Luận văn Thực trạng công tác quản lý việc phòng chống bệnh béo phì cho trẻ ở các trường mầm non tại quận bình tân thành phố Hồ Chí Minh

Tuổi trẻ là mùa xuân của đời người. Trẻ em là tương lai của đất nước. Một thế hệ trẻ khỏe mạnh là điều kiện cần để xây dựng một đất nước giàu mạnh. Chính vì vậy, chăm sóc và giáo dục con người từ tuổi ấu thơ là việc làm cần thiết và quan trọng. Ngày nay, cùng với sự tăng trưởng kinh tế, tốc độ đô thị hóa đang diễn ra ở các nước đang phát triển kéo theo những thay đổi trong cách ăn uống và lối sống đã ảnh hưởng không ít đến tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của trẻ em. Đặc biệt ở các nước Châu Á, mặc dù tỉ lệ béo phì trong số người lớn còn thấp nhưng xu hướng gia tăng của béo phì trẻ em rất rõ rệt. Vì vậy, béo phì ở trẻ em đang là một trong những vấn đề sức khỏe ưu tiên trong chiến lược y tế dự phòng tại các nước này và đang được xem là một trong những thách thức của vấn đề dinh dưỡng và sức khỏe. Bệnh béo phì được Tổ chức Y tế Thế giới coi là một thách thức của thiên niên kỷ và là một trong “tứ chứng nan y” của loài người: AIDS, ung thư, béo phì và ma túy. Điều này chứng tỏ đây là một bệnh khó trị. Bệnh béo phì thường dẫn đến những bệnh tật khác như: tăng huyết áp, tiểu đường, viêm xương khớp. Ngoài ra, bệnh béo phì còn ảnh hưởng đến sinh hoạt, sự sáng tạo và sự phát triển của trẻ

pdf141 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 2423 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng công tác quản lý việc phòng chống bệnh béo phì cho trẻ ở các trường mầm non tại quận bình tân thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH _________________________ Nguyễn Thị Diễm Hằng THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VIỆC PHÒNG CHỐNG BỆNH BÉO PHÌ CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON TẠI QUẬN BÌNH TÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC TP. Hồ Chí Minh - năm 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ___________________ Nguyễn Thị Diễm Hằng THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VIỆC PHÒNG CHỐNG BỆNH BÉO PHÌ CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON TẠI QUẬN BÌNH TÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 60.14.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGÔ ĐÌNH QUA TP. Hồ Chí Minh - năm 2011 LỜI CẢM ƠN Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Khoa Tâm lý giáo dục, Phòng Khoa học công nghệ & Sau Đại học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, quý thầy cô giảng viên lớp Cao học Quản lý giáo dục khóa 20 đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, các giáo viên mầm non của các trường mầm non quận Bình Tân; các anh chị học viên lớp Cao học Quản lý giáo dục Khóa 20 và gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn TS Ngô Đình Qua đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn. Tác giả DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ CBQL Cán bộ quản lý BGH Ban giám hiệu CSVC Cơ sở vật chất ĐTB Điểm trung bình GDMN Giáo dục mầm non GD&ĐT Giáo dục và đào tạo GVMN Giáo viên mầm non NXB Nhà xuất bản QLGD Quản lý giáo dục TDTT Thể dục thể thao THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh YDHDT Y dược học dân tộc MỤC LỤC 0TLỜI CẢM ƠN0T ........................................................................................................ 3 0TDANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT0T .................................................................... 4 0TMỤC LỤC0T .............................................................................................................. 5 0TMỞ ĐẦU0T ................................................................................................................ 9 0T1. Lý do chọn đề tài0T ................................................................................................................ 9 0T2. Mục đích nghiên cứu0T ........................................................................................................ 11 0T3. Khách thể - đối tượng nghiên cứu0T .................................................................................... 11 0T4. Giả thuyết0T ......................................................................................................................... 