Những người trực tiếp sử dụng đất và những người có liên quan đến việc sử dụng đất có những lợi ích khác nhau về việc sử dụng đất. Đất là nguồn tài nguyên được sử dụng để thoả mãn nhu cầu cho những người có mối quan hệ gắn bó với đất. Có những vấn đề ưu tiên trước mắt và có những vấn đề lâu dài, tuỳ thuộc vào mục tiêu của từng người sử dụng đất, từ đó họ có những quyết định sử dụng đất theo hướng mục tiêu của mình.
Vấn đề ưu tiên trước mắt của người nông dân là sản xuất lương thực và thu nhập. Do đó các quyết định sử dụng đất của người nông dân với những mục tiêu cho thời gian gần, còn các lợi ích về lâu dài thường ít được chú trọng và quan tâm.
Một cộng đồng lớn hơn - như ở cấp quốc gia - cũng là một đối tượng sử dụng đất theo cách nhìn nhận đất đai được dùng cho: đô thị, điều kiện cơ sở vật chất, công nghiệp, giải trí.... Ở phạm vi này, các mục tiêu cơ bản là nâng cao mức sống và đáp ứng mọi nhu cầu của người dân. Các mục tiêu của quốc gia có xu hướng lâu dài, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên cho tương lai. Vì vậy, thường tồn tại một sự phân biệt cơ bản về lợi ích giữa các mục tiêu của người sử dụng đất thực tế và của cộng đồng nơi họ sinh sống. Cộng đồng - dù là địa phương, tỉnh hoặc quốc gia - sẽ thường xuyên cố gắng gây ảnh hưởng lên cách thức sử dụng đất hoặc là bằng việc mở rộng các chương trình, trợ cấp hoặc là bằng pháp luật.
Vậy trong sử dụng đất đai phải tính đến lợi ích đa dạng của mọi tổ chức, cá nhân từ lợi ích của người sử dụng đất trực tiếp, lợi ích của khu vực, lợi ích địa phương và lợi ích quốc gia.
Ngoài ra, việc sử dụng đất của người dân và quốc gia này cũng ảnh hưởng tới các nước lân cận và các nước khác trên toàn thế giới. Đó là tình hình ô nhiễm hoặc những tác động có hại gây ảnh hưởng từ nước này sang nước khác, hoặc là nơi mà các hoạt động của một nước hoặc một nhóm các nước trong khu vực gây ảnh hưởng đến các hệ thống toàn cầu làm tổn hại tới tất cả chúng ta.[22]
1.1.2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất
+ Nhân tố tự nhiên
Con người sử dụng đất đai thường bao gồm 2 mặt sau: một là trực tiếp sử dụng đất cho các yêu cầu sinh hoạt tiêu dùng, hai là dùng làm tư liệu sản xuất.
- Điều kiện khí hậu: Đất đai, ngoài không gian bề mặt như đất trồng trọt, đất xây dựng, còn gồm những yếu tố bao quanh mặt đất như ánh sáng, nhiệt độ, không khí và các khoáng sản dưới lòng đất. Đất đai vốn là một trạng thái vật chất của tự nhiên. Do vậy, khi sử dụng đất phải tính đến việc thích ứng với điều kiện tự nhiên và quy luật sinh thái tự nhiên.
- Điều kiện đất: Chủ yếu là điều kiện địa lý và thổ nhưỡng. Sự sai khác giữa đá mẹ, địa hình, địa mạo, độ cao so với mặt nước biển, độ dốc và hướng dốc, sự bào mòn mặt đất và mức độ xói mòn... dẫn tới sự khác nhau về đất đai và khí hậu, từ đó ảnh hưởng đến sản xuất và phân bố ngành nông, lâm nghiệp, hình thành sự phân dị địa hình theo chiều thẳng đứng của nông nghiệp. Địa hình và độ dốc ảnh hưởng đến phương hướng sử dụng đất và xây dựng đồng ruộng để thuỷ lợi hoá và canh tác bằng máy móc, cũng ảnh hưởng đến sử dụng đất nông nghiệp.[16]
Đặc điểm của nhân tố điều kiện tự nhiên nói trên là có tính khu vực. Do vị trí địa lý của vùng quyết định sự sai khác về tình trạng nguồn nước, nhiệt độ, ánh sáng và các điều kiện tự nhiên khác của đất đai, ở một mức độ tương đối lớn, chúng quyết định khả năng sử dụng của đất đai. Vị trí của đất đai và mức độ thuận lợi, khó khăn, quyết định công dụng tối ưu và hiệu quả sử dụng đất đai. Do vậy, trong quá trình thực tiễn nên sử dụng theo quy luật tự nhiên, phục tùng điều kiện tự nhiên, lợi dụng thế mạnh, tận dụng mặt có lợi để có thể đạt tới sử dụng đất với hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và môi trường [22].
