Luận văn Thực trạng định hướng giá trị đạo đức của sinh viên sư phạm thành phố Hồ Chí Minh

Việt Nam đang trong giai đoạn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, cùng với sự thay đổi về kinh tế, chính trị, xã hội, hệ thống giá trị cũng thay đổi. Nhiều giá trị mới được tạo dựng, một số giá trị truyền thống khác được mở rộng về nội dung, v.v Điều này đã ảnh hưởng đến định hướng hệ thống giá trị của mỗi cá nhân, nhất là thanh niên trong giai đoạn hiện nay. Giá trị được hiểu là tổ hợp các thuộc tính tâm lý của nhân cách. Giá trị tạo nên bản chất của nhân cách và qui định chiều hướng, tính chất của hành vi. Giá trị thể hiện ở vai trò, vị trí, lối sống của cá nhân. Vì thế, giá trị được coi là cốt lõi của nhân cách. Giá trị qui định hoạt động của cá nhân, là cơ sở để cá nhân tự đánh giá và điều chỉnh hoạt động và hành vi ứng xử trong cuộc sống. Vì thế lựa chọn giá trị phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, với truyền thống của dân tộc, phù hợp với yêu cầu của nghề nghiệp và điều kiện của bản thân là vấn đề phải cần quan tâm nghiên cứu một cách thoả đáng

pdf130 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 2124 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng định hướng giá trị đạo đức của sinh viên sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------------ HOÀNG ANH THỰC TRẠNG ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Tâm lý học Mã số: 60 31 80 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. TRẦN THỊ QUỐC MINH Thành phố Hồ Chí Minh - 2007 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Việt Nam đang trong giai đoạn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, cùng với sự thay đổi về kinh tế, chính trị, xã hội, hệ thống giá trị cũng thay đổi. Nhiều giá trị mới được tạo dựng, một số giá trị truyền thống khác được mở rộng về nội dung, v.v Điều này đã ảnh hưởng đến định hướng hệ thống giá trị của mỗi cá nhân, nhất là thanh niên trong giai đoạn hiện nay. Giá trị được hiểu là tổ hợp các thuộc tính tâm lý của nhân cách. Giá trị tạo nên bản chất của nhân cách và qui định chiều hướng, tính chất của hành vi. Giá trị thể hiện ở vai trò, vị trí, lối sống của cá nhân. Vì thế, giá trị được coi là cốt lõi của nhân cách. Giá trị qui định hoạt động của cá nhân, là cơ sở để cá nhân tự đánh giá và điều chỉnh hoạt động và hành vi ứng xử trong cuộc sống. Vì thế lựa chọn giá trị phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, với truyền thống của dân tộc, phù hợp với yêu cầu của nghề nghiệp và điều kiện của bản thân là vấn đề phải cần quan tâm nghiên cứu một cách thoả đáng. SVSP cần định hướng giá trị đúng đắn để không chỉ tích cực trong học tập và rèn luyện ở trường sư phạm mà còn định hướng giá trị cho học sinh của mình khi đã là giáo viên. Do đó, xác định cấu trúc giá trị đạo đức và định hướng giá trị đạo đức cho SVSP có ý nghĩa xã hội to lớn. Nghiên cứu về giá trị và định hướng giá trị đã được các tác giả trong nước và trên thế giới đề cập đến như Ph.N. Gônôbôlin, V.A. Cruchetxki, Nguyễn Quang Uẩn, Trần Trọng Thủy, Thái Duy Tuyên, Đặng Hữu Toàn, v.v Trong những công trình nghiên cứu, các tác giả đã đề cập đến nhiều bình diện của giá trị và định hướng giá trị ở thanh niên như “Định hướng giá trị của thanh niên Việt Nam trong nền kinh tế thị trường”, “Vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay”, “Hướng các giá trị đạo đức truyền thống theo hệ chuẩn giá trị Chân – Thiện – Mỹ”, “Giá trị đạo đức – Giá trị bản thân và giá trị xã hội”, v.v Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy chưa có một đề tài nào nghiên cứu cụ thể về giá trị và định hướng giá trị đạo đức ở sinh viên các trường sư phạm nói chung và SVSP tại TPHCM nói riêng. Vì lẽ đó, tìm hiểu cụ thể các giá trị và định hướng giá trị đạo đức của SVSP là cần thiết. Từ những lý do trên, người nghiên cứu quyết định chọn đề tài “Thực trạng định hướng giá trị đạo đức của sinh viên sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh”. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng định hướng giá trị đạo đức ở SVSP, đề xuất một số giải pháp giáo dục định hướng giá trị đạo đức của SVSP Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Nhân cách của SVSP 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng định hướng giá trị đạo đức của SVSP Thành phố Hồ Chí Minh 4. Giả thuyết nghiên cứu Hiện nay, SVSP ở TPHCM có nhận thức, thái độ và hành vi đạo đức khá tích cực trong các mối quan hệ của cuộc sống. Trong hệ thống giá trị đạo đức của SVSP ở TPHCM có sự kết hợp những giá trị đạo đức truyền thống và những giá trị đạo đức hiện đại. Có sự khác biệt tương đối giữa sinh viên nam và sinh viên nữ, giữa sinh viên ở các tỉnh lên thành phố học với sinh viên sống tại TPHCM, giữa sinh viên năm đầu và sinh viên năm cuối, và giữa sinh viên một số trường sư phạm ở TPHCM. Nếu xác định được các giá trị đạo đức ở SVSP hiện nay sẽ tìm ra các giải pháp giáo dục định hướng giá trị đạo đức một cách đúng đắn cho SVSP. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu các vấn đề lý luận về giá trị đạo đức và định hướng giá trị đạo đức. 5.3. Khảo sát thực trạng định hướng giá trị đạo đức của SVSP TPHCM 5.4. Đề xuất một số giải pháp giáo dục định hướng giá trị đạo đức cho SVSP. 6. Phạm vi nghiên cứu 6.1. Về nội dung: đề tài chỉ tập trung nghiên cứu định hướng giá trị đạo đức trong hệ thống giá trị nhân cách. 6.2. Về phạm vi khảo sát: khảo sát định hướng giá trị đạo đức của sinh viên ở một số trường sư phạm trong địa bàn TPHCM năm học 2006 – 2007. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp luận: Triết học Mac – Lênin, quan điểm hệ thống cấu trúc, quan điểm hoạt động – nhân cách 7.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể: - Các phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích, so sánh, trừu tượng hoá, khái quát hóa, - Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra bằng phiếu câu hỏi, phỏng vấn, quan sát - Phương pháp toán thống kê: Sử dụng SPSS Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ● Giá trị là một khái niệm được nghiên cứu trên phạm vi rất rộng và ở nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh tế, tâm lý và giáo dục. Trong kinh tế, “Giá trị” có khi được dùng chỉ tính tiện ích của hàng hoá. Trong Tâm lý học, “giá trị” được dùng để chỉ thuộc tính tâm lý cá nhân. Còn trong Giáo dục học, “giá trị” được hiểu như là thành phần cốt lõi của đạo đức cần giáo dục cho học sinh. Trong những năm cuối của thế kỉ 20, vấn đề giá trị và định hướng giá trị ngày càng được nhiều nước quan tâm và nghiên cứu như Ba Lan, Liên Xô, Bungary, Nhật Bản, Hungary, v.v... Các công trình nghiên cứu đã đề cập đến nhiều vấn đề của giá trị như nội dung (gồm giá trị đạo đức, giá trị kinh tế, giá trị thẩm mỹ) [41, tr.108], cấu trúc của giá trị và một số giá trị cơ bản như hợp tác, tự do, hạnh phúc, trung thực, khiêm tốn, tình yêu, hòa bình, tôn trọng, trách nhiệm, giản dị, khoan dung, đoàn kết [72, tr.1], công cụ để đo đạc và kiểm chứng giá trị, những tác động của thế giới đến sự thay