11 0T5. Nhiệm vụ nghiên cứu0T ....................................................................................................... 11 0T6. Phương pháp nghiên cứu0T .................................................................................................. 11 0TChương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VIỆC PHÒNG, CHỐNG BỆNH BÉO PHÌ CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON0T ............................ 14 0T1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề0T ............................................................................................ 14 0T1.2. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu0T ...................................................... 17 0T1.2.1. Quản lý0T .................................................................................................................. 17 0T1.2.2. Quản lý giáo dục0T .................................................................................................... 19 0T1.2.3. Quản lý nhà trường0T ................................................................................................ 20 0T1.2.4. Quản lý giáo dục mầm non0T .................................................................................... 23 0T1.2.5. Bệnh béo phì0T .......................................................................................................... 23 0T1.3. Một số vấn đề lý luận liên quan đến trường mầm non[4]0T ............................................. 23 0T1.3.1. Trường mầm non0T ................................................................................................... 23 0T1.3.2. Vị trí, vai trò của giáo dục mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân0T .............. 24 0T1.3.3. Các loại hình trường mầm non0T .............................................................................. 26 0T1.3.4. Nhiệm vụ trường mầm non0T ................................................................................... 27 0T1.3.5. Nội dung, chương trình giáo dục mầm non0T ........................................................... 27 0T1.3.6. Tổ chức và quản lý trường mầm non0T .................................................................... 28 0T1.3.6.1. Hiệu trưởng0T .................................................................................................... 28 0T1.3.6.2. Phó hiệu trưởng0T ............................................................................................. 29 0T1.3.6.3. Tổ chuyên môn0T .............................................................................................. 29 0T1.3.6.4. Giáo viên mầm non0T ........................................................................................ 29 0T1.3.6.5. Trẻ mầm non0T .................................................................................................. 30 0T1.3.6.6. Cơ sở vật chất và quan hệ xã hội0T ................................................................... 30 0T1.4. Một số vấn đề lý luận về công tác quản lý việc phòng chống bệnh béo phì0T ................. 31 0T1.4.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh béo phì ở trẻ0T ....................................................... 31 0T1.4.1.1. Yếu tố kinh tế - xã hội0T ................................................................................... 31 0T1.4.1.2. Yếu tố gia đình0T .............................................................................................. 32 0T1.4.1.3. Yếu tố trường Mầm non0T ................................................................................ 32 0T1.4.2. Nguyên nhân của bệnh béo phì0T ............................................................................. 33 0T1.4.3. Cách phát hiện trẻ bị bệnh béo phì0T ........................................................................ 35 0T1.4.4. Những tác hại của bệnh béo phì đối với trẻ mầm non0T ........................................... 36 0T1.4.5. Quản lý việc phòng, chống bệnh béo phì cho trẻ ở các trường mầm non0T ............. 38 0T1.4.5.1. Khái niệm0T ...................................................................................................... 38 0T1.4.5.2. Chủ thể và đối tượng quản lý0T......................................................................... 39 0T1.4.5.3. Nội dung công tác phòng, chống bệnh béo phì cho trẻ ở các trường mầm non0T .................................................................................................................................... 