Nhân loại đang tiến vào thời đại “văn minh trí tuệ”, “xã hội thông tin”, “nền kinh tế tri
thức”. lấy tri thức làm động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Giáo dục và học tập chính là con
đường, phương tiện cơ bản tạo ra nguồn động lực đó. Trong thời đại mới, cùng với sự phát triển của
tri thức, tốc độ đổi mới kiến thức cũng gia tăng nhanh chóng. Lượng kiến thức mà mỗi người cần
phải gặt hái được trong những năm ngồi trên ghế nhà trường ngày một tăng nhiều hơn. Điều 9,
chương 1, Luật giáo dục ghi rõ: “Phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã
hội, tiến bộ khoa học – công nghệ, củng cố quốc phòng, an ninh; thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa,
xã hội hóa; bảo đảm cân đối về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền; mở rộng qui
mô trên cơ sở bảo đảm chất lượng và hiệu quả; kết hợp giữa đào tạo và sử dụng”.
Triển khai Nghị quyết Trung ương bốn khóa VII, Đảng ủy quân sự Trung ương đã đề ra Nghị
quyết về tiếp tục đổi mới công tác đào tạo cán bộ, nhân viên chuyên môn, kĩ thuật và xây dựng nhà
trường chính qui, trong Nghị quyết có đoạn viết: “Nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới đòi
hỏi phải tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên
môn, kĩ thuật – lực lượng nồng cốt của lực lượng vũ trang”
104 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1112 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng công tác quản lý việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực ở trường trung cấp kỹ thuật hải quân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Lâm Viết Thanh
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VIỆC
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO
HƯỚNG TÍCH CỰC Ở TRƯỜNG TRUNG
CẤP KỸ THUẬT HẢI QUÂN
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC
Thành phố Hồ Chí Minh - 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Lâm Viết Thanh
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VIỆC
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO
HƯỚNG TÍCH CỰC Ở TRƯỜNG TRUNG
CẤP KỸ THUẬT HẢI QUÂN
Chuyên ngành : Quản lý giáo dục
Mã số : 60 14 05
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. ĐOÀN VĂN ĐIỀU
Thành phố Hồ Chí Minh – 2011
0BLỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại học Sư phạm TP. HCM đã nhiệt tình giảng dạy và
giúp đỡ tôi có được kiến thức về quản lý giáo dục.
Xin trân trọng cảm ơn thầy Đoàn Văn Điều đã dành nhiều thời gian hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, góp
ý để tôi có thể hoàn thành cuốn luận văn này và đồng thời cảm ơn quý thầy cô là đồng giám khảo.
Chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các phòng chức năng cùng giáo viên, học viên trường TCKT Hải
quân đã giúp đỡ, cung cấp cho tôi những thông tin cần thiết để tôi hoàn thành luận văn này.
Tháng 8/2011
1BMỤC LỤC
3TLỜI CẢM ƠN3T ...................................................................................................................... 1
3TMỤC LỤC3T ............................................................................................................................ 2
3TMỞ ĐẦU3T .............................................................................................................................. 5
3T1. Lý do chọn đề tài3T .................................................................................................................................. 5
3T2. Mục đích nghiên cứu3T ........................................................................................................................... 6
3T . Khách thể và đối tượng nghiên cứu3T .................................................................................................... 6
3T4. Giả thuyết khoa học3T.............................................................................................................................. 6
3T5. Nhiệm vụ của đề tài3T .............................................................................................................................. 6
3T6. Phương pháp nghiên cứu3T ...................................................................................................................... 7
3T7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu3T .......................................................................................................... 7
3TChương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI3T ...................................................................... 8
3T1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề3T ................................................................................................................ 8
3T1.1.1. Nước ngoài3T ................................................................................................................................ 8
3T1.1.2. Trong nước3T ................................................................................................................................ 8
3T1.2. Một số khái niệm (Thuật ngữ liên quan đến đề tài)3T ........................................................................... 9
3T1.2.1. Quản lý trường học3T .................................................................................................................. 9
3T1.2.2. Quản lý hoạt động dạy học3T ...................................................................................................... 10
3T1.2.3. Quản lý việc đổi mới PPDH3T .................................................................................................... 11
3T1.2.4. Đổi mới Phương pháp dạy học theo hướng tích cực3T ................................................................ 11
3T1.2.4.1. Đổi mới3T ........................................................................................................................... 11
