Khi bàn đến vai trò của giáo dục đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, khoá họp lần thứ
27 năm 1993 của UNESCO tại Pháp khẳng định: "Giáo dục là chìa khóa tiến tới một xã hội
tốt hơn, vai trò của giáo dục là phát triển tiềm năng của con người, giáo dục là đòn bẩy
mạnh mẽ nhất để tiến vào tương lai, giáo dục là quyền cơ bản nhất của con người, giáo dục
là điều kiện tiên quyết để thực hiện nhân quyền, dân chủ, hợp tác trí tuệ, bình đẳng và tôn
trọng lẫn nhau" [34,tr.22]. Như vậy, giáo dục là phương tiện mà xã hội dùng để đổi mới và
phát triển điều kiện sinh tồn của chính mình. Giáo dục có vai trò to lớn trong việc tái sản
xuất sức lao động và thức tỉnh tiềm năng sáng tạo trong mỗi con người, tạo môi trường cho
sự phát triển kinh tế xã hội. Đến lượt mình, sự phát triển kinh tế xã hội lại tác động trở lại
tạo điều kiện cho giáo dục phát triển. Bên cạnh đó, giáo dục còn có ý nghĩa quan trọng trong
việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phục vụ công nghiệp hoá hiện
đại hoá, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc.[51]
Ở tất cả các bậc học đang còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết từ mục tiêu, nội dung
chương trình, phương pháp giáo dục - đào tạo, cơ chế quản lý, hệ thống chính sách đến huy
động các nguồn lực để phát triển giáo dục đào tạo và đặc biệt là các vấn đề xây dựng đội
ngũ cán bộ quản lý giáo dục - nhân tố quan trọng tác động trực tiếp đến chất lượng giáo dục
- đào tạo. Đối với việc xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, quan điểm
xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta là khẳng định vai trò quyết định của nhà giáo trong
việc nâng cao chất lượng giáo dục và tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ quản lý trong việc
điều hành một hệ thống giáo dục đang ngày càng mở rộng và phát triển. Trong bối cảnh
quốc tế đang có nhiều diễn biến phức tạp, đất nước ta đang đứng trước những thời cơ và
thách thức mới, trước những yêu cầu của công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội,
xu thế hội nhập quốc tế, đòi hỏi nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phải là lực lượng nòng
cốt quyết định việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu của chiến lược giáo dục
143 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1569 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học ở quận 11 – thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Đỗ Minh Tuấn
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC
PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN
LÝ TRƯỜNG TIỂU HỌC
Ở QUẬN 11 – THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Đỗ Minh Tuấn
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ
CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TIỂU HỌC Ở QUẬN
11 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60 14 05
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. HUỲNH VĂN SƠN
Thành phố Hồ Chí Minh – 2011
3
LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, tôi bày tỏ lòng biết ơn đối với:
- Phòng Khoa học Công nghệ - Sau Đại học và Khoa Tâm lý Giáo dục Trường Đại
học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
- Các thầy giáo, cô giáo đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học
tập và viết luận văn.
- Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn đã hết sức tận
tình, chu đáo trực tiếp hướng dẫn khoa học và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn:
- Lãnh đạo Quận ủy và UBND Quận 11.
- Lãnh đạo và chuyên viên phòng GD & ĐT Quận 11.
- Các đồng chí Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng các trường Tiểu học Quận 11.
- Gia đình, bè bạn và các đồng nghiệp đã động viên, khích lệ tôi học tập và hoàn
thành luận văn này.
Mặc dù đã hết sức cố gắng, nhưng chắc chắn luận văn không thể tránh khỏi những
khiếm khuyết. Kính mong sự chỉ dẫn, góp ý của các thầy giáo, cô giáo, bạn bè và đồng
nghiệp.