39 0T1.4.5.4. Các chức năng quản lý việc phòng, chống bệnh béo phì cho trẻ ở các trường mầm non0T ..................................................................................................................... 40 0TChương 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VIỆC PHÒNG, CHỐNG BỆNH BÉO PHÌ CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON TẠI QUẬN BÌNH TÂN TPHCM0T ............................................................................... 47 0T2.1. Tổng quan về kinh tế - xã hội, giáo dục mầm non ở Quận Bình Tân0T ........................... 47 0T2.1.1. Khái quát tình hình phát triển kinh tế - xã hội quận Bình Tân0T .............................. 47 0T2.1.2. Khái quát tình hình phát triển giáo dục và đào tạo quận Bình Tân0T ....................... 48 0T2.1.3. Khái quát tình hình phát triển giáo dục mầm non quận Bình Tâ0T .......................... 50 0T2.1.3.1. Về huy động và phát triển số lượng0T ............................................................... 50 0T2.1.3.2. Về chất lượng giáo dục0T .................................................................................. 51 0T2.2. Thực trạng về bệnh béo phì của trẻ mầm non ở một số trường mầm non tại quận Bình Tân Thành phố Hồ Chí Minh0T ............................................................................................... 52 0T2.3. Thực trạng công tác quản lý việc phòng chống bệnh béo phì cho trẻ tại các trường mầm non tại quận Bình Tân Thành phố Hồ Chí Minh0T ................................................................. 57 0T2.3.1. Mô tả công cụ0T ........................................................................................................ 57 0T2.3.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên ở các trường mầm non tại Quận Bình Tân TPHCM0T ........................................................................................................... 58 0T2.3.3. Thực trạng công tác quản lý việc phòng chống bệnh béo phì cho trẻ tại các trường mầm non tại quận Bình Tân Thành phố Hồ Chí Minh xét theo các chức năng quản lý0T . 61 0T2.3.3.1. Chức năng xây dựng kế hoạch phòng, chống bệnh béo phì cho trẻ0T ............. 61 0T2.3.3.2. Chức năng tổ chức thực hiện kế hoạch phòng, chống bệnh béo phì cho trẻ0T . 65 0T2.3.3.3. Chức năng chỉ đạo phòng, chống bệnh béo phì cho trẻ0T ................................. 68 0T2.3.3.4. Chức năng kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch phòng, chống bệnh béo phì cho trẻ0T ................................................................................................................... 72 0T2.4. Nhận xét thực trạng0T ....................................................................................................... 74 0T2.4.1. Mối liên hệ giữa điểm trung bình thực trạng quản lý với điểm trung bình thành tích phòng, chống bệnh béo phì0T ....................................................................................... 74 0T2.4.2. Ưu điểm0T ................................................................................................................. 76 0T2.4.3. Hạn chế0T .................................................................................................................. 78 0T2.5. Đề xuất giải pháp quản lý việc phòng chống bệnh béo phì cho trẻ ở các trường mầm non tại Quận Bình Tân TPHCM0T .......................................................................................... 79 0T2.5.1. Căn cứ đề xuất giải pháp0T ....................................................................................... 79 0T2.5.1.1. Cơ sở lý luận0T .................................................................................................. 79 0T2.5.1.2. Cơ sở thực tiễn0T ............................................................................................... 81 0T2.5.2. Các giải pháp quản lý0T ....................................................................................... 82 0T2.5.2.1. Sử dụng biểu đồ tăng trưởng trong việc theo dõi sức khỏe của trẻ0T ............... 82 0T2.5.2.2. Khám sức khỏe, tẩy giun định kỳ cho trẻ0T ...................................................... 