đổi các giá trị và nhấn mạnh sự khủng hoảng giá trị là một vấn đề toàn cầu và những giá trị được toàn cầu chấp nhận trong giai đoạn hiện nay, đó là tinh thần tập thể, sự bảo vệ đời sống con người, bảo vệ thiên nhiên và chân giá trị nhân loại, sự công bằng, tự do, bình đẳng. Ở Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu về giá trị và định hướng giá trị như “Tổng quan về giá trị và giáo dục giá trị”, đề tài KX-07-04 (1993) do Lê Đức Phúc và Mạc Văn Trang thực hiện; “Định hướng giá trị của thanh niên sinh viên trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam” (1995), Luận án Tiến sĩ của Dương Tự Đàm; “Giá trị, định hướng giá trị nhân cách và giáo dục giá trị” - Đề tài KX-07-04 (1995) do Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Thạc, Mạc Văn Trang làm chủ nhiệm. Các đề tài đã nêu định hướng giá trị chung trên các lĩnh vực nhân cách, nghề nghiệp, khu vực và giới tính. Trong cuốn “Về giá trị và giá trị châu Á”, Hồ Sỹ Quý đã phân tích những giá trị truyền thống Châu Á và nền văn hoá Việt Nam đồng thời phân tích sự biến động một số giá trị ưu trội trong bảng giá trị Châu Á tại Việt Nam như cần cù, hiếu học, gia đình và cộng đồng trước tác động của quá trình toàn cầu hoá. Chức năng và ý nghĩa cơ bản của giá trị cũng như những giá trị mới trong tư tưởng và lối sống của thanh niên Việt Nam cũng được các nhà khoa học, nhà giáo Việt Nam như Nguyễn Quang Uẩn, Trần Trọng Thuỷ, Đỗ Long trình bày trong các bài báo khoa học đăng trên tạp chí chuyên ngành hay trong các công trình nghiên cứu (Luận án Tiến sĩ của Đỗ Ngọc Hà, 2002). ● Đạo đức và giáo dục đạo đức là một vấn đề được nghiên cứu từ xa xưa. Nhà Triết học cổ Hy Lạp Platon đề cao giáo dục “chân, thiện, mỹ” trong nghiên cứu Triết học. Aristote đã nói đến đức dục trong ba mặt: Thể, Đức, Trí [64, tr.43]. Đặc biệt Khổng Tử đã đưa ra những chuẩn mực cần có của người quân tử. Theo ông, người quân tử phải sống theo chữ “Nhân” và tôn thờ chữ “Lễ”, giữ kỷ cương trật tự của luật gia, phép nước [65, tr.57]. Các quan niệm về đạo đức, về thiện, ác lần lượt xuất hiện trong các tác phẩm của Ph. Ănghen, Heghen, Phơbach, Kant. Hêghen quan niệm “ác” là những dục vọng xấu xa của con người như “lòng tham lam”, “sự thèm muốn”; Phơbach coi “cái thiện tuyệt đối” là tình yêu thương đồng loại [28, tr.7]. Đặc biệt Kant đã cho ra đời hẳn một học thuyết về đạo đức, được gọi là “Đạo đức học Kant”. N.A. Lyapin, A.G. Côvalép, Liđya và Bôgiôvic (1962), trong cuốn “Cơ sở tâm lý học của đức dục” đã trình bày các thành phần của đạo đức gồm “thói quen đạo đức”, “tình cảm đạo đức”, “quan điểm – khái niệm đạo đức” như là những thành phần tạo nên “niềm tin” – cốt lõi của vấn đề hình thành và giáo dục đạo đức. Ở Việt Nam, “đạo đức” từ lâu đã trở thành tiêu chí đánh giá về tư tưởng và lối sống của mỗi cá nhân và toàn xã hội. Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về văn hoá coi tư tưởng, lối sống mà cụ thể là việc định hướng giá trị đạo đức có quan hệ mật thiết đến mức tổ hợp thành một vấn đề trọng tâm và cấp bách trong quá trình xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nghiên cứu về các giá trị đạo đức, nguồn gốc hình thành giá trị đạo đức Việt Nam và định hướng giá trị đạo đức được Trần Văn Giàu, Vũ Khiêu, Trần Văn Khuê, Huỳnh Khái Vinh, v.v trình bày trong các công trình nghiên cứu của mình. Lối sống đạo đức của SVSP với nhiều mặt biểu hiện, đề xuất nhiều biện pháp tích cực trong việc giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên được Nguyễn Quang Uẩn phân