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2011
4
MỤC LỤC
2TLỜI CẢM ƠN2T ........................................................................................................... 3
2TMỤC LỤC2T ................................................................................................................ 4
2TDANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT2T ...................................................................... 7
2TMỞ ĐẦU2T ................................................................................................................... 8
2T1. Lí do chọn đề tài2T.......................................................................................................... 8
2T . Mục đích nghiên cứu2T .................................................................................................. 9
2T3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu2T ........................................................................... 9
2T4. Nhiệm vụ nghiên cứu2T ................................................................................................ 10
2T5. Giả thuyết khoa học2T .................................................................................................. 10
2T6. Các phương pháp nghiên cứu2T .................................................................................. 10
2T7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu2T .............................................................................. 11
2T8. Cấu trúc luận văn2T ..................................................................................................... 11
2TCHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC PHÁT
TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TIỂU HỌC2T ......................... 12
2T1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu2T ........................................................................... 12
2T1.2. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu2T ............................................. 16
2T1.2.1. Phát triển2T ........................................................................................................... 16
2T1.2.2. Đội ngũ2T ............................................................................................................. 17
2T1.2.3. Cán bộ2T ............................................................................................................... 18
2T1.2.4. Quản lý2T.............................................................................................................. 19
2T1.2.5. Quản lý giáo dục2T ............................................................................................... 25
2T1.2.6. Quản trị nguồn nhân lực trong giáo dục2T ............................................................. 28
2T1.2.7. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý2T ...................................................................... 30
2T1.3. Một số vấn đề chung về nhà trường tiểu học2T ........................................................ 34
2T1.3.1. Vị trí của trường tiểu học2T ................................................................................... 34
2T1.3.2. Mục tiêu của giáo dục tiểu học2T .......................................................................... 35
2T1.3.3. Nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động quản lý của trường tiểu học2T ........................ 36
2T1.4. Những yêu cầu của việc xây dựng đội ngũ CBQL trường tiểu học2T ..................... 37
2T1.4.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng2T ............................... 37
2T1.4.2. Những yêu cầu của việc xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học 2T 39
2T1.5. Các nguyên tắc phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học2T .................................. 41
2T1.5.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống2T ..................................................................... 41
2T1.5.2. Nguyên tắc đảm bảo tính nhất quán2T ................................................................... 42
5
2T1.5.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn2T .................................................................... 42
2T1.5.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi2T ....................................................................... 42
2T1.6. Dự báo giáo dục và các phương pháp dự báo giáo dục2T ........................................ 43
2T1.6.1. Khái niệm dự báo2T .............................................................................................. 43
2T1.6.2. Dự báo giáo dục2T ................................................................................................ 44
2T1.6.3. Ý nghĩa của công tác dự báo giáo dục2T ............................................................... 46
2T1.6.4. Các phương pháp dự báo giáo dục2T ..................................................................... 46
2TCHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
QUẢN LÝ CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC Ở QUẬN 11, TPHCM2T ......................... 49
2T .1. Cách thức nghiên cứu thực trạng của đề tài2T ......................................................... 49
2T .2. Tổng quan về quận 11 và giáo dục đào tạo quận 11 – TPHCM2T .......................... 51
2T .2.1. Tổng quan về quận 112T ....................................................................................... 51
2T .2.2. Khái quát về giáo dục đào tạo quận 11, TPHCM2T ............................................... 52
2T .3. Thực trạng đội ngũ CBQL các trường tiểu học ở Quận 11, TPHCM2T ................. 56
2T .3.1. Thực trạng về số lượng đội ngũ CBQL trường tiểu học2T ..................................... 56
2T .3.2. Thực trạng về trình độ đội ngũ CBQL trường tiểu học2T ...................................... 57
2T .3.3. Thực trạng về độ tuổi và thâm niên của đội ngũ CBQL trường tiểu học2T............. 58