+ Nhân tố kinh tế - xã hội
Nhân tố xã hội chủ yếu là dân số và lực lượng lao động, nhu cầu của xã hội, thông tin, quản lý, chế độ xã hội, chính sách môi trường và chính sách đất đai, yêu cầu quốc phòng, sức sản xuất và trình độ phát triển của kinh tế hàng hoá, cơ cấu kinh tế và bố cục sản xuất, các điều kiện về công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, giao thông, vận tải, sự phát triển của khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý, sử dụng lao động, điều kiện và trang thiết bị vật chất cho công tác phát triển nguồn nhân lực, đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Nhân tố kinh tế - xã hội thường có tác dụng quyết định đối với sử dụng đất đai. Việc xác định phương hướng sử dụng đất được quyết định bởi yêu cầu của xã hội và một mục tiêu kinh tế nhất định. Trong một vùng hoặc trong một nước thì điều kiện vật chất tự nhiên của đất đai là cố định, nhưng do điều kiện kinh tế xã hội khác nhau, nên việc khai thác và sử dụng đất đai cũng khác nhau.
Chế độ sở hữu tư liệu sản xuất và chế độ kinh tế - xã hội khác nhau, cũng có tác dụng khống chế và quản lý đối với sử dụng đất đai khác nhau, phương thức và hiệu quả sử dụng đất cũng không giống nhau. Trình độ phát triển xã hội và kinh tế cũng làm cho trình độ sử dụng đất đai phát triển ngày càng cao.
Cần phải xuất phát từ hiệu quả sử dụng đất để xem xét về ảnh hưởng của điều kiện kinh tế đến sử dụng đất. Trạng thái sử dụng đất có liên quan tới lợi ích kinh tế của người sở hữu và kinh doanh đất. Chỉ đơn thuần nghĩ đến lợi nhuận trước mắt thì đôi khi sẽ làm cho đất đai bị sử dụng không hợp lý, thậm chí đi ngược lại lợi ích xã hội.
Những nhân tố về điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội kết hợp gây ảnh hưởng tổng hợp đến việc sử dụng đất đai. Do đó, cần phải dựa vào quy luật tự nhiên và quy luật kinh tế xã hội, nhằm vào các nhân tố xã hội và nhân tố tự nhiên của việc sử dụng đất để nghiên cứu và xử lý mối quan hệ giữa các nhân tố này. Căn cứ vào yêu cầu của thị trường và của xã hội, xác định mục đích sử dụng đất, kết hợp chặt chẽ yêu cầu của sử dụng với ưu thế tài nguyên của đất đai, để đạt tới cơ cấu tổng thể cao nhất, làm cho số đất hữu hạn này cho hiệu quả kinh tế - xã hội ngày càng cao và sử dụng được bền vững [13].
+ Nhân tố không gian.
Đất là nơi sản xuất của các ngành nông nghiệp, công nghiệp, khai khoáng để sản xuất ra sản phẩm. Đối với ngành phi sản xuất như đất xây dựng, nó cung cấp không gian mà không sản xuất ra sản phẩm cụ thể. Trên thực tế, dù cho đất được dùng cho sản xuất hoặc phi sản xuất, nó đều cung cấp khả năng phục vụ về không gian. Không gian, bao gồm cả vị trí và mặt bằng, đều là những nhu cầu không thể thiếu đối với ngành sản xuất vật chất và phi sản xuất, mọi hoạt động kinh tế và hoạt động xã hội đều cần đến. Chính vì vậy, không gian cũng là một trong những nhân tố hạn chế đến sử dụng đất.
Nhân tố không gian của đất đai có đặc tính là không thể thay thế và cũng không thể dịch chuyển được. Từ đó, việc phân bổ sử dụng đất của con người không thể vượt qua phạm vi giới hạn không gian hiện có. Điều này nói lên rằng, theo đà phát triển của dân số và kinh tế - xã hội tác dụng hạn chế của không gian đất đai sẽ thường xuyên xảy ra.
Sự cố định bất biến của tổng diện tích đất đai, không chỉ hạn chế sự mở rộng không gian sử dụng đất, mà còn qui định giới hạn thay đổi của cơ cấu dùng đất. Do vậy, trong khi tiến hành điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất, cần phải chú ý tới yêu cầu của xã hội đối với loại đất và số lượng đất đai mà sản xuất cần, đồng thời xác định sức sản xuất và diện tích cần có để đảm bảo sức tải của đất đai [16].