tích trong đề tài “Xây dựng lối sống và đạo đức mới cho sinh viên Đại học Sư phạm, phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, mã số 96/08. Một nhóm tác giả thuộc trường ĐHSPKT TPHCM thực hiện đề tài “Đạo đức sinh viên Việt Nam hiện nay – thực trạng và xu hướng biến đổi” (2006), trong đó, các vấn đề như đạo đức, vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội, những yêu cầu về nội dung đạo đức của sinh viên trong sự phát triển của xã hội Việt Nam, thực trạng đạo đức của sinh viên Việt Nam hiện nay ở các tỉnh phía Nam, v.v được đề cập. Những bài viết trên các tạp chí chuyên ngành như Triết học, Tâm lý học, Giáo dục đã nêu lên nhiều quan điểm, ý kiến phân tích vấn đề định hướng giá trị và giá trị đạo đức của thanh niên hiện nay. Như trong bài “Những suy nghĩ về sự thay đổi thang giá trị đạo đức trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay” [20], tác giả Trần Hoàng Hảo đã nêu lên những nguyên nhân dẫn đến sự biến động phức tạp trong giá trị đạo đức ở nước ta, đó là sự bất cập giữa lý luận với thực tế xã hội, mâu thuẫn giữa truyền thống và hiện đại, giữa lý trí với tình cảm, giữa lý tưởng và hiện thực,.v.v Tác giả kết luận: “đạo đức truyền thống là một trong những nhân tố quan trọng góp phần tạo ra môi trường bền vững cho sự phát triển kinh tế công nghiệp hoá - hiện đại hoá”. Nhìn chung, tất cả những đề tài khoa học đã nghiên cứu về giá trị, định hướng giá trị, đạo đức và giáo dục đạo đức đều thể hiện một cách chung chung hoặc chỉ đề cập theo diện rộng với các giá trị truyền thống của dân tộc, hoặc đi theo hướng giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ. Cần phải có những công trình nghiên cứu hệ thống giá trị đạo đức của một nhóm khách thể cụ thể dưới góc độ lứa tuổi, hay ngành nghề nhất định. 1.2. Giá trị và định hướng giá trị 1.2.1. Giá trị a. Khái niệm giá trị Giá trị (Value) được nhiều khoa học nghiên cứu như Triết học, Xã hội học, Tâm lý học dưới nhiều bình diện, khía cạnh khác nhau như sự hình thành, tồn tại, nội dung và điều kiện hình thành, cũng như ý nghĩa của giá trị đối với cá nhân và xã hội nhất định. • Triết học Mácxít nhấn mạnh bản chất xã hội, tính lịch sử, tính nhận thức và tính thực tiễn của giá trị. Chủ nghĩa Mac – Lênin coi giá trị là những hiện tượng xã hội đặc thù, mọi giá trị đều có nguồn gốc từ lao động sáng tạo của con người. Nói đến quan điểm giá trị, bao giờ cũng nói đến mối quan hệ giữa khách thể và chủ thể. Các giá trị đều được nhận thức và kiểm nghiệm bằng thực tiễn. Rõ ràng là giá trị gắn với hoạt động của con người. Giá trị tồn tại thật, nhận thức được, kiểm chứng được và được hình thành, thay đổi trong thực tiễn cuộc sống xã hội của con người. • Tâm lý học xã hội nghiên cứu giá trị và định hướng giá trị trong cộng đồng, đồng thời, giải thích vai trò của chúng trong sự hình thành và phát triển của các hiện tượng tâm lý xã hội như tâm lý dân tộc, nhu cầu, thị hiếu, tập quán, lối sống của các nhóm xã hội. • Tâm lý học hoạt động đã xác định “giá trị là cái được chủ thể đánh giá thừa nhận trên cơ sở mối quan hệ với sự vật, hiện tượng đó”. Các nhà Tâm lý học nghiên cứu khái niệm giá trị nhằm mục đích tìm hiểu hành vi, hoạt động của con người và dự báo phát triển nhân cách. Trong đó chuyên ngành Tâm lý học nhân cách đề cập đến giá trị như là một bộ phận cấu thành nên tâm lý – nhân cách con người. Có thể nói giá trị là một phạm trù không thể thiếu được khi đề cập đến vấn đề nhân cách: Hoạt động – Giao tiếp – Giá trị - Nhân cách” [5, tr.261]. Giá trị được hiểu