2T .3.4. Thực trạng về chất lượng của đội ngũ CBQL trường tiểu học:2T ........................... 60
2T .4. Thực trạng công tác phát triển đội ngũ CBQL các trường tiểu học ở Quận 11,
TPHCM2T ......................................................................................................................... 67
2T .4.1. Thực trạng việc thực hiện kế hoạch phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học2T ... 67
2T .4.2. Thực trạng việc thực hiện các chức năng quản lý trong công tác phát triển đội
ngũ CBQL trường tiểu học2T .......................................................................................... 71
2T .4.3. Thực trạng việc thực hiện các hình thức phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học2T
.................................................................................................................................... 78
2T .4.4. Một số kiến nghị xoay quanh của việc phát triển đội ngũ CBQL các trường tiểu
học ở Quận 11, TPHCM.2T............................................................................................. 84
2TCHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN
LÝ CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC Ở QUẬN 11, TPHCM2T ...................................... 89
2T3.1. Dự báo tình hình phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học quận 112T ................. 89
2T3.1.1. Dự báo tình hình phát triển phát triển học sinh2T .................................................. 91
2T3.1.2. Dự báo nhu cầu quy hoạch mạng lưới trường học2T .............................................. 95
2T3.1.3. Dự báo tình hình CBQL chuẩn bị về hưu2T ........................................................... 95
2T3.1.4. Dự báo nguồn nhân lực CBQL trường tiểu học quận 11 giai đoạn 2010-20152T ... 96
2T3.2. Một số biện pháp phát triển đội ngũ CBQL các trường tiểu học ở quận 11,
TPHCM giai đoạn 2010-20152T ....................................................................................... 97
6
2T3.2.1. Các quan điểm phát triển GD - ĐT của Đảng và Nhà nước2T ................................ 97
2T3.2.2. Một số biện pháp phát triển đội ngũ CBQL các trường tiểu học ở Quận 11,
TPHCM giai đoạn 2010-20152T ................................................................................... 100
2T3.3. Khảo sát tính cần thiết và khả thi của các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL
các trường tiểu học ở Quận 11, TPHCM2T ................................................................... 113
2TKẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ2T ................................................................................. 116
2T1. Kết luận2T ................................................................................................................... 116
2T . Kiến nghị2T ................................................................................................................. 117
2T ÀI LIỆU THAM KHẢO2T ................................................................................... 119
2TPHỤ LỤC2T ............................................................................................................. 123
7
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCHTW
CB
CBQL
CNV
CNXH
ĐCSVN
ĐH
GD - ĐT
GV
HS
NXB
PCGDTH
PCGDTHCS
KT - XH
TPHCM
THCS
THPT
UBND
: Ban chấp hành Trung ương
: Cán bộ
: Cán bộ quản lý
: Công nhân viên
: Chủ nghĩa xã hội
: Đảng cộng sản Việt Nam
: Đại học
: Giáo dục - Đào tạo
: Giáo viên
: Học sinh
: Nhà xuất bản
: Phổ cập giáo dục tiểu học
: Phổ cập giáo dục trung học cơ sở
: Kinh tế - xã hội
: Thành phố Hồ Chí Minh
: Trung học cơ sở
: Trung học phổ thông
: Uỷ ban nhân dân
8
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Khi bàn đến vai trò của giáo dục đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, khoá họp lần thứ
27 năm 1993 của UNESCO tại Pháp khẳng định: "Giáo dục là chìa khóa tiến tới một xã hội
tốt hơn, vai trò của giáo dục là phát triển tiềm năng của con người, giáo dục là đòn bẩy
mạnh mẽ nhất để tiến vào tương lai, giáo dục là quyền cơ bản nhất của con người, giáo dục
là điều kiện tiên quyết để thực hiện nhân quyền, dân chủ, hợp tác trí tuệ, bình đẳng và tôn
trọng lẫn nhau" [34,tr.22]. Như vậy, giáo dục là phương tiện mà xã hội dùng để đổi mới và
phát triển điều kiện sinh tồn của chính mình. Giáo dục có vai trò to lớn trong việc tái sản
xuất sức lao động và thức tỉnh tiềm năng sáng tạo trong mỗi con người, tạo môi trường cho
sự phát triển kinh tế xã hội. Đến lượt mình, sự phát triển kinh tế xã hội lại tác động trở lại
tạo điều kiện cho giáo dục phát triển. Bên cạnh đó, giáo dục còn có ý nghĩa quan trọng trong
việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phục vụ công nghiệp hoá hiện
đại hoá, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc.[51]
Ở tất cả các bậc học đang còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết từ mục tiêu, nội dung
chương trình, phương pháp giáo dục - đào tạo, cơ chế quản lý, hệ thống chính sách đến huy
động các nguồn lực để phát triển giáo dục đào tạo và đặc biệt là các vấn đề xây dựng đội
ngũ cán bộ quản lý giáo dục - nhân tố quan trọng tác động trực tiếp đến chất lượng giáo dục
- đào tạo. Đối với việc xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, quan điểm
xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta là khẳng định vai trò quyết định của nhà giáo trong
việc nâng cao chất lượng giáo dục và tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ quản lý trong việc
điều hành một hệ thống giáo dục đang ngày càng mở rộng và phát triển. Trong bối cảnh
quốc tế đang có nhiều diễn biến phức tạp, đất nước ta đang đứng trước những thời cơ và
thách thức mới, trước những yêu cầu của công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội,
xu thế hội nhập quốc tế, đòi hỏi nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phải là lực lượng nòng
cốt quyết định việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu của chiến lược giáo dục.