83 0T2.5.2.3. Tăng cường tổ chức các trò chơi vận động cho trẻ béo phì0T ........................... 84 0T2.5.2.4. Quản lý việc xây dựng khẩu phần ăn hàng ngày cho trẻ0T ............................... 85 0T2.5.2.5. Tăng cường quản lý vệ sinh, an toàn thực phẩm0T ........................................... 89 0T2.5.2.6. Nâng cao trình độ nhận thức về dinh dưỡng đối với đội ngũ cấp dưỡng, đội ngũ GVMN, can thiệp dinh dưỡng vào các trường mầm non0T .................................... 92 0T2.5.2.7. Quản lý việc tuyên truyền về dinh dưỡng và phòng chống bệnh béo phì cho phụ huynh trẻ0T .............................................................................................................. 94 0T2.5.2.8. Đổi mới công tác quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện0T ............ 96 0T2.6. Trưng cầu ý kiến về tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất0T ............... 97 0TKẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ0T............................................................................ 100 0T1. Kết luận0T .......................................................................................................................... 100 0T2. Kiến nghị0T ........................................................................................................................ 102 0T ÀI LIỆU THAM KHẢO0T .................................................................................. 107 0TPHỤ LỤC0T ........................................................................................................... 110 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tuổi trẻ là mùa xuân của đời người. Trẻ em là tương lai của đất nước. Một thế hệ trẻ khỏe mạnh là điều kiện cần để xây dựng một đất nước giàu mạnh. Chính vì vậy, chăm sóc và giáo dục con người từ tuổi ấu thơ là việc làm cần thiết và quan trọng. Ngày nay, cùng với sự tăng trưởng kinh tế, tốc độ đô thị hóa đang diễn ra ở các nước đang phát triển kéo theo những thay đổi trong cách ăn uống và lối sống đã ảnh hưởng không ít đến tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của trẻ em. Đặc biệt ở các nước Châu Á, mặc dù tỉ lệ béo phì trong số người lớn còn thấp nhưng xu hướng gia tăng của béo phì trẻ em rất rõ rệt. Vì vậy, béo phì ở trẻ em đang là một trong những vấn đề sức khỏe ưu tiên trong chiến lược y tế dự phòng tại các nước này và đang được xem là một trong những thách thức của vấn đề dinh dưỡng và sức khỏe. Bệnh béo phì được Tổ chức Y tế Thế giới coi là một thách thức của thiên niên kỷ và là một trong “tứ chứng nan y” của loài người: AIDS, ung thư, béo phì và ma túy. Điều này chứng tỏ đây là một bệnh khó trị. Bệnh béo phì thường dẫn đến những bệnh tật khác như: tăng huyết áp, tiểu đường, viêm xương khớp... Ngoài ra, bệnh béo phì còn ảnh hưởng đến sinh hoạt, sự sáng tạo và sự phát triển của trẻ. Điều 6 của Luật Bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em nêu rõ: “Trẻ em phải được chăm sóc và giáo dục nhằm phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, đạo đức và thẩm mỹ. Trẻ em ở lứa tuổi mầm non (0 – 6 tuổi) là thời kỳ đầu tiên của con người với tốc độ phát triển rất nhanh về mọi mặt và là thời kỳ có vị trí đặc biệt quan trọng, đặt tiền đề cho sự hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con người mai sau. Nếu trẻ được nuôi dưỡng tốt sẽ phát triển nhanh, khỏe mạnh và thông minh.” [5] Hiện nay tình hình bệnh béo phì đang tǎng lên với tốc độ đáng báo động không những ở các 0Tnước phát triển0T mà cả ở các 0Tnước đang phát triển0T cũng vậy. Tại các nước đang phát triển, bệnh béo phì tồn tại song song với tình trạng thiếu dinh dưỡng và thường gặp nhiều ở thành phố hơn ở nông thôn. Tỉ lệ béo phì của trẻ em trên toàn thế giới là 3,3%. Tại Mỹ, tỉ lệ trẻ em và thanh thiếu niên béo phì là 17,1% (2003 – 2004), trong khi tại Trung Quốc tỉ lệ này gia tăng từ 1,5% (1983) đến 12,6% (1997). Tại Việt Nam, bên cạnh tỉ lệ suy dinh dưỡng vẫn còn khá cao, số trẻ em bị béo phì cũng đang gia tăng ở mức báo động, nhất là tại các thành phố lớn. Theo số liệu điều tra của trung tâm Dinh dưỡng TPHCM vào năm 1999, chỉ khoảng 2,2% trẻ dưới năm tuổi bị bệnh béo phì nhưng sau đó tỉ lệ này tăng dần qua các năm: 2000 là 2,7%; năm 2002 là 3,6% và lên đến 6,3% vào năm 2005, 10,9% vào năm 2008. Một nghiên cứu khác ở học sinh 6 – 11 