3T1.2.4.2. Phương pháp dạy học3T ...................................................................................................... 11
3T1.2.4.3. Phương pháp dạy học tích cực3T ......................................................................................... 11
3T1.3. Cơ sở lý luận về đổi mới PPDH3T ....................................................................................................... 12
3T1.3.1 Các phương pháp dạy học truyền thống3T .................................................................................... 12
3T1.3.2. Đổi mới phương pháp dạy học3T ................................................................................................ 13
3T1.3.3. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực3T ................................................................. 14
3T1.3.3.1 Tích cực hóa hoạt động dạy học trong các PPDH truyền thống3T .......................................... 15
3T1.3.3.2. Áp dụng các PPDH hiện đại3T ............................................................................................ 17
3T1.4. Cơ sở lý luận về quản lý việc đổi mới PPDH3T ................................................................................... 21
3T1.4.1. Chức năng quản lý của hiệu trưởng3T .......................................................................................... 21
3T1.4.1.1. Chức năng hoạch định3T ...................................................................................................... 21
3T1.4.1.2. Chức năng tổ chức thực hiện kế hoạch3T ............................................................................. 22
3T1.4.1.3. Chức năng chỉ đạo 3T ........................................................................................................... 22
3T1.4.1.4. Chức năng kiểm tra3T.......................................................................................................... 23
3T1.4.2. Nội dung quản lý đổi mới phương pháp dạy học3T .................................................................... 23
3T1.4.2.1. Kế hoạch hóa việc đổi mới PPDH3T .................................................................................... 23
3T1.4.2.2. Tổ chức việc thực hiện đổi mới PPDH3T ............................................................................. 24
3T1.4.2.3. Chỉ đạo việc thực hiện đổi mới PPDH3T ............................................................................. 24
3T1.4.2.4. Kiểm tra đánh giá, điều chỉnh quản lý việc đổi mới PPDH3T ............................................... 25
3TChương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VIỆC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC THEO HƯỚNG TÍCH CỰC Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT HẢI
QUÂN3T ................................................................................................................................. 29
3T2.1. Một số đặc điểm liên quan đến vấn đề nghiên cứu3T ........................................................................... 29
3T2.1.1. Đặc điểm hoạt động dạy học ở Trường TCKT Hải quân3T .......................................................... 29
3T2.1.2. Mẫu khảo sát và công cụ đo lường3T ........................................................................................... 30
3T2.2. Thực trạng đổi mới phương pháp dạy học ở trường TCKT Hải quân3T .............................................. 31
3T2.2.1 Thực trạng nhận thức về đổi mới PPDH3T .................................................................................... 31
3T2.2.2 Thực trạng nhận thức về mục đích đổi mới PPDH3T ..................................................................... 32
3T2.2.3 Thực trạng nhận thức về xu thế đổi mới PPDH3T ......................................................................... 34
3T2.2.4. Đánh giá khó khăn, thuận lợi trong việc đổi mới PPDH3T ........................................................... 35
3T2.2.5. Thực trạng sử dụng các PPDH trong dạy học ở trường TCKT Hải quân3T ................................... 39
3T2.2.6. Đánh giá kết quả của việc đổi mới PPDH3T ................................................................................ 40
3T2.3. Nguyên nhân của thực trạng đổi mới PPDH3T .................................................................................... 42
3T2.3.1. Nguyên nhân chủ quan3T ............................................................................................................. 42
3T2.3.2. Nguyên nhân khách quan3T ......................................................................................................... 43
3T2.4. Thực trạng quản lý việc đổi mới PPDH ở trường THKT Hải Quân3T .................................................. 43
3T2.4.1. Thực trạng tổ chức, điều khiển việc đổi mới PPDH3T .................................................................. 43
3T2.4.2. Thực trạng kiểm tra, đánh giá việc đổi mới PPDH3T.................................................................... 46
3T2.5 Nguyên nhân của thực trạng quản lý việc đổi mới PPDH3T .................................................................. 51
3T2.5.1 Nguyên nhân chủ quan3T .............................................................................................................. 51
3T2.5.2 Nguyên nhân khách quan3T .......................................................................................................... 52
3TChương 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VIỆC THỰC HIỆN ĐỔI MỚI PHƯƠNG
PHÁP DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TCKT HẢI QUÂN3T ........................................................ 53
3T .1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp3T ................................................................................................... 53