1.1.2.3. Xu thế phát triển sử dụng đất
+ Sử dụng đất phát triển theo chiều rộng và tập trung
Qúa trình phát triển xã hội, cũng là quá trình diễn biến sử dụng đất. Khi con người còn sống trong phương thức săn bắn và hái lượm, họ chỉ có thể dựa vào sự ban hưởng của tự nhiên, sự thích ứng với tự nhiên để tồn tại, không tồn tại ý thức về sử dụng đất. Cho đến thời kỳ du mục, con người sống trong những túp lều lợp bằng cỏ, những vùng đất có nước và có cỏ bắt đầu được sử dụng. Đến sau khi xuất hiện ngành trồng trọt, nhất là sau khi đã xuất hiện những công cụ sản xuất thô sơ, năng lực sử dụng đất được tăng cường, diện tích đất đai được sử dụng tăng lên nhanh chóng, ý nghĩa kinh tế của đất đai cũng gia tăng. Nhưng trình độ sử dụng đất lúc đó còn rất thấp, phạm vi sử dụng cũng rất hạn chế, vẫn thuộc trạng thái kinh doanh thô, đất khai phá nhiều nhưng thu thập rất thấp. Theo mức tăng trưởng của dân số và sự phát triển của kinh tế, văn hoá và khoa học, kỹ thuật, quy mô, phạm vi và chiều sâu của việc sử dụng đất ngày một nâng cao. Yêu cầu sinh hoạt vật chất và tinh thần của người dân cũng ngày càng cao, sự phát triển của các ngành nghề cũng theo xu hướng ngày càng phức tạp và đa dạng, phạm vi sử dụng đất ngày càng gia tăng, từ một vùng có tính cục bộ phát triển ra nhiều vùng kể cả những vùng đất mà trước kia chưa có khả năng khai thác sử dụng. Không chỉ phát triển theo không gian, mà trình độ tập trung cao hơn nhiều. Cho dù là đất canh tác hoặc đất phi canh tác cũng đều phát triển theo hướng kinh doanh tập trung, đất ít, hiệu quả cao [22].
Tuy nhiên, quá độ từ kinh doanh quảng canh sang kinh doanh thâm canh cao trong sử dụng đất là một tiến trình lịch sử lâu dài, muốn nâng cao sức sản xuất và sức tải của một đơn vị diện tích, nhất thiết phải không ngừng nâng mức đầu tư về lao động, vốn liếng, thường xuyên cải tiến kỹ thuật và quản lý. Ở những khu vực khác nhau của một vùng hoặc một quốc gia muốn thực hiện đường lối cơ bản này cũng không thể sử dụng cùng một phương thức trong cùng một thời gian. Bởi vì tình hình của mỗi quốc gia một khác, trình độ phát triển kinh tế kỹ thuật không giống nhau, ngay trong cùng một quốc gia mà những vùng khác nhau, các điều kiện cũng rất khác nhau [7].
+ Cơ cấu sử dụng đất phát triển theo hướng đa dạng hoá và chuyên môn hoá
Theo đà phát triển khoa học kỹ thuật và kinh tế của xã hội, cơ cấu sử dụng đất cũng chuyển dần sang xu thế phức tạp hoá và chuyên môn hoá, yêu cầu của con người về vật chất, văn hoá, tinh thần và môi trường ngày một cao, chúng sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp có yêu cầu cao hơn đối với đất đai. Khi con người có mức sống còn thấp, đang còn đấu tranh với cuộc sống, thì việc sử dụng đất thường mới tập trung vào nông nghiệp, nhất là vấn đề ăn, mặc, ở, nhưng khi cuộc sống đã nâng cao, bước vào giai đoạn hưởng thụ, trong sử dụng đất còn nghĩ tới nhu cầu vui chơi văn hóa, thể thao và môi trường...[22]
+ Sử dụng đất đai theo hướng xã hội hoá và công hữu hoá
Sự phát triển của khoa học, kỹ thuật và xã hội dẫn tới việc xã hội hoá sản xuất, một vùng đất thực hiện sản xuất tập trung một loại sản phẩm là tiền đề cho nơi khác sản xuất tập trung sản phẩm khác. Sự hỗ trợ bổ sung lẫn nhau hình thành sự phân công hợp tác, sự xã hội hoá sản xuất này cũng là xã hội hoá trong sử dụng đất.
Đồng thời do đất đai là cơ sở vật chất và công cụ để con người sinh sống và xã hội tồn tại, trên cơ sở chuyên môn hoá của yêu cầu xã hội hoá sản xuất, cần cố gắng thích ứng nhu cầu của xã hội, để thúc đẩy phúc lợi công cộng và tiến bộ xã hội, cho dù ở xã hội mà mục tiêu sử dụng đất chủ yếu vì lợi ích của tư nhân thì những vùng đất đai hướng dụng công cộng như : nguồn nước, núi rừng, khoáng sản, sông ngòi, mặt hồ, biển cả, cầu cảng, hải cảng, danh lam thắng cảnh, khu bảo tồn động thực vật quý hiếm...đại bộ phận đều do N