tuổi tại các trường tiểu học ở quận I TPHCM năm 1997 cho thấy 12,2% học sinh tại đây bị béo phì. Tại Hà Nội, cũng vào năm 1997, hai cuộc điều tra ở học sinh tiểu học tại một số trường tiểu học có điều kiện kinh tế khá giả ở quận Hoàn Kiếm cho thấy: có từ 4,1 đến 7,4% học sinh bị béo phì. Thực trạng trên đã làm thức tỉnh các nhà dinh dưỡng, các thầy cô giáo, các giáo viên mầm non, các bậc phụ huynh cũng như của cộng đồng về việc cần cảnh giác với hiện tượng béo phì đang gây tổn hại đến sức khỏe của trẻ em. Tại các trường mầm non, nếu công tác quản lý việc phòng chống bệnh béo phì được thực hiện tốt sẽ góp phần kéo giảm tỷ lệ phần trăm trẻ bị bệnh béo phì. Nhưng thực trạng công tác quản lý này tại các trường mầm non Quận Bình Tân TPHCM hiện nay ra sao, chưa có ai nghiên cứu. Chính vì vậy, tôi chọn và nghiên cứu đề tài: “Thực trạng công tác quản lý việc phòng chống bệnh béo phì cho trẻ ở các trường mầm non tại Quận Bình Tân TPHCM.” 2. Mục đích nghiên cứu Xác định thực trạng công tác quản lý việc phòng chống bệnh béo phì cho trẻ ở các trường mầm non tại Quận Bình Tân và đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này. 3. Khách thể - đối tượng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lý tại trường mầm non. - Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý việc phòng chống bệnh béo phì cho trẻ ở các trường mầm non tại Quận Bình Tân TPHCM. 4. Giả thuyết Công tác quản lý việc phòng chống bệnh béo phì cho trẻ ở các trường mầm non tại Quận Bình Tân bên cạnh những thành tựu còn có những hạn chế như: công tác tổ chức, kiểm tra, đôn đốc thực hiện chưa được tốt và thường xuyên. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu lý thuyết nhằm xác lập cơ sở lý luận cho đề tài. - Khảo sát thực trạng công tác quản lý việc phòng chống bệnh béo phì cho trẻ ở các trường mầm non tại Quận Bình Tân. - Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác này. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Cơ sở phương pháp luận  Quan điểm hệ thống - cấu trúc Vận dụng quan điểm hệ thống cấu trúc, người nghiên cứu thấy thực trạng công tác quản lý việc phòng chống bệnh béo phì cho trẻ ở các trường mầm non tại Quận Bình Tân bao gồm những yếu tố sau đây: - Mục tiêu quản lý: + Phòng chống bệnh béo phì ở các trường mầm non; + Phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ (đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, thể lực...). - Nội dung quản lý: Quản lý việc phòng ngừa và chữa trị bệnh béo phì: + Quản lý việc trang bị kiến thức cho giáo viên, phụ huynh và cho trẻ; + Quản lý chế độ dinh dưỡng, vận động của trẻ (giờ ăn, ngủ, chế độ sinh hoạt, vui chơi của trẻ); + Quản lý việc khám sức khỏe định kỳ của trẻ. - Chủ thể quản lý: Hiệu trưởng các trường mầm non Quận Bình Tân. - Kết quả quản lý: + Nâng cao chất lượng chăm sóc – nuôi dưỡng trẻ; + Trẻ phát triển khỏe mạnh, hài hòa cân đối; + Tỉ lệ % trẻ béo phì năm sau thấp hơn năm trước.  Quan điểm thực tiễn Xuất phát từ thực trạng quản lý của hiệu trưởng nhằm phòng chống bệnh béo phì cho trẻ ở các trường mầm non tại Quận Bình Tân còn gặp nhiều khó khăn Do đó, cần tìm hiểu các nguyên nhân và đề xuất các biện pháp để thực hiện tốt công tác này. 6.2. Phương pháp nghiên cứu 6.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Phân tích và tổng hợp lý luận về công tác quản lý nói chung cũng như quản lý việc phòng chống bệnh béo phì; - Lý luận về bệnh béo phì. 6.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 6.2.2.1. Phương pháp quan sát Đối tượng quan sát: Cán bộ quản lý, cô giáo mầm non, trẻ mầm non. Nội dung quan sát: công tác quản lý việc phòng chống bệnh béo phì cho trẻ ở một số trường mầm non tại quận Bình Tân. 6.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn Đối tượng phỏng vấn: Ban giám hiệu, các cô giáo mầm non, đội ngũ cấp dưỡng các trường; Nội dung phỏng vấn: công tác quản lý việc phòng chống bệnh béo phì cho trẻ ở một số trường mầm non những năm gần đây và trong năm học 2009 – 2010. 6.2.2.3. Phương pháp điều tra Đối tượng điều tra: Cán bộ quản lý, cô giáo mầm non, phụ huynh. Nội dung điều tra: Thực trạng công tác quản lý việc phòng chống bệnh béo phì. Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VIỆC PHÒNG, CHỐNG BỆNH BÉO PHÌ CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Béo phì là chứng bệnh thườ
Luận văn liên quan