3T .1.1 Nguyên tắc đảm bảo hệ thống tính cấu trúc3T ............................................................................... 53
3T .1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn3T .......................................................................................... 53
3T .1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả3T............................................................................................. 54
3T .2. Một số biện pháp3T ............................................................................................................................ 54
3T .2.1. Nâng cao nhận thức về việc đổi mới PPDH3T .............................................................................. 54
3T .2.2. Kế hoạch hóa việc đổi mới PPDH3T ............................................................................................ 55
3T .2.3. Tổ chức việc đổi mới PPDH3T..................................................................................................... 56
3T .2.4. Điều khiển thực hiện việc đổi mới PPDH3T ................................................................................. 57
3T .2.5.Kiểm tra, điều chỉnh công tác quản lý việc đổi mới PPDH3T ........................................................ 58
3T .3. Khảo cứu tính cần thiết, tính khả thi của biện pháp3T .......................................................................... 60
3T .3.1. Tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp3T....................................................................... 60
3T .3.1.1. Biện pháp nâng cao nhận thức về đổi mới PPDH (BP1)3T .................................................... 60
3T .3.1.2 Biện pháp kế hoạch hóa việc đổi mới PPDH (BP2)3T ............................................................ 62
3T .3.1.3 Biện pháp tổ chức việc đổi mới PPDH (BP3)3T..................................................................... 65
3T .3.1.4 Biện pháp điều khiển việc thực hiện đổi mới PPDH (BP4)3T ................................................ 67
3T .3.1.5. Biện pháp kiểm tra, điều chỉnh công tác quản lý việc đổi mới PPDH (BP5).3T ..................... 72
3T .3.2. Đánh giá chung về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp3T ........................................... 76
3TKẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ3T ........................................................................................... 78
3T ÀI LIỆU THAM KHẢO3T ................................................................................................. 81
3TPHỤ LỤC3T ........................................................................................................................... 84
2BMỞ ĐẦU
9B1. Lý do chọn đề tài
Nhân loại đang tiến vào thời đại “văn minh trí tuệ”, “xã hội thông tin”, “nền kinh tế tri
thức”... lấy tri thức làm động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Giáo dục và học tập chính là con
đường, phương tiện cơ bản tạo ra nguồn động lực đó. Trong thời đại mới, cùng với sự phát triển của
tri thức, tốc độ đổi mới kiến thức cũng gia tăng nhanh chóng. Lượng kiến thức mà mỗi người cần
phải gặt hái được trong những năm ngồi trên ghế nhà trường ngày một tăng nhiều hơn. Điều 9,
chương 1, Luật giáo dục ghi rõ: “Phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã
hội, tiến bộ khoa học – công nghệ, củng cố quốc phòng, an ninh; thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa,
xã hội hóa; bảo đảm cân đối về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền; mở rộng qui
mô trên cơ sở bảo đảm chất lượng và hiệu quả; kết hợp giữa đào tạo và sử dụng”.
Triển khai Nghị quyết Trung ương bốn khóa VII, Đảng ủy quân sự Trung ương đã đề ra Nghị
quyết về tiếp tục đổi mới công tác đào tạo cán bộ, nhân viên chuyên môn, kĩ thuật và xây dựng nhà
trường chính qui, trong Nghị quyết có đoạn viết: “Nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới đòi
hỏi phải tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên
môn, kĩ thuật – lực lượng nồng cốt của lực lượng vũ trang”.
Quyết định số 423/QĐ-BQP ngày 15/3/2005 của Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng về việc xây
dựng “Đề án đổi mới qui trình, chương trình đào tạo cán bộ nhân viên chuyên môn kĩ thuật” trong
toàn quân theo hướng rút ngắn thời gian đổi mới, cập nhật và tích hợp kiến thức đảm bảo chuẩn
hóa, chính qui hóa, hiện đại hóa, đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp.
Quân chủng Hải quân là một đơn vị kĩ thuật được trang bị phương tiện, vũ khí hiên đại có
nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền trên biển và thềm lục địa của Tổ quốc. Để thực hiện tốt nhiệm vụ trên
cần phải có một đội ngũ cán bộ và nhân viên kĩ thuật được đào tạo với chất lượng cao. Đội ngũ nhân
viên kĩ thuật này không những chỉ biết khai thác sử dụng tốt trang bị, vũ khí hiện đại mà còn phải
biết bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa, thực hiện “giữ tốt, dùng bền, an toàn, tiết kiệm”.
Trường Trung cấp kĩ thuật Hải quân (TCKT) được thành lập năm 1991, có nhiệm vụ đào tạo
đội ngũ nhân viên kĩ thuật với nhiều ngành nghề khác nhau nhằm duy trì sức sống kỹ thuật trong
toàn Quân chủng.
Trải qua 20 năm xây dựng, nhà trường đã không ngừng phát triển trên mọi lĩnh vực như đội
ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, học viên, cơ sở vật chất.... cả về số lượng và chất lượng.
Mặc dù vậy để đáp ứng được yêu cầu đào tạo ra những con người phục vụ cho một Quân chủng kỹ
thuật hiện đại và hội nhập thì yêu cầu chất lượng đào tạo cần phải nâng cao hơn nhiều.
Muốn cho chất lượng đào tạo được nâng nên chúng ta phải giải quyết rất nhiều yếu tố liên
quan đến quá trình đào tạo, trong đó có yếu tố phương pháp dạy học.