Trong bài phát biểu khai mạc hội nghị lần thứ 2 (khoá VIII) Ban Chấp hành Trung
ương, đồng chí Đỗ Mười khẳng định: "khâu then chốt để thực hiện chiến lược phát triển
giáo dục là phải đặc biệt chăm lo đào tạo, bồi dưỡng và tiêu chuẩn hoá đội ngũ giáo viên
cũng như cán bộ quản lí giáo dục cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức và năng lực chuyên môn
nghiệp vụ" [14,tr.13]. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến sự
nghiệp giáo dục nói chung và bậc học tiểu học nói riêng trong đó có vấn đề xây dựng đội
ngũ cán bộ quản lý trường học đáp ứng với yêu cầu của từng giai đoạn cách mạng. Việc xây
9
dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường tiểu học có đủ phẩm chất, năng lực,
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn để góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng yêu cầu của bậc học tiểu học - bậc học nền tảng
trong hệ thống giáo dục quốc dân và yêu cầu đổi mới trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại
hoá là vấn đề cấp bách và quan trọng.
Điều 17 Điều lệ trường tiểu học quy định: "Hiệu trưởng trường tiểu học phải là giáo
viên có thời gian dạy học ít nhất 3 năm ở cấp tiểu học, đã hoàn thành chương trình bồi
dưỡng cán bộ quản lý, có uy tín về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chuyên môn,
nghiệp vụ; có năng lực quản lý trường học và có sức khoẻ."[4,tr.9]
Thực tiễn giáo dục Quận 11 đang trên con đường phát triển, việc xây dựng đội ngũ cán
bộ quản lý trong những năm qua đã đạt được những kết quả nhất định. Đồng thời vẫn tồn tại
mâu thuẫn lớn cần giải quyết trong quá trình phát triển đó là: giữa yêu cầu vừa phát triển
nhanh quy mô giáo dục – đào tạo vừa phải gấp rút nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo,
trong khi khả năng và điều kiện đáp ứng yêu cầu còn nhiều hạn chế, công tác xây dựng đội
ngũ cán bộ quản lý còn nhiều vướng mắc, chưa phát huy hết tiềm năng và thế mạnh của
Quận 11. Vì vậy, việc thực hiện công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường tiểu
học hiện nay là rất cần thiết và vô cùng quan trọng để có thể đáp ứng nhu cầu phát triển giáo
dục và phát triển kinh tế - xã hội của Quận 11 hiện nay. Xuất phát từ những lý do ở trên, tác
giả chọn đề tài nghiên cứu: "Thực trạng công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý
trường tiểu học ở Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh"
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học ở
Quận 11, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu
học ở Quận 11.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Đội ngũ cán bộ quản lý và công tác phát triển đội ngũ
cán bộ quản lý các trường tiểu học ở Quận 11.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý
các trường tiểu học ở Quận 11.
10
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận của công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo
dục; phát triển đội ngũ quản lý trường tiểu học.