như thế nào? Có nhiều ý kiến khác nhau về giá trị, phổ biến nhất, tập trung nhất vẫn là tính có ích của giá trị đối với cá nhân và xã hội. Cụ thể như: “Tất cả cái gì có ích lợi, đáng ham chuộng, đáng kính phục đối với cá nhân, hoặc xã hội đều có một giá trị” (J.H.Fichter, nhà Xã hội học Hoa kỳ) và đồng tình với quan niệm này còn có V.P. Tugarinov, L. Dramaliev, J. Makiguchi,v.v... Makiguchi viết “giá trị của sự vật (có thể hiểu là bao gồm sự vật và hiện tượng – người nghiên cứu) là cái được chủ thể thừa nhận, trên cơ sở mối quan hệ của sự vật với chúng ta là có tầm quan trọng trong cuộc sống” [41, tr.108]. Một số tác giả Việt Nam như Trần Văn Giàu, Phạm Minh Hạc, Trần Trọng Thủy, Nguyễn Văn Huyên, Huỳnh Khái Vinh, v.v đều cho rằng giá trị là tính có nghĩa tích cực, tốt đẹp, đáng quý, có ích của các đối tượng với các chủ thể. Chủ thể ở đây có thể là một nhóm người, một giai tầng, một dân tộc hoặc một thời đại [63, tr.49]. Theo Nguyễn Quang Uẩn, giá trị của một sự vật hay hiện tượng đều được thừa nhận một cách khách quan dựa vào mối quan hệ giữa chủ thể và nhu cầu đối với sự vật, hiện tượng đó. Từ những phân tích ở trên, theo chúng tôi, giá trị có thể được hiểu là mức độ cho thấy tính có lợi ích, có ý nghĩa của sự vật, hiện tượng, gắn liền với nhu cầu của cá nhân con người hay nhóm người. b. Phân loại giá trị Có nhiều cách phân loại giá trị. Tùy thuộc vào mục đích tiếp cận mà các tác giả phân chia giá trị như sau: - Dựa vào sự thỏa mãn nhu cầu vật chất hay nhu cầu tinh thần của con người mà giá trị được chia thành giá trị vật chất và giá trị tinh thần. Giá trị vật chất như giá trị sử dụng, giá trị kinh tế. Giá trị tinh thần như giá trị khoa học, giá trị chính trị, giá trị đạo đức, giá trị pháp luật, giá trị tôn giáo. - Căn cứ vào các giá trị chi phối hệ thống hành vi lớn của con người, M. Popon và J.R. William đã đề xuất các giá trị chủ yếu gồm các giá trị tồn tại sinh học, các giá trị tính cách, các giá trị văn hóa và các giá trị xã hội [77, tr.58]. - Dựa trên các lĩnh vực hoạt động của con người, Huỳnh Khái Vinh chia giá trị thành các nhóm: Giá trị nhân văn, giá trị đạo đức, giá trị văn hoá, giá trị chính trị, luật pháp, giá trị kinh tế. [83, tr.60]. Đồng quan điểm với Huỳnh Khái Vinh có J.H. Fichter, M. Popon và J.R. William. Mặc dù cách phân loại này mang tính toàn vẹn trong cấu trúc hệ thống của các loại giá trị, nhưng vẫn chưa thể hiện một cách tách bạch trong sự biểu hiện các giá trị cụ thể, và điều này dẫn đến khó khăn trong khi nghiên cứu. Mỗi cách phân loại giá trị thể hiện mỗi khía cạnh khác nhau và không có cách phân loại nào thể hiện đầy đủ mọi phương diện giá trị vốn dĩ rất phong phú trong cuộc sống. Điều quan trọng là khi xem xét các giá trị, cần xác định chúng trong một hệ thống - cấu trúc, đặt chúng theo các thứ bậc và chú ý tính đa dạng trong các biểu hiện sinh động của từng giá trị. Trong đề tài này, chúng tôi phân loại giá trị dựa trên mức độ nhu cầu của con người, trong đó, đạo đức là một trong những nhóm giá trị tinh thần quan trọng, chi phối hành vi lối sống của con người (được trình bày ở phần dưới). c. Hệ giá trị, thang giá trị và chuẩn giá trị - Hệ giá trị (hay còn gọi là hệ thống giá trị) là một tổ hợp giá trị khác nhau được sắp xếp, hệ thống lại theo những nguyên tắc nhất định, thành một tập hợp mang tính toàn vẹn, hệ thống, thực hiện các chức năng đặc thù trong việc đánh giá của con người theo những phương thức vận hành nhất định của giá trị [77, tr.62]. Các hệ giá trị có vị trí độc lập tương đối