Trên thực tế ở Trường TCKT Hải quân, phương pháp dạy học vẫn còn chủ yếu theo kiểu
truyền thống “thầy đọc, trò chép và học thuộc lòng” nên đa số học viên thụ động, không biết cách tự
học, các kĩ năng tự học còn yếu. Học viên chưa có khả năng tự bồi dưỡng, cập nhật kiến thức khi
học trong trường cũng như khi hành nghề. Phong trào đổi mới phương pháp dạy học còn tự phát
hoặc “phát” nhưng không “động” nên không hiệu quả, công tác quản lý việc đổi mới phương pháp
dạy học theo hướng tích cực cũng đã được triển khai thực hiện trên nhiều mặt nhưng kết quả thực sự
mang lại để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo thì vẫn còn hạn chế.
Vì những lý do trên, đề tài: “Thực trạng công tác quản lý việc đổi mới phương pháp dạy
học theo hướng tích cực ở Trường Trung cấp kỹ thuật Hải quân” được thực hiện.
10B2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở khảo sát thực trạng công tác quản lý việc đổi mới phương pháp dạy học theo
hướng tích cực ở Trường Trung cấp kỹ thuật Hải quân, đề tài đề xuất một số giải pháp quản lý việc
đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, góp phần nâng cao chất lượng dạy học của nhà
trường.
1B3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
a) Khách thể nghiên cứu: Quản lý hoạt động dạy học ở Trường TCKT Hải Quân.
b) Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng công tác quản lý việc đổi mới phương pháp dạy học
theo hướng tích cực ở Trường Trung cấp kỹ thuật Hải quân.
12B4. Giả thuyết khoa học
- Việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực ở Trường Trung cấp kỹ thuật Hải
quân đã thực hiện nhưng chưa thường xuyên, chưa mang tính hệ thống, nên kém hiệu quả một phần
do công tác quản lý việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực chưa phù hợp với thực
tiễn.
- Khi khảo sát thực trạng đầy đủ, có thể đề xuất một số giải pháp quản lý đổi mới phương
pháp dạy học theo hướng tích cực phù hợp với yêu cầu của dạy học.
13B5. Nhiệm vụ của đề tài
- Phân tích, hệ thống hóa tài liệu liên quan đến đề tài để hình thành cơ sở lý luận cho vấn đề
nghiên cứu.
- Khảo sát thực trạng việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực và công tác
quản lý việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực ở Trường Trung cấp kỹ thuật Hải
quân.
- Đề xuất một số giải pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực để góp
phần nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường.
14B6. Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu đề tài này, tác giả sử dụng các nhóm phương pháp chính sau đây:
* Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận:
- Phân tích và tổng hợp lý luận để hình thành cơ sở lý luận cho đề tài.
* Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp quan sát.
Quan sát là phương pháp thu thập thông tin về thực tế, cho ta những tài liệu sống về thực tiễn
để có thể khái quát rút ra những quy luật nhằm chỉ đạo quá trình tổ chức tốt hơn.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
Điều tra bằng bảng hỏi nhằm khảo sát một số lượng lớn các khách thể nghiên cứu. Điều tra
bằng bảng hỏi là một phương pháp nghiên cứu, để thu thập số liệu về thực trạng. Đây là phương
pháp chủ yếu của đề tài.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
* Phương pháp thống kê toán học.
Đây là phương pháp sử dụng các phép toán thống kê để sử lý số liệu bằng phần mền SPSS
for win phiên bản 13.1.
15B7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng công tác quản lý việc đổi mới phương pháp dạy học
theo hướng tích cực hiện nay và đề xuất một số giải pháp quản lý góp phần nâng cao chất lượng dạy
học ở Trường TCKT Hải Quân.
3BChương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
16B .1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
28B1.1.1. Nước ngoài
Nghiên cứu về các PPDH phát huy tính tích cực, độc lập của người học đã được nhiều nhà
giáo dục học trên thế giới nghiên cứu.
Ngay từ trước công nguyên, Sorcate (469-390 Tr.CN)- Hy lạp, ông đã từng nêu khẩu hiệu
"Anh hãy tự biết lấy anh", ông nêu phương pháp, trong đó người dạy chỉ giữ vai trò hướng dẫn, giúp
đỡ, còn người học tự mình tìm ra tri thức. Ông gọi phương pháp này là "Phép đỡ đẻ".
Khổng Tử (551-479 Tr.CN) quan tâm đến việc kích thích tư duy cho học sinh. Ông nói
"Không tức giận vì muốn biết thì không gợi mở cho, không bực vì không rõ được thì không bày vẽ
cho. Vật có bốn góc, bảo cho biết một góc, mà không suy ra ba góc khác thì không dạy nữa".
Đến thế kỷ XVI trở đi, có rất nhiều nhà nghiên cứu giáo dục đã đưa ra những tư tưởng tiến
bộ như Monteque (1533-1592) Người Pháp được mệnh danh là ông tổ