4.2. Khảo sát thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học ở Quận 11.
4.3. Đề xuất một số biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học ở
Quận 11.
5. Giả thuyết khoa học
Thực trạng công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học ở Quận 11 được
quan tâm nhưng chưa thực sự mang lại hiệu quả cao. Nếu có các biện pháp phát triển đội
ngũ cán bộ quản lý phù hợp với yêu cầu và xu thế phát triển như dự báo công tác cán bộ
theo nhiều hướng, nhiều chỉ tiêu; có kế hoạch tổ chức tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng và
khuyến khích tự đào tạo, bồi dưỡng thì có thể phát triển đồng bộ đội ngũ cán bộ quản lý
trường tiểu học ở Quận 11 trong những năm tới.
6. Các phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, của Nhà nước, của ngành và các tài liệu
khoa học có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
6.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu khảo sát
Xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến phục vụ mục đích nghiên cứu dành cho các cán bộ
quản lý trường tiểu học; đội ngũ giáo viên trường tiểu học và các lãnh đạo, cán bộ Phòng
giáo dục Quận 11.
6.3. Phương pháp phỏng vấn
Tham khảo ý kiến các cán bộ quản lý, giáo viên nhiều kinh nghiệm về những vấn đề
liên quan đến công tác phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học tại Quận 11 thông qua việc
đề nghị họ trả lời các câu hỏi mà tác giả đặt ra trong phiếu phỏng vấn.
6.4. Phương pháp dự báo
Sử dụng các phương pháp dự báo trong nghiên cứu nguồn nhân lực giáo dục của Quận
11 trong công tác phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học, bao gồm:
- Phương pháp sơ đồ luồng.
- Phương pháo dự báo theo dịnh hướng giáo dục của Quận.
11
6.5. Phương pháp thống kê toán học
Xử lý số liệu điều tra, định lượng, so sánh, phân tích kết quả khảo sát từng nội dung
nghiên cứu làm căn cứ đánh giá thực trạng và dự báo nhu cầu phát triển nguồn nhân lực
trong giáo dục.
7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
- Đội ngũ cán bộ quản lý được nghiên cứu trong đề tài này được giới hạn ở Hiệu
trưởng và Phó Hiệu trưởng các trường tiểu học.
- Phạm vi nghiên cứu: chỉ nghiên cứu ở các trường tiểu học công lập trên địa bàn
Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh
8. Cấu trúc luận văn
Cấu trúc luận văn gồm các phần:
- Mở đầu
- Chương 1: Cơ sở lý luận của việc nghiên cứu công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản
lý các trường tiểu học
- Chương 2: Thực trạng công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường tiểu học
ở Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Chương 3: Một số biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường tiểu học ở
Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Kết luận - kiến nghị
12
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU CÔNG
TÁC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TIỂU
HỌC
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Từ thuở bình minh của nhân loại, quản lý là một vấn đề được đặc biệt quan tâm: tổng
kết thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm tìm ra quy luật vận động và các nguyên tắc hoạt động của
nó để làm thế nào quản lý có hiệu quả. Hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân công, hợp
tác lao động. Chính sự phân công, hợp tác lao động nhằm đạt hiệu quả tốt hơn, năng suất
cao hơn trong công việc đòi hỏi phải có sự chỉ huy phối hợp điều hành, kiểm tra, chỉnh lý...
phải có người đứng đầu. Đây là hoạt động giúp người thủ trưởng phối hợp nỗ lực của các
thành viên trong nhóm, trong cộng đồng, trong tổ chức đạt mục tiêu đề ra.
Ngày nay trong sự nghiệp đổi mới đất nước, vấn đề quản lý nói chung và quản lý giáo
dục nói riêng là chủ đề thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà lãnh đạo, nhà nghiên cứu
khoa học, nhà quản lý thực tiễn. Vấn đề quản lý giáo dục, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý
giáo dục là vấn đề có ý nghĩa trong việc "Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng
nhân tài" [51], đặc biệt có ý nghĩa to