và tương tác với nhau theo những thứ bậc phù hợp với quá trình thực hiện các chức năng xã hội trong mỗi thời kỳ lịch sử cụ thể. Do vậy, hệ thống giá trị luôn mang tính lịch sử xã hội và chịu sự chế ước bởi lịch sử - xã hội. Trong hệ thống giá trị có chứa đựng các nhân tố của quá khứ, của hiện tại và có thể cả những nhân tố trong tương lai, các giá trị truyền thống, các giá trị thời đại, các giá trị có tính nhân loại, tính dân tộc, tính cộng đồng, tính giai cấp, tính lý tưởng và tính hiện thực v.v... - Thang giá trị (thước đo giá trị) là một tổ hợp giá trị, một hệ thống giá trị được sắp xếp theo một trật tự ưu tiên nhất định. Thang giá trị biến đổi theo thời gian, theo sự phát triển, biến đổi của xã hội loài người, cộng đồng và từng cá nhân. Trong quá trình biến đổi đó, thang giá trị của xã hội, của cộng đồng và của nhóm chuyển thành thang giá trị của từng người, cứ thế qua từng giai đoạn lịch sử của con người. Thang giá trị là một trong những động lực thôi thúc con người hoạt động. Hoạt động được tiến hành theo những thang giá trị cụ thể sẽ tạo nên những giá trị nhất định, phục vụ cho nhu cầu, lợi ích của con người. Chính trong hoạt động tạo ra những giá trị lại góp phần khẳng định, củng cố, phát huy, bổ sung, hoàn thiện hoặc thay đổi thang giá trị. - Chuẩn giá trị là những giá trị giữ vị trí ở thứ bậc cao, vị trí cốt lõi, then chốt trong thang giá trị, là chuẩn mực chung cho nhiều người. Hay nói cách khác, chuẩn giá trị là các giá trị cốt lõi được lựa chọn, đánh giá và được xác định như các chuẩn mực chung cho đại đa số thành viên xã hội [83, tr.62]. Chuẩn giá trị luôn tồn tại và phát triển thông qua mối quan hệ tương tác, nhất là các mối liên hệ cấu trúc theo tầng bậc trong bảng giá trị xã hội để bảo đảm tính ổn định và tính đa dạng của thang giá trị xã hội. Các chuẩn giá trị xã hội đóng vai trò chuẩn mực cho các giá trị khác và là chuẩn cơ bản cho định hướng giá trị của đại đa số thành viên xã hội. Ở Việt Nam, chuẩn giá trị thường mang ý nghĩa luân lý sâu sắc. Theo Hồ Chủ tịch, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, trung với nước, hiếu với dân là thang giá trị cao nhất, là thước đo giá trị của người Việt Nam, trong đó cái “đức”, cái “thiện” là cốt lõi, là chuẩn của mọi giá trị. Theo Trần Văn Giàu, những giá trị đạo đức tốt đẹp, chuẩn mực thường được gọi là phẩm giá, phẩm chất [77, tr.65]. Trải qua nhiều thời kỳ với bao khó khăn, thăng trầm của đất nước, dân tộc, nhưng hạt nhân cơ bản của thang giá trị, thước đo giá trị và nhân phẩm con người Việt Nam ngày nay vẫn là các giá trị nhân văn truyền thống như lòng tự hào dân tộc, bản sắc văn hóa dân tộc, trung với nước, hiếu với dân, nhân nghĩa, cần cù, thông minh, năng động, sáng tạo. Mặc dù vậy, chúng ta cũng phải thừa nhận, xã hội Việt Nam hiện tại đang có sự biến động nhanh chóng, rõ nét thậm chí khủng hoảng, đảo lộn về thang giá trị, chuẩn giá trị xã hội trong một bộ phận thanh niên Việt Nam thể hiện trong suy nghĩ, lối sống và trong hành vi ứng xử như “sống suy đồi, thoái hoá một cách nghiêm trọng, ham tư lợi, vị kỉ, chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa thực dụng.v.v suy đồi đến mức lãng quên, coi thường những chất liệu sống cơ bản”. Điều quan trọng không phải là lên án, kết tội một bộ phận nhỏ lớp trẻ đang có lối sống như trên, mà cần tiếp tục nghiên cứu để có những nhận định, đánh giá đúng đắn, khách quan tình hình biến đổi của thang giá trị, chuẩn giá trị ngày nay, để có những định hướng giá trị đúng đắn cho xã hội,
Luận văn liên quan